Viết 1 đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nói về chủ đề nỗi vất vả của những người nông dân. Trong đoạn có sử dụng thành ngữ " chân lấm tay bùn " gạch chân và chứ thích giúp mik với ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ hay khiến tôi suy nghĩ mãi không thôi. Trong bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên không có chút nào là chân lấm tay bùn nhưng vẫn khiến người đọc cảm động. Tác giả bài thơ không dùng một câu chữ nào nói về sự nặng nhọc, vất vả của người mẹ mà chỉ nói về những điều giản dị của một cuộc sống tiết kiệm, có phần chắp vá. Ai dám chắc người mẹ ấy không một nắng hai sương? Chỉ nói về “chuyện giản đơn” thường ngày nhưng bài thơ đã để lại sự xúc động trong lòng người đọc.
tk
Việt Nam là một đất nước có truyền thống nông nghiệp, con trâu đi trước, cái cày theo sau. Người nông dân vẫn luôn một nắng hai sương, chân lấm tay bùn để có được cái ăn, cái mặc. “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Chứa trong mỗi hạt gạo, mỗi bát cơm là biết bao sự cần cù, chăm chỉ và vất vả. Mong sao sẽ có nhiều công nghệ cải tiến để giúp người nông dân bớt đi những nhọc nhằn.
Tham khảo :
- Có thể sử dụng các thành ngữ như: chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, sớm nắng chiều mưa, một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời…
- Có thể lựa chọn bài ca dao:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
+ Người nông dân là người chịu nhiều khó khăn, cực khổ nhất, họ phải một nắng hai sương trồng cấy, chăm bón. Nhưng số phận của họ hết sức khó khăn, cực khổ.
+ Con cò trong câu ca dao là hình ảnh của người nông dân, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn.
+ Sử dụng đại từ phiếm chỉ "Ai", bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.
Em tham khảo:
Lão hạc là(trợ từ) người giàu lòng tự trọng. Chính thông qua cái chết của lão, ta nhìn nhận được tự trong trong người nông dân nghèo khổ. Vì lão đã có lỗi với cậu Vàng nên lão đã trừng phạt mình bằng bả chó. Đó quả là sự ân hận tột đỉnh và cho ta thấy được tấm lòng của một con người. NHưng lão chết đi còn vì thương con. Lão muốn là một người cha đúng với con, chết để không phạm vào tiền của con. Sự chu đáo của lão khi gửi ông giáo tiền ma chay vì không muốn phiền xóm làng giúp ta hiểu hơn về lòng tự trọng trong người nông dân. Người nông dân thà chết đi chứ không muốn là một người ích kỉ, xấu xa và bị tha hóa!
Em phải hiếu thảo ngoan ngoan với cha mẹ, phải chăm chỉ học tập và lãnh đạo nên người và xây dựng cho đất nước giàu lên
Ai cũng có một quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời. Tôi yêu tiếng chim ca mỗi buổi sớm mai cho tôi một ngày nắng đẹp, tiếng cựa mình thức giấc cảu chồi non, tiếng quê hương tôi đang dần thay da đổi thịt. Tôi yêu cả những con người lam lũ vất vả một nắng hai sương, sớm tối cần mẫn trên cánh đồng.
Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm ổi, những buổi ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.
Buổi sáng ở quê hương em đẹp biết bao, 1 nắng 2 sương trên những chiếc lá, nơi đây có đồng lúa chín vàng và những hình ảnh thẳng cánh cò bay. Các cô bác nông dân chân lấm tay bùn làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quê hương! Quê hương ơi!. Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.
Ôi ! Quê hương em thật đẹp biết bao ! Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống..
"Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần" câu ca dao ấy đã nói lên nỗi vất vả của những người nông dân. Họ là những con người lao động chân lấm tay bùn, cần cù làm việc để mang đến cho đời những sản vật quý của thiên nhiên. Từ thuở còn dựng nước, nhân dân ta đã biết gieo lúa, trồng cây, dựa vào nghề làm nông để có lương thực, phát triển, xây dựng đất nước. Đất nước ta đi lên phát triển cũng nhờ đôi bàn tay chai sần của những người nông dân. Họ đã "bán mặt cho đất/bán lưng cho trời", "đầu tắt mặt tối", đã đổ mồ hôi, công sức để chăm bón cho cây được lớn, năng suất cao, từ đó nhân dân ta có cái ăn, đất nước ta ngày càng phát triển. Vì vậy, mỗi chúng ta, hãy biết trân trọng những vất vả, gian lao của những người nông dân, nâng niu những thành quả lao động của họ vì nhờ có họ, chúng ta mới được no ấm ngày hôm nay.