bài 1:Tung 300 lần một đồng xu thì có 62 lần được mặt sấp. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “tung được mặt ngửa
bài 2: Kết quả của thí nghiệm tung hai đồng xu đồng thời 50 lần liên tiếp được ghi trong bảng dưới đây: Sự kiện Hai đồng xu sấp Một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa Hai đồng xu ngửa Số lần 13 22 15 Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau: 1) “Có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa”. 2) “Có ít nhất một đồng xu ngửa”. 3) “Có không quá một đồng xu ngửa”.
làm ơn tớ đng cần gấp
Bài 1
Số lần tung được mặt ngửa:
300 - 62 = 238 (lần)
Xác suất thực nghiệm của sự kiện tung được mặt ngửa là:
P = 238/300 = 119/150
Bài 2:
Gọi A là biến cố "có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa"
B là biến cố "có ít nhất một đồng xu ngửa"
C là biến cố "có không quá một đồng xu ngửa"
Xác suất thực nghiệm của biến cố A:
P(A) = 22/50 = 11/25
Xác suất thực nghiệm của biến cố B:
P(B) = (22 + 15)/50 = 37/50
Xác suất thực nghiệm của biến cố C:
P(C) = (13 + 22)/50 = 35/50 = 7/10