K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2016

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA- LÍ LAN.

* Nội dung : Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con vào lớp 1.

+ Tâm trạng xúc động, tấm lòng yêu thương, tình cảm thiết tha sâu nặng và niềm tin yêu bao la của mẹ đối với con.

+ Cmả nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường, xã hội.

1. Tâm trạng, tám lòng yêu thương của người mẹ.

* Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của hai mẹ con rất khác nhau.

+Hình ảnh người con : Cậu con trai lớp 1 được miêu tả ngây thơ và hồn nhiên => “ gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mền, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo...”

- Đêm nay con háo hức như trước đây “ vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa”. Con cũng có ý thức được “ ngày mai thức dậy cho kịp giờ...”

- Song con vẫn ngủ ngon lành => đễ dàng như uống một li sữa => Cái đêm trước ngày khai trường tâm hồn con, cậu học sinh lớp 1 thật thanh thản, nhẹ nhàng, hồn nhiên và vô tư.( lí do có được điều đó : Chính là do sự chăm lo đày yêu thương của gia đình, đặc biệt là người mẹ )

+ Hình ảnh người mẹ.

- Suốt ngày mẹ “ không tập trung được vào việc gì cả”. Tối đênsau khi buông mùng, ém góc, đắp mền cho con ngủ, rồi người mẹ “ không biết làm gì nữa” => Đó là cảm xúc nao nao, hồi hộp, xao xuyến.

- Khi đã lên giường nằm, mẹ vẫn “trằn trọc” không ngủ được.

+ Không ngủ được không phải mẹ lo lắng mà tin con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học “ vì con đã ba năm học mẫu giáo”. Mẹ tin con mình đã lớn rồi...

+Mẹ không ngủ được vẫn trằn trọc bởi trong lòng mẹ trào dâng kỉ niệm xa xưa, thời thơ ấu.

- Nhớ tiếng đọc bài trầm bổng “ Hằng năm, cứ vào cuối thu : mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

- Nhớ lại nao nao hồi hộp khi cùng bà ngoại đi đến gần ngôi trường và nỗi chơi vơi khi cổng trường đóng lại.

=> Cảm xúc mãnh liệt, tình thương con, nỗi niềm thơ ấu.

=> Tâm trạng đẹp về tình mẫu tử.

2 tháng 9 2016

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA- LÍ LAN.

* Nội dung : Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con vào lớp 1.

+ Tâm trạng xúc động, tấm lòng yêu thương, tình cảm thiết tha sâu nặng và niềm tin yêu bao la của mẹ đối với con.

+ Cmả nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường, xã hội.

1. Tâm trạng, tám lòng yêu thương của người mẹ.

* Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của hai mẹ con rất khác nhau.

+Hình ảnh người con : Cậu con trai lớp 1 được miêu tả ngây thơ và hồn nhiên => “ gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mền, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo...”

- Đêm nay con háo hức như trước đây “ vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa”. Con cũng có ý thức được “ ngày mai thức dậy cho kịp giờ...”

- Song con vẫn ngủ ngon lành => đễ dàng như uống một li sữa => Cái đêm trước ngày khai trường tâm hồn con, cậu học sinh lớp 1 thật thanh thản, nhẹ nhàng, hồn nhiên và vô tư.( lí do có được điều đó : Chính là do sự chăm lo đày yêu thương của gia đình, đặc biệt là người mẹ )

+ Hình ảnh người mẹ.

- Suốt ngày mẹ “ không tập trung được vào việc gì cả”. Tối đênsau khi buông mùng, ém góc, đắp mền cho con ngủ, rồi người mẹ “ không biết làm gì nữa” => Đó là cảm xúc nao nao, hồi hộp, xao xuyến.

- Khi đã lên giường nằm, mẹ vẫn “trằn trọc” không ngủ được.

+ Không ngủ được không phải mẹ lo lắng mà tin con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học “ vì con đã ba năm học mẫu giáo”. Mẹ tin con mình đã lớn rồi...

+Mẹ không ngủ được vẫn trằn trọc bởi trong lòng mẹ trào dâng kỉ niệm xa xưa, thời thơ ấu.

- Nhớ tiếng đọc bài trầm bổng “ Hằng năm, cứ vào cuối thu : mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

- Nhớ lại nao nao hồi hộp khi cùng bà ngoại đi đến gần ngôi trường và nỗi chơi vơi khi cổng trường đóng lại.

=> Cảm xúc mãnh liệt, tình thương con, nỗi niềm thơ ấu.

=> Tâm trạng đẹp về tình mẫu tử.

2. Suy tư, cảm nghĩ của mẹ về mái trường, xã hội.

* Mẹ nghĩ về ngày hội khai trường, nghĩ ảnh hưởng giáo dục đối với trẻ em.

+ Mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở nước Nhật “ Ngày lễ của toàn xã hội”

- người lớn nghỉ việc đưa con đến trường.

- các quan chức chia nhau đên dự lễ khai giảng.

- GD là quan trọng hàng đầu.

- Nhà nước cam kết “ không ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên GD thế hệ trẻ tương lai”.

- Chính sách GD luôn được điều chỉnh kịp thời vì ai cũng hiểu rằng “ Mỗi sai lầm trong GD ...”

=> Thể hiện ước mơ của người mẹ muốn đưa con của mình đến hưởng một nền GD tiến bộ nhất, các em được chăm sóc GD với tất cả tình yêu thương.

+ Người mẹ sâu sắc, tình cảm, tế nhị và hiểu biết – chúng ta tự hào có một người mẹ như vậy.

8 tháng 9 2016

 " Đi đi con , hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng sẽ là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra" đó là lời nói của người mẹ động viên con khi con tới trường. Can đảm lên, khi bước qua cánh cổng đó sẽ là chìa khóa để con có thể mở các cảnh cổng khác. Bên trong của cánh cổng ấy sẽ có những người thầy người cô người bạn sẽ luôn bên cạnh con giúp đỡ cho con trên đường đi của mình. Đừng lo sợ , mọi thứ sẽ rất tuyệt và kỳ diệu sau khi con đặt chân vào đó. Khi con vấp ngã hay mệt mỏi họ và gia đình sẽ luôn bên cạnh con, ủng hộ con tới ước mơ của mình.

Chúc bạn học tốt! hihi

8 tháng 9 2016

    “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Cau văn cuối này tác giả muốn gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.

30 tháng 10 2016

“Ngày mai con vào lớp Một”,con đã “lớn lên” nhiều lắm. Mọi thứ đồ chơi như chiếc xe thiết giáp, những chú rô-bốt nhựa, đoàn quân thú,... trước đây con thường bày ra khắp nơi trong nhà, nhưng chiều nay, con đã giúp mẹ, “hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi” sau khi nghe mẹ nói: “Ngày mai đi học, con là cậu học sinh cấp Một rồi”. Cậu con trai lên 7 đã “lớn lên” về mặt tâm hồn qua tiếng nói yêu thương và lời khích lệ của mẹ hiền. Đêm nay, tuy con “háo hức” như trước đây “vào đêm trước ngày sắp di chơi xa”, con cũng ý thức được “ngày mai thức dậy cho kịp giờ”, nhưng rồi con đã nằm ngủ một cách ngon lành “dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”. Mẹ hiền âu yếm nhìn con thơ nằm ngủ với bao xúc động và tràn ngập thương yêu: “Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”. Có thể nói đó là những giây phút hạnh phúc nhất cùa người mẹ, hạnh phúc của tình mẫu tử.

Trong lúc con nằm ngủ ngon lành thì người mẹ lại “không ngủ được”. Suốt ngày mẹ “không tập trung được vào việc gì cả”. Tối đến, sau khi buông mùng ém góc, đắp mén cho con nằm ngủ, rồi người mẹ “bổng không biết làm gì nữa”. Đó là cảm xúc nôn nao, hồi hộp, xao xuyến. Khi đã lên giường nằm, người mẹ vẫn “trằn trọc”. Trằn trọc không phải vì mẹ lo lắng. “Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học” vì ba năm về trước, hồi mới lên ba, con đã vào lớp mẫu giáo, giờ đây tuần lễ trước ngày khai giảng, “con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập dứng để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này”.

“Mẹ tin đứa con của mẹ... lớn rồi”.Sự chuẩn bị cho con trước ngày khai trường, mẹ đã “chuẩn bị rất chu đáo”. Chẳng còn điều gì lo lắng nữa, nhưng mẹ “vẫn không ngủ được”. Mẹ xúc động nhớ lại bao kỷ niệm sâu sắc thời ấu thơ của mẹ. Tiếng đọc bài trầm bổng của mẹ, của các bạn nhỏ ngày xưa, đêmnay lại vang lên bên tai mẹ: “Hằng năm, cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy bàn tay tôi, dấn đi trên con đường làng dài và hẹp”... Mẹ lại muốn “khắc sâu... ghi vào lòng con” về cái ngày: “hôm nay tôi đi học”. Với mẹ, ấn tượng về ngày khai trường đầu tiên ấy “rất sâu đậm”. Mẹ nhớ mãi “sự nôn nao, hồi hộp” khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường, “nỗi chơi vơi hốt hoảng” khi cổng trường đóng lại, mà bà ngoại đứng ngoài cánh cổng...

Lý Lan đã rất “sống” với kỷ niệm tuổi thơ về ngày khai trường đầu tiên khi vào lớp Một. Nhớ bà ngoại, tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu,... những cảm xúc mãnh liệt ấy, thiết tha ấy cứ “rạo rực”, cứ “bâng khuâng”, cứ “xao xuyến” mãi trong lòng. Tâm trạng đẹp ấy về tình mẫu - tử được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm thía.

Phần tiếp theo, Lý Lan lại chuyển qua một nét suy tư của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật “là ngày lễ của toàn xã hội”. Người lớn nghỉ việc để đưa con đến trường, các quan chức vào buổi sáng đều chia nhau đi dự lễ khai giảng ở khắp các trường lớn nhỏ; đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Ở Nhật, giáo dục là quan trọng hàng đầu, các quan chức Nhà nước bằng hành động muốn cam kết rằng “không có ưu tiền nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai”. Chính sách về giáo dục được Nhà nước “điều chỉnh kịp thời”, vì ai cũng cảm thấy sâu sắc rằng “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”. Ở đây, sự suy nghĩ miên man của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật... đã thể hiện ước mơ của người mẹ muốn đứa con yêu của mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, các trẻ em được chăm sóc giáo dục với tất cả tình thương của xã hội và đất nước.

Phần cuối, Lý Lan nói lên tâm trạng và ý nghĩ về ngày mai của mẹ. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường. Mẹ cầm tay con và dắt qua cánh cổng, rồi buông tay ra... Cử chỉ ấy vừa yêu thương, chăm sóc, vừa tin cậy, tin tưởng.

“Đi đi con, hãy can đảm lên, thếgiới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Đây là câu văn hay nhất trong bài “cổng trường mở ra”. Mẹ tin tưởng và khích lệ con “can đảm lẽn” đi lẽn phía trước cùng bạn bè lứa tuổi. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con của mẹ cũng vậy, “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được cắp sách đi học, đến' với mái trường thân yêu. Lớp học mới, trường mới, bạn bè mới, thầy giáo mới, cô giáo mới. Tuổi thơ được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày “lớn lên”, mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, bước dần vào đời. Trường học là thế giới kì diệu tuổi thơ. Mọi nhân tài xưa nay, hầu hết được vun trồng trong thế giới kỳ diệu đó.

Con vào lớp Một, với mẹ, đứa con khác nào một người chiến sĩ can đảm lên đường ra trận. Tình thương con gắn liền với niềm hi vọng bao la của mẹ hiền với đứa con thơ. Vì thế, chúng ta phải phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi...

Tóm lại, bài “cổng trường mỏ ra” đã chỉ rõ ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ, trong tâm hồn mỗi con người. Qua việc diễn tả biến thái tâm trạng “không ngủ được”, Lý Lan đã thể hiện một cách xúc động tình mẹ thương con, niềm hi vọng về tương lai học hành tốt đẹp của con.

Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình và Tổ quốc,vì thế chúng ta phải ý thức một cách sâu sắc rằng: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Thế giới kì diệu ấy là cả một chân trời văn hóa, khoa học bao la...

 
4 tháng 11 2016

Trong van ban cong truong mo ra cua li lan , em vo cung an tuong voi cau noi cua nguoi me o cuoi van ban . Cau noi cua nguoi me vua the hien su dong vien , khich le con hay cam dam , dung cam buoc vao 1 chan duong moi vua khang dinh vai tro to lon cua nha truong doi con nguoi . Do la noi cua nhung tro vui choi , cua nhung chan troi tri thuc , the gioi tran day tinh yeu thuong cua thay tro ban be,...chap canh uoc mo va do cung la the gioi ki dieu ma nguoi me muon nhan nhu con

nho like nhe !

4 tháng 12 2016

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

 

1 tháng 10 2021

khoảng 8 - 10 câu :)

22 tháng 9 2016

Khi bước qua cánh cổng trường, có một thế giới kì diệu đang mở ra. Bên trong thế giới đó, một kho bảo tàng tri thức đang chờ đón ta. Bạn bè luôn đồng hành bên cạnh. Thầy cô hiền dịu, miệt mài bên những bài giảng hay cho chúng ta nên người. Thế giới này thật tuyệt vời biết bao.

22 tháng 9 2016

câu này năm ngoái mk đi thi hsg gặp phải nè ,nhưng bn phải hok văn nghị luận rồi thì mới đc

đầu tiên đi gthik thế nào là thế giới  kì diệu sau đó đi lấy dẫn chứng ở trường ta đc hok cái ji, biết đc những ji ở thế giới bên ngoài rồi cụ thể hơn là học địa thì bt đc sự đa dàng phong pú của nc mk và các nc láng giềng,hok sử thì giúp ta thấy tự hào về các anh hùng hào kiệt ... có nhiều bạn luôn luôn quan tâm chia vui sẻ buồn vs mk thầy cô ra sao  ... mk làm như thế chẳng bt thế nào .Nếu ai có ý kiến thì vào cmt nhé

 

2 tháng 9 2016

MẸ TÔI – ÉT-MÔN- ĐÔ- ĐƠ A- MI-XI.

1. Một vài nét về tác giả, tác phẩm.

- Ét-môn- đô- đơ A- mi-xi ( 1846 – 1908)

- Ông là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hoá, nhà văn lỗi lạc của nước Ý.

- TP” Những tấm lòng cao cả” là tác phẩm nổi tiếng làm tên tuổi của Ét-môn- đô- đơ A- mi-xi trở thành bất tử “ Hơn một thế kỉ trẻ em trên hành tinh đều được học và đọc tác phẩm của ông”.

2. Xuất xứ và ND bài “:Mẹ tôi”

- “Mẹ tôi”trích trong “ Những tấm lòng cao cả” trong nhật ký được viết ngày thứ năm 10/11, năm En –ri- cô được 11 tuổi học lớp 3.

* ND : gồm 2 phần :

+ Mục đích lí do bố viết thư.

+Toàn văn bức thư – bố nghiêm khắc dạy con.

3. Phân tích.

a, Mục đích, lí do bố viết thư.

- Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nối với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ.

- Mục đích bố viết thư để “ Cảnh cáo” cậu con trai ( bố không nuông chiều xem nhẹ bỏ qua, trái lại rất nghiêm khắc về thái độ vô lễ với mẹ”

=> En –ri- cô đã xúc động vô cùng và cảm thấy hối hận.

b, Bố nghiêm khắc dạy bảo con ( ND bức thư ).

* Bố rất thương con, cậu con trai nhỏ tuổi : giọng thư trìu mến thương yêu “ En –ri- cô của bố ạ !En –ri- cô này ! Con hãy nhớ rằng: ...bố rất yêu con”

- nhức lại tên con nhiều lần kèm theo từ “ạ”, giọng bố trở nên thủ thỉ tâm tình, thiết tha, lời giáo huấn cứ thấm sâu vào tâm hồn con => làm con xúc động.

* Bố nghiêm khắc, kiên quyết với hành vi vô lễ của con.

- Bố nói cho con biết nỗi đau đớn, cay đắng của mình trước hành vi thiếu lễ độ của con “ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”

=> đau đớn vì con hư, tủi nhục vì bố mẹ có đứa con thiếu giáo dục.

- Bố chỉ cho con thấy công lao to lớn và tình thương bao la của mẹ đối với con.

- Bố bắt con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố mà do sự thành khẩn trong lòng.

- Cuối bức thư thái độ của bố thật cương quyết, yêu và ghét, còn và mất được bố nêu một cách rõ ràng. Tuy yêu con, coi con là niềm hy vọng nhưng nêu con “ Bội bạc với mẹ” thì thà rằng bố không có con.

c, Hình ảnh người mẹ.

- Bức thư bố nói với con về hình ảnh thương yêu và đức hy sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ.

+ Mẹ thức suốt đêm chăm sóc con. Mẹ “ cúi mình trên chiếc nôi trông chừng thở hổn hển” => Mẹ lo âu, quằn quại vì nỗi lo sợ...

+ Mẹ có thể hy sinh tất cả về con “ mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn...” Mẹ sẵn sàng vất vả đói rét “ đi ăn xin để nuôi con”.

=> Tình mẫu tử thật sâu sắc, công ơn cha mẹ thật vĩ đại.

- Bố chỉ rõ mối quan hệ máu thịt, gắn bó sâu nặng giữa 2 mẹ con En –ri- cô.

Bố đã chỉ cho con nỗi bất hạnh khi mất mẹ đó là “nỗi bất hạnh buồn thảm nhất của đời người”.

+ cho dù con có lớn khôn trưởng thành... đứa con vẫn không bao giờ tìm được hình dáng yêu thương của mẹ.

2 tháng 9 2016

Phân tích.

a, Mục đích, lí do bố viết thư.

- Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nối với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ.

- Mục đích bố viết thư để “ Cảnh cáo” cậu con trai ( bố không nuông chiều xem nhẹ bỏ qua, trái lại rất nghiêm khắc về thái độ vô lễ với mẹ”

=> En –ri- cô đã xúc động vô cùng và cảm thấy hối hận.

b, Bố nghiêm khắc dạy bảo con ( ND bức thư ).

* Bố rất thương con, cậu con trai nhỏ tuổi : giọng thư trìu mến thương yêu “ En –ri- cô của bố ạ !En –ri- cô này ! Con hãy nhớ rằng: ...bố rất yêu con”

- nhức lại tên con nhiều lần kèm theo từ “ạ”, giọng bố trở nên thủ thỉ tâm tình, thiết tha, lời giáo huấn cứ thấm sâu vào tâm hồn con => làm con xúc động.

* Bố nghiêm khắc, kiên quyết với hành vi vô lễ của con.

- Bố nói cho con biết nỗi đau đớn, cay đắng của mình trước hành vi thiếu lễ độ của con “ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”

=> đau đớn vì con hư, tủi nhục vì bố mẹ có đứa con thiếu giáo dục.

- Bố chỉ cho con thấy công lao to lớn và tình thương bao la của mẹ đối với con.

- Bố bắt con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố mà do sự thành khẩn trong lòng.

- Cuối bức thư thái độ của bố thật cương quyết, yêu và ghét, còn và mất được bố nêu một cách rõ ràng. Tuy yêu con, coi con là niềm hy vọng nhưng nêu con “ Bội bạc với mẹ” thì thà rằng bố không có con.

c, Hình ảnh người mẹ.

- Bức thư bố nói với con về hình ảnh thương yêu và đức hy sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ.

+ Mẹ thức suốt đêm chăm sóc con. Mẹ “ cúi mình trên chiếc nôi trông chừng thở hổn hển” => Mẹ lo âu, quằn quại vì nỗi lo sợ...

+ Mẹ có thể hy sinh tất cả về con “ mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn...” Mẹ sẵn sàng vất vả đói rét “ đi ăn xin để nuôi con”.

=> Tình mẫu tử thật sâu sắc, công ơn cha mẹ thật vĩ đại.

- Bố chỉ rõ mối quan hệ máu thịt, gắn bó sâu nặng giữa 2 mẹ con En –ri- cô.

Bố đã chỉ cho con nỗi bất hạnh khi mất mẹ đó là “nỗi bất hạnh buồn thảm nhất của đời người”.

+ cho dù con có lớn khôn trưởng thành... đứa con vẫn không bao giờ tìm được hình dáng yêu thương của mẹ.

Chúc bạn học tốt! bạn tham khảo nhé!

1 tháng 4 2020

kb đi r trả lời

1 tháng 4 2020

Tham khảo nha cậu !
 

Trong hai văn bản " cổng trường mở ra " và " mẹ tôi " nhà văn đã gợi hình ảnh người mẹ giàu tình cảm, dành những điều tốt đẹp ấy cho con mình . Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường , dăn dò con , chăm sóc con trước khi vào lớp trong văn bản " cổng trường mở ra " như người mẹ đang tưởng nhớ lại ngày đầu đi học của chính mình . Nhưng còn hơn sự hồi hộp , lo lắng của ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua . Đến lúc con mình phải bước trên con đường của chính mình , những kí ức ấy từ đâu ạt vào bên mẹ.

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta , người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử ( mẹ con )là tình cảm thiêng liêng nhất , nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó.Bài " mẹ tôi " của nhà văn Ét - môn - đô đờ A - mi - xi trích trong cuốn sách " Những tấm lòng cao cả " được viết dưới hình thức là một bức thư là một bài học cảm động , sâu sắc về tình nghĩa mẹ con .

Tác giả đã không thuật lại hành vi phạm lỗi của En - ri - cô thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc En-ri-cô đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết một bức thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình .

Trước hết , người bố tỏ thái độ buồn bực về sự hỗn láo của con mình như một nhát dao đâm vào tim , còn giận dữ vì người con đã quên công lao sinh thành , dưỡng dục của người mẹ kính yêu  .Thật hạnh phúc cho những đứa con được nâng niu , khôn trong vòng tay nâng niu của mẹ .Mẹ là người đáng tin , che chở  cho mỗi người con . Nếu có ai cố ý vô tình lên tình mẫu tử ( mẹ con ) thì người đó không đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời . Tác giả đã gợi lên hình ảnh " người mẹ" với những câu văn đầy cảm súc.
Chúc bạn học tốt !