Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA- LÍ LAN.
* Nội dung : Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con vào lớp 1.
+ Tâm trạng xúc động, tấm lòng yêu thương, tình cảm thiết tha sâu nặng và niềm tin yêu bao la của mẹ đối với con.
+ Cmả nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường, xã hội.
1. Tâm trạng, tám lòng yêu thương của người mẹ.
* Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của hai mẹ con rất khác nhau.
+Hình ảnh người con : Cậu con trai lớp 1 được miêu tả ngây thơ và hồn nhiên => “ gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mền, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo...”
- Đêm nay con háo hức như trước đây “ vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa”. Con cũng có ý thức được “ ngày mai thức dậy cho kịp giờ...”
- Song con vẫn ngủ ngon lành => đễ dàng như uống một li sữa => Cái đêm trước ngày khai trường tâm hồn con, cậu học sinh lớp 1 thật thanh thản, nhẹ nhàng, hồn nhiên và vô tư.( lí do có được điều đó : Chính là do sự chăm lo đày yêu thương của gia đình, đặc biệt là người mẹ )
+ Hình ảnh người mẹ.
- Suốt ngày mẹ “ không tập trung được vào việc gì cả”. Tối đênsau khi buông mùng, ém góc, đắp mền cho con ngủ, rồi người mẹ “ không biết làm gì nữa” => Đó là cảm xúc nao nao, hồi hộp, xao xuyến.
- Khi đã lên giường nằm, mẹ vẫn “trằn trọc” không ngủ được.
+ Không ngủ được không phải mẹ lo lắng mà tin con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học “ vì con đã ba năm học mẫu giáo”. Mẹ tin con mình đã lớn rồi...
+Mẹ không ngủ được vẫn trằn trọc bởi trong lòng mẹ trào dâng kỉ niệm xa xưa, thời thơ ấu.
- Nhớ tiếng đọc bài trầm bổng “ Hằng năm, cứ vào cuối thu : mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
- Nhớ lại nao nao hồi hộp khi cùng bà ngoại đi đến gần ngôi trường và nỗi chơi vơi khi cổng trường đóng lại.
=> Cảm xúc mãnh liệt, tình thương con, nỗi niềm thơ ấu.
=> Tâm trạng đẹp về tình mẫu tử.
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA- LÍ LAN.
* Nội dung : Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con vào lớp 1.
+ Tâm trạng xúc động, tấm lòng yêu thương, tình cảm thiết tha sâu nặng và niềm tin yêu bao la của mẹ đối với con.
+ Cmả nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường, xã hội.
1. Tâm trạng, tám lòng yêu thương của người mẹ.
* Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của hai mẹ con rất khác nhau.
+Hình ảnh người con : Cậu con trai lớp 1 được miêu tả ngây thơ và hồn nhiên => “ gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mền, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo...”
- Đêm nay con háo hức như trước đây “ vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa”. Con cũng có ý thức được “ ngày mai thức dậy cho kịp giờ...”
- Song con vẫn ngủ ngon lành => đễ dàng như uống một li sữa => Cái đêm trước ngày khai trường tâm hồn con, cậu học sinh lớp 1 thật thanh thản, nhẹ nhàng, hồn nhiên và vô tư.( lí do có được điều đó : Chính là do sự chăm lo đày yêu thương của gia đình, đặc biệt là người mẹ )
+ Hình ảnh người mẹ.
- Suốt ngày mẹ “ không tập trung được vào việc gì cả”. Tối đênsau khi buông mùng, ém góc, đắp mền cho con ngủ, rồi người mẹ “ không biết làm gì nữa” => Đó là cảm xúc nao nao, hồi hộp, xao xuyến.
- Khi đã lên giường nằm, mẹ vẫn “trằn trọc” không ngủ được.
+ Không ngủ được không phải mẹ lo lắng mà tin con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học “ vì con đã ba năm học mẫu giáo”. Mẹ tin con mình đã lớn rồi...
+Mẹ không ngủ được vẫn trằn trọc bởi trong lòng mẹ trào dâng kỉ niệm xa xưa, thời thơ ấu.
- Nhớ tiếng đọc bài trầm bổng “ Hằng năm, cứ vào cuối thu : mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
- Nhớ lại nao nao hồi hộp khi cùng bà ngoại đi đến gần ngôi trường và nỗi chơi vơi khi cổng trường đóng lại.
=> Cảm xúc mãnh liệt, tình thương con, nỗi niềm thơ ấu.
=> Tâm trạng đẹp về tình mẫu tử.
2. Suy tư, cảm nghĩ của mẹ về mái trường, xã hội.
* Mẹ nghĩ về ngày hội khai trường, nghĩ ảnh hưởng giáo dục đối với trẻ em.
+ Mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở nước Nhật “ Ngày lễ của toàn xã hội”
- người lớn nghỉ việc đưa con đến trường.
- các quan chức chia nhau đên dự lễ khai giảng.
- GD là quan trọng hàng đầu.
- Nhà nước cam kết “ không ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên GD thế hệ trẻ tương lai”.
- Chính sách GD luôn được điều chỉnh kịp thời vì ai cũng hiểu rằng “ Mỗi sai lầm trong GD ...”
=> Thể hiện ước mơ của người mẹ muốn đưa con của mình đến hưởng một nền GD tiến bộ nhất, các em được chăm sóc GD với tất cả tình yêu thương.
+ Người mẹ sâu sắc, tình cảm, tế nhị và hiểu biết – chúng ta tự hào có một người mẹ như vậy.
“Ngày mai con vào lớp Một”,con đã “lớn lên” nhiều lắm. Mọi thứ đồ chơi như chiếc xe thiết giáp, những chú rô-bốt nhựa, đoàn quân thú,... trước đây con thường bày ra khắp nơi trong nhà, nhưng chiều nay, con đã giúp mẹ, “hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi” sau khi nghe mẹ nói: “Ngày mai đi học, con là cậu học sinh cấp Một rồi”. Cậu con trai lên 7 đã “lớn lên” về mặt tâm hồn qua tiếng nói yêu thương và lời khích lệ của mẹ hiền. Đêm nay, tuy con “háo hức” như trước đây “vào đêm trước ngày sắp di chơi xa”, con cũng ý thức được “ngày mai thức dậy cho kịp giờ”, nhưng rồi con đã nằm ngủ một cách ngon lành “dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”. Mẹ hiền âu yếm nhìn con thơ nằm ngủ với bao xúc động và tràn ngập thương yêu: “Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”. Có thể nói đó là những giây phút hạnh phúc nhất cùa người mẹ, hạnh phúc của tình mẫu tử.
Trong lúc con nằm ngủ ngon lành thì người mẹ lại “không ngủ được”. Suốt ngày mẹ “không tập trung được vào việc gì cả”. Tối đến, sau khi buông mùng ém góc, đắp mén cho con nằm ngủ, rồi người mẹ “bổng không biết làm gì nữa”. Đó là cảm xúc nôn nao, hồi hộp, xao xuyến. Khi đã lên giường nằm, người mẹ vẫn “trằn trọc”. Trằn trọc không phải vì mẹ lo lắng. “Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học” vì ba năm về trước, hồi mới lên ba, con đã vào lớp mẫu giáo, giờ đây tuần lễ trước ngày khai giảng, “con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập dứng để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này”.
“Mẹ tin đứa con của mẹ... lớn rồi”.Sự chuẩn bị cho con trước ngày khai trường, mẹ đã “chuẩn bị rất chu đáo”. Chẳng còn điều gì lo lắng nữa, nhưng mẹ “vẫn không ngủ được”. Mẹ xúc động nhớ lại bao kỷ niệm sâu sắc thời ấu thơ của mẹ. Tiếng đọc bài trầm bổng của mẹ, của các bạn nhỏ ngày xưa, đêmnay lại vang lên bên tai mẹ: “Hằng năm, cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy bàn tay tôi, dấn đi trên con đường làng dài và hẹp”... Mẹ lại muốn “khắc sâu... ghi vào lòng con” về cái ngày: “hôm nay tôi đi học”. Với mẹ, ấn tượng về ngày khai trường đầu tiên ấy “rất sâu đậm”. Mẹ nhớ mãi “sự nôn nao, hồi hộp” khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường, “nỗi chơi vơi hốt hoảng” khi cổng trường đóng lại, mà bà ngoại đứng ngoài cánh cổng...
Lý Lan đã rất “sống” với kỷ niệm tuổi thơ về ngày khai trường đầu tiên khi vào lớp Một. Nhớ bà ngoại, tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu,... những cảm xúc mãnh liệt ấy, thiết tha ấy cứ “rạo rực”, cứ “bâng khuâng”, cứ “xao xuyến” mãi trong lòng. Tâm trạng đẹp ấy về tình mẫu - tử được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm thía.
Phần tiếp theo, Lý Lan lại chuyển qua một nét suy tư của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật “là ngày lễ của toàn xã hội”. Người lớn nghỉ việc để đưa con đến trường, các quan chức vào buổi sáng đều chia nhau đi dự lễ khai giảng ở khắp các trường lớn nhỏ; đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Ở Nhật, giáo dục là quan trọng hàng đầu, các quan chức Nhà nước bằng hành động muốn cam kết rằng “không có ưu tiền nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai”. Chính sách về giáo dục được Nhà nước “điều chỉnh kịp thời”, vì ai cũng cảm thấy sâu sắc rằng “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”. Ở đây, sự suy nghĩ miên man của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật... đã thể hiện ước mơ của người mẹ muốn đứa con yêu của mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, các trẻ em được chăm sóc giáo dục với tất cả tình thương của xã hội và đất nước.
Phần cuối, Lý Lan nói lên tâm trạng và ý nghĩ về ngày mai của mẹ. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường. Mẹ cầm tay con và dắt qua cánh cổng, rồi buông tay ra... Cử chỉ ấy vừa yêu thương, chăm sóc, vừa tin cậy, tin tưởng.
“Đi đi con, hãy can đảm lên, thếgiới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Đây là câu văn hay nhất trong bài “cổng trường mở ra”. Mẹ tin tưởng và khích lệ con “can đảm lẽn” đi lẽn phía trước cùng bạn bè lứa tuổi. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con của mẹ cũng vậy, “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được cắp sách đi học, đến' với mái trường thân yêu. Lớp học mới, trường mới, bạn bè mới, thầy giáo mới, cô giáo mới. Tuổi thơ được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày “lớn lên”, mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, bước dần vào đời. Trường học là thế giới kì diệu tuổi thơ. Mọi nhân tài xưa nay, hầu hết được vun trồng trong thế giới kỳ diệu đó.
Con vào lớp Một, với mẹ, đứa con khác nào một người chiến sĩ can đảm lên đường ra trận. Tình thương con gắn liền với niềm hi vọng bao la của mẹ hiền với đứa con thơ. Vì thế, chúng ta phải phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi...
Tóm lại, bài “cổng trường mỏ ra” đã chỉ rõ ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ, trong tâm hồn mỗi con người. Qua việc diễn tả biến thái tâm trạng “không ngủ được”, Lý Lan đã thể hiện một cách xúc động tình mẹ thương con, niềm hi vọng về tương lai học hành tốt đẹp của con.
Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình và Tổ quốc,vì thế chúng ta phải ý thức một cách sâu sắc rằng: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Thế giới kì diệu ấy là cả một chân trời văn hóa, khoa học bao la...
Trong van ban cong truong mo ra cua li lan , em vo cung an tuong voi cau noi cua nguoi me o cuoi van ban . Cau noi cua nguoi me vua the hien su dong vien , khich le con hay cam dam , dung cam buoc vao 1 chan duong moi vua khang dinh vai tro to lon cua nha truong doi con nguoi . Do la noi cua nhung tro vui choi , cua nhung chan troi tri thuc , the gioi tran day tinh yeu thuong cua thay tro ban be,...chap canh uoc mo va do cung la the gioi ki dieu ma nguoi me muon nhan nhu con
nho like nhe !
Mẹ ơi, giờ con đã là học sinh lớp 1 rồi. Con cảm ơn mẹ trong suốt thời gian qua đã nuôi nấng con cho đến tận bây giờ. Con vui lắm mẹ ạ, con vui vì con đã là học sinh lớp 1 đã không còn bé bỏng nữa. Con được mẹ chuẩn bị sách vở cho đến trường, được khoác chiếc cặp sách mới trên vai. Tất cả là nhờ công lao của mẹ. Mẹ chăm sóc con từ khi còn mới sinh ra biết chập chững bước đi, từng bữa ăn giấc ngủ con đều được đôi bàn tay mềm mại của mẹ ấu yếm , nuôi nấng. Con cảm ơn mẹ đã luôn bên cạnh con, đã luôn nhắc nhở dạy con từng li từng tí. Cả đời này con sẽ không bao giờ quên ơn đức của mẹ dành cho con.
Chúc bạn học tốt!
Khi bước qua cánh cổng trường, có một thế giới kì diệu đang mở ra. Bên trong thế giới đó, một kho bảo tàng tri thức đang chờ đón ta. Bạn bè luôn đồng hành bên cạnh. Thầy cô hiền dịu, miệt mài bên những bài giảng hay cho chúng ta nên người. Thế giới này thật tuyệt vời biết bao.
câu này năm ngoái mk đi thi hsg gặp phải nè ,nhưng bn phải hok văn nghị luận rồi thì mới đc
đầu tiên đi gthik thế nào là thế giới kì diệu sau đó đi lấy dẫn chứng ở trường ta đc hok cái ji, biết đc những ji ở thế giới bên ngoài rồi cụ thể hơn là học địa thì bt đc sự đa dàng phong pú của nc mk và các nc láng giềng,hok sử thì giúp ta thấy tự hào về các anh hùng hào kiệt ... có nhiều bạn luôn luôn quan tâm chia vui sẻ buồn vs mk thầy cô ra sao ... mk làm như thế chẳng bt thế nào .Nếu ai có ý kiến thì vào cmt nhé
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
" Đi đi con , hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng sẽ là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra" đó là lời nói của người mẹ động viên con khi con tới trường. Can đảm lên, khi bước qua cánh cổng đó sẽ là chìa khóa để con có thể mở các cảnh cổng khác. Bên trong của cánh cổng ấy sẽ có những người thầy người cô người bạn sẽ luôn bên cạnh con giúp đỡ cho con trên đường đi của mình. Đừng lo sợ , mọi thứ sẽ rất tuyệt và kỳ diệu sau khi con đặt chân vào đó. Khi con vấp ngã hay mệt mỏi họ và gia đình sẽ luôn bên cạnh con, ủng hộ con tới ước mơ của mình.
Chúc bạn học tốt!
“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Cau văn cuối này tác giả muốn gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.
Bạn tham khảo nhé
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.
Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.
Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.
Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.
Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.
Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
1. Văn bản '' Cổng trường mở ra'' đc coi là văn bản nhật dụng vì nói về vấn đề giáo dục trẻ em và vì trong văn bản nói về ngày khai trường đầu tiên của mỗi con người
2.Việc lựa chọn thể loại tác phẩm tùy bút như những dòng nhật kí có trong tác phẩm '' Cổng trường mở ra '' có tác dụng: giúp nhân vật người mẹ dễ dàng bày tỏ tâm sự, tình cảm, suy nghĩ của mình một cách chân thực và sinh động hơn
ĐÁP ÁN ĐÂY NKA! CHÚC BN HỌC TỐT !!!
Đáp án: B