K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 6 2019

Chọn đáp án B.

Có 3 côđon mang tín hiệu kết thúc dịch mã, đó là 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’.

4 tháng 4 2019

B sai vì bộ 3 mở đầu mã hóa aa Methioninở sinh vật nhân thực , aa foocmin – Methioninở sinh vật nhân sơ => 61 bộ ba mã hóa 

Đáp án : B

8 tháng 12 2015

Đợi maĩ mà k thấy ai trả lời chắc là bài này khó nhỉ !!<3 <3

10 tháng 12 2015

Một hợp tử nguyên phân k lần tạo ra 2ˆk tế bào con = 1/3* n (2n là bộ NST lưỡng bội của loài)

Môi trường cung cấp số NST đơn = (2^k – 1) 2n = 168

Ta được phương trình: n2 – 3n – 252 = 0. D = 2097. Phương trình này không có nghiệm nguyên.

Sửa đề: Nếu chọn k=2 à n=12, phải thay số 168 bằng số 72.

Nếu chọn k=3 à n = 24, phải thay số 168 bằng số 336.

Nếu chọn k = 4 à n = 48, phải thay số 168 bằng số 1080.

Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys; 5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các dữ...
Đọc tiếp

Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:

Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys; 5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu hóa.

II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.

III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.

IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

1
13 tháng 10 2018

Đáp án B

I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa. à đúng

II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến. à sai, alen A2 quy định ít codon hơn còn alen A3 số codon không thay đổi.

III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu. à đúng, do alen A3 có đột biến thay thế làm hình thành bộ ba kết thúc.

IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit. à đúng

Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm: Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys; 5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các...
Đọc tiếp

Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:

Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys; 5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.

II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.

III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.

IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

1
31 tháng 7 2019

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (III) và (IV) → Đáp án C.

Giải thích:

Gen ban đầu: Mạch gốc: 3'… TAX TTX AAA XXG XXX…5'

mARN 5’….AUG AAG UUU GGX GGG…3’

polypeptit Met - Lys - Phe - Gly - Gly

Alen A1: Mạch gốc: 3'…TAX TTX AAA XXA XXX…5'.

mARN 5’...AUG AAG UUU GGU GGG…3’

polypeptit Met - Lys - Phe – Gly - Gly (tuy thay đổi bộ ba thứ 4 (GGX thành GGU) nhưng mã hóa cùng loại axit amin )

Alen A2: Mạch gốc: 3'…TAX ATX AAA XXG XXX…5'.

mARN 5’…AUG UAG UUU GGX GGG…3’

polypeptit Met - KT (Bộ ba thứ 2 trở thành mã kết thúc)

(I) đúng. Vì bộ ba GGX và bộ ba GGU cùng đều quy định một loại axit amin.

(II) sai. Vì cả hai đột biến này đều là đột biến thay thế một cặp nu, cho nên chỉ thay đổi một bộ ba ở vị trí đột biến. (III) đúng. Vì côđon thứ 2 của alen đột biến 2 trở thành codon kết thúc

(IV) đúng. Vì đột biến chỉ thay đổi 1 cặp nu ở vị trí thứ 10 (thay cặp X-G thành cặp T-A).

8 tháng 11 2017

Đáp án A

Theo NTBS ta có :

Trong quá trình dịch mã, các anticodon khớp bổ sung với các codon theo nguyên tắc :

A (tARN) khớp bổ sung với U (mARN)

U (tARN) khớp bổ sung với A (mARN)

G (tARN) khớp bổ sung với X (mARN)

X (tARN) khớp bổ sung với G (mARN)

→ anti côđon 3’UAX5’ khớp bổ sung với côđon 5’AUG3.

Mỗi phân tử Hêmôglôbin (Hb) là một prôtêin cấu trúc bậc IV gồm 2 chuỗi a và 2 chuỗi b liên kết với nhau. Nếu axit amin thứ 6 của chuỗi b là glutamic bị thay bằng valin thì hồng cầu biến dạng thành hình lưỡi liềm. Cho biết trên mARN có các bộ ba mã hoá cho các axit amin: Valin: 5’GUU3’; 5’GUX3’; 5’GUA3’; 5’GUG3’. Glutamic: 5’GAA3’; 5’GAG3’. Aspactic: 5’GAU3’; 5’GAX3’. Trong các phân tích sau...
Đọc tiếp

Mỗi phân tử Hêmôglôbin (Hb) là một prôtêin cấu trúc bậc IV gồm 2 chuỗi a và 2 chuỗi b liên kết với nhau. Nếu axit amin thứ 6 của chuỗi b là glutamic bị thay bằng valin thì hồng cầu biến dạng thành hình lưỡi liềm. Cho biết trên mARN có các bộ ba mã hoá cho các axit amin: Valin: 5’GUU3’; 5’GUX3’; 5’GUA3’; 5’GUG3’. Glutamic: 5’GAA3’; 5’GAG3’. Aspactic: 5’GAU3’; 5’GAX3’. Trong các phân tích sau đây về việc xác định dạng đột biến cụ thể xảy ra trong gen mã hoá chuỗi b gây bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu có đột biến thay thế một cặp nuclêôtit làm cho axit amin Glutamic được thay bằng Aspatic thì đó là đột biến thay thế cặp T-A bằng cặp A-T hoặc thay thế cặp X-G bằng cặp G-X.

II. Nếu thay nuclêôtit thứ ba của các côđon tương ứng với glutamic, thì có thể xuất hiện côđon mới là: 5’GUA3’; 5’GAX3’ mã hoá cho axit aspactic chứ không phải valin.

III. Nếu thay nuclêôtit thứ hai trong côđon mã hóa glutamic, cụ thể thay A bằng U thì côđon mới có thể là 5’GUA3’ hoặc 5’GUG3’ đều mã hóa cho valin.

IV. Nếu thay nuclêôtit thứ hai của các côđon tương ứng với Aspatic, thì có thể xuất hiện côđon mới là: 5’GAA3’; 5’GAG3’, mã hoá cho axit amin Glutamic.

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

1
17 tháng 2 2017

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III → Đáp án A.

I đúng. Vì bộ ba quy định Glutamic là 5’GAA3’; 5’GAG3’; Bộ ba quy định Aspatic là 5’GAU3’; 5’GAX3’. Do đó, đột biến đã làm thay thế A hoặc G của mARN thành U hoặc X của mARN. → Ở trên mạch gốc của gen thì đó là thay thế T hoặc X bằng A hoặc G. → Đột biến thay thế cặp T-A hoặc cặp X-G bằng cặp A-T hoặc G-X.

II sai. Vì Glutamic do côđon 5’GAA3’; 5’GAG3’ quy định. Nên khi thay A hoặc G của nuclêôtit thứ ba thì không thể làm xuất hiện 5’GUA3’; 5’GAX3’.

III đúng. Vì khi thay nucleotit thứ hai là A bằng U thì 5’GAA3’; 5’GAG3’ sẽ trở thành 5’GUA3’; 5’GUG3’.

IV sai. Vì các côđon mã hóa Aspactic là: 5’GAU3’; 5’GAX3’. Do đó, khi thay nucleotit thứ hai thì không thể làm xuất hiện bộ ba 5’GAA3’; 5’GAG3’ như đề ra đã mô tả.

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: TAA GGG XXA . Các côđon mã hóa axit main: 5’UGX3’,5’UGU3’quy định Cys; 5’XGU3’,5’XGX3’,5’XGA3’,5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’,5’GGA3’,5’GGX3’,5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’,5’AUX3’,5’AUA3’ quy định Ile;5’XXX3’,5’XXU3’,5’XXA3’,5’XXG3, quy định Pro; 5’UXX3’quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy...
Đọc tiếp

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: TAA GGG XXA . Các côđon mã hóa axit main: 5’UGX3’,5’UGU3’quy định Cys; 5’XGU3’,5’XGX3’,5’XGA3’,5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’,5’GGA3’,5’GGX3’,5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’,5’AUX3’,5’AUA3’ quy định Ile;5’XXX3’,5’XXU3’,5’XXA3’,5’XXG3, quy định Pro; 5’UXX3’quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit main. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì đoạn gen A tiến hành tổng hợp chuỗi pôlipeptit thì các lượt tARN đến tham gia dịch mã có các anticôđon theo trình tự 3'GXA UAA GGG XXA AGG5.

B. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí 12 thì đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên chỉ thay đổi thành phần nuclêôtit tại côđon thứ 5.

C. Gen A có thể mã hóa được đoạn pôlipeptit có trình tự các axit amin là Arg-Ile-Pro-Gly-Ser.

D. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành cặp X-G thì phức hợp axit-tARN khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Met-tARN.

1
11 tháng 11 2018

Chọn đáp án B

Mạch gốc của gen A có 3'GXA TAA GGG XXA AGG5’.

→ Đoạn phân tử mARN là 5’XGU AUU XXX GGU UXX3’.

A đúng.

B sai. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 12 (tức là giữa 11 và 12) thì đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên thay đổi thành phần nuclêôtit tại cả codon thứ 4 và codon thứ 5.

C đúng. Vì đoạn gen A chưa vị đột biến quy định tổng hợp đoan mARN có trình tự các bộ ba 5’XGU AUU XXX GGU UXX3’ quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có trình tự các axit main Arg-Ile-Pro-Gly-Ser.

D đúng. Vì nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 5 thành X-G làm cho codon AUU biến thành bộ ba mở đầu AGU có phức hợp axita min –tARN tham gia dịch mã là Met-tARN.

9 tháng 4 2019

Đáp án D

Đột biến thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T làm xuất hiện mã kết thúc.

I sai, alen B nhiều hơn alen b 1 liên kết hidro.

II sai, so với chuỗi polipeptit của gen B thì chuỗi polipeptit của gen b có số lượng axit amin ít hơn, mất tất cả axit amin từ điểm đột biến.

III đúng.

IV đúng.

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’GXA TAA GGG XXA AGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen...
Đọc tiếp

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’GXA TAA GGG XXA AGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì khi đoạn gen A tiến hành tổng hợp chuỗi polipeptit thì các lượt tARN đến tham gia dịch mã có các anticôđon theo trình tự 3’GXA UAA GGG XXA AGG5’

B. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí 12 thì đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên chỉ thay đổi thành phần nucleotit tại côđon thứ 5

C. Gen A có thể mã hóa được đoạn polipeptit có trình tự các axit amin là Arg – Ile – Pro – Gly – Ser

D. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành cặp X-G thì phức hợp axit – tARN khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Met – tARN

1
29 tháng 4 2019

Đáp án B

Phát biểu B sai → Đáp án B.

Mạch gốc của gen A có 3’GXA TAA GGG XXA AGG 5’. à Đoạn phân tử mARN là 5’XGU AUU XXX GGU UXX3’.

A đúng.

B sai. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 12 (tức là giữa 11 và 12) thì đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên thay đổi thành phần nucleotit tại cả côđon thứ 4 và côđon thứ 5.

C đúng. Vì đoạn gen A chưa bị đột biến quy định tổng hợp đoạn mARN có trình tự các bộ ba 5’XGU AUU XXX GGU UXX3’ quy đinh tổng hợp chuỗi polipeptit có trình tự các axit amin Arg – Ile – Pro – Gly – Ser

D đúng. Vì nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 5 thành X-G làm cho côđon AUU biến thành bộ ba mở đầu AGU có phức hợp axit amin – tARN tham gia dịch mã là Met – tARN