K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo nhé

                      Bài làm

Cũng giống như bao người, quê hương em cũng thật giản dị nhưng thật đẹp đẽ biết bao. Quê hương em là một vùng quê yên bình. Có lẽ quê hương em đẹp nhất vào những buổi sáng bình minh nắng vàng rực rỡ. tiếng gà gáy như đánh thức dân làng chuẩn bị một ngày làm việc tràn đầy nhiệt huyết. Bình minh lên cũng là lúc vạn vật xung quanh bừng tỉnh giấc. Cây cối vươn mình rung rinh đón chào ánh nắng ngày mới. Trên những mặt lá xanh còn đọng lại những giọt sương sớm, long lanh lấp lánh dưới ánh nắng sáng. Hoa thơm khoe sắc thắm sau một buổi đêm ngủ giấc dài. Chim ca ríu rít gọi nhau cùng ca khúc hát đón chào bình minh ngày sớm. Con người cũng thức giấc sau một giấc ngủ dài nghỉ ngơi. Từ sân thượng nhìn xuống góc phố thấy rõ nhịp sống buổi sớm của mọi người. Đầu phố, những gánh hàng rong đang sắp xếp, chuẩn bị mở cửa chào đón khách. Mùi thơm từ hàng xôi bác Tám, hàng phở bác Kim thoang thoảng trong gió. Gần đó có một nhóm các cụ già đang tập thể dục. Người đi bộ, người tập dưỡng sinh,.. Mọi người nói cười vui vẻ. Ai cũng hạnh phúc đón chào ngày mới bắt đầu. Cứ như thế nhịp sống của mọi người bắt đầu. Vùng quê yên bình bỗng nhộn nhịp lạ thường vào mỗi sớm mai tỉnh giấc. Bình minh đẹp là thế, tràn đầy sức sống là thế nhưng khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc làng quê lại mang vẻ đẹp yên bình, dịu dàng như một nàng thiếu nữ. Đã vào tháng 12 - tháng của những làn gió mùa, vào những chiều mùa đông gió về lạnh giá như này, mặt trời dường như đi ngủ sớm, hoàng hôn buông dần xuống bao phủ làng quê yên bình. Từ trên cao, ông mặt trời từ từ lùi về ngôi nhà nhỏ ở phía cuối chân trời. Trong không gian nhá nhem tối đó thoang thoảng là làn khói trắng từ các gian bếp, là tiếng nói cười của đám trẻ nô đùa tạm biệt nhau để về quây quần bữa tối cùng bố mẹ. Cũng là màu đỏ như lúc bình minh. Nhưng tông đỏ của buổi hoàng hôn như trầm lặng và nặng nề hơn rất nhiều. Những cơn gió theo đó bỗng chốc thổi nhanh và mạnh hơn, quét từng cơn rét buốt. Trời về tối, nên càng thêm lạnh lẽo. Hàng tre đan thành bụi thành đàn, oằn mình chống lại gió rét. Trên bầu trời vắng tanh, bởi đàn chim đàn vội kéo nhau về tổ trước khi đêm đen sụp xuống. Tiếng dế, tiếng chim im phăng phắc. Cả không gian chỉ còn tiếng xào xạc của lá cây. Quê hương em luôn đẹp và thân thương đến thế, em tự nhủ với bản thân sẽ cố gắng học tập thật tốt để mai sau xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp và phát triển hơn nữa.

 

Đất đầy nắng, gió, ruộng lúa bạt ngàn - em ôm trọn tuổi thơ của mình. Mỗi sáng sớm em thức dậy cùng ông bà ra đồng với khung cảnh những chú chim đang hót. Những ngày thu hoạch, tiếng cười của người nông dân tràn ngập quê em cùng với những xe thóc chở về. Những món ăn dân dã từ bánh bèo đến bún hến - một hương vị thì thầm sự ấm áp và quen thuộc. Quê hương em được gợi lên với nguồn cảm hứng, điểm tựa vững chắc cho cuộc đời em. Bất cứ nơi nào em đi qua, luôn háo hức nói về quê hương một cách tự hào - vùng đất yên bình, tràn ngập tình yêu.

7 tháng 5 2020

Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. Nó mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờ Tiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. Đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương.

Nước sông như dòng sữa ngọt tưới tiêu cho đồng ruộng, dòng nước mát luôn dang tay đón chúng em tắm mát, bơi lội nô đùa trong những ngày hè oi bức.

Con sông đã trở thành một phần máu thịt của quê hương em. Con sông đã chứng kiến bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Rồi mai ngày em sẽ lớn khôn, nhưng rồi có đi đâu xa chân trời góc biển em vẫn nhớ về quê em, những kỉ niệm với dòng sông sẽ vẫn còn mãi trong em.

*Ryeo*

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

     Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

     Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín, màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

     Quê em còn nghèo nên những con đường bằng bê tông vẫn còn rất ít, phổ biến nhất vẫn là những con đường bằng đất quanh co. Mùi sỏi đá bốc lên hòa vào gió cứ xông thẳng vào sống mũi khiến em cảm thấy quá thân thuộc, dù sau này lớn lên nó cũng không thể xa lạ được.

     Mọi người ở quê em ai cũng chăm chỉ làm ăn, quanh năm họ bán mặt cho đất bán lưng cho trời để nuôi con nên người. Họ là những người nông dân chất phác, hiền lành và hiếu khách. Họ luôn quan tâm đến những người xung quanh. Em từng nghe mẹ bảo rằng người dân quê coi trọng tình hàng xóm, chứ không như trên thành phố nhà nào biết nhà đấy. Mẹ bảo bởi vậy mẹ mới thích cuộc sống bình dị ở nông thôn.

     Em vẫn thích ngắm nhìn quê em mỗi khi bình mình và khi mặt trời lặn. Vì đây là hai khoảnh khắc đáng nhớ đánh dấu sự bắt đầu một ngày và sắp kết thúc một ngày. Nó khiến cho mỗi người cảm nhận sự thanh bình, không hối hả, chậm rãi và yên tĩnh đến lạ lùng.

    Có rất nhiều người đi xa vẫn bảo rằng dù có đi đến bất cứ nơi nào thì quê hương vẫn là nơi mong muốn tìm về nhất. Vì nơi đó có gia đình, có ba mẹ, có tuổi thơ. Và em cũng vậy, em luôn thấy yêu quê hương em rất nhiều.

23 tháng 2 2020

"Quê hương" là hai tiếng gọi thân thương nhất đối với mỗi một con người. Bởi đó là nơi chúng kiến ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với em cũng vậy, quê hương em thật đẹp và mỗi lần nhắc gọi quê hương em thấy trong lòng trào dâng bao cảm xúc khó tả.

Quê hương em là một làng quê rất trù phú. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những bãi ngô, nương dâu xanh tít tắp đến tận chân trời. Con đường làng ngoằn ngoèo, quanh co nhưng vô cùng sạch sẽ vì được làm bằng bê tông. Từ ngày có đường bê tông sạch sẽ, chúng em đi học không còn phải chịu cảnh lầy lội bùn đất như trước kia nữa.

Những ngôi nhà hai tầng mọc lên khang trang làm cho quê hương ngày càng mới mẻ. Bây giờ ở quê em không còn có nhà tranh nữa mà tất cả đều có nhà ngói cả rồi. Vì thế tháng 10 năm ngoái, quê em đã được đón nhận danh hiệu Nông thôn mới. Tuy rằng cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng ở quê em, mọi người vẫn sống với nhau rất chan hòa, tình cảm. Khi bắt đầu một ngày mới, các bác nông dân thường rủ nhau ra đồng. Các chị hàng xén đẩy xe đi chợ, nói chuyện về giá cả hôm nay. Còn chúng em thì í ới gọi nhau đi học, cười đùa và nói chuyện làm cho làng xóm nhỏ trở nên xôn xao và tràn đầy sức sống hơn. Những buổi tối liên hoan văn nghệ, các cụ ông cụ bà cũng hào hứng đi xem rồi tham giad đọc thơ, kể chuyện nữa.

Những cánh diều đủ màu sắc, đủ hình dáng bay lên cao, cao mãi trên triền đê lộng gió có lẽ là hình ảnh mà em thích thú nhất. Hy vọng những ước mơ của chúng em sau này cũng sẽ bay cao, bay xa như thế.

Diện mạo quê hương em đang thay đổi từng ngày và ngày một giàu đẹp hơn. Em rất yêu quê hương của mình. Chính vì thế sau này, dù có đi đâu xa đi nữa thì em vẫn luôn nhớ về quê hương.

23 tháng 2 2020

Cha mẹ em đều là người gốc Bắc, thế nhưng đã chuyển vào miền Nam sinh sống từ khi em còn chưa ra đời, thế nên em may mắn được sinh ra và lớn lên ở miền đất đầy nắng và gió Tây Nguyên. Mảnh đất này đã gắn bó và để lại trong trái tim em nhiều kỷ niệm.

Cha mẹ em lập nghiệp ở Đắk Nông, vốn là một tỉnh mới tách ra từ Đắk Lắk, nơi đây đặc trưng với những mảnh đất ba-dan màu mỡ, những cơn gió mùa thổi lồng lộng, cùng những cơn mưa tầm tã dầm dề vào những ngày tháng 6, 7. Còn vào mùa nắng thì là cái nắng gay gắt, tuy không quá khắc nghiệt như nắng hè của miền Bắc, nhưng cũng đủ khiến người ta nhớ mãi ánh mặt trời rực rỡ cùng bầu trời xanh cao vời vợi. Nhà em một gia đình thuần nông, chúng em sống trong bạt ngàn những rẫy cà phê xanh ngắt rộng lớn, những vườn điều tỏa tán xum xuê, những rừng cao su rợp bóng, mát rượi và cả những vườn tiêu mà trụ nào nào trụ nấy cũng sai trĩu quả. em thích nhất vẫn là vào mùa hoa cà phê nở, chắc tầm khoảng tháng 1, 2, khắp nơi đều mang một màu trắng xóa, những chùm hoa cà bung nở dày đặc trên từng tán lá, tựa như những chùm bông xinh xắn. Hoa cà phê là thứ hoa bình dị, dân dã, màu trắng mang đến cho nó vẻ thanh khiết, còn hương thơm thoang thoảng lại mang đến vẻ dịu dàng. Mà có đôi lúc em đã nghĩ rằng nếu nói đến vẻ đẹp của người con gái Tây Nguyên thì hình ảnh và hương sắc của hoa cà phê là một ví dụ khá độc đáo và thú vị. 

Em yêu mảnh đất Tây Nguyên này như chính quê cha đất tổ của mình vậy, thậm chí đó là tình cảm gắn bó tha thiết, sâu nặng không quên trong chính tâm hồn. Mà dẫu có đi xa một ngày em cũng luôn nhớ về cái nắng, cái gió và cả cái hương thơm ngọt dịu của hoa cà phê.

16 tháng 5 2022

Tham Khảo:

Đặc sản Hà Nội có nhiều, Hà Nội là địa điểm nổi tiếng với ẩm thực hấp dẫn, không chỉ đối với du khách nước ngoài mà còn lôi cuốn người Việt Nam. Nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội.

Không biết, phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng,... Phở, dưới những ngòi bút ấy, gần như chẳng còn ai có thể tả hay hơn nữa, và cũng chẳng cần ai phải tốn công mà viết thêm về Phở nữa vì nó đã quá đủ đầy, đã quá nổi tiếng rồi.

Và cũng không biết từ bao giờ phở đã trở thành món ngon nổi tiếng và khi thưởng thức phở ở Hà Nội người ta mới thấy được hương vị truyền thống. Phở Hà Nội là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội đã có từ rất lâu.

Thạch Lam trong "Hà Nội ba 36 phố phường" viết: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, "nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối....

Nguyễn Tuân, nhà văn của "Vang bóng một thời" đã có một tùy bút xuất sắc về phở. Ông cho phở có một "tâm hồn", phở là "một miếng ăn kỳ diệu của tất cả người Việt Nam chân chính". Cố đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa lúc sinh thời kể rằng, có lần ông cùng Nguyễn Tuân đang ăn phở, một người yêu thích nhận ra nhà văn bước lại chào nhưng Nguyễn Tuân vẫn vục đầu vào ăn. Người kia chắc chắn mình không nhầm đã kiên trì chờ đợi. Hết tô phở Nguyễn Tuân mới ngẩng mặt lên bảo "Tôi đang thưởng thức nên không trả lời, anh thứ lỗi". Nhà văn không dùng chữ ăn mà dùng chữ thưởng thức.

Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, người Hà Nội còn ăn kèm với những miếng quẩy nhỏ. Tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.

Trong món phở Hà Nội công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi nước lèo, là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào.

Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt...Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo.

Có thể nói, phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên.

Tất cả màu sắc đó như một bức họa lập thể hơi bạo màu nhưng đẹp mắt cứ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tý nước thôi đã thấy tỉnh người. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, cái thơm của thịt bò tươi mềm. Tất cả cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm nhẹ mà chân thật, tuyệt kỹ hài hòa.

Ta có thể thưởng thức nhiều hương vị phở tại Hà Nội. Có ba món phở chính: Phở nước, Phở xào, Phở áp chảo. Trong ba loại phở trên thì phở nước là phổ biến hơn cả. Phở nước gồm có: Phở Bò, phở Gà, phở Tim gan. Tuy nhiên, người sành điệu chỉ ăn phở chuộng nhất phở Bò, thứ đến là phở gà và không chấp nhận những loại phở khác.

Đối với du khách nước ngoài thì phở được coi là món ngon hấp dẫn và lạ miệng bởi sự tinh túy. Để thưởng thức phở ngon thì cần phải để phở trong bát sứ chứ không phải là bát thủy tinh hay bát nhựa. Bát đựng phở không được quá to hay quá nhỏ. Nếu bát quá nhỏ, nước dùng sẽ chóng nguội và không có đủ chỗ để thịt, rau thơm và gia vị. Nếu bát to quá thì chưa ăn hết một bát bạn đã thấy chán vì phở chỉ là một món ăn nhẹ hoặc món ăn thêm.

Khi ăn phở, một tay cầm đũa còn tay kia cầm thìa. Dùng đũa tre là thích hợp nhất vì nó giản dị và không bị trơn khi gắp bánh phở. Bàn ăn phở cần hơi thấp so với bình thường để nước dùng không vương vào quần áo bạn khi cúi xuống gắp sợi bánh phở lên ăn.

Trông bạn sẽ rất kỳ cục nếu bạn uống bia hoặc trà đá khi ăn phở. Tuy nhiên, bạn nhấm nháp một chén cuốc lủi để bát phở thêm ngon thì có thể chấp nhận được. Nhưng thường thì không dùng đồ uống hoặc các đồ ăn khác khi ăn phở, ăn như vậy mới càng thấy phở ngon.

Nếu có cơ hội đến với Hà Nội thì bạn nên thưởng thức hương vị phở đặc trưng này nhé! Phở Hà Nội là như thế, đó là cái ngon của tất thảy những chất liệu đời thường Việt Nam nhưng đã được bàn tay tài hoa của người Hà Nội làm thành tác phẩm!

14 tháng 4 2022

tự tả chứ

ai bt quê bn như thế nào._.

28 tháng 3 2021

tham khảo

Từ nội dung bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, em có rất nhiều suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước đặc biệt trong đại dịch Covid 19. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là tình yêu quê hương đất nước? Đó là tình cảm gắn bó bền chặt, sâu sắc, chân thành đối với sự vật và con người nơi ta sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, trong thời kì chiến tranh, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện rõ nét qua hành động của những người thanh niên không quản ngại khó khăn xung phong nhập ngũ, lên đường giành lấy độc lập cho Tổ quốc. Trong thời bình, tinh thần cao quý ấy vẫn được phát huy cao độ. Tiêu biểu như đại dịch Covid 19, nhiều người dân đã cùng nhau chung tay, đồng lòng, đồng sức kết thành những tấm lá chắn vững chãi, kiên cố để ngăn cản sự xâm nhập của virus corona, từ đó hạn chế sự ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của đất nước. Có lòng yêu Tổ quốc, mỗi con người sẽ sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên đi cội nguồn. Bên cạnh đó, nó còn giúp ta nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên. Hơn thế nữa, nó còn là động lực giúp ta sống có trách nhiệm hơn với nơi ta sinh ra và trưởng thành. Ấy vậy mà hiện nay cạnh bên những người yêu quê hương, đất nước vẫn còn tồn động những kẻ không ngừng chà đạp lên quê hương, phá hoại vẻ đẹp nơi đây. Qua đó, mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức, trách nhiệm và hãy gìn giữ, xây dựng và phát triển vị thế, tiềm lực của đất nước trên trường quốc tế.

7 tháng 3 2021

Mùa thu thật ngọt ngào làm say đắm lòng người gợi lên trong tâm hồn chúng ta biết bao nhiêu cảm xúc về cuộc sống, về những gì đã qua. Mùa thu tới làm con người trở nên sống chậm lại những ồn ào náo nhiệt nhường chỗ cho sự bình yên dịu dàng.

Bầu trời mùa thu xanh trong bao la mênh mông hơn mở ra trước mắt con người những niềm hy vọng mới. Mở ra cho học sinh chúng ta biết bao chân trời tri thức mới khi mùa tựu trường đang tới gần bắt đầu một năm học mới với những hy vọng mới. Giữa trời thu thật xôn xao những tiếng trống trường giòn tan mỗi chúng ta như tự hứa với lòng mình cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn trong học tập để không phụ lòng chăm sóc yêu thương của thầy cô cha mẹ.

Một buổi sáng khi chúng ta thức dậy mở cánh cửa sổ ra chợt cảm nhận cảm giác của gió heo may thổi vào trong căn phòng của mình. Một cảm giác se se lạnh mà chỉ có mùa thu mới mang lại cho chúng ta. Phảng phất trong hương thu chính là mùi thơm của hương cốm, của những bông cúc vàng lung linh trong gió khe khẽ hát bài ca mừng thu sang. Cảnh vật như bừng tỉnh thức dậy hòa mình vào trong những tia nắng vàng của mùa thu tươi đẹp.

Nắng thu không oi ả gay gắt như nắng hè mà chỉ là những tia nắng vàng vọt, sưởi ấm cho con người và cây cối vạn vật ấm áp hơn. Nắng thu mang tới cho cỏ cây hoa lá một sức sống mới không bỏng rát như thiêu cháy của nắng hè.

Nếu chúng ta nhắm mắt lại có thể cảm nhận được không khí mùa thu vô cùng tinh tế nó cho con người một cảm giác nhẹ nhàng tràn đầy sức sống, thổi vào tâm hồn chúng ta những cảm xúc thơ mộng khác thường.

Mùa thu đến trên những con phố mùi hoa sữa nồng nàn tỏa từng góc phố,  khiến những đôi tình nhân đi bên nhau cảm thấy ấm áp hạnh phúc hơn. Hoa sữa khẽ tỏa hương nhẹ nhàng báo hiệu mùa thu đã về. Những chiếc lá vàng nhẹ rơi tạo thành bức tranh mùa thu rực rỡ nhưng gợi lên chút buồn man mác.

 

 

7 tháng 3 2021

trời ơi đoạn văn mà bạn

7 tháng 1 2021

Quê hương em là một làng chài nhỏ ven biển miền Trung với những bãi cát trắng nghiêng nghiêng đón sóng biển. Quanh năm, sóng biển vỗ rì rào, làm nhẵn thín những gò đá nhấp nhô sát mép nước. Mờ sáng, thuyền đi lưới cá về cập bãi. Dân chài đem cá lên chợ bán. Làng em có ngót hai trăm nóc nhà, có mái nhà khuất sau rặng dừa, bãi dương rì rào gió thổi. Đường làng cũng được tráng bê tông nhưng cũng có đoạn còn nguyên đường mang cát biển. Trẻ con trong làng đến lớp học gần đó, ở ngay giữa xóm chài. Lẫn trong tiếng sóng biển là giọng đọc bài của đám trẻ, giọng giảng bài của cô giáo. Vào ngày hội làng và tạ lễ cá ông, lớp học thường được nghỉ và được biến thành nơi dân làng tụ họp. Làng em tuy nghèo khó nhưng em vẫn yêu làng tha thiết. Mai này đi học xa quê, em sẽ mang theo trong tim mình tiếng sóng biển và làn gió mát của bãi dương bốn mùa lộng gió. Em yêu sao làng biển quê em.

7 tháng 1 2021

''Ò ó o ....." Tiếng gáy vang của chú gà trống đã xé tan màn đêm yên tĩnh. Một ngày mới lại bắt đầu trên quê hương em. Cảnh bình minh trên quê hương em thật tuyệt đẹp. Sáng sớm, khi ông mặt trời còn chưa hé rạng đông, mọi người đã bắt đầu thức dạy và tất bật với công việc của mình. Một vài bác nông dân đã ra đường từ sáng sớm, họ mang theo cuốc, thuổng ra đồng để vun vén bờ ruộng, khơi mở kênh rạch. Không khí buổi sáng trong lành và thoáng đáng. Những cánh đồng xanh non mơn mởn chạy dài đến tít tận chân trời. Màu xanh ấy mở ra một không gian rộng lớn và thoáng đãng, trần ngập sức sống. Những người bán hàng cũng bắt đầu bày biện gian hàng của mình, đặc biệt là những người bán đồ ăn sáng. Họ tranh thủ bày bán những đồ ăn cần thiết phục vụ nhu cầu của người dân trong làng. Sự sôi động và tấp nập từ đây cũng bắt đầu. Khi ông mặt trời vừa ló rạng đông, cuộc sống của người dân trong làng thật sự đã đi vào quỹ đạo. Mọi người ra đường nhiều hơn, có bán buôn, có hoạt động nhiều hơn. Đây chính là khởi đầu cho một ngày mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của người dân quê em.

BẠN THAM KHẢO NHA!

2 tháng 5 2021

Bạn tham khảo bài này nhéundefinedundefined

Cô bảo ko cho ai mượn bài của Bình Gold mà