Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Quý tộc và tư sản châu Âu để có được tiền vốn với đội ngũ công nhân làm thuê là:
+ Vốn: Cướp bóc thuộc địa, bắt hàng triệu người da đen đi bán, cướp ruộng đất từ nông nô,...
+ Nhân công:
- Dùng bạo lực đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa khiến họ không có ruộng đất và phải đi làm thuê ở các xưởng ở tư bản.
- Bắt người da đen ở châu Phi.
2. - Giai cấp tư sản được hình thành từ lãnh chúa và quý tộc.
- Giai cấp vô sản được hình thành từ nông nô.
3. Cuộc phát kiến địa lí đã tác động đến xã hội châu Âu là:
+ Tích cực: góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
+ Tiêu cực: làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
4. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành là: Khi xã hội phong kiến suy yếu thì các quý tộc và thương nhân đã cướp bóc của các nước thuộc địa, bắt hàng triệu người da đen và cướp ruộng đất của nông nô để có nguồn vốn và nhân công. Từ đó xã hội phân hóa thành tư sản và vô sản, xã hội chủ nghĩa tư bản hình thành.
Câu 1: +)Vốn : cướp bóc thuộc địa , buôn bán người da đen, cướp biển,..
+)Nhân công : dùng bạo lực đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa không có ruộng đất buộc họ phải đi làm thuê ở các xưởng ở tư bản ; mua người da đen từ châu Phi.
Câu 2: - Giai cấp tư sản hình thành từ quý tộc ,thương nhân.
- Giai cấp vô sản hình thành từ nông nô.
Câu hỏi hồi nãy bạn thiếu nhé!!!!!
Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.
Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?
A. Vua quan, quý tộc.
B. Tướng lĩnh quân đội.
C. Thương nhân, quý tộc.
D. Quý tộc, tăng lữ.
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu là:
A. tư sản và tiểu tư sản.
B. tư sản và nông dân.
C. tư sản và vô sản.
*Theo mình thì
Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành:
A. Vua quan, quý tộc.
B. Tướng lĩnh quân đội.
C. Thương nhân, quý tộc.
D. Quý tộc, tăng lữ.
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu là:
A. tư sản và tiểu tư sản.
B. tư sản và nông dân.
C. tư sản và vô sản.
_Mấy câu mình in đậm với in nghiêng nhe✌🏻
_______
𝗖𝗵𝘂́𝗰 𝗯𝗮̣𝗻 𝗱𝘁𝗵𝘄 𝗵𝗼̣𝗰 𝘁𝗼̂́𝘁( ◍•㉦•◍ )
🥺🍊
-Thời gian:
+ Mĩ: Ngắn: 7 năm (1775-1782)
+ Pháp: Ngắn: 10 năm (1789-1799)
-Hình thức:
+ Mĩ: Chiến tranh giành độc lập
+ Pháp: Nội chiến kết hợp chống ngoại xâm
- Nhiệm vụ:
+ Mĩ: Chống lại chính quyền thực dân Anh, lập nước mới, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
+ Pháp: Lật đổ chế độ phong kiến. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Giải quyết vấn đề về ruộng đất.
- Giai cấp lãnh đạo:
+ Mĩ: Tư sản và chủ nô
+ Pháp: Tư sản
- Lực lượng:
+ Mĩ: Tư sản và chủ nô
+ Pháp: Tư sản
- Kết quả:
+ Mĩ: Lật đổ chính quyền thực dân Anh, đưa giai cấp tư sản và chủ nô lên nắm quyền. Thành lập hợp chủng quốc Hoa Kì. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ
+ Pháp: Thiết lập nền cộng hòa. Giải quyết vấn đề về ruộng đất. Đập tan thù trong giặc ngoài.
- Tính chất:
+ Mĩ: Cách mạng tư sản không triệt để
+ Pháp: Cách mạng tư sản triệt để
Khởi nghĩa Yên Thế:
- Thời gian: 1884 - 1913
- Lãnh đạo: Đề Thám, Đề Nắm
- Căn cứ: Yên Thế - Bắc Giang
- Diễn biến:
-
- Giai đoạn 1884 - 1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm
- Giai đoạn 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
- Giai đoạn 1909 - 1912: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10/2/1912 Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã
- Kế quả: Thất bại
- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.
Đặc điểm khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời:
- Mục tiêu chiến đấu: không phải là để bảo vệ chế độ phong kiến, khôi phục ngôi vua mà là bảo vệ mảnh đất Yên Thế.
- Thành phần lãnh đạo: nông dân
- Thời gian tồn tại: 29 năm
Hoàn cảnh
- Cuối thế kỉ XIX, tư bản phương Tây nhòm ngó, can thiệp vào Nhật Bản. Chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng. Đặt ra yêu cầu phải cải cách đất nước.
- Tháng 1/1868, Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách nhằm đưa Nhật thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
Nội dung
- Về kinh tế: Chính phủ thống nhất tiền tệ đơn vị đo lường trong cả nước, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá cầu cống phục vụ giao thông liên lạc.
- Chính trị- xã hội: Xóa bỏ chế độ nông nô đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên năm chính quyền. Cải cách giáo dục bằng cách tăng cường nội dung giáo dục khoa học kĩ thuật, bắt buộc mọi người đều phải đi học, cử học sinh đi du học ở phương tây.
Kết quả ý nghĩa
- Đưa Nhật từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
- Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây
Giải thích là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
- Mục đích của cuộc Duy Tân là cải cách để mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
- Người đề nghị thực hiện cải cách là Nhật Hoàng và quý tộc phong kiến tư sản hóa
- Kết quả Nhật trở thành nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Nhưng chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến
*Hoàn cảnh
- Cuối thế kỉ XIX, tư bản phương Tây nhòm ngó, can thiệp vào Nhật Bản. Chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng. Đặt ra yêu cầu phải cải cách đất nước.
- Tháng 1/1868, Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách nhằm đưa Nhật bản thoát khỏi trình trạng nghèo nàn lạc hậu.
*Nội dung
+Về kinh tế:Thống nhất thị trường, tiền tệ, tăng cường phát triển kinh tế tư bản….
-Về chính trị: Đưa Qúy tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền, lập c/độ quân chủ lập hiến…
-Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo ph/Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự…
+Giáo dục:Thi hành giáo dục bắt buộc, cử HS ưu tú đi học, đưa nội dung KHKT vào dạy học..
* Ý nghĩa:
- Đưa nhật Bản từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
-nhật bản trở thành nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
* Giải thích là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
Mục đích của cuộc Duy Tân là cải cách để mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
Người đề nghị thực hiện cải cách là Nhật Hoàng và quý tộc phong kiến tư sản hóa
Kết quả Nhật trở thành nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Nhưng chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến
- Kinh tế : Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ờ nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông...
- Chính trị, xã hội : Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những HS ưu tú đi học ờ phương Tây.
- Về quân sự : Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
Ỷ nghĩa : Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhặt Bán trở thành một nước có nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển nhất ờ châu Á, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền của Nhật Bản trước sự xâm lược của đế quốc phương, Tây.
Ta có thể gọi nó là cách mạng tư sản không triệt để vì nó đã làm được nhiệm vụ của 1 cuộc cách mạng tư sản đó là:mở cửa cho nền kinh tế trong nước phát triển và đưa nền công nghiệp phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
tổ chức lại bộ mặt xã hội phát triển thao con đường tư bản
Mình chỉ trả lời được câu 1 thôi bạn ạ.
1. Quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải.
2. Bắt và buôn bán người da đen
3. Dùng bạo lực để cướp ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa.
4. Bắt công nhân làm việc trong hầm mỏ, bóc lột.
Mình chỉ biết đc nhiêu đó thôi. Mong là giúp đc bạn.
Đáp án B. Cách mạng tư sản Hà Lan
B nha bạn