K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DD
26 tháng 11 2020

\(P=n^3+4n^2-20n-48=\left(n+2\right)\left(n-4\right)\left(n+6\right)\)

Với \(n=4\Rightarrow P=0⋮125\)(thỏa)

Với \(n< 4\)thử từng giá trị đều không thỏa. 

Vậy số \(n\)nhỏ nhất cần tìm là \(4\).

26 tháng 11 2020

    \(n^3+4n^2-20n-48\)

\(=n^3-4n^2+8n^2-32n+12n-48\)

\(=\left(n^3-4n^2\right)+\left(8n^2-32n\right)+\left(12n-48\right)\)

\(=n^2\left(n-4\right)+8n\left(n-4\right)+12\left(n-4\right)\)

\(=\left(n-4\right)\left(n^2+8n+12\right)\)

Nhận thấy n = 4 thì biểu thức trên bằng 0, chia hết cho 125.

Vậy số tự nhiên n nhỏ nhất là bằng 4 (thử với n = 1, 2, 3 đều không chia hết cho 125)

17 tháng 7 2017

F=(n+6)(n+2)(n-4)

n bé nhất => n =4

26 tháng 11 2020

Bạn xem hướng dẫn ở đây nhé

Câu hỏi của Bùi Thị Hoài - Toán lớp 9 - Học toán với OnlineMath

14 tháng 11 2016

Ta có: \(25n^5-5n^3-20n=5\left(n-1\right)n\left(n+1\right)\left(5n^2+4\right)\)(1)

Ta thấy (1) chia hết cho 5 (2)

(1) có 3 số tự nhiên liên tiếp nên chia hết cho 3 (3)

Ta chứng minh (1) chia hết cho 8

Với n lẻ thì (n - 1) và (n + 1) là hai số chẵn liên tiếp nên sẽ có 1 số chia hết cho 2 còn 1 số chia hết cho 4 nên (1) sẽ chia hết cho 8

Với n chẵn thì ta có n chia hết co 2 và (5n2 + 4) = (5.4k+ 4) =4(5k2 + 1) chia hết cho 4 nên (1) chia hết cho 8

=> (1) chia hết cho 8 (4)

Từ (2), (3), (4) ta có (1) chia hết cho 5.3.8 = 120

9 tháng 7 2019

1) 

+) a, b, c là các số nguyên tố lớn hơn 3

=> a, b, c sẽ có dạng 3k+1  hoặc 3k+2

=> Trong 3 số (a-b); (b-c); (c-a) sẽ có ít nhất một số chia hết cho 3

=> (a-b)(b-c)(c-a) chia hết cho 3 (1)

+) a,b,c là các số nguyên tố lớn hơn 3 

=> a, b, c là các số lẻ và không chia hết cho 4

=> a,b, c sẽ có dang: 4k+1; 4k+3

=> Trong 3 số (a-b); (b-c); (c-a) sẽ có ít nhất một số chia hết cho 4

th1: Cả 3 số chia hết cho 4

=> (a-b)(b-c)(c-a) chia hết cho 64   (2)

Từ (1); (2) => (a-b)(b-c)(c-a) chia hết cho 64.3=192  vì (64;3)=1

=> (a-b)(b-c)(c-a) chia hết cho 48

th2: Có 2 số chia hết cho 4, Số còn lại chia hết cho 2

=> (a-b)(b-c)(c-a) chia hết cho 32  (3)

Từ (1) , (3) 

=> (a-b)(b-c)(c-a) chia hết cho 32.3=96  ( vì (3;32)=1)

=>  (a-b)(b-c)(c-a) chia hết cho 48

Th3: chỉ có một số chia hết cho 4, hai số còn lại chia hết cho 2

=>  (a-b)(b-c)(c-a) chia hết cho 16

Vì (16; 3)=1

=>  (a-b)(b-c)(c-a) chia hết cho 16.3=48

Như vậy với a,b,c là số nguyên tố lớn hơn 3

thì  (a-b)(b-c)(c-a) chia hết cho 48

4 tháng 8 2017

A=n(n^2+1964).

Do n chia hết cho 2 >>>đặt n=2k.

A=n(n^2+1964)=2k(4k^2+1964)=8k(k^2+491)

Xét k không chia hết cho 2 thì k^2+491 chia hết cho 2 suy ra A chia hết 16.

Xét k chia hết cho 2 suy ra 8k chia hết 16

>>>A luôn chia hết cho 16.(1)

Xét k chia hết cho 3 thì A chia hết cho 3.

Xét k không chia hết cho 3 >>>k^2 chia 3 dư 1 >>>k^2+491 chia hết cho 3

>>>A luôn chia hết cho 3(2)

Từ (1),(2)>>>A chia hết cho 3 và 16, mà (3,16)=1>>>A chia hết cho 48(đpcm)

3 tháng 9

cho mình hỏi sao k^2+491 lại chia hết cho 3 vậy mình k biết thật 

14 tháng 8 2019

\(n^3+3n^2-n-3\)

\(=n^2\left(n+3\right)-\left(n+3\right)\)

\(=\left(n+1\right)\left(n-1\right)\left(n+3\right)\)

Vì n là số lẻ => \(n-1;n+1;n+3\) là 3 số chẵn liên tiếp

Mà 3 số chẵn liên tiếp luôn \(⋮48\)

\(\Rightarrowđpcm\)

14 tháng 8 2019

\(n^3+3n^2-n-3\)

\(=n^2\times\left(n+3\right)-\left(n+3\right)\)

\(=\left(n+3\right)\times\left(n^2-1\right)\)

\(=\left(n+3\right)\times\left(n-1\right)\times\left(n+1\right)\)

Vì n là số lẻ nên \(n⋮̸2\)

\(\Rightarrow n+3⋮2;n-1⋮2;n+1⋮2\)

\(\Rightarrow\left(n+3\right)\times\left(n-1\right)\times\left(n+1\right)⋮48\)

\(\Rightarrow n^3+3n^2-n-3⋮48\)

NV
18 tháng 10 2019

\(n=2k\)

\(\Rightarrow A=n^3-4n=n\left(n^2-4\right)=n\left(n-2\right)\left(n+2\right)\)

\(=2k\left(2k-2\right)\left(2k+2\right)\)

\(=8k\left(k-1\right)\left(k+1\right)\)

Do \(k\left(k-1\right)\left(k+1\right)\) là tích 3 số nguyên liên tiếp nên chia hết cho 6

\(\Rightarrow A⋮48\)