Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.
Loại cơ cấu | Cơ cấu theo ngành | Cơ cấu theo thành phần kinh tế | Cơ cấu theo lãnh thổ |
Thành phần | - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Công nghiệp và xây dựng. - Dịch vụ. | - Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước). - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. | - Vùng kinh tế. - Khu kinh tế. - … |
Ý nghĩa | Cơ cấu theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu theo ngành phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội. | Cơ cấu theo thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. | Cơ cấu theo nghĩa lãnh thổ cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ. |
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế.
Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.
| Dựa vào nguồn gốc | Dựa vào phạm vi lãnh thổ |
Phân loại | - Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông. - Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản. - Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển. | - Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,... - Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài. |
Vai trò | - Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. - Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. - Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. | - Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
|
Cơ cấu ngành công nghiệp theo các cách phân loại khác nhau:
- Theo tính chất tác động đến đối tượng lao động (2 nhóm chính): công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
- Theo công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng.
Cơ cấu nền kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản hợp thành:
- Cơ cấu ngành kinh tế: Gồm các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
- Cơ cấu thành phần kinh tế: Ở nước ta hiện nay có các thành phần kinh tế: khu vực kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cơ cấu lãnh thổ: ứng với mỗi cấp phân công lao động theo lãnh thổ có cơ cấu lãnh thổ nhất định: toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia.
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa:
* Đối với kinh tế - xã hội
- Tích cực:
+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ;
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,…
- Tiêu cực:
Đô thị hóa tự phát không gắn công nghiệp hóa gây ra nhiều vấn đề:
+ Tập trung nhanh dân cư tại các đô thị => quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng; tạo sức ép đến vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị.
+ Nông thôn thiếu hụt lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế.
* Đối với môi trường
- Tích cực:
+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại.
+ Giúp người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh => thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị.
- Tiêu cực:
+ Làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,…
+ Môi trường ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất,…
Vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế
- Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Ở nhiều quốc gia, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Sản phẩm công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác và là những mặt hàng xuất khẩu.
- Tác động đến xã hội: giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu nhập; cải thiện đời sống văn hóa, văn minh cho người dân,…
- Góp phần củng cố an ninh quốc phòng cho đất nước.
Sự khác nhau giữa các loại cơ cấu kinh tế
Loại cơ cấu
Cơ cấu theo ngành
Cơ cấu theo thành phần kinh tế
Cơ cấu theo lãnh thổ
Thành phần
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Công nghiệp và xây dựng.
- Dịch vụ.
- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Toàn cầu và khu vực.
- Quốc gia.
- Vùng.
Ý nghĩa
Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.
Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.
Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân lịch sử,... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.