K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Thần Trụ trời", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:

"Ngày xưa, từ rất xưa...
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa...
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm"

Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ "bụng đá" "Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá". Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.

Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:

"Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài"

Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy". Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện "Đi san mặt đất" còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.

Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.

"Đi san mặt đất" là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.

4 tháng 10 2024

Câu chuyện Cóc kiện Trời cho em bài học quý giá về cuộc sống. Nếu chúng ta có một ý kiến khác, hay muốn nói lên nguyện vọng của bản thân thì hãy mạnh dạn, dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình với người khác. Giống như câu chuyện là nhân vật cóc mạnh dạn lên hỏi ông trời, lên bày tỏ ý kiến của mình bằng sự thông minh và nhanh trí, dũng cảm và can đảm. Vì bởi trong cuộc sống không thể có những ý kiến chúng ta luôn đồng tình, mà cũng phải có những thứ chúng ta không đồng ý, nguyện vọng riêng của bản thân. Nếu chúng ta không chịu nói ra, người khác sẽ không hiểu được, kết quả sẽ không như mong đợi của bản thân và chúng ta cũng phải chịu thiệt thòi. Hãy bày tỏ cảm xúc và lời nói của chúng ta đến mọi người, để họ có thể thấu hiểu và kết quả chúng ta nhận được sẽ tốt đẹp hơn.

Xem thêm: https://toploigiai.vn/cau-chuyen-coc-kien-troi-giup-anh-chi-co-them-bai-hoc-gi-trong-cuoc-song-vi-sao

24 tháng 9 2023

Tham khảo
 

Nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện “Cây khế”. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian của nước ta.

Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh, người anh tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn bằng vàng, nhưng vì tính tham lam vô độ của người anh nên đã bị chim quý hất xuống biển sâu. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.

Truyện “Cây khế” phản ánh cuộc xung đột giữa hai tuyến nhân vật trong một gia đình, một bên là vợ chồng người em trai hiền lành, chăm chỉ, chịu khó; một bên là vợ chồng người anh trai tham lam, ích kỉ, chỉ nghĩ đến đồng tiền. Thông qua khai thác xung đột trong gia đình này, tác giả dân gian đã phản ánh chủ đề của chuyện đó là phê phán sự tham lam, ích kỉ của con người, ca ngợi những con người chịu khó, chăm chỉ, biết sống lương thiện, biết thế nào là đủ. Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang xem nhẹ tình anh em trong gia đình, cắt đứt tình máu mủ ruột rà chỉ vì những cái lợi trước mắt. Chủ đề truyện này không mới nhưng nó vẫn có giá trị không riêng với thế giới cổ tích mà còn cả xã hội hiện thực bây giờ.

Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong truyện Cây khế thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.

Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống truyện chia gia tài, vốn rất quen thuộc trong truyện kể dân gian. Nhờ tình huống này bản chất xấu xa tham lam của vợ chồng người anh trai được bộc lộ. Tình huống thứ hai, góp phần giúp mạch truyện tiến triển là tình huống chim quý xuất hiện và ăn khế của vợ chồng em trai. Nhờ chim quý vợ chồng em trai được đền đáp xứng đáng cho tấm lòng, sự lương thiện của mình. Cũng nhờ chim quý mà vợ chồng người anh trai đã bị trừng trị thích đáng cho bản tính tham lam, mờ mắt vì tiền của mình. Nhân vật chim quý đóng vai trò là nhân vật chức năng, thế lực siêu nhiên, thay nhân dân thực hiện mong ước của họ. Đây cũng là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam.

Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng cũng là một nét nổi bật cho truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó người anh trai là tuyến nhân vật đại diện cho kiểu người tham lam, chỉ nghĩ đến đồng tiền; nhân vật em trai là đại diện cho tuyến nhân vật bất hạnh, mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, cam chịu. Hai tuyến nhân vật chính - tà khá quen thuộc trong truyện cổ tích, là đại diện cho các kiểu người trong xã hội phân chia giai cấp thời bấy giờ.

Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong truyện cổ tích vốn chưa có những tâm lý hay nét tính cách độc đáo, riêng biệt như trong văn xuôi của các tác giả văn học. Nhưng thông qua lời thoại, ngôn ngữ, hành động chúng ta cũng thấy được phần nào những nét tính cách đặc trưng của nhân vật. Chẳng hạn qua thái độ “rối rít, mừng quýnh, vái lấy vái để “ khi gặp chim thần của vợ chồng anh trai cũng đủ thấy vợ chồng anh ta là người tham lam, ích kỉ, tôn sùng vật chất, luôn trông chờ vào vận may; hành động “nhét đầy vàng vào tay áo, ống quần, lết mãi mới ra khỏi hang” đủ thấy anh trai tham lam đến mờ lý trí… còn vợ chồng người em trai thấy con chim thần chỉ biết than “ ông chim ơi, ông ăn hết khế nhà cháu…” rồi hành động “chỉ nhặt vừa đủ vàng bạc nhét vào túi rồi ra về” cũng đủ thấy người em trai vốn bản tính lương thiện, hiền lành. Nhân vật chỉ được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ nhưng những nét tính cách nổi bật vẫn hiện lên tương đối đậm nét.

Những phân tích ở trên đây cho thấy Cây khế là một truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống ham vật chất, coi thường tình cảm máu mủ. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, hành động để nhân vật bộc lộ rõ cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm.

Câu chuyện là một bài học đắt giá cảnh tỉnh những người tham lam, không coi trọng tình cảm gia đình, sớm hay muộn cũng sẽ nhận phải một kết cục không may mắn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

• Lựa chọn một truyện kể cụ thể trong số các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích mà bạn yêu thích để làm bài. Nên chọn truyện có chủ đề xác định, hình thức nghệ thuật thú vị, thể hiện sâu sắc nội dung, ý nghĩa,... Chẳng hạn:

- Thần thoại: Thần Trụ Trời, Cuộc tu bổ lại các giống vật,...

- Truyền thuyết: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm..

- Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng,...

- Truyện cười: Đến chết vẫn hà tiện, Đất nứt con bọ hung (truyện Trạng Quỳnh).

- Truyện cổ tích: Sọ Dừa, Em bé thông minh,...

• Trả lời các câu hỏi có tính định hướng cho bài viết:

- Mục đích viết của bạn là gì (thể hiện nhận thức, đánh giá của bạn về truyện kể, | luyện tập phát triển kĩ năng, chia sẻ ý kiến với người khác,...)?

- Người đọc bài viết của bạn có thể là những ai (thầy cô giáo bộ môn, bạn bè cùng lớp, phụ huynh,...)?

Thu thập tài liệu

• Tìm những nguồn tư liệu liên quan đến truyện kể từ các báo, tạp chí, sách chuyên luận, trên các trang mạng đáng tin cậy, thư viện,.

• Khi đọc, tham khảo tư liệu, cần ghi chép một số nhận xét, đánh giá về tác phẩm cần cho việc trích dẫn hoặc suy nghĩ tiếp để trao đổi thêm trong bài viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

• Để tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của một truyện kể, cần trả lời các câu hỏi: Chủ đề của truyện này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Những tác phẩm nào gần gũi về chủ đề oà giữa chúng có gì tương đồng, có gì khác biệt?,..

• Để tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, bạn cần trả lời các câu hỏi: Tác phẩm thuộc thể loại thần thoại, truyện cổ tích, ngụ ngôn,... hay truyện cười?; Thể loại ấy có những điểm gì đáng lưu ý về nhân vật, cốt truyện, điểm nhìn, lời kể,...?; Các đặc điểm hình thức của truyện đã góp phần thể hiện chủ đề như thế nào...?

• Bài viết cần có ít nhất mấy luận điểm? Sắp xếp các luận điểm theo trình tự nào? • Lí lẽ, bằng chứng cần có cho mỗi luận điểm?

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Lập dàn ý

Bạn hãy sắp xếp, trình bày các ý đã tìm thành một dàn ý. Riêng với dàn ý phần thân bài, bạn cần:

• Xây dựng hệ thống luận điểm cho bài viết. • Tạo lập ít nhất hai luận điểm về nội dung và về nghệ thuật.

• Sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách: a. hình thức nghệ thuật trước, chủ đề sau, b, chủ đề trước, hình thức nghệ thuật sau; c. kết hợp phân tích, đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật trong từng luận điểm,...

Ví dụ: Trong ngữ liệu tham khảo, khi phân tích, đánh giá truyện ngụ ngôn Chó sói và chiến con, các luận điểm đã được sắp xếp theo trình tự b:

Luận điểm thứ nhất: giá trị của chủ đề: tình trạng “kẻ mạnh” bất chấp lẽ phải, ức hiếp, sát hại kẻ yếu trong xã hội. (Lí lẽ và bằng chứng)

Luận điểm thứ hai: những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, nhân vật giàu tính biểu trưng, kết cấu tương phản, lối kể chuyện bằng thơ hàm súc mà hấp dẫn,... (Lilẽ và bằng chứng)

• Nêu rõ ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác phẩm.

• Lược dẫn từ truyện kể một số hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu để dàn ý phần thân bài cụ thể hơn.

Bước 3: Viết bài

• Phát triển các luận điểm thành những đoạn văn có câu chủ đề và các câu triển khai ý của câu chủ đề.

• Làm sáng tỏ các luận điểm phân tích, đánh giá về chủ đề và hình thức nghệ thuật bằng việc trích dẫn các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

• Diễn đạt mạch lạc, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể.

• Hình dung lại thật rõ về người đọc và mục đích viết để chọn lựa văn phong phù hợp.

• Sử dụng các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa  

CM
23 tháng 12 2022

Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau nhé!

- Chủ đề:

+ Ngợi ca vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên.

+ Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc.

+ Giọng thơ thiết tha, giàu cảm xúc.

+ Vận dụng khéo léo biện pháp nghệ thuật so sánh.

10 tháng 9 2023

Thần Trụ Trời là một trong những thần thoại đặc sắc của văn hóa Việt Nam, mang trong mình những nét đặc trưng và nghệ thuật độc đáo. Bài viết này sẽ phân tích và đánh giá chủ đề cũng như những nét đặc sắc nghệ thuật của thần thoại "Thần Trụ Trời".

"Thần Trụ Trời" là một câu chuyện thần thoại kể về cuộc chiến giữa hai thần, Thần Trụ và Thần Trời, trong việc bảo vệ trật tự và sự cân bằng của thế giới. Chủ đề chính của câu chuyện là sự đấu tranh giữa sự tà ác và trật tự, giữa cái xấu và cái tốt. Đây là một chủ đề mang tính nhân văn sâu sắc, cho thấy sự đấu tranh không chỉ tồn tại trong thế giới thần thoại mà còn trong cuộc sống thường ngày của con người.

Một trong những nét đặc sắc nghệ thuật của thần thoại "Thần Trụ Trời" là việc sử dụng hình tượng và biểu tượng để tường thuật câu chuyện. Thần Trụ và Thần Trời được tưởng tượng thành những nhân vật có sức mạnh phi thường, thể hiện qua việc sử dụng các yếu tố siêu nhiên như sấm sét, mây trắng, vàng rực... Những hình ảnh này không chỉ làm cho câu chuyện trở nên sống động mà còn tạo nên sự kỳ diệu và huyền bí cho thần thoại.

Ngoài ra, ngôn ngữ và cách diễn đạt cũng là một nét đặc sắc nghệ thuật của thần thoại "Thần Trụ Trời". Ngôn ngữ trong câu chuyện là một sự kết hợp giữa ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ tường thuật, tạo nên một cảm giác mê hoặc và lôi cuốn cho người đọc. Những câu chuyện dựa trên ngôn ngữ miêu tả tinh tế và phong phú, sử dụng các từ ngữ và biểu đạt mạnh mẽ, tạo nên sự hấp dẫn và sức cuốn hút cho câu chuyện.

Trong tổng thể, thần thoại "Thần Trụ Trời" không chỉ là một câu chuyện thần thoại đơn thuần mà còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc và thông điệp nhân văn. Nét đặc sắc nghệ thuật của câu chuyện, từ việc sử dụng hình tượng và biểu tượng cho đến ngôn ngữ và cách diễn đạt, đã tạo nên một tác phẩm văn học độc đáo và đáng để khám phá và tìm hiểu. Thần Trụ Trời là một tác phẩm thần thoại đặc biệt, mang trong mình những giá trị văn hóa và nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.

4 tháng 10 2024

* Mở bài

- Giới thiệu về truyện Thần Trụ Trời 

* Thân bài

- Thần Trụ Trời giải thích quá trình tạo lập trái đất bằng những yếu tố kì ảo

- Truyện Thần Trụ Trời thể hiện được khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của người Việt cổ

- Sử dụng nghệ thuật, thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp bằng cách dùng các chi tiết hư cấu tạo 

- Tạo nên câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.

* Kết bài

- Nhận xét về giá trị nghệ thuật của truyện Thần Trụ Trời

...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/phan-tich-danh-gia-chu-de-va-nhung-net-dac-sac-ve-hinh-thuc-nghe-thuat-cua-truyen-than-tru-troi

23 tháng 9 2023

Không chép mạng còn lên mạng hỏi..

23 tháng 9 2023

tham khảo

Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Thần Trụ trời", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:

"Ngày xưa, từ rất xưa...
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa...
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm"

Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ "bụng đá" "Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá". Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.

Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:

"Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài"

Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy". Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện "Đi san mặt đất" còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.

Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.

"Đi san mặt đất" là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

Bài viết tham khảo

     Văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

     Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất

     Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường

     Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Bài viết tham khảo

     Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.

     Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua nhân vật Thị Mầu.

     Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt.

     Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.

     Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.

4 tháng 10 2024

Câu chuyện Cóc kiện Trời cho em bài học quý giá về cuộc sống. Nếu chúng ta có một ý kiến khác, hay muốn nói lên nguyện vọng của bản thân thì hãy mạnh dạn, dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình với người khác. Giống như câu chuyện là nhân vật cóc mạnh dạn lên hỏi ông trời, lên bày tỏ ý kiến của mình bằng sự thông minh và nhanh trí, dũng cảm và can đảm. Vì bởi trong cuộc sống không thể có những ý kiến chúng ta luôn đồng tình, mà cũng phải có những thứ chúng ta không đồng ý, nguyện vọng riêng của bản thân. Nếu chúng ta không chịu nói ra, người khác sẽ không hiểu được, kết quả sẽ không như mong đợi của bản thân và chúng ta cũng phải chịu thiệt thòi. Hãy bày tỏ cảm xúc và lời nói của chúng ta đến mọi người, để họ có thể thấu hiểu và kết quả chúng ta nhận được sẽ tốt đẹp hơn...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/cau-chuyen-coc-kien-troi-giup-anh-chi-co-them-bai-hoc-gi-trong-cuoc-song-vi-sao