[1/2 -2x] nhân [3x -9/4]=0
làm hộ mink nha cảm ơn mọi người❤❤❤
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có : 3A = 51.52.3+52.53.3+....+120.121.3
= 3.51.52+52.53.(54-51)+53.54.(55-52)+....+120.121.(122-119)
= 3.51.52+52.53.54-51.52.53+53.54.55-52.53.54+....+120.121.122-119.120.121
= 3.51.52-51.52.53+120.121.122
= 1638840
=> A = 1638840 : 3 = 546280
Tk mk nha
Mấy lần trước là mionhf nhớ nhầm MK bạn ak ! Thành ra mấy lần mik đều ko vào đc nick. Ahihi!!!
Bài 2 :
23,56 x 8,9 + 211,7 : 5,8
= 209,684 + 36,5
= 246,184
Bài 3 :
2340 567 0,0048 67800
0,347 0,0569 0,03478 565
Bài 2 :
23,56 x 8,9 + 211,7 : 5,8
= 209,684 + 36,5
= 246,184
Bài 3 :
2340 567 0,0048 67800
0,347 0,0569 0,03478 565
\(10^{10}\) không chia hết cho 9; \(10^9\) không chia hết cho 3, bạn xem lại đề
\(1m\) thanh sắt cùng loại đó nặng:
\(33:1,5=22\left(kg\right)\)
\(1,75m\) thanh sắt cùng loại đó nặng:
\(1,75\times22=38,5\left(kg\right)\)
thanh sắt 1m nặng số kg là :
33 : 1,5 = 22 ( kg )
thanh sắt 1,75 nặngsố kg là :
1,75 × 22 = 38,5 ( kg )
ĐS: 38,5 kg
Nhận xét: Làm mất đi quyền độc lập của nhân dân ta. Đẩy nhân dân ta vào thời Pháp thuộc, đưa đất nước vào thời kì lệ thuộc và biến nước ta thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Tinh thần chống Pháp của nhân dân (Tham khảo)
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
a) \(\left(3x+2\right).\left(x-3\right)-3x.\left(x+\frac{1}{3}\right)\)
\(=3x^2-9x+2x-6-\left(3x^2+x\right)\)
\(=3x^2-9x+2x-6-3x^2-x\)
\(=\left(3x^2-3x^2\right)+\left(-9x+2x-x\right)-6\)
\(=-8x-6.\)
Chúc bạn học tốt!
\(B=\left(3x-2\right)^2-\left(x+2\right).\left(x-2\right)\)
\(=\left(3x-2\right)^2-\left(x^2-2^2\right)\)
\(=9x^2-12x+4-x^2+4\)
\(=8x-12x+8\)
\(C=\left(x+4\right)^2-7x.\left(x-2\right)\)
\(=x^2+8x+16-\left(7x^2-14x\right)\)
\(=x^2+8x+16-7x^2+14x\)
\(=-6x^2+22x+16\)
\(D=-4x.\left(2x-7\right)+\left(x+5\right)^2\)
\(=-8x^2+28x+x^2+10x+25\)
\(=-7x^2+38x+25\)
Cảm xúc về người bn thân
Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.
Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.
Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.
Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.
Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.
Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.
Cảm xúc về dòng sông quê em :
Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống.
Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời.
Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ.
Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.
Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.
( tham khảo nha bn ! )
Dàn ý đề 2:
I . Mở bài :
- Em yêu nhất là dòng sông Hồng hiền hòa chảy qua thành phố quê em.
- Dòng sông dang tay ôm ấp thành phố như người mẹ hiền .
II . TB :
- sông Hồng uốn lượn quanh co như chú rắn trườn quanh thành phố.
-Dòng sông dịu ngọt vào sáng sớm ban mai , dữ dội cuồn cuộn chảy vào trưa đổ lửa , dịu dàng vào buổi đêm .
- Dường như cảnh vật là rất nhiều màu xanh nổi bật : Xanh nhạt của trời , xanh bát ngát của dãy khoai mì , dãy sắn hai bên bờ sông , dãy núi lam tuyền... nhưng riêng dòng sông lại mang một màu đỏ nâu , nổi bật trên nền xanh .
- Trên dòng sông , nhà cửa nhấp nhô , lúc nào cũng nhộn nhịp , thuyền lớn thuyền bé đỗ ở đây bắt cá .
- em yêu nhất là dòng sông buổi sáng sớm.
- Từ ban công nhỏ , em có thể phóng tầm mắt ra xa và thấy dòng sông đã khoác lên mình bộ áo hồng nhạt huyền ảo tự bao giờ.
- Những giọt sương sớm long lanh đọng trên bãi sắn , khoai mì như những viên kim cương long lanh .
-Dòng sông còn giăng giăng sương trắng , mà tiếng nhộn nhịp của những con thuyền hòa trộn vào tiếng ríu ran của con người đã phá tan bầu không khí lặng yên của cảnh vật.
- Mặt trời bắt đầu nhú dần sau dãy núi cao chót vót.
- dưới ánh nắng như dát vàng , những ngôi nhà nhấp nhô bắt đầu hiện lên mờ ảo .
- Sương bắt đầu tan .
- cơn gió nhẹ thổi qua làm lăn tăn gợn sóng nhỏ tự như dòng sông muốn vẫy tay gửi một lời chào buổi sáng .
- Ôi chao ! sao dòng sông dễ thương đến thế !
III . KB :
Sông ngày ngày vẫn chảy miệt mài ra biển khơi mà không biết mệt . Sông ngày ngày ôm ấp thành phố quê em mà tình yêu không cạn . Sông ngày ngày đỏ nặng phù sa , mang đất phù sa màu mỡ bồi đắp cho thành phố quê em thêm giầu đẹp . em rất yêu dòng sông Hồng .
\(\left(\dfrac{1}{2}-2x\right)\left(3x-\dfrac{9}{4}\right)=0\)
TH1: \(\dfrac{1}{2}-2x=0\)
\(\Rightarrow2x=\dfrac{1}{2}\)
\(\Rightarrow x=\dfrac{1}{2}:2\)
\(\Rightarrow x=\dfrac{1}{4}\)
TH2: \(3x-\dfrac{9}{4}=0\)
\(\Rightarrow3x=\dfrac{9}{4}\)
\(\Rightarrow x=\dfrac{9}{4}:3\)
\(\Rightarrow x=\dfrac{3}{4}\)
Vậy: ....