K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:                                                      Chân tướngCó một anh chàng lúc học phổ thông suốt ngày chìm đắm trong Internet, nửa đêm thường vượt tường trốn ra khỏi trường để lên mạng.Một hôm như thường lệ, anh ta lại trèo tường ra ngoài, nhưng mới trèo được một nửa thì vội vã rút chân lại, sắc mặt rất kì lạ, không nói không rằng. Từ đó về sau, anh ta...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

                                                      Chân tướng

Có một anh chàng lúc học phổ thông suốt ngày chìm đắm trong Internet, nửa đêm thường vượt tường trốn ra khỏi trường để lên mạng.

Một hôm như thường lệ, anh ta lại trèo tường ra ngoài, nhưng mới trèo được một nửa thì vội vã rút chân lại, sắc mặt rất kì lạ, không nói không rằng. Từ đó về sau, anh ta chăm chỉ học hành, không lên mạng nữa. Các bạn học còn tưởng rằng hôm đó anh ta gặp ma. 

Sau này, anh ta thi đỗ vào một trường đại học nổi tiếng. Nhân dịp này, bạn bè mới hỏi chuyện trước kia, anh ta trầm ngâm hồi lâu mới nói: “Hôm đó, cha tôi đến đưa tiền sinh hoạt, nhưng không nỡ ở khách sạn nên ngồi ở chân tường cả một đêm”.

 

 Câu 1:  Xác định phương thức biểu đạt chính ?

 Câu 2: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong câu sau đây thành lời dẫn gián tiếp :

Sau này, anh ta thi đỗ vào một trường đại học nổi tiếng. Nhân dịp này, bạn bè mới hỏi chuyện trước kia, anh ta trầm ngâm hồi lâu mới nói: “Hôm đó, cha tôi đến đưa tiền sinh hoạt, nhưng không nỡ ở khách sạn nên ngồi ở chân tường cả một đêm”.

Câu 3: Tại sao nhân vật trong văn bản lại chăm chỉ học hành và kg lên mạng nữa ?

Câu4: Em rút ra bài học gì qua văn bản trên ?

 

1
26 tháng 4 2022

C1: tự sự

C2: chuyển :

Sau này, anh ta thi đỗ vào một trường đại học nổi tiếng. Nhân dịp này, bạn bè mới hỏi chuyện trước kia, anh ta trầm ngâm hồi lâu mới nó là hôm đó, cha tôi đến đưa tiền sinh hoạt, nhưng không nỡ ở khách sạn nên ngồi ở chân tường cả một đêm”.

C3: Vì n/v ấy thương cha qua hành động tiết kiệm khổ sở của cha nuôi mình ăn học , từ đó n/v muốn đền đáp công ơn của cha mà chăm chỉ học hành , không lên mạng.

C4: Em rút ra được bài học :

+ Cần chăm chỉ học hành , ít lên mạng không mê chơi .

+ Biết , và luôn ghi nhớ công ơn lớn lao nuôi dưỡng mình nên người của cha mẹ mà sống tốt , sống có ích cho xã hội , mà cố gắng . 

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:Có một anh chàng lúc học phổ thông suốt ngày chìm đắm trong Internet, nửa đêm thường vượt tường trốn ra khỏi trường để lên mạng.Một hôm như thường lệ, anh ta lại trèo tường ra ngoài, nhưng mới trèo được một nửa thì vội vã rút chân lại, sắc mặt rất kì lạ, không nói không rằng. Từ đó về sau, anh ta chăm chỉ học hành, không lên mạng nữa. Các bạn học còn...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Có một anh chàng lúc học phổ thông suốt ngày chìm đắm trong Internet, nửa đêm thường vượt tường trốn ra khỏi trường để lên mạng.

Một hôm như thường lệ, anh ta lại trèo tường ra ngoài, nhưng mới trèo được một nửa thì vội vã rút chân lại, sắc mặt rất kì lạ, không nói không rằng. Từ đó về sau, anh ta chăm chỉ học hành, không lên mạng nữa. Các bạn học còn tưởng rằng hôm đó anh ta gặp ma. 

Sau này, anh ta thi đỗ vào một trường đại học nổi tiếng. Nhân dịp này, bạn bè mới hỏi chuyện trước kia, anh ta trầm ngâm hồi lâu mới nói: “Hôm đó, cha tôi đến đưa tiền sinh hoạt, nhưng không nỡ ở khách sạn nên ngồi ở chân tường cả một đêm”.

                                                              (Nguồn Internet)

 

 Câu 1: (0,5 điểm) Hãy đặt cho câu chuyện một nhan đề.

 Câu 2: (0,5 điểm) Truyện sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

 Câu 3 (1 điểm)  Xác định các đại từ được sử dụng trong câu chuyện. 

 Câu 4: (0,5 điểm) Chi tiết nào trong truyện làm cho em cảm động nhất? Vì sao?

 Câu 5: (0,5 điểm) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? 

0
Có một anh chàng lúc học phổ thông cả ngày chìm đắm trong Internet, nửa đêm thường vượt tường trốn ra khỏi trường để lên mạng.Hôm nọ như thường lệ anh ta lại trèo tường ra ngoài, nhưng mới trèo được một nửa thì vội vã rút chân lại, sắc mặt rất kì lạ, không nói không rằng. Về sau anh ta chăm chỉ học hành, không lên mạng nữa, các bạn học còn tưởng rằng hôm đó anh ta gặp ma.Sau này anh thi đỗ vào...
Đọc tiếp

Có một anh chàng lúc học phổ thông cả ngày chìm đắm trong Internet, nửa đêm thường vượt tường trốn ra khỏi trường để lên mạng.

Hôm nọ như thường lệ anh ta lại trèo tường ra ngoài, nhưng mới trèo được một nửa thì vội vã rút chân lại, sắc mặt rất kì lạ, không nói không rằng. Về sau anh ta chăm chỉ học hành, không lên mạng nữa, các bạn học còn tưởng rằng hôm đó anh ta gặp ma.

Sau này anh thi đỗ vào một trường nổi tiếng, nhân dịp này bạn bè mới hỏi chuyện trước kia, anh ta trầm ngâm hồi lâu rồi mới nói: “Hôm đó cha tôi đến đưa tiền sinh hoạt, nhưng không nỡ ở khách sạn, nên ngồi ở chân tường cả một đêm”.

a) Vì sao chàng trai trong câu chuyện không còn trèo tường ra khỏi trường để lên internet nữa?

b) Câu in đậm trong đoạn văn trên xét về mặt cấu tạo là kiểu câu gì ? Hãy cho một ví dụ về kiểu câu tương tự.

c) Em rút ra được bài học gì thông qua câu chuyện trên?

1
23 tháng 4 2022

a,Vì vào một hôm,anh ta vẫn trèo tường ra ngoài, nhưng mới trèo được một nửa thì vội vã rút chân lại, sắc mặt rất kì lạ, không nói không rằng

b,Thuộc kiểu câu đơn

VD:Mùa hè đang đến

c,Bài học;

Không nên mê mẩn vào Internet quá nhiều .Vì nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta mà còn khiến chúng ta lơ đãng đi trong việc học tập,rèn luyện.Tất nhiên,học tập luôn tốt hơn là dùng internet.Học tập thì sau này chúng ta sẽ đạt được rất nhiều thành tích như mong muốn còn chìm đắm trong internet nó chả giúp ích cho chúng ta được cái gì cả.Nên hãy dành thời gian sao mà có thời gian để học và có thời gian để chơi.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : Người học trò của Chu Văn An Tương truyền rằng khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hàng ngày có một thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng kinh sách rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, có đạo đức gương mẫu, rất được thầy thương bạn mến. Điều khó hiểu ở chàng là người ta không rõ tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người đi dò la, biết rằng...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :

Người học trò của Chu Văn An

Tương truyền rằng khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hàng ngày có một thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng kinh sách rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, có đạo đức gương mẫu, rất được thầy thương bạn mến. Điều khó hiểu ở chàng là người ta không rõ tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người đi dò la, biết rằng cứ đến đầm Cung Hoàng là chàng biến mất. Nhờ vậy Chu Văn An biết người học trò đó là Thủy thần.

Năm ấy đại hạn, khắp vùng đều khô cạn, cây cối màu mỡ úa vàng, dân tình nhôn nhao đói khổ. Vốn giàu lòng nhân đạo, Chu Văn An ngày đêm lo lắng cho nhân dân. Ông nghĩ đến chàng học sinh khôi ngô ham học của mình, hi vọng chàng có thể cứu vớt được nhân dân.

Chu Văn An gọi người học trò ấy đến và bảo rằng:

– Năm nay trời làm hạn hán, nhân dân khắp vùng khổ cực. Cảnh nghèo đói diễn ra rất thương tâm, ta vẫn băn khoăn tìm phương cứu vớt, nhưng chưa có cách nào. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không?

Vốn là Thủy thần vì ngưỡng mộ đạo học của Chu Văn An mà hiện thân thành người học trò đến theo học, hàng ngày chàng vẫn được nghe thầy giảng đạo đức nhân nghĩa của thánh hiền; nay chàng lại được chính thầy sai tìm cách cứu vớt muôn dân thì còn nhân nghĩa đạo đức nào bằng. Nhưng, khó nghĩ làm sao! Tuân lệnh thiên đình hay nghe lời dạy của thầy? Chàng xin cho được suy nghĩ. Sau một đêm trằn trọc, sáng hôm sau chàng tìm đến Chu Văn An vái chào và hứa sẽ làm theo lời dạy đúng đắn của thầy, xin vì thầy sẵn sàng chịu đựng mọi hình phạt.

Chàng bèn lấy nước lã mài mực, dùng bút dúng mực vẩy lên trời rồi tung nghiên bút mỗi thứ đi một phía. Lập tức mây đen nổi lên, trời mưa như trút, nước đen màu mực chảy ngập ruộng đồng. Bút của chàng rơi xuống là Tả Thanh Oai, còn nghiên thì rơi xuống cánh đồng làng Quỳnh Đô và biến thành khu đầm nước màu đen nên gọi là đầm Mực.

Thấy trời mưa to, nhân dân khắp nơi đều vui mừng. Chu Văn An vô cùng sung sướng. Nhưng chàng học sinh trẻ tuổi từ ngày đó không thấy có mặt ở trường học nữa. Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên ở giữa đầm Cung Hoàng. Chu Văn An biết đó là hiện thân của anh học trò vô cùng yêu quý của ông đã bị trừng phạt vì chống lại lệnh của thiên đình. Chu Văn An buồn rầu đau xót, tiếc thương người đã bỏ mình vì việc nghĩa. Tình nghĩa thầy trò lại càng làm cho nỗi xót thương ấy tăng lên vô hạn. Chu Văn An sai học trò vớt xác con thuồng luồng đó lên và đem chôn cất tử tế…

Câu 1 : Người học trò đã làm thế nào để giúp dân làng ?

Câu 2 : Vì sao người học trò làm theo lời thầy, dù phải chịu mọi hình phạt của thiên đình ?

Câu 3 : Tìm những miêu tả tâm trạng của thầy Chu Văn An trong câu chuyện khi :

- Trước khi người học trò giúp dân làng :

- Sau khi người học trò giúp dân làng :

- Khi biết người học trò bỏ mình v

ì việc nghĩa :

0
     UBND QUẬN LÊ CHÂN              KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRUNG TÂM GDNN – GDTX                                  BÀI THI: NGỮ VĂN 12 I/. ĐỌC - HIỂU (3 điểm).Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:                                            Giá trị bản thân khi biết cách cho đi       Ngôi sao Hồng Kông Lí Liên Kiệt, trong một lần trả lời phỏng vấn, đã kể câu chuyện của bản thân anh ấy.       Người...
Đọc tiếp

     UBND QUẬN LÊ CHÂN              KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

 TRUNG TÂM GDNN – GDTX                                  BÀI THI: NGỮ VĂN 12

 

I/. ĐỌC - HIỂU (3 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

                                            Giá trị bản thân khi biết cách cho đi

       Ngôi sao Hồng Kông Lí Liên Kiệt, trong một lần trả lời phỏng vấn, đã kể câu chuyện của bản thân anh ấy.

       Người dẫn chương trình hỏi: “Anh đóng phim, vừa có tiền bạc, lại có danh tiếng, đã quá bận rộn mà sao vẫn không ngừng vất vả bỏ công sức, tiền bạc làm từ thiện? Qua những việc ấy, anh có được niềm vui như thế nào?”.

       Lí Liên Kiệt nói: “Thứ cho đi mới là của bạn!”.

       Người dẫn chương trình nghi ngờ hỏi: “Chẳng phải thông thường chúng ta cho rằng, thứ mang về mới là của mình sao?”.

       Lí Liên Kiệt nói: “Có một câu chuyện như thế này. Tôi có một chiếc đồng hồ, là bạn tôi tặng sinh nhật, vô cùng quý giá. Thường thì những món quà chúng ta đã tặng đi rồi sẽ không còn nhớ tới nữa. Chiếc đồng hồ này tôi đeo mười năm rồi, mỗi lần đeo chiếc đồng hồ này tôi lại nhớ đến người bạn ấy. Đồng hồ đeo trên người tôi, nhưng kết quả vẫn của anh ấy”.

       Lí Liên Kiệt nói tiếp: “Cho đi mới là của bạn! Thứ giữ trên người bạn, chỉ là tạm thời bảo quản, cuối cùng khi bạn nằm xuống, cho dù bạn có muốn cho hay không thì đều phải bỏ lại chúng”.

       Đúng như Lí Liên Kiệt đã nói, […] nếu không biết tài sản kiếm được là để có thể cho đi nhiều hơn, thì cho dù chúng ta đeo vàng đầy người thì cũng như không có gì. Bởi vì, chúng ta không làm chính mình, chỉ đang làm nô lệ cho công thức gen. Cái tôi thật sự là cái tôi có thể cho đi. Cho dù thứ cho người khác là tiền bạc hay nụ cười và sự quan tâm, cho dù chúng ta cho đi bao nhiêu, chỉ cần chúng ta có thể cho đi, đó chính là đang làm cái tôi thật sự.

       Giá trị của chúng ta chính là ở bản thân chúng ta, niềm vui của chúng ta cũng vậy. Bản thân bạn chính là bạn bạn lúc này, hãy thử nghĩ xem hiện tại, có thể đem cho người khác điều gì, bạn sẽ hiểu mình đang làm cái tôi thật sự hay nô lệ của gen. Tìm lại cái tôi đã mất, còn phải phát hiện: “Cái tôi có nghĩa là có thể cho đi”.

(Tìm lại cái tôi đã mất – Trinh Chí Lương, dẫn theo https:// www.downloadsachmienphi.com)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thưc biểu đạt chính nào?

Câu 2: “Nô lệ của công nghệ gen” có thể hiểu như thế nào? Theo tác giả, khi nào ta là “nô lệ cho công thức gen?”.

Câu 3: Anh/Chị có đồng tình vời quan điểm “thứ cho đi mới là của bạn”.

Câu 4: Theo anh/chị, thứ quý giá nhất mà ta có thể cho đi trong cuộc đời này là gì?

II/. Làm văn (7 điểm).

Câu 1 (2 điểm):

Bàn luận về ý kiến: “Giá trị của chúng ta chính là ở bản thân chúng ta”.

Câu 2 (5 điểm):

Cảm nhận về hành động nhân vật Mị chạy theo A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và hành động theo Trang của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) trong hai đoạn văn sau:

“Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi

A Phủ chưa kịp hỏi, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất”.

(Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài)

“Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

- Hà, ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật.

(Trích Vợ nhặt của Kim Lâm)

Từ đó làm nổi bật được giá trị nhân đạo mà hai nhà văn gửi gắm.

 

 

 

 

1
19 tháng 6 2021

Tham Khảo !

I / Đọc hiểu : 

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thưc biểu đạt chính nào?

=> Văn bản sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2: “Nô lệ của công nghệ gen” có thể hiểu như thế nào? Theo tác giả, khi nào ta là “nô lệ cho công thức gen?”.

=> Nô lệ của công thức gen là khi bạn “không làm chính mình”, bạn bị chi phối bởi những điều được quy định sẵn trong gen.

Theo tác giả, ta sẽ chỉ là nô lệ cho công thức gen nếu như “không biết tài sản kiếm được là để có thể cho đi nhiều hơn”, vì “cái tôi thực sự là cái tôi có thể cho đi”..

Câu 3: Anh/Chị có đồng tình vời quan điểm “thứ cho đi mới là của bạn”.

 Nêu quan điểm của bản thân: đồng tình, không đồng tình,...

+ Bàn luận ngắn gọn làm rõ cho ý kiến cá nhân. Sau đây là một gợi ý:

=> “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Người biết cho đi cǜng là người giàu có hơn hết. Bởi lẽ, thứ cho đi mới là của bạn. Bạn cho đi được tức bạn đã thực sự quyết định được vận mệnh của vật đó. Và quan trọng hơn, tuyệt vời làm sao khi người nhận mang vật bạn cho bên mình mà không bao giờ quên người mang đến cho họ chính là bạn. Và có những thứ bạn cho đi, bạn không thấy mất gì cả, những người nhận thì được nhiều biết bao nhiêu. Đó là gì mà thần kì vậy? Không Không hệ thần kì, mà là kì diệu. Là nụ cười. Là tình yêu. Là sự tử tế ở đời...

Câu 4: Theo anh/chị, thứ quý giá nhất mà ta có thể cho đi trong cuộc đời này là

=> + Tự nêu theo quan điểm cá nhân về điều quý giá nhất có thể cho đi: trí tuệ, lòng trắc ẩn, tiền của,...

+ Đưa ra lí lẽ thuyết phục

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.- Con cho thìa muối này vào cốc...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

 Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói

Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

Câu 1: Người thầy đã làm những việc gì đối với thìa muối đầy Câu 2: Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “hòa tan” trong văn bản?

Câu 3: Em rút ra những bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?

Câu 4: Từ văn bản phần đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 15 đến 20 câu) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của những thử thách đối với con người.

Mk cảm ơn ạ

1
20 tháng 3 2022

C1: đổ thìa muối vào cốc nước và hồ nước

C2: em hiểu:

về "thìa muối ": ví như những gian nan, thử thách gian khổ mà mỗi con người ai cũng có trong đời

về "hòa tan "được ví như : cách thức sống, cách giải quyết của mỗi người khi gặp thử thách và khó khăn.

C3:Bài học : Phải học cách đối mặt với những gian lao, khó khăn, thử thách trong đời để vươn tới thành công.

C4: e tham khảo nha :

Thứ quý giá nhất mà mỗi thử thách mang đến cho chúng ta đó là chúng sẽ giúp ta mạnh mẽ hơn. Thật vậy, trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng có những lần gặp những khó khăn, thất bại và cảm thấy bế tắc hoàn toàn. Vậy nên, cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống khi gặp gian nan, thử thách thực sự quan trọng và quyết định đến mọi thành công của mỗi cá nhân sau này. Nếu như mỗi người thực sự cố gắng thì thành công là điều nằm trong tầm với sau này. Đầu tiên, ta cần phải thoát khỏi bóng đen của thất bại, chiến thắng về mặt tinh thần và coi thất bại là một phần không thể thiếu đối với việc tiến đến thành công. Hơn nữa, đối với những người lạc quan thì thất bại chính là cách mà họ học hỏi, cách mà họ trưởng thành; và quan trọng nhất họ coi thất bại là món quà và hạnh phúc khi được thất bại. Sau khi chiến thắng được tâm lý sợ thất bại thì việc con người cần làm đó chính là tiếp tục làm việc còn dang dở. Từ bài học thất bại ngày trước, con người ta cần tiếp tục tiến lên và nỗ lực hết sức mình. Việc thất bại và học được 1 điều gì đó sẽ là tiền đề để mỗi người tiếp tục bước tiếp và chinh phục thành công. Hơn nữa, khi thất bại thì thường con người học được nhiều hơn là những thành công. Vì khi thất bại thì cảm giác ấy sẽ khắc ghi mãi mãi để con người không bao giờ mắc lại nữa. Thất bại đã là điều quan trọng đối với thành công, nhưng việc con người đối diện với thất bại một cách mạnh mẽ, thái độ học hỏi mới là bí quyết đi đến thành công. Trên thực tế, chẳng có nhà tỷ phú, người thành công nào thành công chỉ sau 1 đêm mà ko trải qua những lần thất bại nhớ đời. Những hào quang ta thấy về cuộc sống giàu sang của họ chính là sự đánh đổi bằng những năm tháng thất bại rồi nỗ lực bước tiếp của họ. Tóm lại, con người khi gặp phải những khó khăn thậm chí là thất bại trong cuộc sống thì cần phải có lòng kiên trì, tiếp tục cố gắng và nỗ lực ko ngừng thì mới có thể thành công.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện.Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào :- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào :

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.

(Trích “Chuyện người con gái Nam Xương”)

Câu 1(0,5đ). Hãy cho biết tác giả và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2(0,5đ): Xét theo cấu tạo, câu: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” thuộc kiểu câu gì? Tại sao?

Câu 3 (1đ): Có bạn cho rằng kết thúc truyện này vừa có hậu nhưng lại vừa mang tính bi kịch. Em có đồng ý không? Tại sao?

Câu 4 (1,5đ): Hãy viết một đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương qua câu nói của nàng “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”

Phần II. (6,5 điểm). Cho câu thơ “Xót người tựa cửa hôm mai”

Câu 1 (1,0đ). Hãy chép theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ và cho biết nội dung của đoạn thơ vừa chép.

Câu 2 (0,5đ). Hãy tìm và giải thích nghĩa của 1 thành ngữ có trong những câu thơ em vừa chép.

Câu 3 (1,0đ). Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ vừa chép.

Câu 4 (3,5đ). Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng 10 - 12 câu để làm rõ vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích rõ).

Câu 5 (0,5đ). Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích trên cũng là vẻ đẹp của một nhân vật phụ nữ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Hãy cho biết tên của nhân vật và tên tác phẩm có sự xuất hiện của nhân vật phụ nữ ấy.

0
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:"... Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến 50 chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng và nói vọng vào:- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"... Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến 50 chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng và nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trờ về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất"

Câu 1: Đây là đoạn văn có chứa đặc điểm của truyện truyền kỳ. Hãy chỉ ra những yếu tố thể hiện rõ đặc điểm đó. Và cho biết ý nghĩa của những yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm?

Câu 2: Trong đoạn văn có 1 lời thoại. Theo em, lời thoại đó có ý nghĩa gì? Hãy trình bày suy nghĩ của em về lời thoại đó bằng một đoạn văn khoảng 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động.

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang.Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên mỗi chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng long, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện Chàng vôi gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa ta tình chàng,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang.Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên mỗi chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng long, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện Chàng vôi gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa ta tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất. ( Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1) Câu 3: Từ sự hiểu biết của em về văn bản em vừa xác định, hãy viết đoạn vănkhoảng 10-12 câu theo kiểu diễn dịch để làm rõ tấm lòng thủy chung và giàu lòng tự trọng của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm em vừa xác định. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, một câu ghép phù hợp. Gạch chân, chú thích rõ.

0
2 tháng 7 2023

1. NDC: Đoạn trích nói về việc Trương Sinh lập đàn giải oan cho VN sau khi nghe Phan Lang thuật lại lời của VN. VN được minh oan, trở về gặp chồng con rồi biến mất mãi mãi

2 tháng 7 2023

1 chàng là ai? Rồi 50 chiếc xe cò tán, võng lọng rực rỡ ở đâu vậy?

Người ta hỏi về nội dung chính chứ có phải là tường thuật đâu mà làm kiểu gì vậy em? 1 lần nữa trả lời kiểu sai như này chị xóa câu trả lời đấy!

Đề 3:Đọc kĩ  đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi“…Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần...
Đọc tiếp

Đề 3:Đọc kĩ  đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

“…Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp...”

                                                                                     ( Ngữ Văn 7 – tập 2)                                                                                                              

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Việc sử dụng phép liệt kê trong câu: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam...” có tác dụng gì?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì ? Qua văn bản đã học, em đã rút ra được những bài học gì để rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác.

Câu 4: Bằng một đoạn văn khoảng  08 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động ( xác định rõ).

                           

1
12 tháng 3 2022

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

Câu 2: Việc sử dụng phép liệt kê trong câu: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam...” có tác dụng gì?

=>

làm đoạn văn hay hơn và đầy đủ hơn . Đồng thời nhấn mạnh sự giản dị của Bác qua lối sống hằng ngày

  

 

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì ? Qua văn bản đã học, em đã rút ra được những bài học gì để rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác.

=> Cuộc sống hàng ngày đầy sự giản dị của Bác

=> rút ra bài học : Em sẽ rèn luyện đức tính giản dị của bác.

Câu 4: Bằng một đoạn văn khoảng  08 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động ( xác định rõ).

Một trong những đức tính quý giá của chủ tịch Hồ Chí Minh là giản dị. Cách sống của Bác không giống với bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Căn nhà chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ; đồ đạc trong đó cũng rất mộc mạc, đơn sơ. Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị - chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Việc ăn uống của Bác cũng thật đạm bạc, toàn món ăn đậm vị thôn quê như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Đó là trong đời sống hằng ngày, con trong công việc, lối sống giản dị thể hiện qua việc xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn cho đến việc nhỏ. Nhân dân luôn được Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, nên Bác cũng giản dị trong cách nói và viết. Những câu nói, bài viết của Bác luôn gần gũi, dễ hiểu. Có thể thấy rằng, cách sống của Bác khiến cho mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và kính trọng.

12 tháng 3 2022

Thánh sờ kiu pro