giải thích các đại lượng có mặt trong công thức
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Công thức tính điện năng tiêu thụ: \(A=U\cdot I\cdot t\)
A-Điện năng tiêu thụ(J)
U-Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch(V)
I-Cường độ dòng điện(A)
t - thời gian dòng điện chạy qua mạch(s)
- Số W ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ điện đó khi hoạt động bình thường.
- Công thức: \(P=UI\)
Trong đó:
P: công suất (W)
U: hiệu điện thế (V)
I: cường độ dòng điện (A)
Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó hay cho biết công suất điện của dụng cụ khi hoạt động bình thường.
Công thức : \(A=P\cdot t\), trong đó:
P là công suất- Đơn vị W(wat) hoặc J/s
A là công thực hiện- Đơn vị N.m hoặc J.
t LÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN- Đơn vị giây(s)
-Nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận được thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
-Công thức tính nhiệt lượng:
Q = mc\(\Delta t\)
trong đó:
m là khối lượng của vật (kg)
c là nhiệt dung riêng của vật (J/kg.K)
\(\Delta t\) (0C) = t1 - t2 (Độ giảm nhiệt độ)
hoặc = t2 - t1 (Độ tăng nhiệt độ)
-Phần nhiệt lượng nhận được hay mấy đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng
-Công thức tính nhiệt lượng thu vào :
Q = m . c . \(\Delta\)t
Trong đó:
Q là nhiệt lượng (J)
m là khối lượng của vật (kg)
\(\Delta\)t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K)
c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).
Khái niệm công suất: Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
t : Thời gian thực hiện công đó.
P=A/t
P công suất(J/s)
A công (J)
t thời gian(s)
- Đơn vị của công suất là Jun/giây (J/s) được gọi là oát, ký hiệu là W. 1W = 1J/s (Jun trên giây).
Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính công suất: P = A/t
Trong đó :
A là công thực hiện được, đo bằng jun (J)
t là thời gian, đo bằng giây (s)
P là công suất, đo bằng Oát (W)
Tham khảo
Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian
– Trong đó: P là công suất (Jun/giây (J/s) hoặc Watt (W).
Tham khảo
Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian
P = A/t = U.I
– Trong đó: P là công suất (Jun/giây (J/s) hoặc Watt (W).
\(C\%=\dfrac{m_{ct}}{m_{\text{dd}}}.100\%\)
C% là nồng nộ phần trăm (%)
mct là khối lượng chất tan (g)
mdd là khối lượng dung dịch (g)
\(C_M=\dfrac{n}{V_{\text{DD}}}\)
CM : nồng nộ mol ( M hoặc mol/l)
n : số mol chất tan (mol)
Vdd : thể tích dung dịch (l)
Định luật Jun – Lenxơ
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua thì tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Hệ thức: Q = I2.R.t , trong đó:
I là cường độ dòng điện, đơn vị Ampe (A)
R là điện trở, đơn vị Ôm (Ω)
t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị giây (s).
Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn, đơn vị Jun (J).
Định luật Ôm
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Hệ thức: \(I=\dfrac{U}{R}\)
Với I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn (A)
U là hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây (V)
R là điện trở của dây (Ω)
Khối lượng riêng là khối lượng chứa trong 1m\(^3\) chất đó
Công thức tính khối lượng riêng : \(D=\frac{m}{V}\)
Trong đó :
+) D là khố lượng riêng ( kg / m\(^3\))
+) m là khối lượng ( kg )
+) V là thể tích ( m\(^3\))
FA = d.VTrong đó: FA là lực đẩy ác si mét (N)d là trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m2) V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
Olm chào em, để giải thích được các đại lượng trong công thức, em cần đăng công thức đó lên đây em nhé.