K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tiêu cực: đốt phá rừng, khai thác khoáng sản bừa bãi, săn bắt động vật trái phép, hoạt động công nghiệp thiếu quy hoạch,..

Tích cực: Bảo vệ các loài sinh vật, trồng rừng mới,...

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
12 tháng 4

Em tham khảo nhé

- VD tích cực : Thiên nhiên có tầng ozon giúp con người tránh được các tác động từ vũ trụ như : tia cực tím, lực hút.

 

Thiên nhiên ko có tác động tiêu cực đến con người mà con người mới có tác động tiêu cực đến thiên nhiên

5 tháng 4 2022

con người đang chặt phá,lãng phí tài tài nguyên thiên nhiên,cũng có người bảo vệ thiên nhiên

chúng ta nên khuyên và tuyên truyền mọi người trồng cây,bảo vệ môi trường,không khai thác tài nguyên bừa bãi

5 tháng 4 2022

Không có học trò dốt

Mà chỉ có thầy chưa giỏi

7 tháng 12 2017

-

Trong lĩnh vực công nghiệp, từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất bằng máy móc được tiến hành đầu tiên ở Anh, sau đó lan tràn ở các nước Âu - Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp.
Kĩ thuật luyện kim được cải tiến làm tăng nhanh sản xuất thép Cuối thế kỉ XIX, phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh, rẻ. Nhiều máy chế tạo công cụ (máy tiện, máy phay...) ra đời ; nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng trong công nghiệp như than đó, dầu mỏ. sốt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt. Đặc biệt, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
Việc phát minh ra máy hơi nước cũng làm cho ngành giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng.

Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ lò Phon-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên. Hơn 10 năm sau, một tàu thủy đã vượt Đại Tây Dương. Năm 1836. có hơn 500 tàu thủy hoạt động ở các hải cảng của Anh.
Đầu máy xe lúa chạy bằng hơi nước được chế tạo ở Anh từ năm 1802. chạy trên đường lát đó. Năm 1814. Xti-phen-xơn - một thợ máy người Anh. đã chế tạo được loại xe lùa chạy trên đường sắt kéo nhiều toa với tốc độ nhanh (8 toa, 6 km/giờ). Năm 1830, cả thế giới mới có 332 km đường sắt; năm 1870 - độ dài đường sắt đó lên tới khoảng 200 000 km.
Giữa thế kỉ XIX, máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ. Một người Mĩ là Moóc-xơ sáng chế ra bằng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.
Trong nông nghiệp, cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Sang thế kỉ XIX. phân hóa học được sử dụng. Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.
Trong lĩnh vực quân sự. nhiều vũ khí mới được sản xuất : đại bác, súng trường bán nhanh và xa : chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn ; ngư lôi bắt đầu được sử dụng : khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương...

-Cách mạng KHCN => máy móc làm thay con người => nhiều người bị thất nghiệp => ăn không ngồi rồi => tệ nạn xã hội. Điều này gây áp lực vô cùng lớn trong chính sách phát triển của chính quyền khi điều hành đất nước: Phân công lao động dài hơi (rất khó, và cần những cái đầu giỏi chiến lược) ; tăng ngân sách giáo dục, dạy nghề (tạo việc làm) ; áp lực tạo việc làm để giải quyết nhu cầu lao động (thu hut đầu từ bằng mọi giá => đầu tư nước ngoài chỉ là công nghệ lạc hậu => bãi phế liệu toàn quốc; và phát sinh các vấn đề môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống; khai thác cạn kiệt tài nguyên => ảnh hưởng xấu đến thế hẹ tương lai)

Khủng hoảng sản xuất thừa: năng suất tăng cao, cung vượt cầu (không phải nhu cầu mà là khả năng chi của người mua có hạn nên có hàng ; nhưng không có tiền họ không thể mua). VD: khủng hoảng kinh tế Hoa Kì 1933. Để giải quyết phải tăng cung (VD: chi tiêu cho chiến tranh và nghiên cứu khoa học là tốn kinh phí nhưng các nước phát triển vẫn thực hiện)
- -Tích cực:tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
-Tiêu cực:ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất nóng dần lên, những tai nan lao động và tai nạn giao thông, các loại bệnh dịch mới.... và nhất là việc chế tạo nhựng loại vũ khi hiên đại có sức công phá hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt sự sống của loài người

7 tháng 12 2017

Trong lĩnh vực vật lí, có những phát minh của các nhà bác học G. Xi-môn, E. Len-xơ (1804-1865) người Nga, đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới, những phát minh về hiện tượng phóng xạ của các nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, phát minh của nhà bác học người Đức V. Rơn-ghen (1845-1923) về tia X vào năm 1895, giúp y học chuẩn đoán bệnh chính xác…

+ Trong lĩnh vực hóa học có định luật tuần hoàn của nhà bác học Nga Men-đe-lê-ép.

+ Trong lĩnh vực sinh học có thuyết tiến hóa của Đác-uyn (người Anh); phát minh của nhà bác học người Pháp Lu-i Pa-xtơ (1822-1895).

+ Những sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cũng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp; tiêu biểu là kĩ thuật luyện kim với việc sử dụng lò Bet-xme và lò Mác-tanh, đã đẩy nhanh quá trính sản xuất thép; việc phát minh ra máy điện tín giúp cho việc liên lạc ngày càng nhanh và xa.

+ Cuối thế kỉ XIX, xe ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh ra động cơ đốt trong. Tháng 12-1903, nghành hàng không ra đời.

+ Nông nghiệp cũng có bước tiến đáng kể nhờ sử dụng nhiều máy móc: máy kéo, máy gặt, máy đập…Phân bón hóa học cũng được sử dụng rộng rãi.



13 tháng 2 2023

Tích cực: 

+ Giúp học sinh giải trí sau mỗi giờ học

+ Cho học sinh hiểu biết rộng hơn về kiến thức xã hội, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, kiến thức cần thiết,...

Tiêu cực: 

+ Sống ảo

+ Nghiện điện tử, nghiện mạng internet

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh, không chăm học, không đạt thành tích tốt khi sử dụng không đúng cách

+ Tham gia vào những trang mạng không bổ ích, không lành mạnh

+ Bắt nạt trên mạng xã hội

+ Lừa dối, gian trá với mọi người thâm chí là gia đình khi sử dụng quá nhiều....

13 tháng 2 2023

kkkkkkkk, bài này có vẻ sát thực tế này

14 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

Tác động tích cực:
Việt Nam là một nước có qui mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào, là động lực tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế, điều này có lợi cho việc chuyển dịch lao động và tạo ra sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động về kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền vững. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế, qui mô dân số lớn còn là thế mạnh, là tiềm năng vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị quốc gia.
Tác động tiêu cực:
Sức ép đối với việc làm (thiếu việc làm nghiêm trọng): Thông thường, lực lượng lao động xã hội chiếm khoảng 45-46% trong tổng số dân; tuy nhiên, do qui mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng dân số cao dẫn đến lực lượng lao động lớn và tăng nhanh. Mặt khác, lao động nước ta lại tập trung chủ yếu về nông nghiệp. Trong quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, lực lượng lao động nông nghiệp dôi dư nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động gia tăng.
Sức ép đối với tài nguyên, môi trường: Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động thiếu việc làm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả nặng nề về tài nguyên môi trường: diện tích rừng bị thu hẹp mau chóng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như chặt phá rừng, săn bắt thú và động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại, thay vào đó là các vùng diện tích đất trống đồi trọc đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, nạn lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Tình trạng khai thác biển cũng xảy ra tương tự, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do việc khai thác, vứt rác, chất thải bừa bãi do ý thức hạn chế của người dân…
Sức ép đối với y tế, giáo dục: Dân số tăng nhanh, trẻ em chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong khi đất nước còn nghèo đã tạo nên sức ép nặng nề đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao (9,8%). Một số vùng nông thôn chưa phổ cập xong chương trình tiểu học. Số trẻ em bỏ học hoặc không được đến trường còn nhiều.
Sức ép đối với an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác: Dân số gia tăng cùng với việc di dân do quá trình đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu khó kiểm soát về các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các trào lưu văn hóa ngoại do quá trình hội nhập đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên và lực lượng lao động trẻ thiếu việc làm sa ngã. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm… ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đây là mối lo ngại lớn đối với mỗi gia đình và toàn xã hội.

5 tháng 1 2018

- Những hoạt động tiêu cực của con người đối với môi trường:

      + Khai thác rừng bừa bãi.

      + Săn bắt động vật hoang dã.

      + Đổ rác thải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra môi trường.

      + Sử dụng các chất phóng xạ, các hóa chất độc,...

   - Những hoạt động tích cực của con người đối với môi trường:

      + Sử dụng nguồn năng lượng sạch.

      + Khai thác tài nguyên lâm, thủy sản hợp lí.

      + Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

      + Trồng cây, gây rừng.

      + Phòng cháy rừng.

      + Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.

      + Phát triển dân số hợp lí.

      + Sử dụng đất hợp lí, có kế hoạch cải tạo đất.

      + Nghiêm cấm việc dùng thử và sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.

      + Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường.

A) # Tích cực:

+ Khai thác rừng bừa bãi.

+ Săn bắt động vật hoang dã.

+ Đổ rác thài, chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra môi trường.

+ Sử dụng các chất phóng xạ, các hóa chất độc hại,...

+ ...

# Tiêu cực:

+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch.

+ Khai thác tài nguyên lâm, thủy sản hợp lí.

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

+ Trồng cây, gây rừng.

+ Phòng cháy rừng.

+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.

+ Phát triển dân sô' hợp lí.

+ Sử dụng đât hợp lí, có kế hoạch cải tạo đất.

+ Chống thử và sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.

+ Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường.

+ ....

B)  - Con người đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi.

- Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản khác làm mất các ngọn núi, quả đồi ⟹ địa hình bị san bằng 

- Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên

- Việc phá rừng làm cho quá trình bóc mòn ở đồi núi tăng.

- Ngoài ra cũng là những nguyên nhân dẫn đến sạt lỡ đất,...

C)  - Rừng góp phần hạn chế các thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn, làm trôi vùng đồi núi cũng như ngập úng ở vùng đồng bằng phía đông.

- Rừng ven biển có vai trò chắn sóng chắn cát.

- Bảo vệ nguồn nước ngầm cho vùng, cân bằng sinh thái, đặc biệt đối với những nơi đang có nguy cơ hoang mạc hóa mở rộng vì thiếu nước vào mùa khô.

- Góp phần bảo vệ nguồn lâm sản quý, các loài sinh vật trong rừng.

__________________________________________

Có gì không đúng thì nhắn mình nha :))

29 tháng 12 2023

Tham khảo cũng được nha. Đây là bài thi á nên không sao!