Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.
Tham khảo
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu.
Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.
Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.
ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.
Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.
Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.
Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.
Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.
Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.
Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.
Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.
Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.
Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu.
Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.
Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.
ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.
Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.
Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.
Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.
Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.
Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.
Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.
Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.
Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.
Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.
Em tham khảo nhé !!
Sách là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Sách đem đến cho con người kho tri thức vô cùng to lớn, những điều mới mẻ, lí thú, và cả những tiếng cười thoải mái. Còn đối với học sinh chúng ta, những quyển sách giáo khoa là những vật vô cùng gắn bó và thân thuộc; một trong số đó, cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một mang đến rất nhiều kiến thức về bộ môn Ngữ văn.
Sách có hình chữ nhật đứng khá dày, khổ 17 x 24 cm nên cầm trên tay rất vừa vặn. Trang bìa làm bằng giấy cứng, bóng, đẹp. Phần trên của sách có dòng chữ: “Ngữ văn 8, tập một”, khổ chữ to, rõ ràng. Góc trái in hình khóm hoa thuỷ tiên vàng đang khoe sắc. Phần dưới cùng ghi logo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ở bìa bốn quyển Ngữ văn là danh sách 11 quyển sách giáo khoa ở tất cả các môn học. Cuốn sách gần hai trăm trang làm bằng giấy mỏng, màu hơi sậm để không gây ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. Các chữ được in rõ ràng, bố cục hợp lí rất vừa mắt. Trang đầu tiên in tên những người biên soạn sách. Trang thứ ba là phần “Lời nói đầu” khái quát về nội dung và cách sử dụng sách, giúp chúng ta hiểu hơn và dễ học hơn. Trang cuối là phần mục lục – danh sách các bài học giúp chúng ta tiện tra cứu. Cuốn sách gồm mười bảy bài học, mỗi bài chia làm ba phần: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Đầu mỗi bài học có đóng khung phần kiến thức cần nắm vững. Phần văn bản gồm hai thể loại chính là văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Văn học Việt Nam gồm các tác phẩm từ năm 1930 đến năm 1945 như Lão Hạc của Nam Cao, văn bản Tức nước vỡ bờ trích trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay văn bản Trong lòng mẹ trích từ Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng,… Những văn bản này cho chúng ta thêm hiểu biết, cảm thương trước số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – họ là nạn nhân bị bần cùng hoá, mà thủ phạm chính là xã hội thuộc địa phong kiến tàn ác. Đối với phần văn học nước ngoài, chúng ta biết thêm rất nhiều về những nhà văn nổi tiếng như: O Hen-ri (Chiếc lá cuối cùng), An-đéc-xen (Cô bé bán diêm), Ai-ma-tốp (Người thầy đầu tiên),… Qua những tác phẩm đã học ấy, chúng ta thêm hiểu về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng giàu tình cảm của những họa sĩ nghèo nước Mĩ vào thế kỉ XX; hay cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ của những trẻ em phương Tây mồ côi, phải tự đi kiếm sống trước sự ghẻ lạnh của xã hội vào cuối thế kỉ XIX. Trong phần Tiếng Việt có khá nhiều những điều mới mẻ như : trường từ vựng, các biện pháp nói giảm nói tránh, biện pháp tu từ nói quá,… Ngoài ra chúng ta còn biết cách sử dụng của một số các loại dấu câu mới như: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Tất cả những phần tiếng Việt trên đều giúp chúng ta một phần nào trong việc làm các bài tập làm văn. Cách phối hợp phương pháp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự là một trong những nội dung chính của phần Tập làm văn. Phần vô cùng quan trọng ở Tập làm văn là phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh – loại văn được sử dụng chủ yếu trong lớp tám, và cả các lớp trên. Ngoài ra, mỗi bài học đều có những hình ảnh minh hoạ giúp chúng ta không bị nhàm chán.
Cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một thật là hữu ích, đem đến rất nhiều điều bổ ích, lí thú và cả những giây phút sảng khoái vậy nên việc bảo quản sách là vô cùng quan trọng. Chúng ta nên bọc, dán nhãn cẩn thận để tránh bị ướt hay bẩn sách, giữ gìn cẩn thận không để quăn mép.
Cuốn sách giáo khoa đúng là người bạn thân thiết, gắn bó với học sinh chúng ta. Hãy giữ gìn nó vì nó không chỉ phục vụ mục đích học ở lớp tám mà còn ở nhiều lớp trên, sử dụng sách đúng cách, phù hợp để đạt những thành tích cao trong học tập bạn nhé!
Tham khảo:
Một trong những hành trang không thể thiếu cho quá trình học tập của người học sinh đó chính là những quyển sách giáo khoa. Sách giáo khoa là sản phẩm của tri thức, được ra đời nhằm hỗ trợ việc học, cung cấp kiến thức cho người học. Sách được biên soạn vào mục đích giảng dạy tại trường học, thể hiện nội dung cụ thể của chương trình phổ thông. Quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 là một trong những quyển nằm trong bộ sách giáo khoa dành cho môn Ngữ văn.
Tất cả sách giáo khoa đều là sự cụ thể hóa của chương trình học, để xuất bản ra một quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 sẽ phải có một hội đồng biên soạn chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập với nhiều giáo sư chuyên ngành Ngữ văn. Sau khi biên soạn chương trình phải trải qua quá trình thẩm định và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thông qua và đem vào giảng dạy thử nghiệm. Trải qua thử nghiệm Nhà xuất bản Giáo dục sẽ là đơn vị chuyên trách in ấn và phát hành sách sử dụng đại trà. Quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 có hình chữ nhật đứng độ dày khoảng 1cm với kích thước 17cm x 24cm gồm tất cả 167 trang. Sách nổi bật với bìa trước màu hồng phấn và khóm hoa màu xanh vàng in trên bìa, trên đầu sách là tên "Bộ Giáo dục và Đào tạo", tên sách "Ngữ văn" màu tím than được viết to, số 8 màu trắng và góc dưới bên phải bìa là logo và tên "Nhà xuất bản giáo dục". Bìa sau của sách có hình Huân chương Hồ Chí Minh, logo của bộ giáo dục và bảng danh sách các quyển sách giáo khoa trong chương trình lớp 8. Giấy in sách có màu hơi sậm chống lóa và mỏi mắt cho học sinh, chữ hoàn toàn là màu đen chỉ khác nhau về kích cỡ chữ ở các đề mục, mọi câu chữ đều chính xác và chuẩn chỉ đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Nội dung trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 là một kho tàng văn học khá phong phú bao gồm ba phần lớn đó là văn bản, tiếng Việt và tập làm văn. Phần văn bản sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức văn học qua các tác phẩm văn xuôi, truyện, thơ của cả Việt Nam và nước ngoài ví dụ như truyện ngắn "Cô bé bán diêm", bài thơ "Muốn làm thằng Cuội", văn bản nhật dụng "Bài toán dân số". Phần tiếng Việt giống như phần ứng dụng và thực hành luôn trong bài học về các loại câu, dấu, từ, ví dụ như bài "Từ tượng hình, từ tượng thanh", "Nói quá", "Câu ghép", "Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm". Cuối cùng là phần tập làm văn cung cấp kiến thức, kĩ năng về cách làm các kiểu văn bản đặc biệt là văn tự sự và thuyết minh, ví dụ như bài "Phương pháp thuyết minh", học sinh thông qua những bài học này trau dồi kinh nghiệm để viết nên những bài văn thuyết minh không còn khô khan. Điểm thú vị đó là trong một số bài học sách còn in những hình ảnh minh họa giúp cho việc học không bị nhàm chán.
Sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 nói riêng là công cụ học tập quan trọng, cần thiết của mỗi người học sinh chúng ta, chính vì vậy mọi người phải có ý thức sử dụng đúng mục đích, tự giác giữ gìn cẩn thận không để dính nước làm rách nát, quăn mép, nên bọc vở bằng báo hoặc bìa cứng để sau khi học xong còn để lại làm tư liệu hoặc cho các em lớp sau.
Em tham khảo:
Có thể nói Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc! Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Tác giả đã dẫn chứng nhiều chi tiết để khẳng định nước ta cũng là một thực thể độc lập và ngang hàng với phong kiến phương Bắc. Đại Việt là quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có truyền thống kịch sử chống xâm lăng đã mấy ngàn năm. Lũ giặc cướp nước xâm phạm đến nước ta, chúng nhất định sẽ chuốt lấy bại vong. Những yếu tố đó đã góp phần làm nên tầm vóc Đại Việt, đồng thời là sức mạnh của dân tộc để đương đầu thắng lợi trước những cuộc xâm lược của một thế lực hùng mạnh. Đoạn đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả. Có thể nói Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca về lòng yêu nước. Tính chất hùng tráng thể hiện rõ trong từng câu, từng chữ gây xúc động mạnh mẽ, thấm thiết.
Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ. Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". - Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Tẩu Lộ (Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này. Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân. Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"
Thể dục là một bộ môn mà đa số các bạn học sinh đều yêu thích bởi nó là hoạt động ngoài trời, tuy nhiều lúc có mệt một tí nhưng nó vừa giúp học sinh khỏe mạnh hơn lại có thể ở ngoài trời hít thở không khí trong lành. Đa số các tiết thể dục chỉ học có hai phần ba thời gian của tiết học sau đó học sinh tự thực hành với nhau. Thời gian phần ba còn lại đó chính là thời gian để cho chúng tôi tranh thủ chơi với nhau.
Thân bài: Tả lại tiết học thể dục và ra chơi giữa giờ của trường emTiết học thể dục của mỗi lớp được xếp lịch cứ hai lớp học cùng một thời gian đó, nghĩa là sân trường rộng sẽ đủ thoải mái cho hai lớp dành lấy một góc sân để học thể dục. Những môn thể dục được yêu thích là đá cầu, nhảy xa, cầu lông. Trước khi bắt đầu một tiết thể dục, học sinh phải đi giày thể thao, xếp thành ba hoặc bốn hàng tùy vào số lượng học sinh trong lớp. Sau đó lớp trưởng tiến hành điểm danh và báo cáo sĩ số cho giáo viên thể dục biết. Khi hoàn thành xong, lớp trưởng tiến hành cho các bạn học sinh trong lớp dàn hàng và đứng cách nhau một sải tay. Hàng hai và hàng bốn sẽ bước sang trái hoặc sang phải một bước để so le với hàng một và hàng ba. Điều đó giúp giáo viên có thể quan sát hết tất cả các bạn học sinh.
Tiếp đến, lớp trưởng cho cả lớp khởi động nào là xoay cổ tay, xoay cổ chân, quay cẳng tay, xoay đùi, chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông…Khởi động chính là nguyên tắc trước khi hoạt động cơ thể. Xong xuôi tất cả giáo viên sẽ lên đứng lớp dạy cho học sinh những động tác thể dục cơ bản nhất. Cuối cùng là dạy các môn thể dục như đá câu. Nhà trường sẽ cung cấp một số cầu nhất định, còn lại học sinh phải tự chuẩn bị cho mình những quả cầu khác để có thể thực hành. Phần cuối thời gian, giáo viên sẽ để cho lớp tự quản, đó là khoảng thời gian cho các bạn học sinh chơi đùa và học tập cùng nhau.
Ra chơi giữa giờ cũng là một điểm thú vị nhất trong cuộc đời học sinh cấp hai. Khoảng thời gian này tất cả trường học sẽ được tập hợp lại ở sân trường rộng và cùng nhau múa hát một bài hát tập thể đã được dạy vào hồi đầu năm. Mỗi lớp có một bạn cờ đỏ đứng cuối để chấm điểm sự đồng đều của lớp học. Dựa vào kết quả đó nhà trường sẽ xếp loại thi đua cho từng lớp. Những cánh tay nhỏ nhắn giơ lên trời tạo thành một làn sóng tuyệt đẹp, những di chuyển theo điệu nhạc tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng của cả trường. Từ cao nhìn xuống thấy yêu mến làm sao. Những bạn học sinh nhỏ tí với cánh tay giơ cao như chạm tới những ước mơ, những hoài bão trong lòng họ.
Kết bài: Bài văn tả lại tiết học thể dục và ra chơi giữa giờ của trường emNgắm nhìn những tiết học những giờ ra chơi ấy, tôi cảm thấy yêu trường mình đến nhường nào. Tôi bỗng cảm thấy xao xuyến và trân trọng những gì mình có với bạn bè với thầy cô.
PTĐT- Sau khi ngăn đập, hồ Thượng Long hay còn gọi (hồ Ly) trở thành một trong 10 hồ có trữ lượng nước lớn nhất tỉnh, hồ có khả năng tưới cho trên 500ha lúa và cung cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn người dân ở xã Thượng Long, Nga Hoàng, Hưng Long, Phúc Khánh, Đồng Thịnh và thị trấn Yên Lập. Đập ngăn nước đã tạo nên một hồ nước xanh như viên ngọc giữa núi rừng.
Sáng sớm tinh mơ, tiếng gà gáy trong không gian yên tĩnh đánh thức chúng tôi dậy với cái se lạnh đầu đông. Thượng Long, một xã của huyện Yên Lập vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ của cảnh vật và bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao, người Mường bản địa.
Vượt dốc Đá Thờ mời anh đến quê em
Yên Lập đây, núi rừng xanh ngút ngát
Khe Cháu, Khỉ Dòm… ẩn ào con thác
Tiếng của đại ngàn ca hát đã ngàn năm.
Đập Thượng Long, hồ Ly trong đêm trăng
Quê hương em đẹp bồng bềnh hư ảo
Xúng xính Mường, Dao khoe sắc màu váy áo
Điệu múa sênh tiền bao du khách nao nao
Hồ Ly được tạo từ hai khe nước là khe Ly và khe Chanh. Người dân địa phương đã lấy tên khe Ly đặt tên gọi cho hồ. Hồ Ly có vẻ đẹp non nước hữu tình mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nơi đây với cảnh đẹp yên bình thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp hình và trải nghiệm thú vị khi khám phá văn hóa dệt thổ cẩm, thưởng thức những đặc sản của bà con dân tộc người Dao, Mường tại địa phương. Buổi chiều hôm trước chúng tôi đến đây khi mặt trời chuẩn bị khuất núi. Đứng trên mặt đập, ngắm nhìn cây cầu treo dài 117m rộng 2m như một sợi tơ chùng vắt qua mặt hồ xanh thẳm, mùi quế thơm ngào ngạt từ những chồng cành quế khô trên những chiếc thuyền máy đang được người dân vác chất lên xe tải bán cho cơ sở sản xuất tinh dầu quế. Men theo bờ đập lên cầu, có thể ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của núi rừng, vẻ đẹp hiền hòa của mặt hồ phẳng lặng. Một bác nông dân đang dong đàn trâu thong thả qua cầu sau một ngày lên nương. Cuộc sống về chiều nơi đây diễn ra bình dị đến vậy, là chốn an yên, bình lặng sau cái xô bồ, nhộn nhịp của nơi phố xá đông đúc. Tất cả những điều đó, đều làm chúng tôi và bất cứ ai lưu luyến khi tới với hồ Ly. Tạm gác lại những suy nghĩ miên man, dạo một vòng quanh hồ, chúng tôi bắt gặp những đứa trẻ đi lấy củi trở về, trên tay cầm một vài cành lá quế tươi, những nụ cười hồn nhiên trên gương mặt ngây thơ của chúng gợi lại ký ức tuổi thơ không dễ gì có được.
Bước xuống thuyền du ngoạn lòng hồ mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp tiềm ẩn của hồ Ly. Nơi đây được tạo hóa ban tặng, cùng với những nét sơ khai, chưa có sự can thiệp nhiều của con người như vẽ lên một bức tranh thủy mặc sống động. Xung quanh hồ là những cánh rừng keo, quế bạt ngàn, hun hút của đồng bào dân tộc Dao và Mường kết hợp với màu xanh trong vắt của nước hồ khiến bất cứ ai cũng có cảm giác như được hòa mình vào thiên nhiên mà tức cảnh sinh tình. Phóng tầm mắt ra xa, có thể thấy những dãy núi ẩn hiện sau làn mây mờ. Thuyền chúng tôi rẽ qua những khe hồ, bắt gặp những người dân bản địa hoặc du khách đang ngồi câu cá. Khung cảnh mới yên bình, thư thái làm sao!. Trong tiết chớm đông, một chiếc thuyền nan nhỏ rẽ nước phía trước thuyền của chúng tôi, người đàn ông bơi thuyền như một lữ khách đang chia đôi trời, nước về hai phía đẹp như một bức tranh mà bất kỳ ai cũng phải trầm trồ. Trên dãy núi, đồi là bạt ngàn rừng quế. Ông Trần Đình Xuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Long chia sẻ: Ngoài vai trò rất quan trọng trong đời sống nông nghiệp, thiên nhiên xung quanh hồ chưa có sự can thiệp của con người, hồ Ly đang được xem là điểm đến đầy tiềm năng của địa phương, đặc biệt vào ngày thứ 7 và chủ nhật đã có rất nhiều lượt khách tới tham quan, chụp hình. Diện tích mặt nước rộng và có nơi độ sâu trên dưới 15m khu vực hồ Ly còn có tiềm năng về thủy sản thích hợp phát triển thành khu du lịch sinh thái của tỉnh.
Nhìn mặt trời dần lùi sau những dãy núi, tôi nhận ra hồ Ly có một gam màu đậm rất cổ kính không phải vì màu của trời chiều. Đó chính là màu từ những cánh rừng quế, đồi keo xanh mướt, hơi nước bốc lên từ mặt hồ, làn khói chiều lan tỏa từ những mái nhà sàn trên các đảo nhỏ trên hồ.
Thuyền quay lại bờ, chúng tôi trở về con đường cũ để chuẩn bị cho buổi giao lưu với đồng bào địa phương. Buổi tối, không khí thật tuyệt vời, người dân trong bản đều đến nhà văn hóa thôn Móc. Mọi người giao lưu vui vẻ, cụng ly rượu ấm và thưởng thức món xôi nếp thơm, cá rán được câu từ hồ... và xem điệu múa dân tộc do bà con tự thể hiện. Sẽ không có ai nỡ từ chối trước sự hiếu khách của người dân nơi đây với những món đặc sản địa phương thơm ngon dân giã. Với tiềm năng khai thác du lịch sinh thái hồ của địa phương. Nếu được đầu tư, xây dựng, khu vực hồ Ly có thể trở thành khu du lịch sinh thái, cùng với du lịch khám phá, trải nghiệm bằng các hoạt động: Bơi thuyền, câu cá, tham quan các bản làng dân tộc Dao, Mường ven hồ. Và những món ăn đặc sắc, cùng với các sản phẩm núi rừng, các mặt hàng thổ cẩm của bà con nơi đây. Những phong tục của người bản địa bao đời đã tạo nên văn hóa đặc sắc là những điều khó quên.
Đến hồ Ly vào mỗi mùa sẽ có những cảm nhận thú vị khác nhau nhưng có một điểm chung là màu xanh của núi đồi phản chiếu mặt nước xanh trong và phẳng lặng, khiến cảnh quan rất dễ mê hoặc những ai nặng lòng với thiên nhiên. Giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống nông nghiệp của tỉnh, với cảnh quan trữ tình thơ mộng của mình hồ Ly cũng được xem là điểm đến đầy tiềm năng cho ngành du lịch. Ai đã từng một lần đi thuyền trên hồ, thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên mới có thể cảm nhận được hết về nơi này. Trong khi chưa có các dự án nuôi trồng thủy sản và du lịch nào được triển khai, cảnh quan hồ Ly vẫn là nơi lý tưởng cho những ai ưa thích du lịch sinh thái và thưởng thức không khí yên bình thư thái giữa những cánh rừng quế thơm ngát.
Tham khảo:
Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển. Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 - 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.
Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm. Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng. Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tị nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉnh đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn. Chùa Bửu Phong được xem là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.
Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo. Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.
Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước. Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.
Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.
dạ mk cảm ơn ạ. Nhưng mk muốn thuyết minh về CÂY RAU MUỐNG ko phải rau muống luộc ạ
À, xl ạ, mk lm lại cho bn nha