K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
6 tháng 5

Để khai thác hiệu quả các cơ hội mà biển đem lại, cũng như giảm những thách thức và nguy cơ đối với tài nguyên và môi trường biển ở nước ta, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng… Chiến lược cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 cho từng lĩnh vực về: Kinh tế biển, xã hội, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển; môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng dự thảo Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, trình Chính phủ ban hành. Theo đó, cần bảo đảm yêu cầu thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, tính bền vững trong phát triển kinh tế biển Việt Nam, xây dựng thương hiệu biển Việt Nam; tạo được sự bứt phá về khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các vùng biển, ven biển và hải đảo; bảo đảm tính khả thi trong hoạt động và sử dụng nguồn lực phù hợp bối cảnh trong nước và quốc tế. Thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, phù hợp luật pháp quốc tế về biển, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982… Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển; phát triển nguồn nhân lực biển; ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

- Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong lịch sử, hiện tại và tương lai:

+ Về quốc phòng - an ninh: Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.

+ Về kinh tế: vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển, với các ngành mũi nhọn, như: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản, vận tải và du lịch biển,…
- Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

♦ Là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, Biển Đông góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như: giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.....

- Về giao thông hàng hải:

+ Hệ thống các cảng biển nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải.

+ Ở Việt Nam có những cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,...

Về công nghiệp khai khoáng:

Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn với các bể trầm tích, như: Cửu Long, Nam Côn Sơn,... và có điều kiện khai thác khá thuận lợi.

+ Vùng biển Việt Nam còn chứa dựng tiềm năng lớn về quặng sa khoáng như: titan, thiếc, vàng, sắt, thạch cao, cát đen,... là những nguồn tài nguyên quý giá.

Về khai thác tài nguyên sinh vật biển, Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh học, riêng trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính khoảng 3 - 4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn.

Về du lịch:

+ Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

+ Các bán đảo và đảo lớn nhỏ liên kết với nhau tạo thành quần thể du lịch như: vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), bãi biển Non Nước (thành phố Đà Nẵng), đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), phù hợp để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch.

6 tháng 8 2023

*Toàn cầu hoá có hai mặt tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức.

- Thuận lợi : Tham gia toàn cầu hoá chúng ta sẽ tranh thủ: vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý. Đồng thời phát huy lợi thế của ta, thế mạnh của ta.

- Khó khăn: Toàn cầu hoá hiện nay do các nước tư bản chi phối – đây là cuộc chơi không cân sức giữa các nước giàu và các nước nghèo, các nước giàu tìm cách ép các nước nghèo.

5 tháng 8 2023

(*) Tham khảo

- Dịch AIDS ở Cộng hòa Nam Phi:

+ Sự lan tràn của AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một vấn đề đáng báo động tại Nam Phi với 31% số phụ nữ có thai bị phát hiện nhiễm HIV năm 2005 và tỷ lệ nhiễm trong người trưởng thành ước tính 20%.

+ AIDS ảnh hưởng chủ yếu tới những người thường xuyên có quan hệ tình dục, có nghĩa là nhân khẩu học quốc gia này đang thay đổi chậm. Đa số trường hợp tử vong là những người đang ở độ tuổi lao động, dẫn tới tình trạng nhiều gia đình mất đi nguồn thu nhập chính. Điều này đưa đến tình trạng các 'trẻ mồ côi AIDS' trong nhiều trường hợp phải sống dựa vào sự chăm sóc và tài chính từ chính phủ. Ước tính có 1.100.000 trẻ mồ côi tại Nam Phi. Nhiều người già cũng mất sự hỗ trợ từ các thành viên trẻ trong gia đình.

- Sự mất cân bằng về giáo dục:

+ Nam Phi bị liệt vào một trong những nước mất cân bằng về giáo dục giữa người da đen và da trắng. Ba phần tư số học sinh da trắng hoàn thành năm cuối cùng bậc trung học, trong khi con số này ở học sinh da đen chỉ là một phần ba. Là một nước có nền giáo dục khá phát triển, song nước này lại đứng thứ 132 trong 144 nước về giáo dục tiểu học, trong khi đó, chuẩn giáo viên thấp. Mỗi năm, Nam Phi cần 25 nghìn giáo viên mới, song chỉ có khoảng 10 nghìn giáo viên đạt chất lượng.

+ Giáo dục nghèo nàn đồng nghĩa với nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hàng nghìn vị trí công việc còn chưa lấp đủ. Khoảng một nửa trong số 95 nghìn việc làm trong các lĩnh vực công vẫn bị bỏ trống. Sự mất cân đối trong giáo dục dẫn tới một nghịch lý, tỷ lệ thất nghiệp cao (25%), trong khi vẫn thiếu nguồn nhân lực cho các vị trí công việc đòi hỏi trình độ cao. Sự mất cân bằng về giáo dục tạo ra sự mất cân bằng về việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở người da đen là 29% so với 6% ở người da trắng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên tới 50%. Những người trẻ không thể tìm được việc làm ở tuổi 24 thì sẽ khó có cơ hội tìm một công việc ổn định. Theo Ngân hàng Dự trữ nước này, tỷ lệ tăng trưởng của Nam Phi năm 2012 sẽ chỉ là 2,6%. Trong khi những nước như Ni-giê-ri-a và Ăng-gô-la những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng tới 10%.

3 tháng 2 2023

Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:

   Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

   Số liệu năm 2021:

+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%. 

+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.

=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.

3 tháng 2 2023

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đặt ra mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP, xanh hóa các ngành kinh tế, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững..

31 tháng 7 2023

Tham khảo: sưu tầm thông tin về Hoa Kỳ

- Tình hình phát triển kinh tế:

+ Hoa Kỳ là quốc gia có GDP hàng đầu thế giới với hơn 20.000 tỉ USD và chiếm gần 25% GDP toàn thế giới (năm 2020).

 

+ GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ năm 2020 là 63.000 USD.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ trong những năm gần đây có sự biến động do dịch bệnh và một số nguyên nhân khác. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng là 2,7%, năm 2019 là 2,3%, năm 2020 là -3,4%.

+ Hoa Kỳ chiếm khoảng 8.4% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu toàn thế giới (năm 2020). Quốc gia này là thành viên của nhóm G7, G20 và đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức này.

+ Nền kinh tế Hoa Kỳ có trình độ phát triển cao, năng suất lao động lớn, khu vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng, nhiều trung tâm kinh tế, tài chính của Hoa Kỳ có vị trí hàng đầu trong tài chính quốc tế.

- Đặc điểm về dân cư và xã hội:

+ Hoa Kỳ là nước đông dân, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

+ Mật độ dân số trung bình ở Hoa Kỳ thấp, khoảng 35 người/km2 (năm 2020). Dân cư tập trung chủ yếu ở các khu vực ven biển, càng vào sâu trong nội địa, dân cư thưa thớt. Dân cư Hoa Kỳ tập trung đông ở ven Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

+ Hoa Kỳ là quốc gia có thành phần dân cư đa dạng. Trong tổng số dân, người có nguồn gốc châu Âu chiếm khoảng 60%, nguồn gốc châu Phi là 12,5%, nguồn gốc từ khu vực Mỹ Latinh chiếm 18,7%, từ châu Á là 5,8%, tỉ lệ còn lại là người bản địa (người Anh-điêng) và người lai.

+ Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng người nhập cư lớn trên thế giới. Năm 2015, số lượng người nhập cư vào Hoa Kỳ là hơn 43 triệu người, năm 2020 tăng lên đến 50 triệu người.

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Nguồn lực tự nhiên phát triển kinh tế ở TP. Hà Nội

- Địa hình chủ yếu là đồng bằng => thuận lợi cho quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa đông lạnh => đa dạng cơ cấu cây trồng.

- Nước mặt: nhiều hồ, đầm tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái => phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm môi trường biển của nước ta:

+ Môi trường biển không thể chia cắt.

+ Môi trường đảo sẽ thay đổi rất nhanh khi có tác động của con người.

- Tài nguyên ở vùng biển và thềm lục địa:

+ Tài nguyên sinh vật.

+ Tài nguyên khoáng sản, muối.

+ Tài nguyên du lịch.

+ Tài nguyên năng lượng biển.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

(*) Gợi ý:

- Thông tin 1: Nước Mỹ với vết thương mâu thuẫn sắc tộc

+ Nước Mỹ lại đang tiếp tục bộc lộ những vết thương dai dẳng của một đất nước đa sắc tộc, chủng tộc, nguồn gốc. Căng thẳng đã nổ ra với cuộc biểu tình những người mang tư tưởng “da trắng thượng đẳng”. Cảnh sát đã phải căng mình mới tránh được bạo lực đổ máu.

+ Tuần hành biểu tình rồi cũng chấm dứt. Nhưng những vấn đề nội tại của nước Mỹ vẫn còn nguyên. Đó là tình trạng bạo lực với tỷ lệ cao ở khu vực da màu, là làn sóng nhập cư vào Mỹ vẫn gia tăng mạnh, là chính sách theo hướng trấn áp người nhập cư. Tất cả đang khiến cho các phong trào mang hơi hướng phân biệt chủng tộc ở Mỹ có điều kiện bùng phát.

+ Soi vào lịch sử, từ gần một thế kỷ nay, Mỹ luôn vẫn phải đối mặt với những vụ bạo động mang màu sắc kỳ thị chủng tộc. Có thể kể ra một số mốc thời gian như Charlotte, Bắc Carolina, tháng 9-2016; Ferguson, Missouri, tháng 8-2014; lùi xa hơn một chút, Cincinnati, Ohio, tháng 4-2001; Miami, Florida, tháng 5-1980... Trong hàng loạt những cuộc bạo động này, giới nghiên cứu lịch sử chú ý nhất tới cuộc nổi dậy của người da đen ở Chicago, Illinois, vào tháng 7-1919.

+ Ẩn sau bức tranh đa sắc của một nước Mỹ phồn vinh, một xã hội phát triển hàng đầu thế giới và luôn tự hào với những giá trị của bình đẳng và dân chủ là xung đột gay gắt giữa các hệ phái tư tưởng dân tộc, xung đột sắc tộc vẫn âm ỉ tồn tại, chỉ cần có cơ hội là bùng phát thành những vụ xô xát đầy bạo lực.

- Thông tin 2: Mỹ cần lao động nhập cư để đánh bại lạm phát

+ Các chuyên gia đánh giá rằng lao động nhập cư là lời giải cho bài toán thiếu người lao động của Mỹ, một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát. Ông Matthew J. Slaughter, cựu thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng và học giả tại Harvard là ông Gordon H.Hanson cho rằng có thể chống lạm phát bằng cách mở rộng cửa cho người nhập cư lành nghề hoặc người nhập cư lao động tay chân để đẩy mạnh năng lực cung ứng của kinh tế Mỹ. Theo họ, người nhập cư có thể giúp đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay, như vậy dần dần sẽ hạn chế tăng tiền lương và giá cả. Việc thiếu người lao động khiến giá thành sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ đắt đỏ hơn bởi các công ty sẽ chuyển mức chi phí tăng sang chính người tiêu dùng qua việc tăng giá sản phẩm và dịch vụ.

+ Theo tạp chí Foreign Affairs (Mỹ), mặc dù có nhiều bài viết về tình trạng hỗn loạn dọc biên giới Mỹ - Mexico nhưng việc nhập cư Mỹ thực sự không thay đổi trong thập niên qua. Từ năm 2011 đến năm 2021, tỉ lệ dân số Mỹ là người sinh ra ở nước ngoài chỉ tăng nhẹ, từ 13,0% lên 13,6%. Điều này phản ánh sự sụt giảm đáng kể trong lượng lao động nước ngoài. Trong giai đoạn từ 2000 - 2010, có 890.000 người nhập cư vào Mỹ mỗi năm nhưng đến thập kỷ tiếp theo, con số này giảm gần một nửa xuống còn 480.000 người mỗi năm.

+ Sụt giảm nhanh chóng về số lượng người nhập cư đã khiến thị trường lao động Mỹ khó hoạt động bình thường. Ngoài việc bù đắp cho sự sụt giảm dài hạn của tỉ lệ sinh ở Mỹ, những người lao động nhập cư có ưu điểm là linh hoạt hơn nhiều so với những người lao động bản địa. Khi tăng trưởng việc làm tăng và giảm ở các khu vực khác nhau, người lao động nhập cư là nhóm đầu tiên đáp ứng, giúp giảm sự phân bổ chênh lệch khu vực trong nguồn cung lao động của Mỹ.