Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quy mô và sự gia tăng dân số:
- Hoa Kỳ là nước đông dân trên thế giới, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.
- Tác động:
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số thấp cũng đặt ra vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.
Một số đặc điểm nổi bật:
-Nhập cư: Bắt nguồn từ 1492. Đỉnh cao là trong giai đoạn 1790 đến 1994, có hơn 64 triệu người nhập cư từ Châu Phi, Châu Âu, Châu Á, Mỹ La Tinh đến Hoa Kì. Tính đến năm 2015, có khoảng 43 triệu người nhập cư đang sinh sống tại Mỹ và con số đó là khoảng 50 triệu người vào năm 2020
-Chủng tộc: Có 3 loại chủng tộc chính là Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít, Nê-grô-ít.
Tác động:
-Nhập cư: Giúp cho nước Mỹ có nguồn lao động dồi dào, có trình độ và giàu kinh nghiệm để phát triển kinh tế, xã hội
-Chủng tộc: Giúp Mỹ trở thành một quốc gia đa văn hóa, đa tôn giáo
Tham khảo!
- Sự gia tăng dân số đã tác động đến nền kinh tế nước này là:
+ Người nhập chủ yếu là người trẻ và có tri thức đã cung cấp nguồn lao động dồi dào cho đất nước mà nhà nước không cần mất chi phí đầu tư ban đầu cho con người;
+ Mở rộng được thị trường tiêu thụ;
- Người nhập cư đông tạo nên sự đa dạng về văn hóa, cung cấp lực lượng lao động dồi dào, có trình độ.
– Dân cư tại Hoa Kỳ tập trung chủ yếu tại ven bờ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng Đông Bắc.
+ Tại vùng núi phía Tây, vùng Trung tâm dân cư rất là thưa thớt.
+ Dân cư chủ yếu tập trung ở các thành phố , phần lớn thành phố vừa và nhỏ (91,8%).
+ Làm sự phát triển kinh tế bị chênh lệch giữa các khu vực.
(*) Tham khảo
- Dịch AIDS ở Cộng hòa Nam Phi:
+ Sự lan tràn của AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một vấn đề đáng báo động tại Nam Phi với 31% số phụ nữ có thai bị phát hiện nhiễm HIV năm 2005 và tỷ lệ nhiễm trong người trưởng thành ước tính 20%.
+ AIDS ảnh hưởng chủ yếu tới những người thường xuyên có quan hệ tình dục, có nghĩa là nhân khẩu học quốc gia này đang thay đổi chậm. Đa số trường hợp tử vong là những người đang ở độ tuổi lao động, dẫn tới tình trạng nhiều gia đình mất đi nguồn thu nhập chính. Điều này đưa đến tình trạng các 'trẻ mồ côi AIDS' trong nhiều trường hợp phải sống dựa vào sự chăm sóc và tài chính từ chính phủ. Ước tính có 1.100.000 trẻ mồ côi tại Nam Phi. Nhiều người già cũng mất sự hỗ trợ từ các thành viên trẻ trong gia đình.
- Sự mất cân bằng về giáo dục:
+ Nam Phi bị liệt vào một trong những nước mất cân bằng về giáo dục giữa người da đen và da trắng. Ba phần tư số học sinh da trắng hoàn thành năm cuối cùng bậc trung học, trong khi con số này ở học sinh da đen chỉ là một phần ba. Là một nước có nền giáo dục khá phát triển, song nước này lại đứng thứ 132 trong 144 nước về giáo dục tiểu học, trong khi đó, chuẩn giáo viên thấp. Mỗi năm, Nam Phi cần 25 nghìn giáo viên mới, song chỉ có khoảng 10 nghìn giáo viên đạt chất lượng.
+ Giáo dục nghèo nàn đồng nghĩa với nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hàng nghìn vị trí công việc còn chưa lấp đủ. Khoảng một nửa trong số 95 nghìn việc làm trong các lĩnh vực công vẫn bị bỏ trống. Sự mất cân đối trong giáo dục dẫn tới một nghịch lý, tỷ lệ thất nghiệp cao (25%), trong khi vẫn thiếu nguồn nhân lực cho các vị trí công việc đòi hỏi trình độ cao. Sự mất cân bằng về giáo dục tạo ra sự mất cân bằng về việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở người da đen là 29% so với 6% ở người da trắng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên tới 50%. Những người trẻ không thể tìm được việc làm ở tuổi 24 thì sẽ khó có cơ hội tìm một công việc ổn định. Theo Ngân hàng Dự trữ nước này, tỷ lệ tăng trưởng của Nam Phi năm 2012 sẽ chỉ là 2,6%. Trong khi những nước như Ni-giê-ri-a và Ăng-gô-la những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng tới 10%.
*Đặc điểm dân cư:
-Là nước đông dân thứ 3 trên thế giới
-Dân cư phân bố ko đều, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông bắc
-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, số lượng người dân tăng chủ yếu do nguồn nhập cư
*Tác động:
-Tạo cho Mỹ nguồn lao động dồi dào và có trình độ cao
-Dân cư phân bố ko đều khiến cho việc sử dụng lao động và khai thác tài năng gặp khó khăn
Tham khảo!
- Quy mô dân số: là nước đông dân, đứng thứ 9 thế giới (năm 2020).
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: thấp (khoảng 0.05% trong giai đoạn 2015 - 2020).
- Thành phần dân cư: là quốc gia đa dân tộc với khoảng hơn 100 dân tộc. Hơn 80% dân số là người Nga. Một số dân tộc khác là: Tác-ta; U-crai-na; Kats-xki-a; Chu-vát,…
- Cơ cấu dân số:
+ Cơ cấu dân số già: nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 15,5% tổng số dân (năm 2020), tỉ suất tử thô cao.
+ Liên Bang Nga có số nữ nhiều hơn số nam, đặc biệt ở các nhóm tuổi cao.
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số trung bình rất thấp, chỉ khoảng 9 người/km (năm 2020).
+ Dân cư phân bố không đều: khoảng 75% dân cư sống tập trung ở phần lãnh thổ phía tây dãy U-ran (phần châu Âu thuộc Nga), trong khi ở các vùng phía bắc và phía đông (như Xi-bia, Viễn Đông) dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng gần như không có người ở.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, khoảng 74,8% năm 2020. Các đô thị phần lớn thuộc loại nhỏ và trung bình. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua là các đô thị lớn nhất của đất nước.
Refer:
Nhập cư vào Hoa Kỳ là sự di chuyển quốc tế của những người không có quốc tịch Mỹ đến Hoa Kỳ và thường trú tại quốc gia này. Nhập cư là một nguồn chính của tăng trưởng dân số và thay đổi văn hóa trong suốt phần lớn lịch sử Hoa Kỳ. Bởi vì Hoa Kỳ là một xã hội thực dân định cư, tất cả người Mỹ, ngoại trừ phần trăm nhỏ của Người Mỹ bản địa, có thể theo dõi tổ tiên của họ cho những người nhập cư từ các quốc gia khác trên thế giới.
Tham khảo: sưu tầm thông tin về Hoa Kỳ
- Tình hình phát triển kinh tế:
+ Hoa Kỳ là quốc gia có GDP hàng đầu thế giới với hơn 20.000 tỉ USD và chiếm gần 25% GDP toàn thế giới (năm 2020).
+ GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ năm 2020 là 63.000 USD.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ trong những năm gần đây có sự biến động do dịch bệnh và một số nguyên nhân khác. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng là 2,7%, năm 2019 là 2,3%, năm 2020 là -3,4%.
+ Hoa Kỳ chiếm khoảng 8.4% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu toàn thế giới (năm 2020). Quốc gia này là thành viên của nhóm G7, G20 và đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức này.
+ Nền kinh tế Hoa Kỳ có trình độ phát triển cao, năng suất lao động lớn, khu vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng, nhiều trung tâm kinh tế, tài chính của Hoa Kỳ có vị trí hàng đầu trong tài chính quốc tế.
- Đặc điểm về dân cư và xã hội:
+ Hoa Kỳ là nước đông dân, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.
+ Mật độ dân số trung bình ở Hoa Kỳ thấp, khoảng 35 người/km2 (năm 2020). Dân cư tập trung chủ yếu ở các khu vực ven biển, càng vào sâu trong nội địa, dân cư thưa thớt. Dân cư Hoa Kỳ tập trung đông ở ven Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
+ Hoa Kỳ là quốc gia có thành phần dân cư đa dạng. Trong tổng số dân, người có nguồn gốc châu Âu chiếm khoảng 60%, nguồn gốc châu Phi là 12,5%, nguồn gốc từ khu vực Mỹ Latinh chiếm 18,7%, từ châu Á là 5,8%, tỉ lệ còn lại là người bản địa (người Anh-điêng) và người lai.
+ Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng người nhập cư lớn trên thế giới. Năm 2015, số lượng người nhập cư vào Hoa Kỳ là hơn 43 triệu người, năm 2020 tăng lên đến 50 triệu người.
Tham khảo:
Đặc điểm tự nhiên:
- Khí hậu ôn đới
- Có đồng bằng ven biển Đại Tây Dương;
- Có đồng cỏ ở trung tâm;
- Sông ngòi dày đặc ở vùng núi phía Tây;
- Lượng mưa lớn
Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên khoáng sản: kim loại màu, than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên,
- Tài nguyên rừng lớn.
- Thuận lợi về tự nhiên và tài nguyên:
Có diện tích rừng lớn cung cấp gỗ cho những ngành công nghiệp gỗ;
- Cung cấp nước để sản xuất công nghiệp;
- Trữ lượng những tài nguyên dầu, quặng, đá là nguyên liệu sản xuất ngành công nghiệp nhiên liệu.
- Khí hậu ôn đới giúp phát triển những cây lương thực và cây ăn quả ôn đới.
- Đồng bằng phát triển trồng cây nông nghiệp;
- Đồng cỏ giúp thuận lợi chăn nuôi gia súc;
- Sông ngòi nhiều cũng giúp cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi.
(*) Gợi ý:
- Thông tin 1: Nước Mỹ với vết thương mâu thuẫn sắc tộc
+ Nước Mỹ lại đang tiếp tục bộc lộ những vết thương dai dẳng của một đất nước đa sắc tộc, chủng tộc, nguồn gốc. Căng thẳng đã nổ ra với cuộc biểu tình những người mang tư tưởng “da trắng thượng đẳng”. Cảnh sát đã phải căng mình mới tránh được bạo lực đổ máu.
+ Tuần hành biểu tình rồi cũng chấm dứt. Nhưng những vấn đề nội tại của nước Mỹ vẫn còn nguyên. Đó là tình trạng bạo lực với tỷ lệ cao ở khu vực da màu, là làn sóng nhập cư vào Mỹ vẫn gia tăng mạnh, là chính sách theo hướng trấn áp người nhập cư. Tất cả đang khiến cho các phong trào mang hơi hướng phân biệt chủng tộc ở Mỹ có điều kiện bùng phát.
+ Soi vào lịch sử, từ gần một thế kỷ nay, Mỹ luôn vẫn phải đối mặt với những vụ bạo động mang màu sắc kỳ thị chủng tộc. Có thể kể ra một số mốc thời gian như Charlotte, Bắc Carolina, tháng 9-2016; Ferguson, Missouri, tháng 8-2014; lùi xa hơn một chút, Cincinnati, Ohio, tháng 4-2001; Miami, Florida, tháng 5-1980... Trong hàng loạt những cuộc bạo động này, giới nghiên cứu lịch sử chú ý nhất tới cuộc nổi dậy của người da đen ở Chicago, Illinois, vào tháng 7-1919.
+ Ẩn sau bức tranh đa sắc của một nước Mỹ phồn vinh, một xã hội phát triển hàng đầu thế giới và luôn tự hào với những giá trị của bình đẳng và dân chủ là xung đột gay gắt giữa các hệ phái tư tưởng dân tộc, xung đột sắc tộc vẫn âm ỉ tồn tại, chỉ cần có cơ hội là bùng phát thành những vụ xô xát đầy bạo lực.
- Thông tin 2: Mỹ cần lao động nhập cư để đánh bại lạm phát
+ Các chuyên gia đánh giá rằng lao động nhập cư là lời giải cho bài toán thiếu người lao động của Mỹ, một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát. Ông Matthew J. Slaughter, cựu thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng và học giả tại Harvard là ông Gordon H.Hanson cho rằng có thể chống lạm phát bằng cách mở rộng cửa cho người nhập cư lành nghề hoặc người nhập cư lao động tay chân để đẩy mạnh năng lực cung ứng của kinh tế Mỹ. Theo họ, người nhập cư có thể giúp đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay, như vậy dần dần sẽ hạn chế tăng tiền lương và giá cả. Việc thiếu người lao động khiến giá thành sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ đắt đỏ hơn bởi các công ty sẽ chuyển mức chi phí tăng sang chính người tiêu dùng qua việc tăng giá sản phẩm và dịch vụ.
+ Theo tạp chí Foreign Affairs (Mỹ), mặc dù có nhiều bài viết về tình trạng hỗn loạn dọc biên giới Mỹ - Mexico nhưng việc nhập cư Mỹ thực sự không thay đổi trong thập niên qua. Từ năm 2011 đến năm 2021, tỉ lệ dân số Mỹ là người sinh ra ở nước ngoài chỉ tăng nhẹ, từ 13,0% lên 13,6%. Điều này phản ánh sự sụt giảm đáng kể trong lượng lao động nước ngoài. Trong giai đoạn từ 2000 - 2010, có 890.000 người nhập cư vào Mỹ mỗi năm nhưng đến thập kỷ tiếp theo, con số này giảm gần một nửa xuống còn 480.000 người mỗi năm.
+ Sụt giảm nhanh chóng về số lượng người nhập cư đã khiến thị trường lao động Mỹ khó hoạt động bình thường. Ngoài việc bù đắp cho sự sụt giảm dài hạn của tỉ lệ sinh ở Mỹ, những người lao động nhập cư có ưu điểm là linh hoạt hơn nhiều so với những người lao động bản địa. Khi tăng trưởng việc làm tăng và giảm ở các khu vực khác nhau, người lao động nhập cư là nhóm đầu tiên đáp ứng, giúp giảm sự phân bổ chênh lệch khu vực trong nguồn cung lao động của Mỹ.