K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2022

- Tự nhiên:

+ Hồ móng ngựa: Do quá trình uốn khúc và đổi dòng của các sông ở vùng đồng bằng

+ Hồ kiến tạo: Hình thành ở những vùng trũng trên các đứt gãy kiến tạo.

+ Hồ băng hà: Do quá trình xâm thực của bằng hà lục địa, phổ biến ở các nước vùng vĩ độ cao như Phần Lan, Ca - na - đa, Liên Bang Nga,...

+ Hồ miệng núi lửa: Hình thành từ các miệng núi lửa đã ngừng hoạt động.

- Hồ nhân tạo: Do con người tạo ra.

3 tháng 2 2023

 Phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

+ Hồ núi lửa: có nguồn gốc từ hoạt động của núi lửa. Các hồ núi lửa thường hình thành ở miệng núi lửa và khá sâu.

+ Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo di chuyển, như hồ Bai-can (Liên bang Nga). Các hồ này thường dài và sâu.

+ Hồ móng ngựa: hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính, sau khi chuyển dòng. Hồ dạng này thường nông, có dạng cong, như Hồ Tây (Hà Nội).

+ Hồ băng hà: Trong quá trình di chuyển, các khối đá do sông băng cổ mang theo đã bào lõm mặt đắt bên dưới. Về sau, khi sông băng không còn, các hồ lõm trở thành lòng hồ, như hệ thống Ngũ Hồ (ở biên giới Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

+ Hồ nhân tạo: là hồ do con người tạo nên, với các mục đích khác nhau như hồ thuỷ điện, hồ thuỷ lợi, hồ cảnh quan....

15 tháng 12 2022

Dựa theo nguồn gốc hình thành, có thể chia các hồ tự nhiên thành 2 nhóm chính:

- Hồ có nguồn gốc nội sinh:

+ Hồ kiến tạo: hình thành do các đứt gãy lớn (VD: Hồ Bai-can).

+ Hồ núi lửa: hình thành trên miện núi lửa đã tắt (VD: hồ Crây-tơ,…).

- Hồ có nguồn gốc ngoại sinh:

+ Hồ do băng hà tạo ra

+ Hồ bồi tụ do sông (VD: hồ Hoàn Kiếm).

- Ngoài ra còn có hồ nhân tạo (hồ Hoà Bình)

5 tháng 5 2021

Phân loại theo nguồn gốc: hồ núi lửa, hồ kiến tạo, hồ do vết tích các khúc sông cũ, hồ nhân tạo, ...

Phân loại theo tính chất: Hồ nước mặn và hồ nước ngọt

5 tháng 5 2021

Tính chất:hồ nước ngọt và hồ nước mặn          nguồn gốc:hồ hình thành bởi một khúc sông,hồ miệng núi lửa,hồ thủy điện và hồ thủy lợi 

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Năm 1967, cộng đồng châu Âu bao gồm 6 thành viên là CHLB Đức, Pháp, I - ta- li- a, Hà Lan, Bỉ,Lúc xăm bua được hợp nhất tự cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

- Đến năm 2022 EU có 27 thành viên chính thức. Tổng diện tích là 4.2 triệu km2. Tổng số dân là 446.9 triệu người. Với GDP là 17 088,6 tỉ USD.

3 tháng 5 2016

Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Dựa vào tính chất, hồ được phân ra làm nhiều loại khác nhau:

  • Hồ móng ngựa là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sông, qua thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại. Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội)
  • Hồ băng hà được hình thành do băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đất, đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nước lớn. Ví dụ: Phần Lan, Canada...
  • Hồ miệng núi lửa là hồ hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nước tụ lại khi chảy ra sông
  • Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất gây ra và di chuyển các mảng kiến tạo. Ví dụ: hồ ở Đông châu Phi
  • Ở hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát tạo thành nơi trũng, nước tụ lại thành hồ, các hồ này rất nông

Ngoài ra còn dựa vào tính chất của nước nên hồ chia làm 2 loại tiếp:

  • Hồ nước ngọt chiếm nhiều nhất trong lục địa. Hồ có thể có dòng sông nước ngọt chảy qua hay do mưa. Ví dụ: Hồ Ba Bể, Biển Hồ
  • Hồ nước mặn chiếm rất ít. Hồ có thể do di tích của biển, đại dương bị cô lập giữa lục địa hay trước kia hồ là hồ nước ngọt nhưng vì khí hậu khô hạn nên nước hồ cạn dần và tỉ lệ muối khoáng trong hồ tăng

Theo nguồn gốc hình thành còn có:

  • Hồ nhân tạo
  • Hồ tự nhiên
4 tháng 5 2016

Theo mik được học :

Nguồn gốc hình thành:

+hồ vết tích của một khúc sông

+hồ miệng núi lửa

+hồ nhân tạo

Tính chất của nước

+hồ nước ngọt 

+hồ nước mặn

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

-Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

-Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.

-Có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai...) và chân khớp (côn trùng, tôm...).

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôxianin).

-Máu tiếp xúc gián tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

-Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

-Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôglôbin).

14 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

Loại khoáng sản

Tên một số mỏ khoáng sản chính

Nơi phân bố

Than đá

- Cẩm Phả, Hạ Long

- Sơn Dương

- Quỳnh Nhai

- Nông Sơn

- Quảng Ninh

- Tuyên Quang

- Sơn La

- Quảng Ngãi

Dầu mỏ

- Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,…

- Thềm lục địa phía Nam

Khí tự nhiên

- Tiền Hải

- Thái Bình

Bô-xit

- Đăk Nông, Di Linh

- Tây Nguyên

Sắt

- Tùng Bá

- Trấn Yên

- Trại Cau

- Hà Giang

- Yên Bái

- Thái Nguyên

A-pa-tit

- Lào Cai

- Lào Cai

Đá vôi xi măng

- Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

- Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

Titan

- Kỳ Anh

- Phú Vàng

- Quy Nhơn

- Nghệ An

- Huế

- Bình Định


2.

* Nhận xét chung:

- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...

- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...

* Sự phân bố cụ thể của một số khoáng sản:

- Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.

- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:

Bể trầm tích phía Đông Đồng bằng sông Hồng.

+ Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng.

+ Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo.

+ Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long.

+ Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.

- Bô-xít: phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).

- Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,..) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).

- Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)

- Đá vôi xi măng: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Titan: phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

3 tháng 2 2023

Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.

 

Dựa vào nguồn gốc

Dựa vào phạm vi lãnh thổ

Phân loại

- Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông.

- Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản.

- Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển.

- Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,...

- Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài.

Vai trò

- Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế.

- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

- Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

 

Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển.

Hệ thống sông là 1 mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính 

Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển.

Chế độ chảy của sông là nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm

Lưu lượng sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một đơn vị thời gian

Sông ngòi cung cấp nước để sinh hoạt và phục vụ tưới tiêu cho sản xuất, có giá trị lớn về thuỷ điện, cung cấp một lượng lớn phù sa để đất đai màu mỡ, tăng năng suất cây trồng, là đường giao thông để thuyền ghe hoạt động, nhất là các tỉnh miền Tây, cung cấp nguồn thuỷ sản, đồng thời là nơi nuôi trồng thuỷ sản.

Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành:

+ Hồ nhân tạo (còn gọi là thủy đàm)

+ Hồ tự nhiên

3 tháng 2 2023

Sự khác nhau giữa các loại cơ cấu kinh tế

Loại cơ cấu

Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng.

- Dịch vụ.

- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Toàn cầu và khu vực.

- Quốc gia.

- Vùng.

Ý nghĩa

Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.

Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân lịch sử,... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.