Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của HA, HC. Kẻ tia CX vuông BC cắt IK tại E. Chứng minh:
a, CE = AI
b, Tam giác ACI = tam giác EIC
c, IK song song AC và IK = 1/2 AC
d, BI vuông góc AK
Bài 2: Cho góc xOy và điểm A nằm trong góc xOy. Gọi B và C là 2 điểm lần lượt nẳm trên Ox, Oy. O và A thuộc 2 nửa mặt phẳng bờ BC sao cho tam giác ABC là tam giác vuồng tại A. Chứng minh rằng:
a, Điểm A cách đều 2 tia Ox, Oy
b, OA là tia phân giác của góc xOy
Bài 3:Cho tam giác ABC có A=60. Phân giác của góc B và C cắt cạnh AC và AB lần lượt tai M và N. Gọi I là giao điểm của BM và CN
a,Tính số đo góc BIC
b,Chứng minh: BN+CM=BC
Ta có I là trung điểm AH
\(AI=IH\)
K là trung điểm HC
\(HK=KC\)
Xét \(\Delta KHI\left(IHK=90\right)\)và \(\Delta KCE\left(KCE=90\right)\)ta có :
\(HK=KC\)
\(HKI=CKE\)(đối đỉnh)
\(=>\Delta KHI=\Delta KCE\)(cạnh huyền góc nhọn)
\(=>HI=CE=AI\)
b) Xét\(\Delta AHC\)ta có :ru
I là trung điểm AH
K là trung điểm HC
=> IK là đường trung bình \(\Delta AHC\)
=> \(IK//AC\)
Mà \(AH\perp BC\), \(CE\perp BC\)
=>\(AH//CE\)
=> AIEC là hình bình hành
=>\(IAC=IEC\)
=> \(EIC=ACI\)( so le trong)
Xét \(\Delta AIC\)và \(\Delta ICE\)ta có :
IC chung
\(EIC=ACI\)
\(IAC=IEC\)
=>\(\Delta AIC=\Delta ICE\)( g.c.g)
c) IK là đường trung bình \(\Delta AHC\)
=>\(IK=\frac{1}{2}AC\)
d) Ta có : \(IK//AC\)
Mà \(AC\perp AB\)
=> \(IK\perp AB\)
Xét \(\Delta KAB\)có :
\(IK\perp AB\)
\(AH\perp BK\)
AH cắt KI tại I
=> I là trực tâm \(\Delta KAB\)
=> \(BI\perp AK\)