Hãy viết cảm tưởng của em khi đọc đoạn thơ của Tố Hữu trong phần Đọc thêm Con thuyền rời bến sang Hiên ............
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng và cũng là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Ông có rất nhiều bài thơ hay ca ngợi đất nước và con người Việt Nam. Nước non ngàn dặm là một trong số những bài thơ đó.
...Con thuyền rời bển sang Hiên
Xuôi dòng sông Cái, ngược triều sông Bung
Chập chùng, thác Lửa., thác Chông
Thác Dài, thác Khó, tlìác Ông, thác Bà.
Thác, bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời...
(Trích Nước non ngàn dặm)
Đoạn thơ đã gợi lên hình ảnh đất nước ta có nhiều sông suối, lắm thác nhiều ghềnh, ấn tượng mạnh mẽ nhất là thác. Sao mà nhiều thác thế! Gắn với nhan đề của bài thơ là Nước non ngàn dặm một suy nghĩ đã nảy sinh- Sau những lớp thác kia, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì tới người đọc? Phải chăng đó là những bước đi đầy chông gai, gian khổ nôi nhau liên tiếp của dân tộc ta để có được non nước như ngày hôm nay. Đoạn trích là hành trình của một con thuyền trên ngàn dặm nước non. Mở đầu là hai câu thơ:
Con thuyền rời bến sang Hiền
Xuôi dòng sông Cái, ngược dòng sông Bung.
Hình ảnh con thuyền bắt đầu rời bến ra đi nhẹ nhàng thong thả trên những đoạn sông hiền hoà, êm ả, chẳng mấy chốc cập bến dễ dàng: Rời bến sang Hiên. Rồi tiếp tục cuộc hành trình Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung. Thuyền xuôi, thuyền ngược là hoạt động bình thường trên sông nước. Từ xuôi gợi sự thuận lợi cho hành trình của con thuyền, còn từ ngược lại bắt đầu gợi lên sự khó khăn trong hành trình. Thuvền bắt đầu gặp thác, không phải là một thác mà là rất nhiều thác. Điệp từ thác xuất hiện tới tám lần trong đoạn thơ ngắn cùng với biện pháp liệt kê tèn thác, cách ngắt nhịp 2/2/2 và 2/2/2/2 đã tạo lên cảm giác thác trải dài liên tiếp, hết thác nọ đến thác quả là 1 khó khăn gian khổ!
Con thuyền vượt thác hôt sức khó khăn: Lúc chồm lên, lúc ngụp xuống, vượt hết thác này lại có thác khác xuất hiện trước mặt. Từ láy chập chùng giúp ta hình dung cảnh con thuyền vượt thác quả là một khó khăn gian khổ!
Chập chùng, thác Lửa, thác chông,
Thác Dài, thác Khó, thác Ông thác bà
Tên thác nghe rất tự nhiên, thác “Lửa”, “Chỏng”, “Dài”, “Khó”, bốn tính từ được dùng liên tiếp tưởng chừng như “chướng ngại vật” ngăn cản cuộc hành trình của con thuyền. Lại còn “thác Ông, thác Bà”, “Ông, Bà” là trị vì cao nhất trong thứ bậc của một gia đình. Có lẽ trong câu thơ này, nhà thơ sử dụng với ý nghĩa là những con thác cao nhất mà thuyền phải vượt qua. Thật thú vị với cách “dùng từ” của tác giả.
Thác, bao nhiều thác củng qua
Câu thơ sáu tiếng bỗng ngắt nhịp bất thường 1/3/2 làm cho nhịp thơ 2/2 cũng như bị “khựng” lại, chặn đứng sự “tuôn trào” nối tiếp của thác. Từ thác được tách riêng đứng ở đầu câu thơ như một câu hỏi thách thức với thiên nhiên của con thuyền! Tiếp theo là câu trả lời như khẳng định bao nhiêu thác cũng qua. Nhịp thơ lại dàn trải ở câu thơ cuối:
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời
Vượt qua hết đoạn thác ghềnh, ra đến khúc sông mênh mông, hiền hoà, con thuyền lại “thênh thênh” xuôi dòng để thưởng ngoạn cảnh đẹp của non sông đất nước.
Hành trình của con thuyền vượt thác chính là hành trình của dân tộc ta vượt qua những chặng đường chông gai, đầy gian khổ. Hình ảnh con thuyền là hình ảnh tượng trưng cho con thuyền cách mạng của dân tộc. Người cầm lái vĩ đại là Bác Hồ kính yêu đã đưa cách mạng qua bao thử thách gian lao. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh thác Lửa để tượng trưng cho khói lửa nóng bỏng của các cuộc chiến tranh, thác Chông tượng trưng cho những chông gai trong hành trình của cách mạng, thác Dài, thác Khó là sự trường kì vượt khó khăn của cả dân tộc Việt Nam để rồi vượt tới đỉnh cao là giải phóng dân tộc mang lại độc lập tự do cho đất nước. Chiếc thuyền cách mạng đã cập bến vinh quang. Cả nước non chìm ngập trong niềm vui thống nhất.
ý thơ là thế, nhà thơ đã không dùng thênh thênh là chiếc thuyền ta xuôi dòng bởi xuôi dòng thì chỉ diễn tả đơn thuần một ý là con thuyền “thực” sau khi đã vượt qua thác dữ. Còn thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời, từ “trên đời” mới bao hàm ý nghĩa lớn lao: Con thuyền đã mang lại tự do cho đời.
Tố Hữu đã theo sát từng bước đi thăng trầm của lịch sử mới viết được những trang thơ hay và giàu ý nghĩa đến như vậy! Chỉ sáu câu thơ thôi mà nhà thơ đã dẫn ta đi đến “ngàn dặm” của đất nước. Làm ta thêm tự hào và yêu Tổ quốc hơn.
Thơ hay không chỉ giàu cám xúc mà còn lấp lánh chất trí tuệ, lí trí, mang hàm nghĩa sâu xa. Tôi rất thích khi đọc đoạn thơ sau đây, rút trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu viết vào tháng 12 năm 1977:
Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lí thú. Tác giả đã nêu lên một quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh: vay và trả, cho và nhận giữa cộng đồng đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ.
Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: “Chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn trong ánh sáng và bầu trời tự do. “Lá phải xanh”, lá được nuôi dưỡng bàng nước, bằng mầu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự nhiên nên “chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.
Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là quy luật của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan niệm sống, đạo lí sống.
“Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách hành xử của những kả “ăn xổi ở thì”, của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai tiếng “lẽ nào” là một lời khẽ nhắc: không nên làm như thế, không được ứng xử như thế.
Có vav và có trả là đúng đạo lí. Vay và trả mang hàm nghĩa chịu ơn, mang ơn và đền ơn đáp nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguổn", “Ai ơi. bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?”, là vay là trả. Trong xà lim máy chém, trên đường bước ra pháp trường của thực dân Pháp, người chiến sĩ cách mạng vẫn ngẩng cao đầu, vẫn hiên ngang, tự hào nhắc nhở mình, động viên mình:
Đã vay dòng máu thơm thiên cổ
Hãy trả ta cho mạch giống nòi.
Qua mấy nghìn năm đằng đẵng, lớp lớp con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem mồi hôi và xương máu để xây dựng và bảo vệ nơi chôn nhau cắt rốn của mình, làm nên giang sơn gấm vóc, ngày thêm vẻ vang, ngày thêm giàu đẹp. Ai cũng cảm thấy nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc đè nặng đôi vai, gắng sức vươn lên đem tài trí góp sức cùng đồng bào “trả” món nợ cùa tổ tiên, ông cha mà mình đã “vay”, đã nhận:
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất, những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngàv giỗ Tổ..
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điểm)
Khép lại đoạn thơ là một lời nhắn gửi về đạo lí làm người. “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Trong văn cách, “cho” là cống hiến, dâng hiến, là phục vụ. “Nhận” là hưởng thụ. Trong cuộc sống thời bình, đem mồ hôi, đem công sức làm ra nhiều của cải,. góp phần làm cho dân giàu nước mạnh là “cho”. Thời kháng chiến, tất cả mọi miền hậu phương đều hướng về tiền tuyến, thi đua “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; hàng vạn nam nữ thanh niên ào ào ra trận, quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Hàng ngàn sinh viên Ưu tú “xếp bút nghiên theo việc đao cung’’ để chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tồ quốc. Có biết bao chiến sĩ, đồng bào đã “cho ", đã “hiến dâng”, đã “phục vụ”, đã hi sinh đề giành chiến thắng. Nào ai đã đắn đo, là “chỉ nhận riêng mình”.
Một chữ “cho” bình dị mà chứa đựng biết bao tốt đẹp. Lúc đói rét thì nhường cơm sẻ áo. “lá lành đùm lá rách”; lúc hoạn nạn thì chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ. Vì ai cũng biết sống đẹp, đã biết “cho” nhau tình thương, san sẻ, tương thân tương ái. Có “cho”, có san sè, có đồng cảm mới được sống hạnh phúc trong tình người rộng lớn, trong lòng đồng bào, đồng chí.
Một chữ “cho" trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu ngợi ca tình quân dân cá nước, ngợi ca lòng mẹ Việt Nam chắc nhiều người còn nhớ:
Bao bà cụ từ tâm làm mẹ,
Yêu quí con như đẻ con ra
Cho con nào áo, nào quà,
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi...
Vì biết “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình", nên ai cũng biết sống đẹp làm tròn nghĩa vụ công dân; sống, lao động, chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc, sự bền vững của đất nước;
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vụng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên...
(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Những chữ như: “góp nên”, “góp cho”, “góp mình”, “để lại” trong đoạn thơ trên đã làm sáng ngời một quan niệm sống đẹp, “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Đó là tình nhân ái, đức hi sinh của con người Việt Nam trong trường kì lịch sử.
Nhờ có truyền thống cao đẹp đó mà nhân dân ta tự hào về đất nước Việt Nam:
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.
Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta phát triển một cách kì diệu trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu vẫn còn nhiều ý nghĩa thời sự mới mẻ, nhất là đối với tuổi trẻ Việt Nam.
Học giỏi, lao động tốt vì sự nghiệp đổi mới đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, xâ hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Học giỏi, lao động giỏi, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật. Sống trong lao động sáng tạo, sống hạnh phúc trong tình nhân ái bao la.
Hơn bao giờ hết, tuổi trẻ chúng ta mới thấy thấm thìa về tinh cảm, tư tưởng hàm chứa trong một vần thơ đẹp, giàu ý nghĩa:
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình
Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: “Chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn trong ánh sáng và bầu trời tự do. “Lá phải xanh”, lá được nuôi dưỡng bàng nước, bằng mầu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự nhiên nên “chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.
Đoạn thơ trên đã gợi nên hình ảnh đất nước ta có nhiều sông, suối, lắm thác, nhiều ghềnh, ấn tượng mạnh nhất là thác( thác Lửa, thác Chông,...). thử hỏi tại sao lại nhiều thác như vậy? Phải chăng nhà thơ có điều muốn nhắn gửi? đúng thế, đó là những bước đi gian khổ, đầy chông gai của dân tộc ta để có được non nước như ngày nay. đoạn trich là hành trình của một con thuyền trên ngàn dặm nước non.
- Đoạn thơ đầu:
+ Nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương.
+ Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. + Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy
+ Trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn có cả lời hát ngọt bùi đắng cay - kết tinh của quá trình lao động chăm chỉ của người nông dân
=> Tác giả nhắn nhủ chúng ta biết các trân trọng từng hạt gạo được làm ra bởi nó không chỉ là kết tinh từ những gì tinh túy nhất của đất trời mà còn là của người nông dân "chân lấm tay bùn"
- Đoạn thơ thứ hai:
+ Một lần nữa nhà thơ nhấn mạnh để có được hạt gạo dẻo thơm trong mỗi bữa ăn khong phải điều dễ dàng mà phải trải qua "bão tháng bảy", "mưa tháng ba" - những hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người.
+ Hơn nữa người nông dân còn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: trưa tháng sáu
+ Biện pháp so sánh "Nước như ai nấu chết cả cá cờ" - khắc họa sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng "mẹ"-người nông dân vẫn xuống đồng cấy lúa
=> Gợi sự thương cảm cho những người nông dân trong quá trình lao động phải đối diện với biết bao khó khăn của thời tiết.
- Đoạn thơ thứ ba: hạt gạo làng ta gắn với những năm chống Mỹ đồng thời nói lên tình trạng nước ta lúc bấy giờ
+ Hạt gạo gắn với lịch sử dân tộc dường như chính bản thân hạt gạo ấy đã đóng góp giúp thế hệ trẻ lên đường đánh giặc
+ Nghệ thuật so sánh "Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng" -> Hạt gạo làng ta đã cùng đồng hành với con người xuyên suốt thời gian lịch sử trợ giúp con người bảo vệ độc lập Tổ quốc
- Nghệ thuật: lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm; hình ảnh thơ gần gũi các biện pháp tu từ được kết hợp nhuần nhuyễn
- Nội dung: Cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người và tầm quan trọng của hạt gạo xuyên suốt chiều dài lịch sử --> biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý không chỉ sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.
Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.
Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:
Ngày mai trên quãng đường trắng
Có em bé lại dẫn đường bên anh.
Miệng cười chân bước nhanh nhanh,
Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.
Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!
Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:
Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!
Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm
Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.
Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:
Ra thế
Lượm ơi!
Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:
Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư để “thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.
Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!
Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đô sộ. Mỗi một lứa tuổi ông đều dành những trang thơ của mình để viết về mọi lới tuổi và cũng như thế mỗi một lứa tuổi lại biết đến những bài thơ khác nhau của ông. Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do ông sáng tác Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Mở đầu bài thơ hình tượng nhân vật Lượm được tác giả miêu tả hết sức rõ nét và chi tiết.
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”
Hình ảnh Lượm thật đẹp. Lượm còn rất bé và được nhà thơ miêu tả là một cậu bé loắt choắt. Cậu mang bên mình cái xắc xinh xinh lên đường để đi công tác đi làm nhiệm vụ phục vụ kháng chiến phục vụ cách mạng. Cậu bé dường như rất vui thích rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch rất trẻ trung yêu đời và chắc hẳn cạu cũng đang nhảy chân sáo trên đường vàng. Những câu văn vô cùng ngắn gọn nhưng lại rất chi tiết của tác giả khiến ta cảm nhận được chú bé lượm được hiện len hết sức chi tiết. Cậu bé toát lên là một chú bé rất nhỏ nhắn xinh xắn rất dễ thương nhưng ở cậu vẫn toát lên một sự nhanh nhẹn hoạt bát đến kì lại ở một độ tuổi còn quá trẻ. Bước vào chiến trận,tuy cậu chỉ được giao nhiệm vụ là đưa thư nhưng trong chiến tranh thì tất cả mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn đều rất nguy hiểm. Vậy mà hãy nhìn cậu bây gio mà xem cậu thật sự rất vui vẻ thậm chí còn rất sung sướng khi được cách mạng giao cho nhiệm vụ,hình ảnh cậu bé khiến chúng ta thật cảm thấy ngưỡng mộ và cần phải học hỏi từ cậu Lượm hồn nhiên kể chuyện:
“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà”
Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng, vui ngoài nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào. Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:
“ Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân”
Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cùng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến. Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.
Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả. Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên:
Ra thế Lượm ơi!…
Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng. Và để tưởng nhớ người chiến sĩ liên lạc ấy thì cuối bài thơ hình ảnh chú bé Lượm tinh nghịch hồn nhiên lại một lần nữa được hiện lên trong khổ cuối bài thơ.
Chú bé loắt choắt
“Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Bài thơ gợi cho chúng ta thật nhiều suy nghĩ ,đó là hình ảnh một cậu bé liên lạc còn rất nhỏ nhưng những hành động sự dũng cảm hi sinh không tiếc thân mình và cả sự đáng yêu hồn nhiên trong tâm hồn cậu sẽ còn là những kỉ niệm sâu sắc không thể nào quên được của người đọc đối với cậu bé Lượm
Mn giúp em vs ạ
Câu 1 : Viết đoạn văn nêu cảm nhận về cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá trong bài " Quê hương " của Tế Hanh
Bài làm:
Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ hướng về chủ đề quê hương với “Những ngày nghỉ học”, “Lời con đường quê”. Trong đó, bài thơ gắn với chủ đề “quê hương” đã in dấu Tế Hanh trong lòng bạn đọc bởi hình ảnh người dân miền biển ra khơi.
Bài thơ được viết với bố cục chặt chẽ, tác giả dành hai câu đầu để giới thiệu chung về làng quê, sáu câu thơ sau đó là cảnh thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng, thành quả được diễn tả trong tám câu tiếp khi đoàn cá trở về và khép lại bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng bằng nỗi nhớ làng quê, miền biển.
Câu 2:
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh mở đầu bằng hai câu thơ thông báo cho người đọc đặc điểm của làng quê tác giả, tiếp đó là 16 câu miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Sau thông báo về đặc điểm của làng quê mình — một làng quê chuyên làm nghề đánh bắt hải sản — là câu thơ nói về vị trí của làng: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Như vậy, ngôi làng nằm trên một cù lao có sông bao bọc xung quanh và con sông này chảy ra biển tạo thành cửa biển, cách làng một khoảng cách nhất định, được đo bằng thời gian đi đò, đúng như cách nói của dân chài lưới: “cách biển nửa ngày sông”. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá cũng được thể hiện theo một góc độ rất riêng, khó lẫn với các hoạt động sản xuất khác. Khi trời yên biển lặng - điều kiện vô cùng quan trọng của nghề đi biển - gắn với trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng thì dân làng lại ra khơi đi đánh cá. Những người đi đánh cá phải là dân trai tráng khỏe mạnh. Điều này cũng nói lên phần nào nỗi cực nhọc của nghề đánh bắt hải sản trên biển. Thuyền của họ không to — được gọi chung là ghe - được điều khiển bằng những tay chèo khỏe nhất: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã — Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”. Chiếc thuyền khi được ra khơi cũng có niềm vui của nó, tựa như “con tuấn mã” được ra khỏi chuồng. Con thuyền trở nên “nhẹ”, mang theo sự hăng hái, năng nổ, phăng phăng lướt tới theo nhịp của những tay chèo. “Cánh buồm giương to” trên mỗi con thuyền mang dáng dấp huyền thoại khi được ví với “mảnh hồn làng”. Nó cũng góp thêm sức lực, cũng hòa chung niềm vui với con người: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cách so sánh “Cánh buồm giương to — như - mảnh hồn làng” tạo thành một ẩn dụ độc đáo, đậm chất lãng mạn, thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với quê hương. Ân tượng những con thuyền nối đuôi nhau, hùng dũng ra khơi cho thấy nhịp sông lao động sôi nổi, khẩn trương của nghề cá và niềm vui lao động của những con người nơi đây. Nếu cảnh ra đi đã mang một khí thế, một vẻ đẹp đặc biệt thì khi trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, được dân làng “tấp nập” đón tiếp. Niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài cho thấy nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài luôn phải phơi mình dưới nắng, luôn phải ngâm mình trong nước biển, luôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. Con thuyền gắn bó chặt chẽ với người đi biển. Nó cũng được nhân hóa bằng các cảm xúc như con người khi “nằm”, “im”, “nghe”: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành.
Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới
Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
Lúc này mới thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung.
Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay” hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam mô
Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”
Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.
Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng và cũng là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Ông có rất nhiều bài thơ hay ca ngợi đất nước và con người Việt Nam. Nước non ngàn dặm là một trong số những bài thơ đó.
...Con thuyền rời bển sang Hiên
Xuôi dòng sông Cái, ngược triều sông Bung
Chập chùng, thác Lửa., thác Chông
Thác Dài, thác Khó, tlìác Ông, thác Bà.
Thác, bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời...
(Trích Nước non ngàn dặm)
Đoạn thơ đã gợi lên hình ảnh đất nước ta có nhiều sông suối, lắm thác nhiều ghềnh, ấn tượng mạnh mẽ nhất là thác. Sao mà nhiều thác thế! Gắn với nhan đề của bài thơ là Nước non ngàn dặm một suy nghĩ đã nảy sinh- Sau những lớp thác kia, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì tới người đọc? Phải chăng đó là những bước đi đầy chông gai, gian khổ nôi nhau liên tiếp của dân tộc ta để có được non nước như ngày hôm nay. Đoạn trích là hành trình của một con thuyền trên ngàn dặm nước non. Mở đầu là hai câu thơ:
Con thuyền rời bến sang Hiền
Xuôi dòng sông Cái, ngược dòng sông Bung.
Hình ảnh con thuyền bắt đầu rời bến ra đi nhẹ nhàng thong thả trên những đoạn sông hiền hoà, êm ả, chẳng mấy chốc cập bến dễ dàng: Rời bến sang Hiên. Rồi tiếp tục cuộc hành trình Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung. Thuyền xuôi, thuyền ngược là hoạt động bình thường trên sông nước. Từ xuôi gợi sự thuận lợi cho hành trình của con thuyền, còn từ ngược lại bắt đầu gợi lên sự khó khăn trong hành trình. Thuvền bắt đầu gặp thác, không phải là một thác mà là rất nhiều thác. Điệp từ thác xuất hiện tới tám lần trong đoạn thơ ngắn cùng với biện pháp liệt kê tèn thác, cách ngắt nhịp 2/2/2 và 2/2/2/2 đã tạo lên cảm giác thác trải dài liên tiếp, hết thác nọ đến thác kia.
Cảm nhận của em về đoạn thơ trong bài Nước non ngàn dặm của Tố Hữu
Con thuyền vượt thác hôt sức khó khăn: Lúc chồm lên, lúc ngụp xuống, vượt hết thác này lại có thác khác xuất hiện trước mặt. Từ láy chập chùng giúp ta hình dung cảnh con thuyền vượt thác quả là một khó khăn gian khổ!
Chập chùng, thác Lửa, thác chông,
Thác Dài, thác Khó, thác Ông thác bà
Tên thác nghe rất tự nhiên, thác “Lửa”, “Chỏng”, “Dài”, “Khó”, bốn tính từ được dùng liên tiếp tưởng chừng như “chướng ngại vật” ngăn cản cuộc hành trình của con thuyền. Lại còn “thác Ông, thác Bà”, “Ông, Bà” là trị vì cao nhất trong thứ bậc của một gia đình. Có lẽ trong câu thơ này, nhà thơ sử dụng với ý nghĩa là những con thác cao nhất mà thuyền phải vượt qua. Thật thú vị với cách “dùng từ” của tác giả.
Thác, bao nhiều thác củng qua
Câu thơ sáu tiếng bỗng ngắt nhịp bất thường 1/3/2 làm cho nhịp thơ 2/2 cũng như bị “khựng” lại, chặn đứng sự “tuôn trào” nối tiếp của thác. Từ thác được tách riêng đứng ở đầu câu thơ như một câu hỏi thách thức với thiên nhiên của con thuyền! Tiếp theo là câu trả lời như khẳng định bao nhiêu thác cũng qua. Nhịp thơ lại dàn trải ở câu thơ cuối:
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời
Vượt qua hết đoạn thác ghềnh, ra đến khúc sông mênh mông, hiền hoà, con thuyền lại “thênh thênh” xuôi dòng để thưởng ngoạn cảnh đẹp của non sông đất nước.
Hành trình của con thuyền vượt thác chính là hành trình của dân tộc ta vượt qua những chặng đường chông gai, đầy gian khổ. Hình ảnh con thuyền là hình ảnh tượng trưng cho con thuyền cách mạng của dân tộc. Người cầm lái vĩ đại là Bác Hồ kính yêu đã đưa cách mạng qua bao thử thách gian lao. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh thác Lửa để tượng trưng cho khói lửa nóng bỏng của các cuộc chiến tranh, thác Chông tượng trưng cho những chông gai trong hành trình của cách mạng, thác Dài, thác Khó là sự trường kì vượt khó khăn của cả dân tộc Việt Nam để rồi vượt tới đỉnh cao là giải phóng dân tộc mang lại độc lập tự do cho đất nước. Chiếc thuyền cách mạng đã cập bến vinh quang. Cả nước non chìm ngập trong niềm vui thống nhất.
ý thơ là thế, nhà thơ đã không dùng thênh thênh là chiếc thuyền ta xuôi dòng bởi xuôi dòng thì chỉ diễn tả đơn thuần một ý là con thuyền “thực” sau khi đã vượt qua thác dữ. Còn thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời, từ “trên đời” mới bao hàm ý nghĩa lớn lao: Con thuyền đã mang lại tự do cho đời.
Tố Hữu đã theo sát từng bước đi thăng trầm của lịch sử mới viết được những trang thơ hay và giàu ý nghĩa đến như vậy! Chỉ sáu câu thơ thôi mà nhà thơ đã dẫn ta đi đến “ngàn dặm” của đất nước. Làm ta thêm tự hào và yêu Tổ quốc hơn.