K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2016

hơi khó đấy lolang

7 tháng 2 2020

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng và cũng là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Ông có rất nhiều bài thơ hay ca ngợi đất nước và con người Việt Nam. Nước non ngàn dặm là một trong số những bài thơ đó.

...Con thuyền rời bển sang Hiên

Xuôi dòng sông Cái, ngược triều sông Bung

Chập chùng, thác Lửa., thác Chông

Thác Dài, thác Khó, tlìác Ông, thác Bà.

Thác, bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời...

(Trích Nước non ngàn dặm)


Đoạn thơ đã gợi lên hình ảnh đất nước ta có nhiều sông suối, lắm thác nhiều ghềnh, ấn tượng mạnh mẽ nhất là thác. Sao mà nhiều thác thế! Gắn với nhan đề của bài thơ là Nước non ngàn dặm một suy nghĩ đã nảy sinh- Sau những lớp thác kia, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì tới người đọc? Phải chăng đó là những bước đi đầy chông gai, gian khổ nôi nhau liên tiếp của dân tộc ta để có được non nước như ngày hôm nay. Đoạn trích là hành trình của một con thuyền trên ngàn dặm nước non. Mở đầu là hai câu thơ:

Con thuyền rời bến sang Hiền
Xuôi dòng sông Cái, ngược dòng sông Bung.

Hình ảnh con thuyền bắt đầu rời bến ra đi nhẹ nhàng thong thả trên những đoạn sông hiền hoà, êm ả, chẳng mấy chốc cập bến dễ dàng: Rời bến sang Hiên. Rồi tiếp tục cuộc hành trình Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung. Thuyền xuôi, thuyền ngược là hoạt động bình thường trên sông nước. Từ xuôi gợi sự thuận lợi cho hành trình của con thuyền, còn từ ngược lại bắt đầu gợi lên sự khó khăn trong hành trình. Thuvền bắt đầu gặp thác, không phải là một thác mà là rất nhiều thác. Điệp từ thác xuất hiện tới tám lần trong đoạn thơ ngắn cùng với biện pháp liệt kê tèn thác, cách ngắt nhịp 2/2/2 và 2/2/2/2 đã tạo lên cảm giác thác trải dài liên tiếp, hết thác nọ đến thác quả là 1 khó khăn gian khổ!

Con thuyền vượt thác hôt sức khó khăn: Lúc chồm lên, lúc ngụp xuống, vượt hết thác này lại có thác khác xuất hiện trước mặt. Từ láy chập chùng giúp ta hình dung cảnh con thuyền vượt thác quả là một khó khăn gian khổ!

Chập chùng, thác Lửa, thác chông,

Thác Dài, thác Khó, thác Ông thác bà

Tên thác nghe rất tự nhiên, thác “Lửa”, “Chỏng”, “Dài”, “Khó”, bốn tính từ được dùng liên tiếp tưởng chừng như “chướng ngại vật” ngăn cản cuộc hành trình của con thuyền. Lại còn “thác Ông, thác Bà”, “Ông, Bà” là trị vì cao nhất trong thứ bậc của một gia đình. Có lẽ trong câu thơ này, nhà thơ sử dụng với ý nghĩa là những con thác cao nhất mà thuyền phải vượt qua. Thật thú vị với cách “dùng từ” của tác giả.

Thác, bao nhiều thác củng qua

Câu thơ sáu tiếng bỗng ngắt nhịp bất thường 1/3/2 làm cho nhịp thơ 2/2 cũng như bị “khựng” lại, chặn đứng sự “tuôn trào” nối tiếp của thác. Từ thác được tách riêng đứng ở đầu câu thơ như một câu hỏi thách thức với thiên nhiên của con thuyền! Tiếp theo là câu trả lời như khẳng định bao nhiêu thác cũng qua. Nhịp thơ lại dàn trải ở câu thơ cuối:

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

Vượt qua hết đoạn thác ghềnh, ra đến khúc sông mênh mông, hiền hoà, con thuyền lại “thênh thênh” xuôi dòng để thưởng ngoạn cảnh đẹp của non sông đất nước.

Hành trình của con thuyền vượt thác chính là hành trình của dân tộc ta vượt qua những chặng đường chông gai, đầy gian khổ. Hình ảnh con thuyền là hình ảnh tượng trưng cho con thuyền cách mạng của dân tộc. Người cầm lái vĩ đại là Bác Hồ kính yêu đã đưa cách mạng qua bao thử thách gian lao. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh thác Lửa để tượng trưng cho khói lửa nóng bỏng của các cuộc chiến tranh, thác Chông tượng trưng cho những chông gai trong hành trình của cách mạng, thác Dài, thác Khó là sự trường kì vượt khó khăn của cả dân tộc Việt Nam để rồi vượt tới đỉnh cao là giải phóng dân tộc mang lại độc lập tự do cho đất nước. Chiếc thuyền cách mạng đã cập bến vinh quang. Cả nước non chìm ngập trong niềm vui thống nhất.

ý thơ là thế, nhà thơ đã không dùng thênh thênh là chiếc thuyền ta xuôi dòng bởi xuôi dòng thì chỉ diễn tả đơn thuần một ý là con thuyền “thực” sau khi đã vượt qua thác dữ. Còn thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời, từ “trên đời” mới bao hàm ý nghĩa lớn lao: Con thuyền đã mang lại tự do cho đời.

Tố Hữu đã theo sát từng bước đi thăng trầm của lịch sử mới viết được những trang thơ hay và giàu ý nghĩa đến như vậy! Chỉ sáu câu thơ thôi mà nhà thơ đã dẫn ta đi đến “ngàn dặm” của đất nước. Làm ta thêm tự hào và yêu Tổ quốc hơn.

7 tháng 2 2017

Thơ hay không chỉ giàu cám xúc mà còn lấp lánh chất trí tuệ, lí trí, mang hàm nghĩa sâu xa. Tôi rất thích khi đọc đoạn thơ sau đây, rút trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu viết vào tháng 12 năm 1977:

Nếu là con chim, là chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lí thú. Tác giả đã nêu lên một quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh: vay và trả, cho và nhận giữa cộng đồng đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: “Chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn trong ánh sáng và bầu trời tự do. “Lá phải xanh”, lá được nuôi dưỡng bàng nước, bằng mầu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự nhiên nên “chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.

Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là quy luật của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan niệm sống, đạo lí sống.

“Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách hành xử của những kả “ăn xổi ở thì”, của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai tiếng “lẽ nào” là một lời khẽ nhắc: không nên làm như thế, không được ứng xử như thế.

Có vav và có trả là đúng đạo lí. Vay và trả mang hàm nghĩa chịu ơn, mang ơn và đền ơn đáp nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguổn", “Ai ơi. bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?”, là vay là trả. Trong xà lim máy chém, trên đường bước ra pháp trường của thực dân Pháp, người chiến sĩ cách mạng vẫn ngẩng cao đầu, vẫn hiên ngang, tự hào nhắc nhở mình, động viên mình:

Đã vay dòng máu thơm thiên cổ

Hãy trả ta cho mạch giống nòi.

Qua mấy nghìn năm đằng đẵng, lớp lớp con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem mồi hôi và xương máu để xây dựng và bảo vệ nơi chôn nhau cắt rốn của mình, làm nên giang sơn gấm vóc, ngày thêm vẻ vang, ngày thêm giàu đẹp. Ai cũng cảm thấy nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc đè nặng đôi vai, gắng sức vươn lên đem tài trí góp sức cùng đồng bào “trả” món nợ cùa tổ tiên, ông cha mà mình đã “vay”, đã nhận:

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất, những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngàv giỗ Tổ..

(Đất nước - Nguyễn Khoa Điểm)

Khép lại đoạn thơ là một lời nhắn gửi về đạo lí làm người. “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Trong văn cách, “cho” là cống hiến, dâng hiến, là phục vụ. “Nhận” là hưởng thụ. Trong cuộc sống thời bình, đem mồ hôi, đem công sức làm ra nhiều của cải,. góp phần làm cho dân giàu nước mạnh là “cho”. Thời kháng chiến, tất cả mọi miền hậu phương đều hướng về tiền tuyến, thi đua “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; hàng vạn nam nữ thanh niên ào ào ra trận, quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Hàng ngàn sinh viên Ưu tú “xếp bút nghiên theo việc đao cung’’ để chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tồ quốc. Có biết bao chiến sĩ, đồng bào đã “cho ", đã “hiến dâng”, đã “phục vụ”, đã hi sinh đề giành chiến thắng. Nào ai đã đắn đo, là “chỉ nhận riêng mình”.

Một chữ “cho” bình dị mà chứa đựng biết bao tốt đẹp. Lúc đói rét thì nhường cơm sẻ áo. “lá lành đùm lá rách”; lúc hoạn nạn thì chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ. Vì ai cũng biết sống đẹp, đã biết “cho” nhau tình thương, san sẻ, tương thân tương ái. Có “cho”, có san sè, có đồng cảm mới được sống hạnh phúc trong tình người rộng lớn, trong lòng đồng bào, đồng chí.

Một chữ “cho" trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu ngợi ca tình quân dân cá nước, ngợi ca lòng mẹ Việt Nam chắc nhiều người còn nhớ:

Bao bà cụ từ tâm làm mẹ,

Yêu quí con như đẻ con ra

Cho con nào áo, nào quà,

Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi...

Vì biết “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình", nên ai cũng biết sống đẹp làm tròn nghĩa vụ công dân; sống, lao động, chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc, sự bền vững của đất nước;

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vụng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên...

(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Những chữ như: “góp nên”, “góp cho”, “góp mình”, “để lại” trong đoạn thơ trên đã làm sáng ngời một quan niệm sống đẹp, “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Đó là tình nhân ái, đức hi sinh của con người Việt Nam trong trường kì lịch sử.

Nhờ có truyền thống cao đẹp đó mà nhân dân ta tự hào về đất nước Việt Nam:

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.

Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta phát triển một cách kì diệu trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu vẫn còn nhiều ý nghĩa thời sự mới mẻ, nhất là đối với tuổi trẻ Việt Nam.

Học giỏi, lao động tốt vì sự nghiệp đổi mới đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, xâ hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Học giỏi, lao động giỏi, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật. Sống trong lao động sáng tạo, sống hạnh phúc trong tình nhân ái bao la.

Hơn bao giờ hết, tuổi trẻ chúng ta mới thấy thấm thìa về tinh cảm, tư tưởng hàm chứa trong một vần thơ đẹp, giàu ý nghĩa:

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình


Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: “Chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn trong ánh sáng và bầu trời tự do. “Lá phải xanh”, lá được nuôi dưỡng bàng nước, bằng mầu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự nhiên nên “chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.

27 tháng 1 2018

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng và cũng là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Ông có rất nhiều bài thơ hay ca ngợi đất nước và con người Việt Nam. Nước non ngàn dặm là một trong số những bài thơ đó.

...Con thuyền rời bển sang Hiên

Xuôi dòng sông Cái, ngược triều sông Bung

Chập chùng, thác Lửa., thác Chông

Thác Dài, thác Khó, tlìác Ông, thác Bà.

Thác, bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời...

(Trích Nước non ngàn dặm)


Đoạn thơ đã gợi lên hình ảnh đất nước ta có nhiều sông suối, lắm thác nhiều ghềnh, ấn tượng mạnh mẽ nhất là thác. Sao mà nhiều thác thế! Gắn với nhan đề của bài thơ là Nước non ngàn dặm một suy nghĩ đã nảy sinh- Sau những lớp thác kia, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì tới người đọc? Phải chăng đó là những bước đi đầy chông gai, gian khổ nôi nhau liên tiếp của dân tộc ta để có được non nước như ngày hôm nay. Đoạn trích là hành trình của một con thuyền trên ngàn dặm nước non. Mở đầu là hai câu thơ:

Con thuyền rời bến sang Hiền
Xuôi dòng sông Cái, ngược dòng sông Bung.

Hình ảnh con thuyền bắt đầu rời bến ra đi nhẹ nhàng thong thả trên những đoạn sông hiền hoà, êm ả, chẳng mấy chốc cập bến dễ dàng: Rời bến sang Hiên. Rồi tiếp tục cuộc hành trình Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung. Thuyền xuôi, thuyền ngược là hoạt động bình thường trên sông nước. Từ xuôi gợi sự thuận lợi cho hành trình của con thuyền, còn từ ngược lại bắt đầu gợi lên sự khó khăn trong hành trình. Thuvền bắt đầu gặp thác, không phải là một thác mà là rất nhiều thác. Điệp từ thác xuất hiện tới tám lần trong đoạn thơ ngắn cùng với biện pháp liệt kê tèn thác, cách ngắt nhịp 2/2/2 và 2/2/2/2 đã tạo lên cảm giác thác trải dài liên tiếp, hết thác nọ đến thác kia.

Cảm nhận của em về đoạn thơ trong bài Nước non ngàn dặm của Tố Hữu

Con thuyền vượt thác hôt sức khó khăn: Lúc chồm lên, lúc ngụp xuống, vượt hết thác này lại có thác khác xuất hiện trước mặt. Từ láy chập chùng giúp ta hình dung cảnh con thuyền vượt thác quả là một khó khăn gian khổ!

Chập chùng, thác Lửa, thác chông,

Thác Dài, thác Khó, thác Ông thác bà

Tên thác nghe rất tự nhiên, thác “Lửa”, “Chỏng”, “Dài”, “Khó”, bốn tính từ được dùng liên tiếp tưởng chừng như “chướng ngại vật” ngăn cản cuộc hành trình của con thuyền. Lại còn “thác Ông, thác Bà”, “Ông, Bà” là trị vì cao nhất trong thứ bậc của một gia đình. Có lẽ trong câu thơ này, nhà thơ sử dụng với ý nghĩa là những con thác cao nhất mà thuyền phải vượt qua. Thật thú vị với cách “dùng từ” của tác giả.

Thác, bao nhiều thác củng qua

Câu thơ sáu tiếng bỗng ngắt nhịp bất thường 1/3/2 làm cho nhịp thơ 2/2 cũng như bị “khựng” lại, chặn đứng sự “tuôn trào” nối tiếp của thác. Từ thác được tách riêng đứng ở đầu câu thơ như một câu hỏi thách thức với thiên nhiên của con thuyền! Tiếp theo là câu trả lời như khẳng định bao nhiêu thác cũng qua. Nhịp thơ lại dàn trải ở câu thơ cuối:

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

Vượt qua hết đoạn thác ghềnh, ra đến khúc sông mênh mông, hiền hoà, con thuyền lại “thênh thênh” xuôi dòng để thưởng ngoạn cảnh đẹp của non sông đất nước.

Hành trình của con thuyền vượt thác chính là hành trình của dân tộc ta vượt qua những chặng đường chông gai, đầy gian khổ. Hình ảnh con thuyền là hình ảnh tượng trưng cho con thuyền cách mạng của dân tộc. Người cầm lái vĩ đại là Bác Hồ kính yêu đã đưa cách mạng qua bao thử thách gian lao. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh thác Lửa để tượng trưng cho khói lửa nóng bỏng của các cuộc chiến tranh, thác Chông tượng trưng cho những chông gai trong hành trình của cách mạng, thác Dài, thác Khó là sự trường kì vượt khó khăn của cả dân tộc Việt Nam để rồi vượt tới đỉnh cao là giải phóng dân tộc mang lại độc lập tự do cho đất nước. Chiếc thuyền cách mạng đã cập bến vinh quang. Cả nước non chìm ngập trong niềm vui thống nhất.

ý thơ là thế, nhà thơ đã không dùng thênh thênh là chiếc thuyền ta xuôi dòng bởi xuôi dòng thì chỉ diễn tả đơn thuần một ý là con thuyền “thực” sau khi đã vượt qua thác dữ. Còn thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời, từ “trên đời” mới bao hàm ý nghĩa lớn lao: Con thuyền đã mang lại tự do cho đời.

Tố Hữu đã theo sát từng bước đi thăng trầm của lịch sử mới viết được những trang thơ hay và giàu ý nghĩa đến như vậy! Chỉ sáu câu thơ thôi mà nhà thơ đã dẫn ta đi đến “ngàn dặm” của đất nước. Làm ta thêm tự hào và yêu Tổ quốc hơn.

Kết quả hình ảnh cho hinh bố thí cái

Chúng ta tự hào vì đất nước có những vị anh hùng tuy trẻ tuổi nhưng lại dũng cảm gan dạ và có một tấm lòng yêu nước sâu sắc như: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám,… Trong đó, hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về một chú bé đi liên lạc nhỏ tuổi hồn nhiên, lạc quan nhưng cũng không kém phần dũng cảm yêu nước.
Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường. Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ.Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm. Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. . Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào. Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo. 
14 tháng 3 2020

Đọc thuộc bài thơ: 

Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.

Ra thế,
Lượm ơi!

Một hôm nào đó,
Như bao hôm nào,
Chú đồng chí nhỏ,
Bỏ thư vào bao,

Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề “Thượng khẩn”,
Sợ chi hiểm nghèo!

Ðường quê vắng vẻ,
Lúa trổ đòng đòng,
Ca-lô chú bé,
Nhấp nhô trên đồng...

Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.

Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh.

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

Viết đoạn văn: Chúng ta tự hào vì đất nước có những vị anh hùng tuy trẻ tuổi nhưng lại dũng cảm gan dạ và có một tấm lòng yêu nước sâu sắc như: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám,… Trong đó, hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về một chú bé đi liên lạc nhỏ tuổi hồn nhiên, lạc quan nhưng cũng không kém phần dũng cảm yêu nước.
Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường. Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ.Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm. Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. . Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào. Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.

7 tháng 12 2023

- Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): bài học đầu tiên của Dế Mèn khi gián tiếp hại chết Dế Choắt: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỉ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình. 

- Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin): ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc như mụ vợ từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kẻ xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.

- Cô bé bán diêm (An-đéc-xen): số phận của cô bé đáng thương, vạch trần xã hội lạnh lùng vô cảm, thể hiện tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ.

- Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ): một đêm anh đội viên chứng kiến cảnh Bác không ngủ vì thương cán bộ, lo việc nước từ đó thể hiện tình cảm của người cha dành cho dân tộc cũng như tình cảm kính trọng của anh đội viên với Bác.

- Lượm (Tố Hữu): hình ảnh hồn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

- Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp): gấu con xấu hổ về đôi chân kiềng của mình nhưng sau khi nghe lời mẹ, cậu trở nên tự tin hơn, không hề xấu hổ mà vô cùng tự hào

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? (Kim Hạnh Bảo- Trần Nghị Du): Nêu lên những lí do mà chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.

- Khan hiếm nước ngọt (Theo Trịnh Văn): Thực trạng khan hiếm nước ngọt và kêu gọi mọi người sử dụng hợp lí.

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? (Theo Thùy Dương): Nêu lên lợi ích của việc nên nuôi vật nuôi trong nhà.

- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): người anh và cô em gái có tài hội họa, lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh): Câu chuyện mà nhân vật "tôi" không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, nhân vật tôi xảy ra xích mích với Nghi. Cứ nghĩ cả 2 sẽ đánh nhau một trận ai ngờ họ lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.

- Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn): cậu bé bắt được một chú chim chích bông mắc kẹt khiến Dế Vần - người bố nhớ lại kỉ niệm xưa vô tình bắt chú chim chích bông con xa mẹ phải chết để người con rút ra bài học cho mình.

- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (Theo Nguyệt Cát): Sự kiện ra đời bài hát Như có bác Hồ để kỉ niệm ngày lễ mừng chiến thắng 30-4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? (Theo thethaovanhoa.vn): Những lí do để đội tuyển bóng đá đem lại chiến thắng ở Sea Game U22.

- Những phát minh "tình cờ và bất ngờ" (Theo khoahoc.tv): Sự ra đời không ngờ đến của một số vật dụng (đất nặn, giấy nhớ, que kem, lát khoai tây chiên).

18 tháng 2 2021

Em tham khảo 

Nhà thơ Xuân Diệu còn nhấn mạnh vùng đất Cà Mau là địa đầu Tổ quốc, là máu thịt của đất nước, là mũi tàu Tổ quốc.

18 tháng 2 2021

Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được đặt tên rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Cách đặt tên như thế cũng thể hiện đặc điểm của thiên nhiên vùng Cà Mau.

11 tháng 11 2021

THAM KHẢO

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa gợi cho người đọc ấn tượng sâu sắc về cô bé Hiên. Hiên sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mẹ Hiên làm nghề mò cua bắt ốc kiếm ăn qua ngày nên không có tiền may áo ấm cho con. Cô bé chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn đọc sẽ cảm thấy xót xa cho bé Hiên. Nhưng cô bé không cô đơn, mà nhận được tình yêu thương của chị em Sơn. Lan và Sơn đã quyết định đem chiếc áo của em Duyên cho Hiên. Chiếc áo mà Hiên nhận được gửi gắm tấm lòng nhân ái, thảo thơm. Hiên hiện lên là một cô bé đáng thương, nhưng em không bất hạnh. Vì Hiên luôn có tình yêu thương của người mẹ tảo tần, và cả tình yêu thương của chị em Sơn.

11 tháng 11 2021

Thiếu in đậm ở Tham khảo

1. Một bức tranh về không khí yên ả thanh bình của làng quê người Việt Làng quê người Việt vốn có một không khí yên ả thanh bình cố hữu sau luỹ tre xanh. Ở đó tồn tại một nền văn minh nông nghiệp ngàn đời. Rất ít biên động, rất ít đổi thay đến mức người ta tưởng như sinh ra đất trời vốn thế. Trình độ sản xuất đã không cao, quan hệ giữa con người với nhau lại là quan hệ truyền thống (trong họ, ngoài làng). Đời sống vật chất và tinh thần ấy đã tạo nên một không khí làng quê thuần khiết. Không khí ấy đã biến đổi dần đi trong quá trình đô thị hoá. Và chính từ quá trình ấy, những gì một đi không trở lại mới được nhớ về như một hoài niệm xa xôi. Những ngày ấy, mùa hè là ngày hội của hoa thơm, bướm lượn. Hoa thì đủ các loài : hoa lan, hoa móng rồng, hoa dẻ. Mỗi thứ hoa mỗi sắc, mỗi hương : hoa lan nở trắng, hoa dẻ từng chùm, còn hoa móng rồng thì bụ bẫm và thơm mùi mít chín. Những loài hoa hào phóng ấy đem đến cho quê làng một không gian đặc quánh mùi thơm. Nó có sức hấp dẫn với cả muôn loài, nhưng trước hết là với ong, với bướm. Cuộc giành giật để phân chia lãnh địa giữa chúng hết sức tự nhiên và chiến thắng bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh. Tính cách giống loài của chúng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ : ong vàng, ong vò vẽ, ong mật, chẳng cần biết phải trái ra sao, tất cả đều xông vào đấu lực, còn các cô bướm hiền lành thấm nhuần phương châm xử thế "tránh voi chẳng xấu mặt nào" lặng lẽ bay đi. Nhưng, dù sao đó chỉ là một khúc dạo đầu. Thế giới của loài chim xuất hiện trên bầu trời bằng tiếng kêu dõng dạc của con bồ các. Mỗi loài có một tập tính riêng, cả chim hiền và chim ác. Chim hiền thì thân thiết với nhà nông, gần gũi với con người : sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu, riêng con sáo đen nhà bác Vui tọ toẹ học tiếng nói con người, biết tự bay đi kiếm ăn nhưng chiều chiều lại trở về với chủ. Con tu hú là bạn của mùa vải như vị thiên sứ báo tin vui, nó đến và đi bất chợt. Còn chim ác như những nhân vật phản diện trong truyện cổ tích. Chúng không những có hình dáng khó coi mà còn vô cùng hiểm độc. Như con diều mũi khoằm giả vờ bay liệng trên cao như một kẻ vô tâm nhưng khi đánh hơi được con mồi, nó lao như mũi tên xuống đất. Không cao đạo kiểu cách như diều hâu, quạ, dù là quạ đen hay quạ khoang đều là những kẻ phàm ăn, tục uống. Không bắt được gà con,, không ăn trộm được trứng, chẳng một chút nề hà, nó sà ngay vào chuồng lợn, không cần kén cá chọn canh. Nhưng quạ, diều hâu không đáng sợ bằng chim cắt. Thân nhỏ nhưng bay nhanh, trở thành một thứ hung thần, một loại quỷ đen khủng khiếp, cắt là một nỗi kinh hoàng với một thứ vũ khí lợi hại vô song: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Ám ảnh đối với trẻ thơ đã đành (bao nhiêu con bồ câu của nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết), mà tất cả loài chim đều chưa ai địch nổi. Như thế là xã hội loài chim dưới con mắt tò mò, ưa khám phá, tìm tòi luôn có vấn đề đặt ra với nó. Phải có một Thạch Sanh, phải có một chàng hiệp sĩ. Nhưng bất ngờ thay, chàng hiệp sĩ ấy vóc dáng mới nhỏ bé làm sao, lại bị nghi oan là kẻ cắp. Tên tội đồ chịu tiếng xấu, nhưng trước bất công đã không thể làm ngơ. Chính nó đã lao vào đánh con diều hâu túi bụi. Chính nó đã tổ chức bủa vây làm cho quạ đổn không còn đường thoát phải "đến chết rũ xương". Và lần này nữa, trước loài cắt dữ gian manh, những chú chèo bẻo đã dũng cảm lao vào thử sức. Việc mạo hiểm ấy vốn đã ấp ủ từ lâu nhưng chưa có cơ hội ra tay, lần này thì cơ hội kia đã đến, hơn thế lại có sự cổ vũ nhiệt tĩnh của đám khán giả vô tư. Cắt đã bị thua, có lẽ lần đầu tiên chịu thua, như những chiếc máy bay B52 "quay tròn xuống đồng Xóc" mà không biết vì sao. Còn đối với bọn trẻ trong xóm, chiến thắng của chèo bẻo hiển hách như một kì công. Tính chất vô tư của bức tranh tả cảnh giúp ta hình dung : xã hội làng quê người Việt là một xã hội bằng phẳng, yên ả, thanh bình, cố hữu. Đã bao nhiêu đời như thế, tưởng không thể đổi thay. Không gian mà con người ưu ái dành cho các loài hoa bướm, loài chim là sự tĩnh mịch, êm dềm. Đó là nnững cảnh tượng quen thuộc đến mức cứ tưởng nhắm mắt lại là nó lập tức hiện ra: Khi con tu hú gọi bầy  Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân  Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào  Trời xanh càng rộng càng cao  Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không... (Tô Hữu — Khi con tu hú) 2. Những quan điểm thẩm mĩ dân gian và triết lí dân gian Quan điểm thẩm mĩ dân gian trước hết là cái nhìn xã hội loài vật như xã hội loài người, con vật như con người. Khác với loại truyện ngụ ngôn, các con vật ở đây hiện ra như những nhân vật cụ thể và sinh động hết sức khách quan, chứ không để minh hoạ cho một bài học luân lí hay triết lí. Mỗi loài vật có một tính cách riêng. Vì vậy, có những con vật đáng ghét, con vật đáng thương. Nhưng sự đáng ghét hay đáng thương cũng ở nhiều cấp độ. Như ở loài chim ác, loài quạ đen, quạ khoang chẳng hạn : bắt gà con, trộm trứng gà là việc bất lương, nhưng không săn bắt được lại rơi vào thế đường cùng thì cũng có một cái gì thật tội. Còn những con chim hiền lành, nhất là dũng cảm như chèo bẻo mà mang tiếng xấu suốt đời thì ai là kẻ minh oan ? Riêng cuộc kịch chiến của gà mẹ với diều hâu, người đọc không khỏi nghĩ đến một tình cảm sâu nặng của con người : tình mẫu tử. Còn triết lí dân gian : đó là bài học về sức mạnh của sự đoàn kết: Một cây làm chẳng nên non  Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.  Một con chèo bẻo đơn phương độc mã làm sao trị nổi diều hâu, quạ, cắt ? Ba lần lập cồng là ba lần chứng thực sức mạnh của bầy đàn (mà con người gọi là đoàn kết). Đối lập với sự đoàn kết là cái cô độc của sự lẻ loi :  Nghèo ăn bắp, họp đông vui  Còn hơn giàu có mồ côi một mình (Tục ngữ) Con bìm bịp là tượng trưng cho sự cô đơn, sự lảng tránh xã hội. Suốt ngày, suốt đêm phải chui rúc trong bụi cây, có lẽ đó là sự trừng phạt tinh thần thích đáng nhất, dành cho nó và đối với nó cũng là sự ân hận, giày vò nhất của lương tâm. Bài học "ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo" cũng thể hiện sinh động ở đây. Người "ở hiền" là đám gà con, chú bồ câu và cả chim chèo bẻo nữa. Còn cái ác, chính nó lại tự đào hố chôn mình, kẻ "gieo gió phải gặt bão". Ngoài quan điểm thẩm mĩ dân gian, triết lí dân gian, còn có các yếu tố của nén văn hoá dân gian. Đó là những bài hát đồng dao (Bồ các là bác chim ri,...), các thành ngữ được sử dụng đúng lúc, đúng nơi (Dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già,...), các câu chuyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo,...), v.v. Những yếu tố văn hoá dân gian này làm cho bài văn có một không khí nửa hư nửa thực, vừa mới vừa cũ rất hay và đáng được nhớ, được sẻ chia, được đồng tình và trân trọng.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-tac-pham-lao-xao-cua-duy-khan-22-1748.html

24 tháng 11 2021

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Đoạn văn mẫu số 3

24 tháng 11 2021

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

Nguồn: gg