K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2017

Xuất hiện trong phim điện ảnh Nắng với vai diễn bé Nắng bụ bẫm, đáng yêu, tài năng nhí Kim Thư đã đốn tim nhiều khán giả vì lối diễn xuất 'giả mà như thật'. Dù phải tung hứng bên những cái tên đình đám như Thu Trang, Trấn Thành, Hoài Linh nhưng Kim Thư tỏ ra không hề lép vế.

Hầu hết những cảnh cô bé 5 tuổi này góp mặt đều mang lại cho khán giả một cảm xúc đặc biệt, phần nhiều trong số đó là sự bất ngờ pha lẫn ngưỡng mộ. Kim Thư có thể khóc, cười và đẩy cảm tình tiết phim lên cao trào chỉ bằng đôi ba câu nói ngô nghê.

Và ở cái ngô nghê đó là sự duyên dáng mà bất cứ nghệ sĩ thành danh nào cũng mong giữ được.

Trò chuyện với mẹ Kim Thư chị Ngọc Nga về hành trình cô bé đến với nghệ thuật, nhiều bất ngờ thú vị đã được bật mí.

Kim Thư và mẹ chị Ngọc Nga

Nắng là bộ phim lấy nước mắt của khán giả, phần nhiều trong số này đến từ những cảnh quay có mặt Kim Thư. Là mẹ của bé, chị đã cảm thấy như thế nào khi xem con mình khóc, cười trên màn ảnh?

Tôi thật sự rất xúc động. Bất cứ bà mẹ nào cũng sẽ tự hào về con mình nếu như ở trong trường hợp của tôi. Nắng là một bộ phim nói về tình cảm gia đình, bé Kim Thư đóng vai Nắng con gái của người mẹ thiểu năng Mưa (Thu Trang đóng PV). Khi diễn, đạo diễn yêu cầu Kim Thư khóc rất nhiều.

Mà đúng thật là kịch bản có rất nhiều cảnh khóc. Khóc khi nhìn thấy mẹ bị giật mất vé số ngoài chợ, khóc khi mẹ bị bắt đi tù oan, khóc lúc nói chuyện với mẹ trong nhà tù và nặng nề nhất là khóc khi chứng kiến cảnh mẹ sắp bị xử bắn.

Lúc mới nhận vai diễn này cho con, tôi hoang mang lắm. Tôi xem qua kịch bản và thấy đây thực sự là một vai nặng ký. Tôi sợ con gái mình diễn không tròn vai. Tôi sợ con mình sẽ làm ảnh hưởng đến anh Hoài Linh, anh Trấn Thành, anh Tiến Luật, chị Thu Trang. Suy nghĩ mãi tôi mới dám cho con mình nhận vai.

Và sau nhiều ngày trầy da tróc vảy trên phim trường, cuối cùng con cũng hoàn thành vai diễn. Lúc xem lại phim, tôi không cầm được xúc động. Cái cảm giác nhìn con khóc và cười trên màn ảnh rồi nhìn sang những người xung quanh cũng khóc, cười với con, đó thực sự là một điều khó lòng có thể nói ra hết được!

Bé Kim Thư trong phim 'Nắng'

Sau vai diễn bé Nắng trong bộ phim này, nhiều người đã gọi Kim Thư là 'thần đồng nhí' hay 'tia sáng mới' của màn ảnh Việt. Là một người mẹ, chị cảm thấy như thế nào?

Tôi vui nhưng vẫn sợ, tôi muốn con mình phát triển bằng con đường tự nhiên nhất. Những lời khen tặng, tung hô là động lực để tôi và gia đình tiếp tục đầu tư, ủng hộ con theo đuổi nghệ thuật. Nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó.

Tôi chỉ dám nói con mình có một chút duyên sân khấu, mọi người gọi con bằng những tên như 'thần đồng' hay 'tia sáng mới', tôi vui nhưng vẫn ngại.

Thật ra, tôi phải cảm ơn chị Thu Trang và anh Tiến Luật rất nhiều. Vai diễn bé Nắng trong phim là do 2 người tin tưởng giới thiệu cho Kim Thư. Nhà tôi không biết gì hết, tôi cho Kim Thư sinh hoạt và diễn 1 số vở kịch ở sân khấu Thế Giới Trẻ.

Tại đây, bé gặp gỡ và quen biết với các nghệ sĩ như Khương Ngọc, Trấn Thành, Thu Trang, Hải Triều, Diệu Nhi… Rồi mọi người đi phim, có vai thích hợp với Kim Thư thì giới thiệu. Cứ vậy mà Kim Thư đi đóng phim, chứ không có các anh chị nghệ sĩ này, Kim Thư cũng chẳng có cơ hội đóng phim Nắng.

Những cảnh khóc, cười của Kim Thư luôn mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả

Là người theo sát hành trình của con tại 'Nắng', có bao giờ chị cảm thấy xót lòng vì con mình còn quá bé mà phải 'dầm mưa dãi nắng' để đóng phim suốt nhiều ngày liền?

Nói thật tôi xót lắm, thương con lắm mà không biết làm sao. Bất cứ ông bố bà mẹ nào thấy con mình vất vả đóng phim cũng sẽ như tôi thôi. Người lớn mình đi phim nhiều khi còn mệt không chịu nỗi, huống hồ gì con nít chỉ mới 5 tuổi.

Mà lời thoại nhiều đoạn rất dài, bé không thể thuộc, bé cố gắng nhẩm, cố gắng học lúc đang ăn mà vẫn khó nhớ hết. Thế là tôi phải học lời thoại cùng con, tất cả những lời bé nói tôi đều thuộc, tôi nhắc bé mọi lúc mọi nơi. Bé tuy còn nhỏ nhưng rất sợ làm phiền các cô chú xung quanh.

Có lần quay cảnh mẹ Thu Trang sắp bị xử bắn, bé phải diễn cảnh gào khóc, van xin rất tội nghiệp. Đến đoạn con chạy lại, bé vấp ngã một cú rất mạnh. Tuy đau nhưng bé nhất quyết không khóc, cố gắng gượng cho đến khi đạo diễn kêu quay thì vỡ òa nước mắt.

Giống như kiểu đem cái đau từ việc bị té vào cảnh quay luôn. Nhìn con như thế tôi thương lắm, nhưng cũng phải bấm bụng chịu, chờ cho đến lúc diễn xong thì thôi!

Cô bé bụ bẫm, đáng yêu bên sao nhí A Pù

Đóng cùng Trấn Thành, Thu Trang, Tiến Luật khá nhiều cảnh, chắc hẳn Kim Thư đã rất thân thiết với những nghệ sĩ này?

Kim Thư đúng là quay cùng các nghệ sĩ trên khá nhiều cảnh, bé cũng hay trò chuyện, nói cười vui vẻ với mọi người nhưng nếu nói thân thiết dữ lắm thì cũng chưa. Vì Trấn Thành, Tiến Luật hay Thu Trang đều rất bận. Người bé thân nhất và giúp đỡ nhiều nhất là chú Kiều Minh Tuấn.

Chú Tuấn đã giúp bé có cảm xúc khi quay những cảnh khóc. Trước khi bắt đầu cảnh quay, chú Tuấn sẽ nói chuyện với mẹ con tôi để bé Kim Thư hiểu hết ý nghĩa cảnh quay. Chú Tuấn cũng như nhiều anh chị nghệ sĩ khác luôn dành cho Kim Thư sự quan tâm đặc biệt.

Có thể điều này xuất phát từ chuyện bé là người nhỏ nhất đoàn phim.

Với chị Thu Trang, bé Kim Thư thật sự rất thần tượng. Tôi có hỏi con nhiều lần, bé đều nói là thích chị Trang vì chị diễn giỏi, tâm huyết, nhiệt tình. Nhưng điều buồn cười là bé cũng rất sợ chị Thu Trang. Tôi bảo con vì sao lại thế, con chỉ nói con cảm giác là sợ sợ.

Trẻ con nó thế, nhiều khi nó nghĩ gì mình cũng không biết hết được. Diễn ăn ý với chị Thu Trang trên màn ảnh, thích chị Thu Trang vì tài năng nhưng vẫn có cảm giác sợ sợ chị Thu Trang!

Trấn Thành cũng từng dành nhiều lời khen cho Kim Thư vì sự thông minh, lém lỉnh

Trước khi tham gia phim 'Nắng', bé Kim Thư đã từng góp mặt trong hoạt động nghệ thuật nào chưa?

Gia đình tôi có truyền thống nghệ thuật, trong dòng họ có rất nhiều nghệ sĩ cải lương và diễn viên. Vậy nên ngay từ bé Kim Thư đã được nuôi dạy để theo con đường nghệ thuật. Và thực sự là giống như có 'máu diễn' trong người nên Kim Thư hòa nhịp rất nhanh.

Tôi làm công việc trang điểm, làm tóc nên thường có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với các nghệ sĩ, mỗi lần thế tôi đều đưa Kim Thư đi theo. Thấy bé đáng yêu, mũm mĩm nên nhiều người cũng ngỏ ý cho đi diễn cùng.

Đầu tiên phải kể đến sân khấu kịch Thế Giới Trẻ, Kim Thư vẫn diễn ở đây khi có vai. Tiếp đến là nhóm Chuồn Chuồn Giấy, lúc đi thi Vietnam's Got Talent năm 2015, Kim Thư có góp mặt với vai Tiểu Hồ Ly.

Chỉ là nghĩ sẽ thi cho vui, để con dạn dĩ hơn, nào ngờ lúc đó Kim Thư gây sốt, góp phần giúp Chuồn Chuồn Giấy vào tiếp những vòng trong. Bây giờ thì Kim Thư vẫn sinh hoạt với nhóm, được các anh chị lớn thương yêu nên Kim Thư học hỏi khá nhiều thứ.

Kim Thư và Thái Duy trưởng nhóm kịch Chuồn Chuồn Giấy

Vậy còn phim ảnh thì sao? Bé Kim Thư có kế hoạch tham gia một dự án nào mới?

Chắc có lẽ cũng là may mắn, như tôi nói lúc nãy, Kim Thư được các cô chú, anh chị nghệ sĩ thương yêu rất nhiều. Cứ đi quay phim nào mà có vai diễn bé gái 5 6 tuổi phù hợp là lại giới thiệu cho Kim Thư.

Trước khi đóng phim Nắng, Kim Thư có tham gia một số dự án như Trúng số, Yêu phải xài chiêu, Bệnh viện ma. Sắp tới đây có 2 phim sẽ ra rạp nữa là Thần tiên cũng nổi điên và Người rừng. Tất cả đều là phim điện ảnh, Kim Thư chưa đóng phim truyền hình bao giờ.

Bên cạnh đó, Kim Thư cũng tham gia các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi. Hiện tại thì bé tập trung cho show Siêu hài nhí diễn cùng Trường Giang. Ở chương trình này bé rất thân thiết với A Pù, chắc vì cùng độ tuổi nên 2 đứa hay tíu tít nói cười.

Mỗi lần đi quay tôi đều hỏi con cảm thấy như thế nào, bé đều trả lời là rất vui. Bé thích được đứng trước ống kính, được thể hiện những nhân vật như đạo diễn yêu cầu. Dù chỉ mới 5 tuổi nhưng bé đã ý thức được công việc mình đang làm và thể hiện niềm đam mê đó một cách không ngại ngần.

Cát xê từ các hoạt động nghệ thuật của Kim Thư hiện tại như thế nào?

Tôi làm công việc có liên quan đến nghệ thuật một chút, còn ông xã thì không. Vợ chồng tôi cũng chỉ có mỗi Kim Thư là con. Vậy nên, chuyện tiền bạc có thể thu xếp được. Kim Thư đi diễn từ bao lâu nay vợ chồng tôi đều không nặng nhẹ chuyện cát xê.

Thực sự là tôi không đòi hỏi, đưa nhiêu thì tôi lấy nhiêu. Tôi nghĩ, bé còn quá nhỏ, mọi người tạo điều kiện cho đi diễn đã là mừng, vậy thì mình đòi hỏi làm gì.

Vợ chồng tôi đi làm lo cho con được, không cần con đi diễn mang tiền về. Tôi chưa bao giờ nghĩ tới điều này. Tôi đơn giản chỉ là mong con có cơ hội phát triển, được thể hiện niềm đam mê và năng khiếu nghệ thuật của con.

Với cát xê, chắc có lẽ đủ cho con trang trải việc học và các chi phí ăn uống, đi lại, sinh hoạt khác. Trẻ con thì cát xê chắc chắn không thể bằng người lớn được rồi.

Chị có lo ngại việc con gia nhập showbiz từ quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến chuyện học hành sau này?

Tôi không nghĩ là sẽ bị ảnh hưởng đâu. Vì gia đình cũng hướng là để bé hoạt động nghệ thuật theo ý thích. Bây giờ bé mới 5 tuổi, đến sang năm đi học rồi, mọi chuyện phải đổi khác chứ. Chắc là sẽ dồn sức và thời gian cho học văn hóa nhiều hơn.

Dù gì đi nữa thì cũng phải học hành đàng hoàng cái đã. Nghệ thuật vẫn là mục đích hướng tới, nhưng quan trọng phải có cái chữ trong tay!

Cám ơn chị Ngọc Nga vì đã dành thời gian trò chuyện!

3 tháng 6 2023

Tui k giỏi về văn nha bà

23 tháng 12 2016
Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây trường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy : “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.... 
23 tháng 12 2016

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.

co-be-ban-diem

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô

Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.

Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhân hậu như một bà tiên, trong ngói nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Nhưng que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến. Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Mỗi một que diêm sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn ánh sáng gì to lớn. Nó chỉ là một ánh lửa diêm nhỏ bé, dễ dàng tắt lụi trong đêm băng tuyết. Bởi vậy mỗi que bật lên sao có thể sưởi ấm được tâm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé. Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi. Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.

Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.

Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.

26 tháng 11 2017

Nhận xét câu chuyện ''Con Rồng,cháu Tiên'' của mình là :

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết hay kể về sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo nhưng lại đưa người đọc đến một thế giới thần tiên giữa cuộc sống đời thường. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc ta, truyền thuyết “Con Rồng, cháu tiên” đã thực sự đi sâu vào lòng người đọc.

Nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai nhân vật được hư cấu và là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải. Còn Âu Cơ lại có dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc.

Mỗi người có một nét đẹp riêng, một nét đặc trưng riêng thu hút đối phương. Lạc Long Quân được tô đậm vẻ đẹp tài năng. Thân Rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn, sức khỏe không ai sánh bằng, lại tinh tường các phép thần thông, có thể trấn áp lũ quái yêu bảo vệ dân lành. Lạc Long Quân vừa tài năng, lại có tấm lòng thương người, dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, dạy dân cách ăn ở.

Âu Cơ là một tiên nữ có nhan sắc tuyệt trần. Nàng thích rong ruổi nay đây mai đó. Nghe đồn ở vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn cất công đến thăm thú và tình cờ gặp được Lạc Long Quân.

mẹo này!

Họ bén duyên và yêu nhau say đắm. Một vị tiên tài giỏi ở dưới nước kết duyên với một nàng tiên xinh đẹp ở trên núi cao. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thành phần núi – biển. Đời Hùng Vương, cư dân văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên trao đổi qua lại với nhau cả về văn hóa và kinh tế. Bởi thế, tình huống kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai bộ tộc này.

Cuộc hôn nhân giữa hai vị thần như mối lương duyên tiền định. Họ đến với nhau, chung sống và Âu Cơ cũng sinh con. Nhưng lạ thay, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con hồng hào, xinh đẹp. Đàn con lớn nhanh như thổi, ai ai cũng khôi ngô, tuấn tú, khỏe mạnh. Yếu tố thần tiên in đậm trong chi tiết này. Đây cũng là chi tiết giải thích rõ nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên của chúng ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp.

Hình ảnh bọc trứng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định mối quan hệ khăng khít, ruột thịt của những con người Việt Nam. Hai tiếng đồng bào đã nói lên sự đùm bọc, ruột thịt ấy.

Chi tiết Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống biển, còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên non giải thích sự phân bố dân cư trên đất nước ta. Ngoài lý lo thói quen sống, phong tục tập quán khác nhau, chi tiết này còn thể hiện sự cai trị toàn bộ đất đai rộng lớn của ta. Dân ta tự quản lấy lãnh thổ ta. Đây cũng là chi tiết khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam.

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về  nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng,cháu Tiên.

26 tháng 11 2017

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết hay kể về sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo nhưng lại đưa người đọc đến một thế giới thần tiên giữa cuộc sống đời thường. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc ta, truyền thuyết “Con Rồng, cháu tiên” đã thực sự đi sâu vào lòng người đọc.

TIN HOT

by Mgid

Cách tốt nhất để kiếm tiền ở việt nam

Chế độ ăn tốt nhất cho người lười! Không tập luyện!

Uống một cốc thức uống này một ngày và giảm 11 kg trong một tuần

Tìm hiểu làm thế nào để ngăn chặn lão hóa da!

Nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai nhân vật được hư cấu và là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải. Còn Âu Cơ lại có dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc.

Mỗi người có một nét đẹp riêng, một nét đặc trưng riêng thu hút đối phương. Lạc Long Quân được tô đậm vẻ đẹp tài năng. Thân Rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn, sức khỏe không ai sánh bằng, lại tinh tường các phép thần thông, có thể trấn áp lũ quái yêu bảo vệ dân lành. Lạc Long Quân vừa tài năng, lại có tấm lòng thương người, dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, dạy dân cách ăn ở.

Âu Cơ là một tiên nữ có nhan sắc tuyệt trần. Nàng thích rong ruổi nay đây mai đó. Nghe đồn ở vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn cất công đến thăm thú và tình cờ gặp được Lạc Long Quân.

NHIỀU NGƯỜI ĐỌC

by Mgid

Cách tốt nhất để kiếm tiền ở việt nam

Uống một cốc thức uống này một ngày và giảm 11 kg trong một tuần

Hãy sẵn sàng cho mùa hè ngay bây giờ! Dễ dàng và dễ chịu!

Y khoa phát hiện nguyên nhân mùi hôi từ miệng

Đừng giới hạn bản thân! Mất trọng lượng là đơn giản!

Mùi hôi từ miệng? Tất cả do ký sinh trùng

Giải pháp chống kí sinh trùng hiệu quả nhất ngày nay

Tìm hiểu làm thế nào để ngăn chặn lão hóa da!

Họ bén duyên và yêu nhau say đắm. Một vị tiên tài giỏi ở dưới nước kết duyên với một nàng tiên xinh đẹp ở trên núi cao. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thành phần núi – biển. Đời Hùng Vương, cư dân văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên trao đổi qua lại với nhau cả về văn hóa và kinh tế. Bởi thế, tình huống kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai bộ tộc này.

Cuộc hôn nhân giữa hai vị thần như mối lương duyên tiền định. Họ đến với nhau, chung sống và Âu Cơ cũng sinh con. Nhưng lạ thay, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con hồng hào, xinh đẹp. Đàn con lớn nhanh như thổi, ai ai cũng khôi ngô, tuấn tú, khỏe mạnh. Yếu tố thần tiên in đậm trong chi tiết này. Đây cũng là chi tiết giải thích rõ nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên của chúng ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp.

Hình ảnh bọc trứng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định mối quan hệ khăng khít, ruột thịt của những con người Việt Nam. Hai tiếng đồng bào đã nói lên sự đùm bọc, ruột thịt ấy.

Chi tiết Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống biển, còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên non giải thích sự phân bố dân cư trên đất nước ta. Ngoài lý lo thói quen sống, phong tục tập quán khác nhau, chi tiết này còn thể hiện sự cai trị toàn bộ đất đai rộng lớn của ta. Dân ta tự quản lấy lãnh thổ ta. Đây cũng là chi tiết khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam.

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về  nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng, cháu Tiên.



 

22 tháng 3 2021

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giời đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé. Em vô cùng yêu mến chú bé Phrăng!

22 tháng 3 2021

Tham khảo:

Trong văn bản "Buổi học cuối cùng", nhân vật cậu bé Ph-răng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, nhân vật Ph-răng là một cậu bé ham chơi nay được đặt vào trong tình huống không bao giờ được học tiếng mẹ đẻ nữa, chính vì vậy, cậu đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Đầu tiên, Ph-răng là cậu bé ham chơi. Dường như, cậu bé thích nô đùa với thiên nhiên hơn là đi học. Cậu không thuộc bài,hay trốn học và thường xuyên bị thầy giáo Ha-men trách phạt. Thứ hai, cậu bé Ph-răng đã thức tỉnh được tình yêu tiếng Pháp của mình khi nhận ra đây là buổi học tiếng mẹ đẻ cuối cùng. Điều này được thể hiện rất rõ trong diễn biến tâm lý của cậu. Thứ nhất, cậu ngạc nhiên vì những điều khác thường khi đến trường. Khi biết được đây là buổi học cuối cùng, tâm trạng của cậu choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động và thương thầy giáo biết bao. Sau đó, cậu cảm thấy nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi đi bắt những chú chim, giờ đây muốn được học tiếng mẹ đẻ cũng chẳng thể được nữa. Bên cạnh đó, cậu cũng thấy ân hận khi không thuộc bài và không đọc được chữ Pháp. Khác với mọi khi, ở buổi học hôm ấy, khi thầy Hamen giảng, cậu đã chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu khác với trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu và thấy yêu thầy, thương thầy biết ơn thầy, tự nhủ sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này. Ta có thể thấy, Ph-răng đã giác ngộ và hiểu ra giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học, được nói tiếng nói của dân tộc. Cậu ân hận vì những tháng ngày ham chơi của mình. Chẳng những thế, cậu còn hiểu được lời thầy Ha-men rằng, tiếng mẹ đẻ chính là chìa khóa thoát khỏi chốn lao tù. Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước. Tóm lại, Ph-răng là cậu bé ham chơi nhưng bên trong cậu cũng có những tình cảm cao đẹp, đó là sự kính trọng thầy giáo, lòng tự tôn dân tộc và lòng yêu nước.

Không chép mạng lâu đó, chịu hông ?

Chết , tui chỉ có cây chứ ko hoa ....

8 tháng 2 2022

gian khổ mẹ trải qua

8 tháng 2 2022

nhanh lên giúp mik đi mà

cảm ơn 

7 tháng 4 2020

trong bài văn " vượt thác ", dượng hương thư là 1 ng mạnh khỏe, oai vệ và dũng mãnh. nhgx động tác thả sào, rút sào của duowngjtrog hành trình vượt sông thu bồn nhanh như cắt giấy. h/ả đó trái ngược vs dượng hương thử ở nhà ai gọi cx dạ dạ vâng vâng. trog khi vượt thác, h/ả ngoại hình của dượng hương thư đc bộc lộ rõ nhất. dượng cs cơ bắp cuồn cuộn, thân hình rắn chắc, tay cầm chặt khúc sào ghì chặt xuống nc và đc tác giả s2 như ng a hùng của trường sơn, oai linh, hùng vĩ. sau khi vượt thác xg, dượng hương thư cg mn nằm nghỉ, mặt đỏ tía, miệng thở hổn hển nhg nét mặt vui mừng như thể vừa trút đi mọi gánh nặng. vài phút sau, họ đã tới đc nơi cần đến. cây cối, bờ cát hiện ra. cảnh quang bh s hùng vĩ thế. z là hành trình của họ đã thành công. 

    k ch mk nha

8 tháng 4 2020

   Vượt thác là một đoạn trích ngắn trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng. Với trích đoạn ngắn tác giả đã đưa người đọc đến với khung cảnh thiên nhiên vừa hiền hòa vừa hung bạo dọc hai bên dòng sông Thu Bồn. Nhưng nổi bật hơn cả, tác giả để lại ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh những người lao động nơi đây mà điểm nhấn nằm ở chân dung dượng Hương Thư khỏe mạnh, oai phong trong quá trình vượt thác.

   Đoạn trích kể về công cuộc vượt thác đầy nguy hiểm, vất vả mà cũng thật oai phong, hùng dũng của dượng Hương Thư. Để chuẩn bị cho hành trình vượt thác, dượng Hương đã nấu cơm ăn trước cho chắc bụng, những chiếc sào tre bịt đầu sắt đã sẵn sàng. Bước vào quá trình vượt thác, dượng Hương Thư đã ngay lập tức phải đối đầu với con thác lớn, nước to cứ thế chồm lên, dượng Hương Thư đánh trần phóng chiếc sào đã chuẩn bị xuống nước "nghe tiếng soạc", cả người dượng Hương ra sức cản lại thế nước dữ, đến nỗi chiếc sào cũng bị uốn con. Con thuyền thoáng chút sợ hãi trước sức mạnh ghê gớm của thác nước cứ "chực trụt xuống quay đầu lại" . Biện pháp nhân hóa khiến cho cả câu văn trở nên sinh động hẳn lên, không chỉ mô tả sự lo lắng của con thuyền mà đó còn chính là nỗi lo lắng của dượng Hương Thư. Liệu sức người có thể địch nổi lại với sức nước? Chỉ mất vài giây ngắn ngủi, dượng Hương đã lấy lại tư thế làm chủ, đây có lẽ là đoạn văn hay nhất, đẹp nhất để miêu tả về dượng Hương Thư: "Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì lên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" . Chỉ trong một vài câu văn ngắn tác giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp so sánh: nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ, mức độ so sánh ngày càng tăng tiến, khẳng định vẻ đẹp của dượng Hương Thư. Dượng Hương mang trong mình vẻ đẹp của sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh, rắn rỏi, dượng Hương chẳng khác nào một người hiệp sĩ vĩ đại đang chiến đấu chống lại cái ác, cái xấu. Không chỉ vậy, Võ Quảng còn rất tinh tế khi sử dụng ngôn từ với việc dùng các động từ mạnh: thả sào, rút sào, lấn lên, các từ miêu tả nhân vật: cuồn cuộn, cắn chặt, bạnh ra, nảy lửa, … càng chạm khắc rõ nét hơn nữa vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của người kị mã trong quá trình vượt thác. Dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với khi ở nhà, lúc nào cũng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng dạ vâng. Bằng kinh nghiệm dày dặn, bằng sức mạnh phi thường dượng Hương Thư và mọi người đã chiến thắng dòng nước dữ, vượt thác thành công. Mặc dù thở không ra hơi nhưng ai cũng sung sướng vứt sào.

    Để xây dựng chân dung dượng Hương Thư, Võ Quảng đã vận dụng, kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật. Trước hết là những hình ảnh so sánh sinh động: nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Ngoài ra lớp ngôn ngữ giàu chất tạo hình: cuồn cuồn, nảy lửa,.. sử dụng hệ thống động từ đa dạng phong phú; cùng với đó là việc sử dụng linh hoạt các thành ngữ: nhanh như cắt,… đã giúp tác giả khắc họa thành công vẻ đẹp rắn rỏi, nhanh nhẹn, gan dạ trong quá trình vượt thác của dượng Hương Thư.

    Bằng con mắt quan sát tinh tường, sử dụng linh hoạt ngôn ngữ và các biện pháp nghệ thuật Võ Quảng đã xây dựng thành công chân dung dượng Hương Thư - đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động Việt Nam. Họ có thể nhu mì, hiền lành khi ở nhà nhưng lại là những người anh hùng dũng cảm, nhanh nhẹn, quyết liệt trong cuộc việc, trước mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Qua nhân vật này, tác giả còn thể hiện niềm tự hào, ngợi ca sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên hùng vĩ.

Hok tốt !

6 tháng 10 2016

ĐÂY LÀ BÀI CỦA MÌNH:

Thánh Gióng là người anh hùng dũng cảm của chúng ta. Chi tiết Gióng sinh ra ở là quê chứng tỏ rằng Gióng rất gần gũi với nhân dân nhưng khi đánh giặc xong , gióng lại bay về trời mà không quay lại với nơi mà mình được sinh ra chứng tỏ Gióng không hề  ham lợi . Mặc dù Gióng đã bay về trời nhưng Gióng trong lòng mọi người vẫn còn mãi với non sông đất nước  chúng ta. Em rất thán phục Thánh Gióng - vị anh hùng vĩ đại của nhân dân.

đó là bài của mình , nếu ko hay xin bạn thông cảm  vì mik đã làm hết sức có thể rùi vui

6 tháng 10 2016

thì ai ns e tích cho cj đâuLê Anh Thư

hihiih

15 tháng 10 2021

undefinedundefinedKimetsu Yaiba và Nezuko đó bạn