K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2021

Em tham khảo:

a,

- Biện pháp tu từ được sử dụng là nói quá: vũ khí (gươm) nhiều đến độ mài mòn cả đá núi, phương tiện (voi) nhiều uống cạn cả nước sông . Nói quá vũ khí và phương tiện để diễn tả sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
=> Biểu đạt tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Đại Việt (Khởi nghĩa Lam Sơn).

b,

Nói quá “Rắn như thép, vững như đồng''

-> Tác dụng: làm cho câu thơ gợi hình gợi cảm hơn đồng thời làm nổi bật sức mạnh, ý chí quyết tâm của người Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.

30 tháng 10 2021

ơ nhưng mà chỉ ra tác dụng nói quá mà

 

11 tháng 12 2020

đoạn thơ đấy thiếu à,mk tưởng là

Gương mài đá,đá núi cũng mòn

Voi uống nước,nước sông phải cạn

Đánh 1 trận sạch ko kình ngạc

Đánh 2 trận tan nát chim muông

GIÚP EM VỚI! MAI EM KTRA RỒI. EM CẢM ƠN TRƯỚC Ạ. Giải được câu nào thì cứ giải ạ. 1/Tìm biện pháp nói quá và nêu tác dụng: a. Dẫu cho trăm thâ này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. b. Gươm mài đá, đá nói cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn Đánh một trận, sạch không kình ngạc Đánh hai trận, tan nắt chim muông. c. Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắng như thép,...
Đọc tiếp

GIÚP EM VỚI! MAI EM KTRA RỒI. EM CẢM ƠN TRƯỚC Ạ. Giải được câu nào thì cứ giải ạ.

1/Tìm biện pháp nói quá và nêu tác dụng:

a. Dẫu cho trăm thâ này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

b. Gươm mài đá, đá nói cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn

Đánh một trận, sạch không kình ngạc

Đánh hai trận, tan nắt chim muông.

c. Ta đi tới trên đường ta bước tiếp

Rắng như thép, vứng như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp.

2. Phân tích hiệu quả của phép nói quá:

a/ Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
b/ Chỉ cần có quyết tâm, thì dời non lấp biển cũng không phải là chuyện khó!

c/ Những người anh hùng xưa nay đều ôm chí lấp biển vá trời.

d/ Bị ngã như thế mà chẳng kêu đau, ông ấy quả là mình đồng da sắt!

e/ Nghĩ nát óc mà vẫn không giải ra bài này.

1
8 tháng 11 2018

2a vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành td là nói nên vẻ đẹp tuyệt trần của người được nói đến

làm được mũi câu thuivui

Trai tài gái xức:Hai nguồn nước chảy uốn khúc qua vùng đất như hai dải ruy-băng bằng bạc, để rồi giao hòa trong nội cỏ tạo thành một con suối. Con suối chảy xa hơn, tưới mát cho làng mạc, tiếng suối róc rách như tiếng lục lạc. Giai điệu dịu êm của nó biểu lộ vừa niềm vui vô hạn, vừa nỗi đau tột cùng. Về hai khối đá này, các cụ già trong vùng còn kể lại một câu chuyện rất kỳ...
Đọc tiếp

Trai tài gái xức:

Hai nguồn nước chảy uốn khúc qua vùng đất như hai dải ruy-băng bằng bạc, để rồi giao hòa trong nội cỏ tạo thành một con suối. Con suối chảy xa hơn, tưới mát cho làng mạc, tiếng suối róc rách như tiếng lục lạc. Giai điệu dịu êm của nó biểu lộ vừa niềm vui vô hạn, vừa nỗi đau tột cùng. Về hai khối đá này, các cụ già trong vùng còn kể lại một câu chuyện rất kỳ lạ.

Xưa kia, sinh sống trong vùng này có một thiếu nữ xinh đẹp và một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Thiếu nữ tên là Sao mai. Nàng có gương mặt đẹp mê hồn và tươi mát như sương mai, giọng nói ngọt ngào, vuốt ve như lông chim nhỏ. Khi bầu trời đầy mây đen, tiếng hát của nàng gọi ánh nắng mặt trời, khi mặt đất màn đêm buông xuống, tiếng hát của nàng gọi các vì sao và mặt trăng. Ai nghe được tiếng hát ấy lập tức quên hết muộn phiền.

Chàng trai tên là Họa mi. Đó là một chàng trai có trái tim trong trẻo như pha lê. Trên khuôn mặt cao quý đôi mắt chàng ngời sáng như kim cương. Mỗi khi chàng nâng cây sáo lên môi, chim chóc ngừng tiếng hót và con người lặng đi như bị mê hoặc. Sao mai và Họa mi yêu nhau và không thể sống thiếu nhau. ở đâu người ta nghe thấy tiếng sáo của Họa mi thì tức khắc ở đó cất lên tiếng hát êm ái của Sao mai.

Một mùa hè nọ, đại hạn giáng xuống vùng. Cây cối vàng võ, héo khô, ngoài đồng các mô đất rắn lại như đá; các giếng nước may lắm chỉ còn mươi giọt.

“Chúng ta sẽ làm gì đây?” Mọi người hỏi nhau. “Hạn hán kiểu này, chúng ta sẽ không tài nào sống sót.”

Lần đầu tiên, tiếng sáo lảnh lót ngưng bặt và giọng hát dịu êm của người con gái tắt lịm. Một ngày nọ, Sao mai và Họa mi cùng nhau lên núi lấy cỏ thuốc, như họ vẫn thường làm.

 

Dưới chân họ, những thửa ruộng cằn cỗi úa vàng, đất đai nứt nẻ khát cháy! Cảnh làng mạc tang thương khiến Sao mai và Họa mi se lòng.

- Sao mai yêu quý, chúng mình thử đào một cái giếng xem sao?

Sao mai gật đầu đồng ý và đôi trai gái bắt tay vào việc. Từng nhát, từng nhát cuốc bổ xuống đất rắn như đá cuội. Họ đào, đào mãi - và đã đào được một cái hố tròn khá lớn - bỗng nhiên, hấp! Từ dưới hố nhảy lên một con ếch vàng, cổ quấn ruy-băng xanh.

- Đây là vương quốc của ta, con ếch tuyên bố, không được đào ở đây! Nếu các người nghe lời ta, ta sẽ nói cho mà biết các người có thể tìm thấy nước ở đâu. Dưới chân núi Mây kia có một khối đá lớn, trong kẽ nứt của khối đá ấy có mọc một cây gai. Nếu các người có thể theo những nhánh rễ gai của cây ấy mà trèo lên đỉnh núi, các người sẽ thấy trên cao một cụ già bận đồ len có bộ râu dài trắng như cước và mái tóc dài bù xù. Cụ già đợi người đến giúp cụ bện mớ tóc dài thành hai bím. Khi nào các người xong việc, cụ già sẽ hỏi các người muốn được thưởng gì. Hãy nói rằng các người chỉ cần nước. Nếu ngay cả cụ ấy cũng không giúp gì được các người, ta không biết còn ai khác có thể! Con ếch vàng vừa nói xong mấy lời trên thì - hấp - nó biến mất dưới lòng hố, như thể đất đã nuốt chửng nó vậy.

 

Nhanh như gió, Sao mai và Họa mi chạy về phía núi Mây.

Đến chân núi, họ sững sờ tuyệt vọng. Núi cao sừng sững, uy nghi và câm lặng, không có đường lên. Trước mặt Sao mai và Họa mi là vách đá dựng đứng, trơn tuột, không có lấy một gờ nhỏ họa may đặt chân vừa. Họ chạy đến chân vách đá, tuyệt vọng tìm một lối leo lên. Chợt họ nhìn thấy một khối đá khổng lồ ngay trước mặt, trong các kẽ nứt của nó mọc ra một cây gai, cây bò lên rất cao, đến ngút tầm mắt, đến tận đỉnh Núi Mây.

- Chúng ta sẽ không bao giờ lên trên ấy được, Sao mai thở dài nhìn những nhánh rễ đầy gai nhọn như muôn vàn mũi kim.

- Đừng sợ! Ôm lấy anh. Anh sẽ trèo. Hãy ôm thật chặt!

Sao mai vòng tay ôm ngang lưng Họa mi. Chàng trai trèo dọc theo đám rễ tua tủa gai, hướng về phía đỉnh núi Mây. Gai nhọn cắm sâu vào hai bàn tay anh, nhưng Họa mi coi thường đau đớn thể xác.

Trèo như thế không biết bao lâu, đến khi kiệt sức, Họa mi và người yêu cũng tới được đỉnh núi. Họ thấy một cụ già mái tóc bạc phơ vội vã bước lại gần. Bộ râu của cụ dài chấm hông, mớ tóc cụ rối tung rủ xuống tận chân, quét đất.

 

- Thật tốt là các cháu đã đến, cụ già hồ hởi. Ngày nào ta cũng chờ có ai đó đến giúp ta bện mớ tóc này.

- Chúng cháu rất sẵn lòng giúp ông, thưa ông, Họa mi đáp. Hai bạn trẻ bắt tay ngay vào việc. Tay họ tê cứng vì tết tóc quá lâu. Nhưng cuối cùng ông lão cũng có được hai bím tóc lấp lánh ánh bạc thay vì mớ tóc rối bù dài quét đất.

Cụ già rất hài lòng, hỏi:

- Các cháu muốn ta thưởng gì? Ta sẽ thực hiện ước nguyện của các cháu, dù nó là gì đi nữa.

- Thưa ông, Họa mi đáp, chúng cháu chỉ khao khát một điều: ông cho chúng cháu nước! Đại hạn làm điêu đứng vùng quê của chúng cháu, lúa mì chết khô, cỏ úa vàng, con người thì chết khát.

- Được, các cháu có thể có nước, ông già trả lời. Ông sẽ giúp các cháu, nhưng ông không biết các cháu có đủ can đảm không.

- Hãy nói cho chúng cháu biết chúng cháu phải làm gì, chúng cháu không sợ gì cả, Họa mi và Sao mai cùng đồng thanh.

Cụ già lấy từ trong tai trái ra một viên ngọc đen lấp lánh, và giải thích:

- Cầm lấy viên ngọc này và quay về thung lũng. ở đó, đến nơi nào các cháu chọn, một trong hai cháu phải nuốt viên ngọc. Ngay khi nuốt viên ngọc, cháu đó sẽ biến thành một khối đá, nơi chân khối đá sẽ tuôn ra một nguồn nước không bao giờ cạn cứu đồng bào của các cháu. Bây giờ, vĩnh biệt các cháu, nếu ngày nào đó còn cần đến ta, các cháu chỉ cần đập nhẹ vào vách đá của núi Mây ba cái.

 

Sao mai và Họa mi nhìn nhau, rất buồn vì sắp phải xa nhau. Nhưng ý nghĩ về nỗi khổ của mọi người cho họ lòng can đảm. Lặng lẽ, cả hai chìa tay ra nhận viên ngọc đen, nhưng Họa mi nhanh tay hơn. Anh cầm lấy viên ngọc, giấu dưới áo.

- Bây giờ các cháu đi đi, cụ già nói, đoạn đưa cho mỗi người một bím tóc bạc, Sao mai và Họa mi nắm lấy mỗi người một đầu. Tức khắc, hai bím tóc rít lên trong không trung, nhằm thẳng hướng chân vách đá. Thế gian quay đảo quanh hai bạn trẻ, gió ù ù bên tai, nhưng chưa kịp sợ thì chân họ đã chạm nền đất cứng dưới chân Núi Mây. Chưa hết bàng hoàng thì hai bím tóc đã bay ngược trở lên và mất hút trong tầng cao.

Họa mi lấy viên ngọc đen từ trong áo ra. Nước mắt lưng tròng, họ nhìn nhau hồi lâu.

- Đưa cho em, Sao mai dịu dàng nói.

- Không, Họa mi đáp. Hai người giành nhau viên ngọc, nhưng Họa mi giữ được. Anh bỏ nhanh vào miệng, Sao mai bất lực nhìn người bạn thủy chung biến thành một khối đá câm lặng. Và rồi, kỳ diệu làm sao, từ chân khối đá tuôn ra một dòng nước trong mát.

 

- Họa mi, Họa mi, không có anh em sẽ ra sao? Sao mai than khóc, ghì chặt trong tay khối đá giá lạnh. Nước mắt của nàng chẳng ích gì, khối đá không thể trả lời. Nàng ngồi dưới chân khối đá, gục đầu trong vòng tay, chỉ nghĩ đến một điều duy nhất: Làm sao cũng biến mình thành một khối đá. Chợt một ý nghĩ thoáng qua. Nàng đứng bật dậy, chạy nhanh đến vách núi, đập nhẹ ba cái. Có tiếng động từ trên cao: Hai bím tóc bạc rơi xuống cạnh thiếu nữ. Nàng nắm lấy, trèo lên, trèo lên mãi cho đến khi tới đỉnh vách núi cao.

- Tại sao cháu trở lại, cháu gái của ta? Cụ già âu yếm hỏi.

- Thưa ông, Sao mai nói, ông hãy nhìn vùng đất chết khát khốn khổ kia, chỉ một nguồn nước thôi không đủ tưới mát cho nó. Cháu van ông, ông cho cháu một viên ngọc nữa, để cháu cũng hóa đá, dưới chân khối đá cũng phun ra một nguồn nước không bao giờ cạn.

Cụ già do dự một lát, rồi rưng rưng cảm động, cụ trả lời:

- Ta sẽ cho cháu viên ngọc này để cháu được toại nguyện, Sao mai ạ. Dứt lời cụ đưa tay lên tai phải và lấy ra một viên ngọc trắng lấp lánh đưa cho thiếu nữ.

 

Sao mai cảm ơn ông cụ, đoạn nắm lấy một bên bím tóc, nghe không trung rít lên quanh mình và, hầu như không biết bằng cách nào, lại trở về chân vách núi, ngay cạnh nơi sừng sững khối đá Họa mi đã hóa thân.

- Không bao giờ em rời xa anh nữa, chúng mình sẽ vĩnh viễn bên nhau, Sao mai xinh đẹp âu yếm thầm thì. Dứt lời nàng bỏ viên ngọc trắng vào miệng. Tức thì, nàng hóa đá. ở nơi trước đây chỉ có một khối đá, nay hóa hai kề cận bên nhau, tựa vào nhau, im lặng ngắm nhìn cảnh vật trải ra dưới chân. Bên dưới mỗi khối đá tuôn trào một nguồn nước mảnh mai, trong veo, tiếng hát ca của nguồn nước này tựa hồ tiếng hát của Sao mai xinh đẹp, tiếng reo vang của nguồn nước kia giống như tiếng sáo quyến rũ của Họa mi.

Và kìa! Bất kể nơi đâu hai dòng nước chảy qua, cỏ trở lại xanh tươi, cây lúa vươn mình sống dậy, toàn bộ đất đai hồi sinh.

- Nước! Nước! Mọi người reo lên vui sướng, ai nấy ùa ra khỏi nhà, lăn ra đất, náo nức uống những ngụm nước mát đầu tiên.

“Nước này ở đâu ra nhỉ?” Người ta hỏi nhau.

- Không ai có cảm giác, một người chợt lên tiếng, trong thứ nước này có vang lên tiếng sáo của Họa mi và giọng hát của Sao mai sao?

 

Mọi người lắng tai nghe, và quả nhiên, trong tiếng sáo ngân nga có chen lẫn âm vang của giọng hát quen thuộc.

- Họ đâu rồi nhỉ, Họa mi và Sao mai ấy? Một người khác thắc mắc. Dân chúng lo ngại. Chuyện gì đã xảy đến với họ? Cả vùng đổ đi tìm hai kẻ mất tích. Họ theo hai dòng nước nhỏ, ngược lên hai khối đá giống hai hình người, trước đây không hề có. Tất cả sững sờ kinh ngạc. Từ một trong hai khối đá cặp mắt long lanh của Họa mi nhìn họ và từ khối đá kia nụ cười không bao giờ tắt của Sao mai xinh đẹp. Dân chúng đau lòng trước cảnh hai bạn tình hóa đá. Từ ngày đó không ai còn được gặp thiếu nữ xinh đẹp và chàng trai khôi ngô tuấn tú, chỉ có hai nguồn nước tuôn trào dưới chân hai khối đá gợi lại kỷ niệm về họ. Hai nguồn nước không bao giờ cạn, như tiếng sáo của Họa mi và giọng hát dịu êm của Sao mai không bao giờ rời bỏ vùng đất thân yêu.


khocroikhocroikhocroikhocroi

3
1 tháng 1 2017

hay mà cảm động quákhocroikhocroikhocroikhocroi

11 tháng 1 2017

chuyện rất cảm động và cũng hay vô cùng. mà bạn là trai chuyên văn hả? hâm mộ quá!yeu

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nóitiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời...
Đọc tiếp

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nóitiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hỏn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quỷ, là vĩ đại,nghĩa là rất đẹp.
                                       (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)


Câu 1: Tìm các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích trên.
Câu 3: Tiếng Việt giàu và đẹp được Phạm Văn Đồng chỉ ra trên những ví dụ cụ thể nào? Anh (chị) hãy chỉ ra tác dụng của những ví dụ cụ thể đó.

0
27 tháng 7 2018

a,- Biện pháp tu từ được sử dụng là nói quá: vũ khí (gươm) nhiều đến độ mài mòn cả đá núi, phương tiện (voi) nhiều uống cạn cả nước sông . Nói quá vũ khí và phương tiện để diễn tả sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
=> Biểu đạt tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Đại Việt (Khởi nghĩa Lam Sơn).

b,biện pháp tu từ nói quá là :sử dụng các từ hán việt :“đấng anh hào", “côn quyền", “lược thao", “giang hồ", “vẫy vùng” để khắc họa tính cách anh hùng và khát vọng tự do của nhân vật Từ Hải. Các phụ âm “đ” trong các từ ngữ như : “đường đường”, “đấng", “đội trời, đạp đất", “ở đời", “Việt Đông", làm cho giọng thơ vang lên hùng hồn, mạnh mẽ.(làm đại ko biết đúng hok)

2.

a,hok biết làm :)

b,nói giảm ,nói tránh :chớp đỏ:máu .nói tránh Lượm hi sinh

c, Bác đã lên đường theo tổ tiên nói giảm Bác Hồ đã mất

Qua đoạn trích cửa sông , tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì? đoạn trích như sau: Là cửa nhưng không then khóa Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ. Nơi những dòng sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi. Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhớ bạc đầu Chất...
Đọc tiếp

Qua đoạn trích cửa sông , tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

đoạn trích như sau:

Là cửa nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ.

Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi.

Nơi biển tìm về với đất
Bằng con sóng nhớ bạc đầu
Chất muối hòa trong vị ngọt
Thành vũng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng
Nơi tôm rảo đến búng càng
Cần câu uốn cong lưỡi sóng
Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non

(theo Quang Huy)

1
5 tháng 11 2023

®            Thông điệp: Mỗi công dân cần phải yêu đất nước, quê hương giống như cửa sông luôn hướng về cội nguồn của mình. 

.

.

.

(chắc vậy)

16 tháng 1 2018

a, Bài thơ Qua Đèo Ngang tác giả bà Huyện Thanh Quan có sử dụng cấu trúc đảo ngữ để làm nổi bật cảnh vật, con người và nhấn mạnh tình cảm của nữ nhà thơ khi đứng ở Đèo Ngang.

    b, Nhấn mạnh hình tượng rực rỡ, tươi sáng của anh bộ đội Cụ Hồ trong cảnh nắng chiều của núi rừng Tây Bắc.

    Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:

Chọn các từ ngữ thích hợp hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống, để làm phương tiện liên kết đoạn văn. (trang 54, 55 SGK Ngữ văn 8 tập 1).a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân./…/ oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh sơn tinh.(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)(từ...
Đọc tiếp

Chọn các từ ngữ thích hợp hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống, để làm phương tiện liên kết đoạn văn. (trang 54, 55 SGK Ngữ văn 8 tập 1).

a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

/…/ oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh sơn tinh.

(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)

(từ đó, từ nãy, từ đấy)

b) Trong thời kì quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ,… Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn.
/…/: phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ.

(Theo Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III)

(nói tóm lại, như vậy, nhìn chung)

c) Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh,…
/…/ điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.

(Theo Bàn tay và khối óc)

(nhưng, song, tuy nhiên)

d) Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
Chị ơi, em… em - Nó bỏ lửng không nói tiếp. tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.
- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội ? - Nó nhìn tôi không chớp mắt.
/…/ Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với nó ra sao ? Đi bộ đội hay đi học ?

(Theo Thuỳ Linh, Mặt trời bé con của tôi)

(Đi bộ đội hay đi học?, Thật khó trả lời.)

1
3 tháng 12 2017

a, Từ đó

b, nói tóm lại

c, tuy nhiên

d, Thật khó trả lời

Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.a) - Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân...
Đọc tiếp

Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.

a) 

- Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

- Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

- Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn. 

- Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt […].

(Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược)

b) Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

[…] Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hào bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

(Di chúc)

1
16 tháng 7 2017

 a, Đoạn trích thứ nhất

    - Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

    - Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm trong nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.

    Mục đích: là lời cổ vũ, động viên đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

    b, Đoạn trích thứ hai

    - Điều mong muốn cuối cùng của tôi… cách mạng thế giới.

    Thể hiện được sự quan tâm lo lắng của Bác đối với Đảng, với nhân dân trước lúc ra đi. Đó cũng là nguyện vọng của Bác với Đảng và nhà nước.