Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Sự gia tăng dân số đã tác động đến nền kinh tế nước này là:
+ Người nhập chủ yếu là người trẻ và có tri thức đã cung cấp nguồn lao động dồi dào cho đất nước mà nhà nước không cần mất chi phí đầu tư ban đầu cho con người;
+ Mở rộng được thị trường tiêu thụ;
- Người nhập cư đông tạo nên sự đa dạng về văn hóa, cung cấp lực lượng lao động dồi dào, có trình độ.
– Dân cư tại Hoa Kỳ tập trung chủ yếu tại ven bờ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng Đông Bắc.
+ Tại vùng núi phía Tây, vùng Trung tâm dân cư rất là thưa thớt.
+ Dân cư chủ yếu tập trung ở các thành phố , phần lớn thành phố vừa và nhỏ (91,8%).
+ Làm sự phát triển kinh tế bị chênh lệch giữa các khu vực.
Một số đặc điểm nổi bật:
-Nhập cư: Bắt nguồn từ 1492. Đỉnh cao là trong giai đoạn 1790 đến 1994, có hơn 64 triệu người nhập cư từ Châu Phi, Châu Âu, Châu Á, Mỹ La Tinh đến Hoa Kì. Tính đến năm 2015, có khoảng 43 triệu người nhập cư đang sinh sống tại Mỹ và con số đó là khoảng 50 triệu người vào năm 2020
-Chủng tộc: Có 3 loại chủng tộc chính là Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít, Nê-grô-ít.
Tác động:
-Nhập cư: Giúp cho nước Mỹ có nguồn lao động dồi dào, có trình độ và giàu kinh nghiệm để phát triển kinh tế, xã hội
-Chủng tộc: Giúp Mỹ trở thành một quốc gia đa văn hóa, đa tôn giáo
(*) Gợi ý:
- Thông tin 1: Nước Mỹ với vết thương mâu thuẫn sắc tộc
+ Nước Mỹ lại đang tiếp tục bộc lộ những vết thương dai dẳng của một đất nước đa sắc tộc, chủng tộc, nguồn gốc. Căng thẳng đã nổ ra với cuộc biểu tình những người mang tư tưởng “da trắng thượng đẳng”. Cảnh sát đã phải căng mình mới tránh được bạo lực đổ máu.
+ Tuần hành biểu tình rồi cũng chấm dứt. Nhưng những vấn đề nội tại của nước Mỹ vẫn còn nguyên. Đó là tình trạng bạo lực với tỷ lệ cao ở khu vực da màu, là làn sóng nhập cư vào Mỹ vẫn gia tăng mạnh, là chính sách theo hướng trấn áp người nhập cư. Tất cả đang khiến cho các phong trào mang hơi hướng phân biệt chủng tộc ở Mỹ có điều kiện bùng phát.
+ Soi vào lịch sử, từ gần một thế kỷ nay, Mỹ luôn vẫn phải đối mặt với những vụ bạo động mang màu sắc kỳ thị chủng tộc. Có thể kể ra một số mốc thời gian như Charlotte, Bắc Carolina, tháng 9-2016; Ferguson, Missouri, tháng 8-2014; lùi xa hơn một chút, Cincinnati, Ohio, tháng 4-2001; Miami, Florida, tháng 5-1980... Trong hàng loạt những cuộc bạo động này, giới nghiên cứu lịch sử chú ý nhất tới cuộc nổi dậy của người da đen ở Chicago, Illinois, vào tháng 7-1919.
+ Ẩn sau bức tranh đa sắc của một nước Mỹ phồn vinh, một xã hội phát triển hàng đầu thế giới và luôn tự hào với những giá trị của bình đẳng và dân chủ là xung đột gay gắt giữa các hệ phái tư tưởng dân tộc, xung đột sắc tộc vẫn âm ỉ tồn tại, chỉ cần có cơ hội là bùng phát thành những vụ xô xát đầy bạo lực.
- Thông tin 2: Mỹ cần lao động nhập cư để đánh bại lạm phát
+ Các chuyên gia đánh giá rằng lao động nhập cư là lời giải cho bài toán thiếu người lao động của Mỹ, một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát. Ông Matthew J. Slaughter, cựu thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng và học giả tại Harvard là ông Gordon H.Hanson cho rằng có thể chống lạm phát bằng cách mở rộng cửa cho người nhập cư lành nghề hoặc người nhập cư lao động tay chân để đẩy mạnh năng lực cung ứng của kinh tế Mỹ. Theo họ, người nhập cư có thể giúp đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay, như vậy dần dần sẽ hạn chế tăng tiền lương và giá cả. Việc thiếu người lao động khiến giá thành sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ đắt đỏ hơn bởi các công ty sẽ chuyển mức chi phí tăng sang chính người tiêu dùng qua việc tăng giá sản phẩm và dịch vụ.
+ Theo tạp chí Foreign Affairs (Mỹ), mặc dù có nhiều bài viết về tình trạng hỗn loạn dọc biên giới Mỹ - Mexico nhưng việc nhập cư Mỹ thực sự không thay đổi trong thập niên qua. Từ năm 2011 đến năm 2021, tỉ lệ dân số Mỹ là người sinh ra ở nước ngoài chỉ tăng nhẹ, từ 13,0% lên 13,6%. Điều này phản ánh sự sụt giảm đáng kể trong lượng lao động nước ngoài. Trong giai đoạn từ 2000 - 2010, có 890.000 người nhập cư vào Mỹ mỗi năm nhưng đến thập kỷ tiếp theo, con số này giảm gần một nửa xuống còn 480.000 người mỗi năm.
+ Sụt giảm nhanh chóng về số lượng người nhập cư đã khiến thị trường lao động Mỹ khó hoạt động bình thường. Ngoài việc bù đắp cho sự sụt giảm dài hạn của tỉ lệ sinh ở Mỹ, những người lao động nhập cư có ưu điểm là linh hoạt hơn nhiều so với những người lao động bản địa. Khi tăng trưởng việc làm tăng và giảm ở các khu vực khác nhau, người lao động nhập cư là nhóm đầu tiên đáp ứng, giúp giảm sự phân bổ chênh lệch khu vực trong nguồn cung lao động của Mỹ.
Tham khảo!
+ Cộng hòa Nam Phi có số dân khá đông, khoảng 60 triệu người, chiếm 4,3% số dân châu Phi (năm 2021).
+ Trong những năm qua, tỉ lệ gia tăng dân số ở quốc gia này có xu hướng giảm và duy trì ổn định.
+ Cộng hòa Nam Phi có mật độ dân số thấp, khoảng 50 người/km2 (năm 2021). Dân cư phân bố không đều, tập trung đông tại miền duyên hải ở phía đông và phía nam, các khu vực khai thác mỏ ở miền Đông Bắc; thưa thớt ở hầu hết các vùng còn lại.
*Đặc điểm dân cư:
-Là nước đông dân thứ 3 trên thế giới
-Dân cư phân bố ko đều, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông bắc
-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, số lượng người dân tăng chủ yếu do nguồn nhập cư
*Tác động:
-Tạo cho Mỹ nguồn lao động dồi dào và có trình độ cao
-Dân cư phân bố ko đều khiến cho việc sử dụng lao động và khai thác tài năng gặp khó khăn
Tham khảo!
Tác động của đặc điểm dân cư
- Thuận lợi:
+ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Cơ cấu dân số trẻ, tạo nên nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn.
+ Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất.
+ Đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Hạn chế:
+ Quy mô dân số lớn đang là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm.
+ Một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số, đặt ra các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế,... Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực cần có những chính sách dân số và phát triển kinh tế phù hợp.
+ Một số đô thị không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải.
Tham khảo!
Đặc điểm dân cư Trung Quốc
- Quy mô dân số: là nước đông dân nhất thế giới. Năm 2020, số dân Trung Quốc là hơn 1,4 tỉ người, chiếm hơn 18% số dân thế giới.
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: đang có chiều hướng giảm dần nên số dân tăng thêm hằng năm cũng giảm dần.
- Cơ cấu dân số:
+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.
+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.
- Thành phần dân cư: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc (hơn 56 dân tộc)
+ Người Hán chiếm hơn 90% dân số.
+ Các dân tộc khác (người Choang, Ui-gua, Tạng, Hồi, Mông Cổ,...) sống tập trung tại các khu tự trị ở vùng núi và biên giới.
- Mật độ dân số: mật độ dân số khá cao (khoảng 150 người/km2 năm 2020), song phân bố rất không đều.
+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía đông (khoảng 90% dân cư);
+ Khu vực phía tây dân cư thưa thớt.
- Vấn đề đô thị hóa:
+ Đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, tỉ lệ dân thành thị là 61,0% năm 2020).
+ Có nhiều thành phố quy mô dân số trên 10 triệu người như: Thượng Hải, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thiên Tân,...
+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.
+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)
+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.
+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.
Tham khảo!
- Quy mô dân số: là nước đông dân, đứng thứ 9 thế giới (năm 2020).
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: thấp (khoảng 0.05% trong giai đoạn 2015 - 2020).
- Thành phần dân cư: là quốc gia đa dân tộc với khoảng hơn 100 dân tộc. Hơn 80% dân số là người Nga. Một số dân tộc khác là: Tác-ta; U-crai-na; Kats-xki-a; Chu-vát,…
- Cơ cấu dân số:
+ Cơ cấu dân số già: nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 15,5% tổng số dân (năm 2020), tỉ suất tử thô cao.
+ Liên Bang Nga có số nữ nhiều hơn số nam, đặc biệt ở các nhóm tuổi cao.
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số trung bình rất thấp, chỉ khoảng 9 người/km (năm 2020).
+ Dân cư phân bố không đều: khoảng 75% dân cư sống tập trung ở phần lãnh thổ phía tây dãy U-ran (phần châu Âu thuộc Nga), trong khi ở các vùng phía bắc và phía đông (như Xi-bia, Viễn Đông) dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng gần như không có người ở.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, khoảng 74,8% năm 2020. Các đô thị phần lớn thuộc loại nhỏ và trung bình. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua là các đô thị lớn nhất của đất nước.
*Đặc điểm dân cư:
-Thành phần dân tộc: A-rập và theo đạo Hồi.
-Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.
-Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở Israel, Kuwait, Lebanon
-Mật độ dân số trung bình khá thấp
-Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
*Tác động đến kinh tế;
-Dân số đông đúc mà trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
-Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển , thưa thớt ở vùng núi dẫn đến chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và đồng bằng.
*Tác động về mặt xã hội:
- Các nước Tây Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.
- Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…
Quy mô và sự gia tăng dân số:
- Hoa Kỳ là nước đông dân trên thế giới, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.
- Tác động:
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số thấp cũng đặt ra vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.