K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
6 tháng 5

Để khai thác hiệu quả các cơ hội mà biển đem lại, cũng như giảm những thách thức và nguy cơ đối với tài nguyên và môi trường biển ở nước ta, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng… Chiến lược cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 cho từng lĩnh vực về: Kinh tế biển, xã hội, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển; môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng dự thảo Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, trình Chính phủ ban hành. Theo đó, cần bảo đảm yêu cầu thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, tính bền vững trong phát triển kinh tế biển Việt Nam, xây dựng thương hiệu biển Việt Nam; tạo được sự bứt phá về khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các vùng biển, ven biển và hải đảo; bảo đảm tính khả thi trong hoạt động và sử dụng nguồn lực phù hợp bối cảnh trong nước và quốc tế. Thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, phù hợp luật pháp quốc tế về biển, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982… Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển; phát triển nguồn nhân lực biển; ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế…

17 tháng 3 2018

Đáp án D

12 tháng 1 2017

HƯỚNG DẪN

- Biển Đông là một biển rộng, trong đó vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 với hàng ngàn hòn đảo. Bên cạnh những ảnh hưởng to lớn đến thiên nhiên nước ta, Biển Đông giàu có tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông biển và du lịch biển đảo. Phát triển các ngành kinh tế biển trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta tạo điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Các đảo và quần đảo trong Biển Đông nước ta tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các bộ phận của vùng biển, các đảo và quần đảo là sự bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đất nước và góp phần bảo vệ an ninh của Tổ quốc.

18 tháng 12 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển nước ta.

- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

- Đường bờ biển dài, nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng...

- Vùng biển rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước.

- Vùng biển ấm quanh năm.

b) Cảng biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

- Tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.

- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.

- Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.

27 tháng 3 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam

− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).

− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.

b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.

− Đối với kinh tế

+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).

− Đối với an ninh

+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

7 tháng 4 2019

*Về kinh tế - xã hội

-Phái triển các ngành ngh truyền thng gắn vi việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cũng như các đặc sản.

+Đánh bắt, nuôi cá, tôm

+Các đặc sản: bào ngư, ngọc trai, tổ yến,..

-Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (cá, nước mắm,...) và giao thông vận tải biển

-Có ý nghĩa về du lịch:

+Tiềm năng đa dạng (rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử - cách mạng,...).

+Mới bắt đầu khai thác

-Gii quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đo

*Về an ninh, quốc phòng

-Là h thống tiền tiêu bảo vệ đt liền

Là cơ sở để khng định chủ quyền của nước ta đối vi vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo

21 tháng 6 2019

Đáp án: C

Giải thích: Chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta bao gồm: Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển; Phòng chống ô nhiễm môi trường biển. Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.

18 tháng 6 2018

Chọn: C.

 Chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta bao gồm: Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển; Phòng chống ô nhiễm môi trường biển. Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.

 

17 tháng 12 2018

Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển mang lại hiệu quả kinh tế cao (đặc biệt là ngành dầu khí), thúc đẩy sự phát triển của vùng ven biển ĐNB, tạo sự phân hóa rõ rệt giữa ven biển ĐNB và vùng biên giới với Campuchia

=> Chọn đáp án C

20 tháng 2 2019

Đáp án: C

Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp biển) – là nơi hội tụ nhiều thế mạnh nổi trội về kinh tế biển: tài nguyên có giá trị nhất là khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam + trung tâm du lịch biển lớn + vận tải biển (cảng Bà Rịa – Vũng Tàu) + khai thác hải sản (ngư trường lớn).

Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biêt là khai thác và chế biến dầu khí tạo ra động lực lớn, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

⇒ Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ nói chung.

17 tháng 7 2019

Đáp án cần chọn là: C

Đáp án: Vùng ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp biển) – là nơi hội tụ nhiều thế mạnh về kinh tế biển: nghề cá, du lịch biển, vận tải biển, trong đó tài nguyên có giá trị nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam

=> Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biêt là khai thác và chế biến dầu khí -> tạo ra động lực lớn, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

=> Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ nói chung.