Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Được nối bằng dấu phẩy có quan hệ ý nghĩa điều kiện
b)Được nối bằng dấu phẩy có quan hệ ý nghĩa đồng thời
Bài này nguồn từ internet, bạn tham khảo nhé.
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
Trong cuộc đời học sinh của mỗi người, kỉ nệm đẹp và trong sáng nhất ở tuổi đó là buổi tựu trường đầu tiên nó khiến chúng ta nhớ mãi và không bao giờ quên được . Tôi còn nhớ rất rõ khi tôi đến trường lần đầu tiên thì tôi rất lo sợ cứ rụt rè sau lưng mẹ . Lúc ấy tôi cảm thấy mọi thứ rất lạ lẫm so với tôi mặc dù tôi đã quen chúng từ lâu. Và khitôi bước chân vào lớp thì tôi có cảm giác như mình đang bước vào một thế giới mới bỗng có một nụ cười hiền hậu chào đón tôi vào lớp đó chính là cô chủ nhiệm của tôi. Kí ức về buổi khai trường đầu tiên đã làm tôi xao xuyến khi nhớ là nó và tôi hứa tôi sẽ không bao giờ quên cái kỉ niệm đó cả
chúc bn học tốt
#triphai yte#
a. Cả 4 câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ
b. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ:
- Câu 1: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lom khom” lẽ ra đặt sau cụm từ “tiều vài chú” và từ “tiều” đặt sau “vài chú”, nhưng ở đây lại được tác giả đảo vị trí lên trước, có tác dụng nhấn mạnh tư thế, hình dáng nhỏ bé của con người, từ đó làm nổi bật lên khung cảnh hùng vĩ, hiểm trở của Đèo Ngang.
- Câu 2: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lác đác” phải đặt sau cụm từ “chợ mấy nhà” và từ “chợ” đặt sau từ “mấy nhà”, nhưng ở đây lại được đảo vị trí lên trước, để nhấn mạnh số lượng ít ỏi và sự thưa thớt của những ngôi nhà; từ đó gợi không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng.
- Câu 3&4: từ “nhớ nước”, “đau lòng”, “thương nhà”, “mỏi miệng” được đảo vị trí, có tác dụng thể hiện nỗi niềm hoài cổ – nhớ tiếc quá khứ vàng son đã trôi qua và tâm trạng hoài hương – nhớ gia đình, quê hương.
Tham khảo
a. Biện pháp tu từ ẩn dụ trong hình ảnh “những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc”. Những cành thông tròn, nhọn, vươn lên thẳng tắp, óng ánh dưới ánh nắng, rung tít trong gió được hình dung như những ngón tay thon thả bằng bạc đang chuyển động xoay tròn. Biện pháp tu từ nhân hóa trong hình ảnh cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Cây tử kinh được nhân hóa, mang đặc điểm, hành động của con người (nhìn, nhô cái đầu lên). Việc sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn văn làm cho hình ảnh thiên nhiên Sa Pa trở nên sinh động, đẹp đẽ, tinh tế và đầy chất thơ.
b. Biện pháp tu từ nhân hóa trong hình ảnh nắng đã mạ bạc cả con đèo. Biện pháp so sánh trong hình ảnh đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng Sa Pa lúc này đã gay gắt khiến cả con đèo như được phủ lên bề mặt một lớp kim loại trắng, sáng lấp lánh; rừng cây dưới nắng rực rỡ tựa như một bó đuốc khổng lồ. Việc sử dụng các biện pháp tu từ đã giúp nhà văn miêu tả thành công thiên nhiên đặc trưng ở vùng núi Sa Pa với nắng, đèo, rừng cây. Thiên nhiên hiện lên rộng lớn, mênh mông, hùng vĩ, tráng lệ.
-Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Tức nước vỡ bờ" của nhà văn Ngô Tất Tố
-Tác giả của tác phẩm đang muốn lên án xã hội thối nát ngày xưa,phê bình chế độ phong kiến của người xưa và đồng thơi ca ngợi khắc lên hình ảnh người phụ nữ dũng cảm dám đứng lên chống lại chế độ này.Cũng như cho thấy số phận của người phụ nữ ngày xưa
-Tại vì anh Dậu không có tiền đóng suất sưu nên mới bị đánh và đem tra về
-Tên cai lệ có vị trí là con người làm thuê không nhân tính với vẻ bặm trợn.
-Tại hắn có thái độ hung hãn, hành động ngông cuồng không hề giống những người thu thuế bình thường, không mang sách bút ghi chép lại là những vũ khí thường xuyên chà đạp lên thân thể con người, nhuốm máu, mồ hôi người nông dân nghèo khổ.
Đáp án: Cái áo
sai nha bạn