K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 6 2016

1.Giới thiệu tác phẩm và nhân vật:

      -  Những đứa con trong gia đình được nhà văn Nguyễn Thi sáng tác vào năm 1966, in trong tập Truyện và kí xuất bản năm 1978.

      - Nhà văn kể chuyện nhân vật Việt trong một trận đánh đã bị thương, lạc đơn vị, phải nằm lại ở chiến trường. Trong những cơn mê, tỉnh đứt nối, Việt nhớ lại những ngày còn ở nhà, nhớ kỉ niệm ấu thơ... Sau cùng đơn vị đã tìm gặp việt và đưa anh về chữa trị vết thương.

      - Truyện kết cấu theo dòng ý thức của nhân vật. Nhờ kết cấu này mà truyện hết sức hấp dẫn. Dòng hồi ức hiện về đến đâu thì tính tình, tình cảm và ý chí của Việt hiên lên đến đó.

2. Phân tích hình tượng nhân vật Việt:

   a. Tính tình ngây thơ, hồn nhiên đến ngộ nghĩnh, thú vị

       - Việt là một chiến sĩ trẻ, chưa qua tuổi mười tám. Ở Việt vẫn còn giữ những nét hồn nhiên của một chàng trai mới lớn ( đi đánh giặc vẫn mang theo cái ná thun)

       - Bị thương nặng đến đêm thứ hai, trong bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo, Việt không sợ chết mà chỉ sợ bóng đêm và sợ ma.

       - Việt rất yêu thương chị Chiến, nhưng lại hay tranh giành hơn thua với chị. Việt giành phần hơn từ những đêm soi ếch ngoài ruộng đến việc lập chiến công bắn tàu Mĩ trên sông Định Thủy.

       - Đêm mít tinh ghi tên tòng quân, hai chị em cũng tranh giành nhau đi bộ đội đến ồn ào mà cũng thật cảm động.

       - Ở đơn vị Việt rất yêu quý đồng đội, nhưng lại không nói cho đồng đội biết là mình có chị. “ Việt giấu chị như giấu của riêng vậy. Cậu sợ mất chị mà”.

   b. Việt rất giàu tình cảm, yêu thương gia đình sâu đậm

       - Tình cảm của Việt đối với chị:

          + Mẹ mất, chị Chiến trở thành chỗ dựa tinh thần của Việt. Chị hết lòng chăm sóc Việt, nên Việt yêu thương chị hết lòng. Và Việt còn thương chị vì “chị giống in như má”.

          + Lúc hai chị em khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm để ngày mai lên đường nhập ngũ “ Việt thấy thương chị lạ”.

      - Tình cảm của Việt dành cho chú Năm:

         + Việt rất thương chú Năm. Tình cảm đó có từ ngày Việt còn nhỏ.

         + Việt thương chú Năm vì chú hay bênh Việt

         + Chú thường hay hò mỗi khi kể về gia đình hay chiến công của mảnh đất này. Qua tiếng hò chú thường gửi gắm ý nghĩa câu hò vào trí tưởng tượng, tâm hồn của Việt bằng tất cả tình yêu thương đứa cháu của chú.

      - Tình cảm của Việt đối với mẹ:

         + Mẹ luôn hiện hữu trong kí ức của Việt. Trong cái đêm thiêng liêng, hai chị em bàn tính thu xếp chuyện gia đình, Việt thấy “ hình như má cũng đã về đâu đây...”.Trong lúc bị thương trơ trọi giữa chiến trường, hình ảnh người mẹ thương yêu mãi chập chờn ẩn hiện trong Việt. Việt hồi tưởng về mẹ với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào.

         + Việt thương má, bởi má cả cuộc đời vất vả, thầm lặng hi sinh, lặng lẽ chịu đựng mọi gian lao, đau khổ trong đời để. Suốt đời má Việt chở che cho đàn con và tranh đấu.

         + Việt yêu quý má vô hạn, bởi má bao giờ cũng chăm chút ân tình đối với gia đình và đối với Việt. Nghĩ đến điều đó, Việt thèm muốn ước ao “ ước gì bây giờ mình được gặp má”.

   c. Việt chiến đấu dũng cảm và tính cách anh hùng:

      - Việt- đứa con của một gia đình có truyền thống cách mạng, yêu nước và căm thù giặc sâu sắc”

         + Việt sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống yêu nước, gắn bó với cách mạng.

         + Ông nội, chú Năm đến ba của Việt đều tham gia kháng chiến và hi sinh.

         + Chính mối thù nhà là động lực tinh thần mạnh mẽ và tình thương những con người ruột thịt đã thôi thúc Việt chiến đấu ngoan cường và dũng cảm. Chính có sự thừa hưởng truyền thống yêu nước và cách mạng của gia đình mà trong Việt đã hình thành ý thức chiến đấu bất khuất từ rất sớm.

      - Việt- người chiến sĩ trẻ anh hùng vượt lên thực tại thương tích khi lạc đồng đội:

         + Giữa trận đánh, Việt bị thương nặng, mất liên lạc với đồng đội, trơ trọi một thân một mình, chịu khát chịu đói, mình đầy thương tích, Việt vẫn can đảm chịu đựng.

         + Khắp người Việt không chỗ nào không thương tích.

      - Việt luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu:

         + Dù thương tích, dù lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu mỗi khi choàng tỉnh.

         + Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng của đồng đội từ nơi xa, Việt cố gắng bò về hướng đó.

         + Cuối cùng đồng đội đã tìm được Việt. Dù kiệt sức, Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu sinh tử với kẻ thù.

3. Đánh giá:

       - Nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là một nhân vật có tính cách độc đáo. Việt vừa là một con người hồn nhiên, ngây thơ, vừa là một người con, người cháu và người em tình nghĩa, vừa là một chiến sĩ trẻ gan dạ, anh hùng, ý thức chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để trả thù nhà đền nợ nước. Việt là khúc sông vươn xa hơn trong dòng sông truyền thống của gia đình.

      - Nét đặc sắc của Nguyễn Thi khi xây dựng nhân vật này là ở chỗ: nhà văn không bọc nhân vật mình trong những sắc màu tráng lệ, ngôn ngữ hoa mĩ mà bằng những chi tiết sống thực, hồn nhiên đến cảm động và ngôn ngữ mang màu sắc Nam bộ giản dị. Phải chăng đó là tình yêu con người và mảnh đất Nam Bộ thành đồng của nhà văn.

8 tháng 6 2016

DÀN BÀI

I. MỞ BÀI

   Truyện Những đứa con trong gia đình là một số những tác sáng tác xuất sắc nhất của Nguyễn  Thi. Thiên truyện thành công ở nhiều mặt, nhưng nổi bật nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả đã giành nhiều trang miêu tả những nét tính cách độc đáo của Việt, nhân vật trung tâm đã tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

II. THÂN BÀI

   Truyện Những đứa con trong gia đình được kết cấu theo những đợt hồi tưởng của người lính trẻ tên Việt bị trọng thương, thất lạc đồng đội trong mây ngày đêm. Diễn biến truyện hết sức linh hoạt xáo động không gian lẫn thời gian, chéo quá khứ với hiện tại, trong đó nhân vật Việt hiện lên với đầy đủ các về tính tình, tình cảm, và tinh thần chiến đấu.

   1. Tính tình hồn nhiên, thú vị

   Là một chiến sĩ trẻ, Việt vẫn giữ tính hồn nhiên của một thằng trai mới lớn. Việt luôn luôn giữ trong mình cái ná thun mà từ nhỏ Việt đã từng bắn chim. Còn hiện tại, Việt cầm súng tự động, bả súng còn thơm gỗ, đánh Mĩ bằng lê, ná thun vẫn còn nằm gọn trong túi áo.

   - Bị thương nặng đến đêm thứ hai, trong bóng đêm vắng lặng và lạnh Việt không sợ chết mà lại sợ bóng đêm và sợ ma.

 

   - Việt rất yêu thương chị Chiến nhưng hay tranh giành với chị, từ những đêm soi ếch ngoài ruộng đến việc lập chiến công. Soi ếch thì chú Năm đứng ra phân xử vì chị Chiến và Việt ai cũng giành phần nhiều là của minh, chị Chiến bao giờ cũng thương Việt. Sau này lớn lên, vết đạn bắn thằng Mĩ trên sông Định Thuỷ, chị cũng nhường...

   - Rồi đến đêm mít-tinh ghi lên lòng quân, hai chị em cùng tranh giành đi bộ đội, thật cảm động.

   - Ở đơn vị, Việt rất yêu quý đồng đội nhưng không nói thật là mình có Việt dấu chị như giấu của riêng vậy. Cậu sự mất chị mà!

   2. Tình thương yêu gia đình sâu đậm

   a) Vốn mồ côi, chị Hai ở xa, đứa em út còn nhỏ, tình cảm thương yêu Việt đối với chị thật sâu đậm. Sau khi cùng ghi lên vào bộ đội, sắp xếp việc xong. Việt và Chiến cùng khiêng bàn thờ má gởi sang nhà chú Năm. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bình bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thế rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.

   b) Ngoài tình thương chị, Việt còn rất thương mến chú Năm. Tình cảm hình thành từ những ngày Việt đang còn nhỏ. Việt thương chú Năm vì hồi đó hay bênh Việt. Mỗi khi cất giọng hò, chú làm như Việt chính là nơi cụ thể đế gởi gắm những câu hò đó. Theo từng hình ảnh liên tưởng của chú Năm, có Việt biến thành tấm áo và quàng hoặc con sông dài cá khi thì Việt thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển gò Công hoặc ngôi sáng ở Tháp Mười.

   c) Trong lúc Việt bị thương, hình ảnh cuả cha mẹ thân yêu luôn chập chờn ẩn hiện trong hồi ức của Việt với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào. Dường như cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ lặng lẽ trong đêm của má. cả những hiểm nguy gian lao của má đã trải qua một cách không hề sợ hãi, tất cả đều được gom và dồn lại vào trong ý nghĩ cuối cùng này: "Để má ráng nuôi bây lớn coi bây có làm được gì cho cha mày vui không? ”

   3.Tính cách anh hùng tinh thần chiến đấu dũng cảm

   a) Phải sống chiến đấu như thế nào, trả thù nhà, đền nợ nước sao cho xứng đáng là những đứa con trong một gia đình có truyền thống yêu nước, gắn bó với cách mạng từ thời chống Pháp đến thời chống Mĩ ?... Việt đã chiến đấu bằng tất cả sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, bằng ý chí bất khuất thừa hưởng từ một gia đình cách mạng. Ông nội của Việt, chú Năm, ba Việt đều tham gia kháng chiến chống Pháp. Cha bị Tây chặt đầu, mẹ bị trúng pháo của giặc, những hình ảnh thê thảm đó mãi in sâu trong tâm trí Việt. Chính mối thù nhà là động lực tinh thần và tình cảm thúc đẩy chị em Việt anh dũng chiến đấu.

   b) Giữa trận đánh. Việt bị thương nặng. Mất liên lạc với đồng đội, trơ trọi một thân, chịu đói chịu khát, mình đầy thương tích, Việt vẫn can đảm chịu đựng, Việt mới cảm thấy chân tay tê dại, khắp người, nước hay máu không biết, chỗ ướt sùng, chỗ dẻo quẹo, chỗ khô cứng (,..)Trời tối kì lạ Việt cho mũi lê đi trước, rồi tới hai cùi tay, hai cái chân nhức nhối cho nó đi sau cùng. Sau đó, Việt bò gấp qua những cái gì nữa Việt không cần biết, quên khắp cả người đang bị rì máu, quên cả trận địa sắt thép ngổn ngang mà một cành cây nhỏ đụng vào người Việt bây giờ cũng làm nặng thêm thương tích.

   c) Dù lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu mỗi khi choàng dậy, Việt day họng súng về hướng đó “Nếu mày đổ quân thì súng tao còn đạn”, Việt ngầm bảo bọn địch khi nghe tiếng xe bọc thép của chúng chạy mỗi lúc một gần.

   - Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng đồng đội từ nơi xa, Việt vẫn cố gắng bò về hướng đó. Việt đã cố gắng bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi tay của người theo. Việt cũng không ý thức răng mình đang bò đi, mà chính trận đánh đang gọi Việt đến.

   -  Cuối cùng, đồng đội đã tìm được Việt. Dù kiệt sức, Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu sinh tử với kẻ thù: một ngón tay của cậu vần còn nhúc nhích, một viên đạn đã lên nòng và chung quanh cậu, dấu xe bục thép cồn nằm ngang dục. Hình ảnh người lính bị thương vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng đã thể hiện được tính cách anh hùng của nhân vật.

III. KẾT BÀI

   Nguyễn Thi đã miêu tả nhân vật một cách sắc nét, từ tính tình, tình cảm tinh thần chiến đấu, không bằng những sắc màu ưtrng lệ mà qua hàng loạt hình ảnh sống thực, hồn nhiên đầy cảm động. Với ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ những chi tiết về dáng cách, cử chỉ, lời nói của nhân vật, phát huy tối đa lời thoại nội tâm, những độc thoại khi đứt khi nối tưởng chừng như rời rạc nhưng thật chặt chẽ, truyện đã khắc hoạ hình tượng của một nhân vật tuổi trẻ anh hùng, đại biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Những đứa con trong gia đìnhđề 1:đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:"việt  tỉnh dậy lần thứ tư...mũi lê nhọn hoắt trong đêm,đang bắt đầu sung phong"câu 1: tỉnh dậy lần thứ tư việt nhớ má,nhớ đén các anh đơn vị với mình tình cảm việt dành cho má và các anh nói lên vẻ đẹp gì trong tâm hồn việt.câu 2: những chi tiết nào trong văn bản cho thấy việt vẫn là một cậu bé mới lớn?...
Đọc tiếp

Những đứa con trong gia đình

đề 1:đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:"việt  tỉnh dậy lần thứ tư...mũi lê nhọn hoắt trong đêm,đang bắt đầu sung phong"

câu 1: tỉnh dậy lần thứ tư việt nhớ má,nhớ đén các anh đơn vị với mình tình cảm việt dành cho má và các anh nói lên vẻ đẹp gì trong tâm hồn việt.

câu 2: những chi tiết nào trong văn bản cho thấy việt vẫn là một cậu bé mới lớn? nhữn chi tiết ấy cho thấy vẻ đẹp gì ở nhân vật.

câu 3: cảm nhận về chi tiết" đạn đã lên lòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng lên súng"

 đề 2: đọc doạn văn sau và trả lời câu hỏi:"sáng hôm sau nghe chị chiến nói...nội hết bưng này sang bưng khác"

câu 1: nêu luận điểm của văn bản sau.?

câu 2: cảm nhân chi tiết về câu hò của chú năm:" câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lện...như một lời thề dữ dội"

câu 3: cảm nhận về chi tiết tác giả khắc họa vóc dáng của nhân vật chiết.

câu 4: suy nghĩ của việt ở đoạn văn:"nào đưa má sang ở tạm nhà chú...việt thấy thương chị lạ"

câu 5: từ văn bản hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 10_12 câu) nêu cảm nhận của em về sự hòa quyên tuyệt đẹp giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước.

 

1
8 tháng 6 2016

1.Giới thiệu tác phẩm:

      - Nguyễn Thi là nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm viết về đất và người Nam Bộ.

      - Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông viết về những con người sinh ra trong một gia đình có truyền thống anh hùng. Truyền thống anh hùng đó được kết tinh trong hình tượng nhân vật Chiến, đồng thời ở cô còn toát lên vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời đánh Mĩ.

2. Phân tích hình tượng nhân vật Chiến:

    a. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường:

      - Chiến 19 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc với em). Song ở cô đã có cái duyên dáng của thiếu nữ mới lớn ( bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, bắt đầu thích soi gương).

      - Thương em, biết nhường nhịn em, biết tính toán việc nhà.

      - Thương cha mẹ ( tâm trạng cô khi cùng em khiêng bàn thờ ba má đi gửi trước ngày tòng quân...)

      - Cô đọc còn chưa thạo nhưng rất chăm chỉ đánh vần.

  ÚChiến là hình ảnh sinh động của người con gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mĩ.

    b. Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:

       - Gan góc: có thể ngồi lì cả buổi chiều đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm.

       - Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.

       - Quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình: “ tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”.

       - Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một “dòng sông” thì Chiến là khúc sông sau- Chiến rất giống mẹ nhưng cô đã khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.

3. Đánh giá:

      - Chiến mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng, dũng cảm.

      - Cô đã nối tiếp và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong thời đại đánh Mĩ.

8 tháng 6 2016

Là một nhà văn gốc Bắc, nhưng lại sống gắn bó với miền nam của tổ quốc. Có lẽ chính vì vậy mà những trang viết của NGuyễn Đình Thi luôn đậm chất Nam bộ,"Những đứa con trong gia đình" là một tác phẩm điển hình cho phong cách ấy. Đây là truyện ngắn mà Nguyễn Thi sáng tác ngay tại chiến trường Nam bộ có lẽ cũng vì thế mà nhũng con người trong đó là chính là biểu tuọng cho tinh thần chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà ở đó nhân vật Chiến hiện lên thật rõ nét.

Giữa những tháng năm điêu tàn trong khói lửa, nhân dân ta phải tắm trong bể máu tội ác của kẻ thù ,Chiến hiện lên đúng như hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng, kiên cường trong kháng chiến. Người phụ nữ đã xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tám chữ vàng :" anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Nam bộ chính là miền đất điển hình của những người phụ nữ ấy mà trong tác phẩm của mình Nguyễn Đình Thi đã ca ngơi như :" Chị Út Tịch" trong tác phẩm Người mẹ cầm súng... nhân vật Chiến trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình ", có thể nói NGuyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ " giỏi việc nước, đảm việc nhà " trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh dũng, kiên cường trước kẻ thù, nhân hậu đảm đang trong gia đình. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, CHiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em không những vậy Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.

Cũng như nhân vật Việt, Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đêu chết trong chiến tranh. Ba của Chiến bị kẻ thù chặt đầu , má Chiến đã mang rổ đi đòi đầu chồng. Chính bà cũng chết khi đi lấy đàu đạn làm thuốc súng cho du kích. Một hoàn cảnh éo le, bất hạnh Chiến phải thay ba má trông nom các em. Chính trong cái hoàn cảnh này càng hun đúc thêm tinh thần cách mạng, lòng căm thù giặc của CHiến cũng vì thế mà tính cách điển hình của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng càng ăn sâu vào trong tiềm thức của chi.

Trong truyện ngắn Nguyễn Đình Thi đã xây dựng nhân vật Chiến không chỉ giỏ việc nước, là một nữ du kích có tiếng mà còn đảm đang việc nhà. Chiến cùng một lúc đã vừa làm ba , vừa làm má để chăm lo, lấp đày khoảng trống ấy cho các em. CHị là hiện thân cho người má đã mất từ vóc dáng, tính cách, suy nghĩ đến nỗi Việt phải thốt lên :" nói nghe in như má vậy" còn nữa, trước khi tòng quân, Chiến còn lo lắng, thu xép việc gia đình, Chiến nói với Việt :"năm công ruộng...mần nghen". Có ai đời bàn thờ cũng mang đi gửi ? ấy vậy mà trông truyện ngắn này Nguyễn Thi đã đẩy cái cùng cực, tội ác của lũ cướp nước lên đến đỉnh điểm khi để 2 chị em Chiến đem gửi chú Năm bàn thờ của ba má.

Cũng nhứ Việt, chiến tham gia du kích từ khi còn nhỏ, mọi công lao đều có thể nhường cho em nhưng cương quyết tranh đi tòng quân với em không phải là vì Chiến sợ em đi sẽ cướp hết công của mình mà Chiến biết, chiến ý thức được sự tàn khốc của chiến tranh và hơn hết là tình thương dành cho em. Chiến sợ súng đạn vô tình, sợ nguy hiểm đến với Việt, lại một lần nữa đức tính tốt đẹp của người phụ nữ được nâng lên.

Hiện lên thật bình dị, Chiến đã để lạ nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Hình ảnh ái với tính cách đặc trưng của nguòi phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng" đảm việc nước, giỏi việc nhà". Chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

8 tháng 6 2016

Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình mang khá nhiều nét tiêu biểu của một gia đình Nam Bộ trong chiến tranh. Cuốn sổ gia đình do người chú ghi lại mà Chiến dùng để đánh vần tập đọc, thực ra là một cuốn gia phả đặc biệt, rất vắn tắt, ở đó mỗi dòng, thậm chí mỗi chữ, đều có máu và nước mắt. Đó là gia đình từ mấy thế hệ đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương.

Hy sinh với tư cách người chiến sĩ trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, nhà văn Nguyễn Thi để lại một số lượng tác phẩm không nhiều. Tuy vậy, đó là những tác phẩm có giá trị, đặc biệt ở chỗ chúng ta góp phần khắc họa nên bức chân dung lớn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước vừa qua. Những nhân vật của Nguyễn Tuân đều chân thật và gây nhiều ấn tượng, như trường hợp hai nhân vật chị em Chiến và Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.
Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình mang khá nhiều nét tiêu biểu của một gia đình Nam Bộ trong chiến tranh. Cuốn sổ gia đình do người chú ghi lại mà Chiến dùng để đánh vần tập đọc, thực ra là một cuốn gia phả đặc biệt, rất vắn tắt, ở đó mỗi dòng, thậm chí mỗi chữ, đều có máu và nước mắt. Đó là gia đình từ mấy thế hệ đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Ngay ở thế hệ đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Ngay ở thế hệ của chị em Chiến, chỉ trong khoảng mấy năm, lúc hai chị em vẫn còn là những đứa trẻ, họ đã phải liên tiếp mất cha rồi lại mất mẹ. Đường đời của hai chị em Chiến như đã được vạch sẵn chỉ có chiến đấu, giết giặc, để báo thù cho cha, cho mẹ, cũng là để tự bảo vệ chính cuộc đời của mình. Đó là truyền thống gia đình, đó cũng là khát vọng mãnh liệt nhất của hai chị em Chiến và Việt. Mang một mối thù sâu nặng với giặc và một khát vọng chiến đấu mãnh liệt như vậy, họ sẽ chiến đấu dũng cảm và sẽ chiến thắng, điều đó như một cái gì đã trở thành tất yếu.

Thật ra, để nói đến con đường tất yếu từ căm thù giặc đến thắng giặc đó. Nguyễn Thi có thể chỉ cần nói về Chiến mà không nói về Việt, hoặc ngược lại. Nhưng Nguyễn Thi đã miêu tả cả hai nhân vật ấy với nhiều nét rất riêng, rất đáng yêu, gây cho người đọc nhiều thú vị.

Việt là một chàng trai, rồi là một người lính dũng cảm, nhưng dẫu sao Việt  cũng chỉ là một chàng trai mới lớn, và trong gia đình, thì Việt thực sự chỉ là một cậu bé. Cái trẻ con ở Việt không chỉ bộc lộ trong những nét hiếu động, suốt ngày thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, lúc nào cũng có cái ná thun trong người.. mà cả trong cái nét hiếu thắng, luôn luôn ưa tranh giành với người chị, không biết nhường nhịn chị vì Việt là em trai của Chiến mà! Thật ra thì không phải Việt không yêu thương chị mình, trái lại nữa là khác, nhưng có được một người chị như Chiến, làm sao Việt có thể khác được?

Cho đến khi lên đường tòng quân, chuẩn bị thành người lính hay đã trở thành người lính rồi, Việt vẫn trẻ con như thế, trẻ con và vô tư. Nghe chị bàn bạc chuyện nhà, Việt chỉ ừ ào cho qua chuyện “chụp một con đóm đóm trong lòng bàn tay… rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Vào đơn vị, Việt vẫn không quên cây ná thun. Đặc biệt trẻ con, Việt không dám hé cho ai biết rằng mình có một người chị, bởi cái lẽ giản đơn “sự mất chị”. Đánh giặc rất dũng cảm, bắn cháy xe tăng Mỹ, Việt không hề sợ hãi, nhưng lạc trên chiến trường một mình sau trận đánh, Việt lại sợ ma. Sau những cố gắng phi thường, Việt gặp lại đồng đội của mình. Việt vừa khóc vừa cười, hệt một đứa trẻ “khóc đó rồi cười đó”.

Xây dựng hình ảnh nhân vật Việt hồn nhiên và trẻ thơ như thế, phải chăng Nguyễn Thi muốn nói với người đọc về một thế hệ trẻ Việt Nam đã bước vào cuộc chiến đấu rất sớm, như thẳng từ tuổi thơ mà đến. Ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Thi hình như còn ở chỗ này nữa: thế hệ ấy có thể rất hồn nhiên, trẻ con, rất vô tư, vô tâm trong nhiều mối quan hệ gia đình và xã hội, nhưng lại cực kì nghiêm túc trong những suy nghĩ về kẻ thù, về cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Vì sao vậy? Vì bản chất chính nghĩa của cuộc chiến đấu ấy. Đó là một chiến đấu vì sự sống, cũng là một cuộc chiến đâu đầy chất tươi trẻ và lạc quan.

Chiến thì khác hẳn với Việt. Có thể Chiến cũng đã như Việt nếu Chiến có một người chị. Nhưng chiến là chị cả của những đứa em không còn cha mẹ. Là con gái, Chiến có cái kiên nhẫn đến gan  của người phụ nữ đã từng trải cực khổ. Chính là Chiến, chứ không phải Việt, ngồi đánh vần từng chữ, đọc cho được, đọc cho hết, cuốn sổ ghi chép của gia đình đầy máu và nước mắt để nuôi dưỡng cho mình một khát vọng khôn nguôi chiến đấu và trả thù. Là người chị, Chiến trở thành người phụ nữ đảm đang, hy sinh, tận tụy, Chiến không kịp nghĩ gì cho mình trước khi nghĩ đến em. Lúc nào Chiến cũng nhường nhịn em, từ việc lớn đốn việc nhỏ. Trong cả truyện ngắn, duy nhất chỉ có một lần Chiến không nhường em. Ấy là lần cả hai chị em cùng xin đi bộ đội, Chiến đã nói với anh cán bộ tuyển quân: Đến tết này nó mới được mười tám anh à !”

Người đọc dễ dàng chấp nhận hành động (tranh hơn) này của Chiến, không thấy nó mâu thuẫn gì với bản tính của cô, bởi vì, ngoài khát vọng chiến đấu, hành động của Chiến còn thể hiện một ý muốn cảm động của cô: Chiến chưa muốn em mình sớm phải bước vào cuộc chiến đấu gian khổ.

Chiến như lớn hơn tuổi của mình, chín chắn, sâu sắc hơn. Trong cái đêm hôm trước ngày lên đường nhập ngũ, Chiến đã lo lắng, lo liệu đến từng chi tiết công việc gia đình, từ việc gửi đứa em út ở với chú, việc giao nhà, giao đất cho ai quản lí, đến việc gửi bàn thờ má, việc cúng giỗ ba má… việc nào Chiến cũng tính toán cẩn thận chu đáo. Trong cảm nghĩ của Việt, Chiến thật giống hệt như má từ lời nói đến việc làm. Chiến thật đúng là hình ảnh một cô gái Việt Nam mà truyền thống và thời đại đã sản sinh ra.

Tạo ra hai hình ảnh khác nhau như Chiến và Việt, Nguyễn Thi thật ra đã xây dựng được những nét bổ sung để khắc họa nên hình ảnh thế hệ trẻ Nam Bộ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Được nuôi dưỡng bởi cùng một truyền thống gia đình, cùng chịu chung những cảnh ngộ, lại là chị em ruột, Chiến và Việt rất giống nhau với những cách thức biểu hiện khác nhau, hai chị em rất thương yêu nhau. Cùng rất thương má, hai chị em cùng nuôi khát vọng lớn lao: được chiến đấu, được trả thù cho má. Hai chị em cùng may mắn được nhập ngũ một ngày. Dù ở hai đơn vị khác nhau, hai chị em lúc nào cũng nghĩ đến nhau, cùng lấy việc dũng cảm trong chiến đấu và chiến công làm thước đo để đo lòng thương đối với má.

8 tháng 6 2016

1.Giới thiệu tác phẩm:

      - Những đứa con trong gia đình được nhà văn Nguyễn Thi sáng tác vào năm 1966, in trong tập Truyện và kí xuất bản năm 1978. Tác phẩm ra đời trong những ngày đấu tranh chống Mĩ cứu nước đầy cam go, ác liệt, khi kẻ thù đang tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam nước ta.

      - Thiên truyện viết về truyền thống yêu nước, anh hùng của một gia đình nông dân nghèo Nam Bộ. Dòng sông truyền thống ấy luôn tuôn chảy trong dòng ý thức dứt nối, mê tỉnh của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại chiến tường. Và cũng từ dòng tâm tư ấy hiện lên thật sinh động hai nhân vật: Chiến và Việt.

2. Phân tích và chứng minh:

    a. Những nét giống nhau của hai nhân vật:

      - Hai chị em Chiến và Việt đều là những người con trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Cả hai uống cùng một nguồn nước truyền thống, được tắm trong cùng một dòng sông lịch sử gia đình bất khuất, ngoan cường, nên họ giống nhau về bản chất.

      - Cả hai có chung một màu sắc tình cảm:

           + Thương cha, thương mẹ. Cả hai đều là những đứa con ngoan. Khi cha bị kẻ thù chặt đầu, họ theo má đi đòi đầu cha. Đều đỡ đần công việc cho má trong những ngày tháng má xuôi ngược công tác và vất vả nuôi con. Khi chuẩn bị lên đường tòng quân, cúng cơm cho má, hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm.

           + Kính trọng và yêu mến chú Năm nên luôn nghe lời chú.

           + Cùng căm thù giặc sâu sắc, cùng một ý nguyện thiết tha được cầm súng đánh giặc trả thù cho ba má nên giành nhau đi tòng quân.

       - Họ giống nhau ở phẩm chất. Cả hai đều là những chiến sĩ dũng cảm, gan góc và từng lập được nhiều chiến công.

  + Bắn tàu chiến của giặc Mĩ trên sông Định Thủy, phá xe tăng địch trong trận giáp lá cà.

 + Quyết tâm đánh giặc đến cùng.

       - Cả hai đều có tính ngây thơ, trẻ con:

           + Còn rất trẻ: chị mười chín, em chưa được mười tám tuổi.

           + Rất yêu thương nhau nhưng vẫn tranh giành nhau.

     b. Nét khác nhau: hai chị em đều có cá tính, mỗi người mỗi vẻ

       - Nguyễn Thi đã khắc họa được cá tính độc đáo của từng nhân vật. Những nét cá tính của từng nhân vật xét đến cùng là do giới tính và vai vế khác nhau.

       - Giới tính khác nhau nên cá tính khác nhau:

           + Chiến kiên trì, nhẫn nại ngồi đọc cuốn sổ gia đình do chú Năm ghi chép; Việt hiếu động, chỉ đọc ké vài dòng rồi bỏ, chỉ thích bắt ếch, câu cá, bắn chim.

           + Chiến là cô gái mới lớn bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc mà vẫn có cái gương trong túi. Việt thì đi bộ đội được trang bị vũ khí nhưng vẫn mang theo cái ná thun, bị thương không sợ chết mà chỉ sợ ma, giấu chị với đồng đội vì sợ mất chị.

      - Vai vế khác nhau nên cá tính khác nhau:

           + Chiến là chị nên đảm đang, tháo vát, khôn ngoan, già dặn trước tuổi: chăm sóc các em, tính toán việc nhà rất gọn trước khi lên đường tòng quân, khiến Việt thấy chị giống hệt má ngày trước và chú Năm khen chị cũng phải.

           + Việt là em nên phó mặc chi chị tất cả, chỉ ừ à qua quýt khi chị bàn việc nhà, rồi ngủ quên lúc nào không biết.

3. Đánh giá:

      - Qua hai nhân vật Chiến và Việt khẳng định tài năng của Nguyễn Thi trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Hai nhân vật có những nét giống nhau nhưng mỗi nhân vật đều có cá tính sinh động.

      - Với những nét giống và khác nhau ấy, Chiến và Việt là những nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam cầm súng chiến đấu chống Mĩ để trả thù nhà đền nợ nước. Họ là những khúc sông yêu nước anh hùng nối dài dòng sông truyền thống một gia đình yêu nước và cách mạng.

11 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A

24 tháng 12 2022

                      Bài làm                                                                                  Nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là cây bút quen thuộc với nhiều bạn đọc trên khắp thế giới . Các tác phẩm của ông chủ yếu khai thác đề tài về cuộc sống khắc nghiệt nhưng giàu chất thơ ở quê hương . Tiêu biểu trong số đó phải kể đến sang tác " Người thầy đầu tiên " . Truyện đã khắc họa thành công nhân vật An-tư-nai một cô bé có tấm lòng nhân ái cùng tinh thần hiếu học đáng quý .                                          Đọc đoạn trích , ta thấy nhà văn không có nét bút nào miêu tả cụ thể ngoại hình , tính cách An-tư-nai . Song qua những hành động lời nói , suy nghĩ của nhân vật , ta dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất của cô bé . Trước hết , An-tư-nai là cô bé có tâm hồn cao đẹp và tấm lòng lương thiện , tốt bụng . Chứng kiến thầy Đuy-sen bị lũ nhà giàu xúc phạm bằng mấy lời lẽ hành động xấu xí , cô bé căm ghét đến mức muốn nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ . Khi biết thầy phải vất vả tích trữ củi để sưởi ấm lớp học , cô bé không ngần ngại mà trút ki-giắc ở trường . An-tư-nai cũng luôn quan tâm giúp đỡ tới mọi người xung quanh . Giữa trời đông buốt giá , cô bé đã cùng thầy Đuy-sen lấy đá và đất tạo thành các ụ nhỏ trên lòng suối giúp các em nhỏ đi lại thuận tiện và an toàn . Có thể thấy An-tư-nai là 1 cô bé luôn sáng ngời vẻ đẹp như " dòng suối nhỏ của thầy "                                                                                     Ngay từ giây phút được ngồi học dưới mái trường của thầy Đuy-sen , An-tư-nai đã chất chứa tấm lòng ngưỡng mộ quý mến người thầy đầu tiên của mình : " tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy " . Sau này , rời xa quê hương trở thành một viện sĩ , An-tư-nai vẫn luôn khác sâu trong tâm trí sự quan tâm , dạy bảo từ thầy Đuy-sen . Cô bé khao khát tất cả mọi người sẽ biết đến câu chuyện về thầy " không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người nhất là tuổi trẻ đều cần biết câu chuyện này " .              Cuộc đời con người của An-tư-nai còn là minh chứng cho tấm gương kiên cường mạnh mẽ , vượt lên số phận . Mặc dù mồ côi cha mẹ phải sống cùng chú thím nhưng cô bé vẫn chứa chan tinh thần lạc quan nghị lực. Dưới sự dạy bảo , giúp đỡ của thầy Đuy-sen , An-tư-nai đã có cơ hội lên thành phố học tập . Tại đây , cô bé không ngừng cố gắng học hành tích lũy tri thức để sau này trở thành viện sĩ.                                                                                                                   Với việc sử dụng kết hợp nhiều người kể chuyện : họa sĩ và tôi  nhà văn đã phác họa chân thực những suy nghĩ tâm tư tình cảm của nhân vật An-tư-nai . Cô bé hiện lên cùng tâm hồn trong trẻo giống như cái tên của mình .                                                                                   Theo dòng chảy thời gian tác phẩm " Người thầy đầu tiên " sẽ mãi in sâu trong tâm trí bạn đọc bởi các giá trị nhân văn nhiều ý nghĩa . Qua đoạn trích , nhà văn còn muốn gửi gắm tấm lòng yêu thương nâng niu tới những mảnh đời bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ như An-tư-nai .

15 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Nguyễn Thi ( 1928-1968), tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở xã Quần Phương Thượng, nau là xã Hải An, Hải Hậu, Nam Định. Mồ côi cha sớm, mẹ đi bước nữa nên ông phải chịu vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, ông vào Sài Gòn vừa đi làm vừa đi học. Năm 1945, ông tham gia cách mạng vừa chiến đấu vừa hăng hái hoạt động văn nghệ.

Năm 1954, Nguyễn Thị tập kết ra bắc, công tác ở tòa soạn tạp chí Văn Nghệ Quân đội một thời gian rồi lại tình nguyên vào Nam đánh giặc. Ông hy sinh anh dũng ở mặt trận Sài Gòn trong chiến dịch mậu thân 1968.

Sáng tác của Nguyễn Thị gồm nhiều thể loại : bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết.

2. Tác phẩm

"Những đứa con trong gia đình" là một trong những truyện ngắn xuất sẵc nhất của Nguyễn Thi với chủ đề ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Truyện được in trong tập "Truyện và kí" của Nguyễn Thi - xuất bản năm 1978

Truyện thể hiện thấm thía và cảm động những tình cảm thiêng liêng và bền chặt gắn bó những con người trong một cộng đồng từ gia đình đến quê hương, Tổ quốc. Đó cũng là nguồn sức mạnh to lớn khiến dân tộc ta có thể vượt qua nỗi đau lớn nhất để tồn tại và chiến thắng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài và hết sức gian nan.

II. Trả lời câu hỏi 

1. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của nhân vật Việt khi bị trọng thương nằm lại chiến trường. Cách thức trần thuật này đã đem lại cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên, sống động, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhà văn có thể thâm nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. Diễn biến của câu chuyến chính vì thế  mà hết sức linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự thời gian tuyến tính mà có thể xáo trộn không gian, thời gian, từ những chi  tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường chiến đấu mà gợi ra những dòng hồi tưởng, liên tưởng đến quá khứ, khi gần khi xa, từ chuyện này sang chuyện khác hết sức tự nhiên của nhân vật

2. Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ với hình tượng những con người có truyền thống yêu nước. Chính truyền thống này  đã gắn bó họ với nhau. Đó đều là những con người gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu để giết giặc. Họ không chỉ căm thù giặc sâu sắc mà còn rất giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt với cách mạng và quê hương.

3. Nhân vật Chiến có những phẩm chất được kế thừa từ người mẹ : gan góc, đảm đang, tháo vát. Đó cũng là một tính cách đa dạng : vừa là một cô gái mới lớn, tính khí còn trẻ con, vừa là một người chị biết nhường em, lo toan, đảm đang, tháo vát. So với mẹ, Chiến không chỉ khác biệt ở vẻ bề ngoài trẻ trung, thích là duyên làm dáng  mà vận hội mới của cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề không đội trời chung với giặc.

Nhân vật Việt xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm. Tác giả đã để nhân vật tự kể về mình bằng một ngôn ngữ, nhịp điệu riêng. Vì vậy, Việt hiện lên cụ thể, sinh động, vừa là cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường. Nếu Chiến luôn biết nhường nhịn em thì trái lại Việt lại hay tranh giành phần hơn với chị. Mọi việc trong nhà Việt đều phó thác cho chị. Đêm trước ngày đi chiến đấu, Chiến lo toan thu xếp chu đáo việc nhà thì Việt vẫn vô tư "lăn kềnh ra ván cười hì hì", vừa nghe vừa "chụp  một con đom đóm úp trong lòng bàn tay" rồi ngủ quên lúc nào không biết. ...Tuy nhiên, Việt cũng mang trong mình tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường. Dòng máu nóng chảy trong người Việt là dòng máu gia truyền của những con người gan góc, không bao giờ biết sợ hãi, khuất phục trước bạo tàn.

Những phẩm chất anh hùng được biểu hiện sinh động, chân thực trở thành thước đo quan trọng nhất về phẩm chất con người của nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Thi

4.

- Vấn để được tác giả đề cập trong tác phẩm là truyền thống của một gia đình, cụ thể ở đây là truyền thống yêu nước, yêu độc lập, tự do, kiên quyết đấu tranh chống giặc chứ nhát định không chịu làm nô lệ.

- Nhân vật  chính trong truyện là hai chị em Chiến và Việt là những nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận của mình với số phận đất nước. Ở Chiến và Việt kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Hai chị em xung phong "tranh nhau" lên đường chiến đấu. Đó là khí thế sôi nổi chung của thời đại - thanh niên không khát khao gì hơn là rời bút nghiên để lên đường chống Mĩ. Tham gia kháng chiến, hai chị em, đặc biệt là Việt chiến đấu vô cùng dũng cảm, quả cảm , xứng đáng là người anh hùng của dân tộc, của thời đại

5. Đoạn văn cảm động nhất là đoạn tả hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thơ sang gửi nhà chú Năm.

Trong một không khí thiêng liêng , con người bỗng cảm thấy mình trưởng thành và lớn khôn hơn. Một người hồn nhiên, vô tư như Việt, vào chính cái giờ khắc này mới thấy thương chị lạ, mới rờ thấy lòng mình và cảm thấy rất rõ ràng mối thú giặc Mĩ đè nặng vai. Chi tiết này đã động đến phần tâm linh sâu thẳm, thiêng liêng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, thể hiện sự dồn nén, cô đọng cao độ hiện thực cuộc sống và chất chứa những tư tưởng, quan niệm đẹp đẽ của tác giả về cuộc sống và con người.

CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP CỦA TNÚ VÀ VIỆT :

a. NHÂN VẬT TNÚ :

- Tnú là đứa con của làng Xôman, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ.

- Tnú rất gắn bó với cách mạng :

+ Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách mạng. 

+ Tnú bị giặc bắt khi làm liên lạc, bọn giặc đã khủng bố, tra khảo anh: "Cộng sản ở đâu". Tnú đã dõng dạc đặt tay lên bụng trả lời "Cộng sản ở đây này". Sau câu trả lời ấy lưng Tnú dọc ngang vết dao chém của giặc.

+ Khi trưởng thành: thay anh Quyết lãnh đạo phong trào cách mạng, bàn tay bị cụt đốt nhưng vẫn đi bộ đội, vẫn cầm súng đánh giặc...

+ Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng. 

- Tnú là một con người giàu tình cảm yêu thương: yêu thiết tha bản làng,  gắn bó thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình; yêu thương vợ con tha thiết, ấp ôm một kỉ niệm đớn đau về cái chết của vơ con...

- Câu chuyện của Tnú được cụ Mết kể lại trong một không khí trang nghiêm của núi rừng. Lối kể như lối kể khan của người Tây Nguyên, lời kể đan xen lời trần thuật ở ngôi thứ ba như sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên và toát lên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ .

b. NHÂN VẬT VIỆT :

- Là đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam Bộ.

- Việt có nét riêng dễ mến lộc ngộc, vô tư của cậu con trai mới lớn,  nhưng sự trẻ con vô tư vẫn không ngăn cản Việt trở thành một dũng sĩ giệt Mĩ. Ngược lại, chính nó càng làm cho phẩm chất anh hùng của Việt ngày thêm độc đáo. Thù nhà, nợ nước đã nuôi dưỡng Việt trở thành một chiến sĩ giải phóng gan góc, có ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường :

+ Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.

+ Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má.

+ Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.

+ Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.

- Việt là người rất giàu tình cảm, gắn bó với gia đình : hình ảnh những người thân trong gia đình lúc nào cũng ở trong tâm trí. Trong hoàn cảnh bi đát nhất, Việt luôn nghĩ về người thân để tìm điểm tựa cho tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để anh vượt qua khó khăn trở ngại.

- Nhân vật được khắc họa sống động, chân thực nhờ nhà văn chọn lối trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể truyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời kể thì theo giọng điệu của nhân vật. Nói cách khác, Nguyễn Thi đã trao ngòi bút của mình cho Việt để qua dòng hồi ức, Việt có thể tự viêt về mình bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng.

3. VẺ ĐẸP CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI CHỐNG MĨ :

- Đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc.

- Dù phải chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc nhưng ở họ luôn ngời sáng tinh thần chiến đấu, thủy chung với cách mạng và lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ có sự kết tinh sức mạnh, tình cảm, lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam qua các thế hệ .

4. ĐÁNH GIÁ :

- Hai nhân vât trong hai tác phẩm là đại diện tiêu biểu của con người Việt Nam trong thời chống Mĩ, tuy nhiên ở họ vẫn có những nét riêng góp phần thể hiện phong cách độc đáo của mỗi nhà văn :

+ Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng. Qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu.

+  Việt đậm chất Nam Bộ ở ngôn ngữ, tính cách sôi nổi, bộc trực, trọng nghĩa. Việt là nhân vật tiêu biểu cho lớp trẻ, nòng cốt của thời đại cách mạng. Qua nhân vật Việt, nhà văn đã ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mỗi gia đình.

⟹ Qua đây làm nổi bật những tấm gương cao đẹp, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng khí phách, tâm hồn cho những thế hệ mai sau .

    Chúc bn học tốt

Bài làm

Bạn vào đây để tham khảo nhé

Cảm nhận về hai nhân vật Việt và Tnú SGK Ngữ văn 12

# Chúc bạn học tốt #