Giúp mình với ạ:
Hãy thuyết minh về bãi biển cồn vành ở Thái bình.
mk cảm ơn nhiều lắm ạ!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.
Tham khảo
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
mở bài là giới thiệu về cụ nha mn em viết lộn ạ
thân bài là đóng góp ạ
Mở bài:
– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyên đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
- Suy nghĩ về chuyến đi.
- Mong ước.
Mở bài:- lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
-Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1.Cảnh dọc đường đi:
-Phong cảnh, những nét đặc biệt.
-Tâm trạng của em và thái độ của mọi người trên xe.
2.Đến nơi:
-Kể những hoạt động thú vị,nổi bật tiếp theo.
3:Kết thúc chuyến đi:
-chuẩn bị đi về.
-Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
-Cảm ngĩ của mình về chuyến đi.
(mình lập dàn ý vừa của lớp 5 vừa của lớp 6)
Bến Tre đã có cây cầu Rạch Miễu hiện đại nối liền hai tỉnh Tiền Giang với Bến Tre. Nhiều khu công nghiệp bắt đầu xuất hiện, nhiều điểm du lịch hấp dẫn vẫy gọi du khách.
Bạn hãy đến thăm thú Cồn Phụng, một cù lao nổi giữa sông Tiền Giang. Và nên đi bằng ghe, bằng xuồng mới thú, mới được len lỏi dọc ngang các rạch nước dưới hàng dừa nước, cây bần, cây mắm xanh biếc, sum sê lá cành, mới được say mê ngắm nhìn những buồng dừa trĩu quả, những chú sóc cong đuôi phất cờ, leo cây nhanh thoãn thoắt.
Đến Cồn Phụng bạn có thể đi thăm các gia đình sản xuất đặc sản địa phương như làm kẹo dừa, mứt dừa, bánh tráng chuối, xem cách nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn… Hãy ngồi xe ngựa đi thăm các ngôi vườn trổng bưởi da xanh, mận sữa, nhãn tiêu Huế… Hãy đến tham quan Đạo Dừa có tháp Hoà Bình, có Cửu Trùng đài với hình tượng tuyệt mĩ 9 con rồng, hoặc đang xoắn đuôi uốn lượn, hoặc đang vờn bay. Và đi qua các bên sông, các dòng kênh sẽ thấy các bạn nhỏ vẫy vùng bơi lội nô đùa, da đen nhánh như những con rái cá…
Xin mời ghé lại những ngôi nhà hàng lợp lá dừa dưới bóng mát cây xanh, thoang thoảng hương hoa để thưởng thức nhạc đờn ca tài tử, nhấp chén trà pha mật ong và quất, ăn trái cây, cùng vui vẻ chuyện trò. Điểm dừng chân nghỉ ngơi ớ đây khá thú vị.
Bến Tre là xứ dừa, nơi ghi lại bao chiến công anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ. Hãy về thăm thú Cồn Phụng, cầu Rạch Miễu… nơi rừng dừa và cây trái phương Nam, và nghe các má, các cô kể về chiến công của “đội quân tóc dài” thời kháng chiến chống Mỹ.
Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật, thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.
Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy... Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày "cụp, cum" văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt.
Cây lúa ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa "trời" hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa "trời" vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về.
Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66...
Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa.
Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt.
Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Lúa là người bạn muôn đời gắn bó với sự cần lao của người nông dân Việt Nam. Nếu hoa sen mang vẻ đẹp thanh khiết , áo dài mang vẻ đẹp thướt tha đặc trưng của người phụ nữ Á Đông ,thì cây lúa Việt Nam có một nét đẹp dân dã thân thuộc.
Việt nam là một nước xuất khẩu gạo và có một ngành nông nghiệp trồng lúa từ xa xưa, trên hầu hết cánh đồng lúa dải khắp các vùng đất từ Bắc vào Nam. Và các giống lúa cũng ngày càng đa dạng , phong phú bởi lúa được nghiên cứu nuôi trồng và nhân giống . Lúa có nhiều loại tùy thuộc theo từng vùng miền, khí hậu, mỗi vùng miền có địa hình và đất khác nhau nên lúa cũng phân bố khác nhau, nhưng thích hợp trồng lúa nhất là những vùng có nước ngọt, nếu vùng có nước quá mặn, phèn như vùng Tây Nguyên, lúa không thể lên được và cây lúa sống chủ yếu nhờ nước là loại cây lá mầm rễ chùm. Thân lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60-80 cm. Cây lúa được chia làm ba bộ phận chính , nhờ chúng cây có thể phát triển tốt: rễ cây nằm dưới lớp đất màu mỡ có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thân cây là cầu nối con đường đưa dinh dưỡng từ rễ lên ngọn, còn ngọn là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín rồi có màu vàng và người ta gặt về làm thành gạo. Người nông dân thường trồng các loại giống lúa phổ biến như: lúa nước, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu….Lúa nếp người ta thường trồng để làm bánh: bánh trưng, bánh nếp,… hoặc để thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa trồng làm nguồn thực phẩm chính, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam còn lúa non được dùng làm cốm. Theo các nghiên cứu, trước kia ông cha ta trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Bắc trồng các loại giống lúa C70, DT10, A20,...
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, để có được thành quả ngày hôm nay, người nông dân phải vất vả, lao dộng chăm chỉ ,thực hiện đúng các công đoạn để có được một vụ mùa bội thu: từ gieo mạ, cấy mạ, bón phân, tưới tắm ,nhổ cỏ và những ngày đông hoặc mưa bão, hạn hán người dân phải khổ cực nhiều lần để che chắn và chăm sóc chúng. Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện các ổ sâu hại lúa và bón phân để lúa phát triển tốt hơn. Đợt đến khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng , người nông dân mới thu hoạch. Trước đây người dân thu hoạch bằng tay rất vất vả và tốn kém nhưng bây giờ , công nghệ phát triển tiến bổ hơn, người ta thu hoạch bằng máy nên đỡ phần nào khó nhọc cho con người. Từ thời ông cha ta, nhân dân trồng chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, xã hội phát triển, công nghệ trong sản xuất được nâng cao hơn, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi , người dân lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người. Những hạt gạo được làm ra không chỉ phục vụ bữa ăn chính của con người mà còn để làm bánh , nấu xôi, đặc biệt vào những dịp lễ hay Tết, gạo để làm bánh trưng truyền thống và còn làm món quà trao nhau. Chính những người nông dân ấy đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam có vị thế như ngày hôm nay với ngành lúa nước hay đất nước chúng ta còn được ca ngợi là Văn Minh Lúa Nước.
Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Mình nghĩ là thế này !
Nhớ k mình nhé bạn !
Du lịch biển của Thái Bình gắn với bãi biển tuyệt đẹp của vùng đất này là Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành thuộc địa phận xã Nam Phú, huyện Tiền Hải và Khu du lịch sinh thái biển Cồn Đen thuộc địa phận xã Thái Đô, huyện Thái Thuỵ.
Điểm chung của các bãi biển là những triền cát trắng trải dài, sóng êm, những hàng phi lao xanh ngát và luôn lộng gió, riêng Cồn Đen còn được xưng tụng là cồn biển đẹp nhất miền Bắc. Bên cạnh tắm biển, du khách tới đây còn được tìm hiểu đời sống động thực vật, tổ chức các cuộc picnic, nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển.
Cồn Vành:
Cồn Vành nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, được UNESCO công nhận từ năm 1994 và là một trong các điểm đến duy nhất ở Việt Nam giữ được hệ sinh thái cũng như bãi biển nguyên sơ, thu hút những người ưa thích khám phá.
Cồn Vành nằm cách đất liền 7km thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Với một vị trí địa lý đắc địa, Cồn Vành nằm ở cửa sông Ba Lạt, nơi cửa sông Hồng hòa mình vào biển cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng.
Cồn Vành hiện là điểm đến ưa thích của những du khách thích khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, làng chài với những người dân miền biển hiền hòa, hiếu khách. Nếu như trước đây muốn đến Cồn Vành, người dân Thái Bình phải chèo thuyền thì bây giờ tuyến đường bêtông hiện đại đã nối Cồn Vành với đất liền giúp giao thông thuận lợi.
Cồn Vành không sầm uất, náo nhiệt mà ở đây yên bình đến kỳ lạ. Sáng sớm, khi bình minh lên, trên bãi biển Cồn Vành từng đoàn tàu thuyền đánh bắt cá cập bờ. Du khách có thể ghé vào một ghe thuyền mua hải sản còn tươi nguyên như cua, tôm, bề bề, ngao, sứa…
.
Những đặc sản của biển này được những người dân làng chài bán với giá rất rẻ so với thị trường. Thú vị hơn du khách có thể ghé vào các lều quán hoang sơ của Cồn Vành nhờ luộc hộ hải sản và thưởng thức trong không khí biển trong lành.
Đi dọc bãi cát dài ngút ngát theo hướng Nam là đường dẫn đến Trạm Hải đăng Ba Lạt. Từ đây, chúng ta có thể phóng tầm mắt ôm trọn cửa sông Ba Lạt vào lòng. Đây là nơi “giao duyên” giữa biển Nam Định và Thái Bình, nơi cửa sông ba nhánh làm nên một khu sinh quyển Cồn Vành đẹp và nên thơ.
Du lịch Cồn Vành phù hợp cho chuyến đi chơi hai ngày. Tuy nhiên, nếu có thêm thời gian, bạn nên thăm thú các nơi lân cận như bãi biển Cồn Đen (huyện Thái Thụy), được mệnh danh là Cồn Biển đẹp nhất miền Bắc.
Cồn Đen:
Cồn Đen nằm cách đất liền 3 km thuộc xã Thái Đô, Thái Thuỵ, Thái Bình. Cách Thị trấn Diêm Điền 15 km về phía Nam và cách trung tâm Thành phố Thái Bình khoảng 40 km về phía Tây. Để đến địa điểm này, du khách có thể dễ dàng đi bằng cả phương tiện công cộng và cá nhân.
Cồn Đen có địa hình tương đối bằng phẳng với dải cát dài khoảng 3km, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 700m, chỗ hẹp nhất 450m; được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý. Vào những ngày nắng nóng, đi dọc chiều dài khoảng 3 km của Cồn Đen, bạn sẽ cảm thấy dịu mát hơn khi ngắm những đợt sóng trắng xóa ào ạt xô bờ và dải thông xanh mướt đung đưa theo làn gió biển
Được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004, đến nay khung cảnh tự nhiên trên cồn vẫn hoang sơ, được nhiều người đánh giá là cồn biển đẹp nhất miền Bắc với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao.
Với những bãi cát trải dài, độ dốc vừa phải, quanh năm sóng vỗ êm đềm, Cồn Đen cũng là nơi rất thích hợp để tắm biển mỗi dịp hè về. Bạn cũng có thể tổ chức picnic và các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển sau những giờ phút vui đùa cùng sóng nước.
Đi dạo dọc rừng thông xanh trải dài theo cồn cát, cùng nhau khám phá thảm thực vật còn nguyên sơ, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo (cây vẹt, bần, sú, hoa muống biển, dừa nước...); hòa mình vào không gian biển khơi bao la, cảm nhận vị mặn mòi của biển.
Hơn thế nữa, du khách còn sẽ bị thu hút bởi sức hấp dẫn kỳ lạ của cồn cát nơi đây với "bức tường xanh" là rừng ngập mặn ven biển với 500 loài động vật thủy sinh và cỏ biển có giá trị.
Hiện nay, Khu du lịch sinh thái Cồn Đen để trở thành khu du lịch sinh thái có bãi tắm biển, khu nghỉ dưỡng, có khu vui chơi giải trí, khu du lịch văn hóa tổng hợp và trung tâm mua sắm, thương mại, là nơi diễn ra các cuộc picnic, nghỉ dưỡng với các trò vui chơi, giải trí bên biển như: Câu cá, lướt ván, đánh bóng chuyền bãi biển
Bên cạnh tắm biển, tìm hiểu đời sống động thực vật, tổ chức các cuộc picnic, nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển, bạn còn có cơ hội tham quan các ngôi đền, chùa trong khu vực.
Tuy xung quanh Cồn Đen cũng có hàng quán bình dân với những dịch vụ cần thiết dành cho khách tham quan, nhưng nếu kết hợp tham quan các điểm du lịch khác thì thị trấn Diêm Điền và thành phố Thái Bình là nơi bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng của vùng quê lúa như bánh cáy, canh cá, gỏi nhệch, nộm sứa, bánh gai, bún bung hoa chuối...
đề bài: viết bài văn thuyết minh về CÂY RAU MUỐNG
mọi người giúp mk nhanh với ạ. Mk cần gấp, CẢM ƠN Ạ
dạ mk cảm ơn ạ. Nhưng mk muốn thuyết minh về CÂY RAU MUỐNG ko phải rau muống luộc ạ
Những ngày gần đây, Cát Bà đang là điểm đến được khách du lịch yêu thích và tìm kiếm đến mức quá tải, khiến cho nơi này luôn đông đúc, chật chội. Vậy tại sao bạn không thử tìm đến một bãi biển đẹp tương tự, lại thanh bình và yên tĩnh hơn rất nhiều? Biển Cồn Vành tại Thái Bình là một lựa chọn đúng đắn dành cho bạn.
Bãi biển Cồn Vành thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 25km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội 150km. So với những bãi biển tại Miền Bắc, Cồn Vành đến thời điểm này vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ sẵn có. Cồn Vành có đường bờ biển dài 6km, thảm rừng ngập mặn tươi tốt, nước biển trong vắt và thời tiết hài hòa.
Một góc thanh bình bãi biển Cồn Vành. (Ảnh: Đinh Hoàng Đức)
Bãi biển Cồn Vành được yêu thích bởi vẻ hoang sơ, vắng người và khung cảnh thanh bình đáng ngưỡng mộ. Là một trong những nhánh của khu vực lưu trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng, Cồn Vành được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hệ sinh thái phong phú, đặc và thuần khiết. Đến đây, bạn như được lạc vào thế giới của những loài chim, cò biển quý hiếm đang được bảo tồn.
Vẻ đẹp bãi biển chưa được khai thác nhiều, vẫn giữ nguyên những giá trị thiên nhiên tươi đẹp. (Ảnh: Đinh Hoàng Đức)
Cồn Vành gây ấn tượng với du khách bởi những rặng phi lao xanh mượt bao quanh biển, điểm tô thêm vào đó là những thảm hoa muống tím đẹp mơ mộng. Bờ cát nơi đây tương đối mịn màng, sóng hài hòa cùng mực nước biển không sâu, lý tưởng cho hoạt động vui chơi, đắm mình trong làn nước trong xanh, mát lạnh.
Chạy dọc quanh bờ biển là những bãi bàn ghế gỗ, ô dù nhiều màu sắc, là nơi dừng chân nghỉ ngơi, ngả lưng thưởng thức không khí biển. Bên cạnh đó, cũng có những cửa hàng đồ lưu niệm làm bằng vỏ sò, vỏ ốc dành cho du khách mang về làm quà rất đa dạng.
Một điều đặc biệt rằng, đường đi đến biển Cồn Vành đẹp vô cùng. Con đường trải nhựa dài uốn lượn, hai bên đường là những rặng phi lao xanh mượt, hoà cùng bầu trời trong xanh, tất cả tạo nên một vẻ đẹp nên thơ đến lạ kỳ.
Con đường dẫn đến biển Cồn Vành đẹp thơ mộng. (Ảnh:Đinh Hoàng Đức)
Đây cũng là địa điểm check-in lý tưởng của các bạn trẻ. (Ảnh: Thanh Ngọc)
Đến tham quan biển Cồn Vành, du khách sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị như: hòa mình vào dòng nước trong xanh, nghỉ ngơi trên những chiếc ghế tận hưởng không khí biển hay thưởng thức hải sản tại những nhà chòi bình dị ngay trên biển. Các hoạt động vui chơi thú vị cũng được khai thác tại đây như: di cà kheo, bóng chuyền bãi biển, cắm trại... Hay chiêm ngưỡng bình minh hoặc hoàng hôn trên biển cũng là một trong những trải nghiệm không thể thiếu.
Một điều đặc biệt lưu ý rằng, tại biển Cồn Vành, những nhà chòi bằng tre nứa được dựng ngay sát biển, là nơi nghỉ ngơi, cung cấp các bữa ăn ngon miệng, hải sản tươi và giá acả vô cùng phải chăng dành cho du khách.
Hoàng hôn trên biển Cồn Vành đẹp đắm say lòng người. (Ảnh: huylee)
Ngoài ra, khi tản bộ dọc bãi biển Cồn Vành theo hướng Nam, bạn còn được chiêm ngưỡng một ngọn hải đăng được xem như ánh mắt của người dân quanh vùng. Ngọn hải đăng Ba Lạt, nơi có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Cồn Vành từ tầng 10 của ngọ Hải Đăng. Từ đỉnh ngọn hải đăng, khung cảnh miền quê biển Tiền Hải hiện rõ mồn một, từ những mái nhà yên bình ven biển, sự mênh mông của biển cả bao la hay phần nào cảm nhận cuộc sống của những người dân làng chài mộc mạc.
Niềm tự hào của người dân miền biển Cồn Vành. (Ảnh: thegioitruyenhinh)
Biển Cồn Vành là địa điểm dành cho những người yêu thích sự tĩnh lặng. (Ảnh: x_xoai)
Hướng dẫn di chuyển đến biển Cồn Vành
Di chuyển từ Hà Nội đến Thái Bình: Phương tiện di chuyển Cách Hà Nội 150km, cách di chuyển thuận tiện nhất đến biển Cồn Vành là xe khách hoặc xe máy.
Đối với xe khách: Bạn đến bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm, mua vé tại quầy với giá 80.000 đồng. Một số tuyến xe chạy tuyến đường Hà Nội - Thái Bình - Tiền Hải có thể tham khảo như: Xe Phiệt học, xe Mạnh Hùng, xe Hoàng Hà.
Đối với xe máy: Từ Hà Nội, theo đường QL1, chạy thẳng tới Phủ Lý, rẽ trái đến QL21, tới QL10 thì chạy thẳng tới cầu Tân Đệ, về tới thành phố Thái Bình.
Di chuyển từ Thái Bình đến Cồn Vành: Từ Thái Bình đến Cồn Vành, bạn có thể bắt xe bus Hoàng Hà số 01 đến Tiền Hải, sau đó đi xe ôm hoặc taxi đến biển Cồn Vành. Nếu đi xe máy, bạn chạy tuyến QL39B sẽ đến nơi.
Nhiều bạn trẻ còn bày tỏ quan điểm rằng: Cồn Vành như một Nha Trang thu nhỏ, dịu dàng và trầm lặng, nằm khiêm nhường tận cuối Thái Bình. (Ảnh: Hà Trần)
Mách nhỏ những lưu ý khi đến Cồn Vành
Nếu đi từ Hà Nội, du khách nên chọn lịch trình vào hai ngày cuối tuần để có thời gian tận hưởng và khám phá chi tiết bãi biển Cồn Vành. Tuy nhiên, đối với những người không có thời gian, thì khám phá biển Cồn Vành trong một ngày cũng là trải nghiệm thú vị.
Ngay gần biển Cồn Vành, nhà thờ Bác Trạch cũng là một gơi ý dành cho bạn. Nếu đến Cồn Vành vào ngày chủ nhật, bạn nên ghé thăm nhà thờ Bác Trạch cầu bình an và vãn cảnh một trong những nhà thờ đẹp nhất Thái Bình này.
Đừng bỏ lỡ thưởng thức ẩm thực Thái Bình khi đến đây. Ngoài hải sản tươi ngon, Thái Bình còn nổi tiếng với rất nhiều những món ăn đi vào lòng người như: Bún cá Quỳnh Côi, ổi bo, bánh cáy Làng Nguyễn, ném Vị Thủy...
Còn chần chừ gì nữa mà không lên lịch khám phá ngay biển Cồn Vành trong những ngày cuối tuần sắp tới? (Ảnh: x_xoai)
1. Mở bài
- Vùng biển em định tả ở đâu? (miền Bắc, Trung hay miền Nam).
- Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thể chọn tả vùng biển quê em).
2. Thân bài
* Tả bao quát:
* Tả chi tiết:
- Nước biển:
- Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít.
- Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa.
- Rặng phi lao trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát.
* Ích lợi của biển:
- Thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến du lịch, tham quan, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.
- Là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng.
3. Kết luận
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển.
- Những việc cần làm để bảo vệ bờ biển: Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi...