K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

AI GIÚP MIK VỚI Ạ Đề 4:Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Giống như một con cá, làng Mả Cá của tôi lọt thỏm giữa đồng chiêm trũng. Tháng Bảy, tháng Tám nước đã mênh mông bốn phía. Chỗ nào cũng chỉ thấy nước. Từ Mả Cá muốn xuống Vượt Mới, lên Rin hoặc sang Bến Đò, Chùa Cả phải đi trên những con đường bé tí tẹo, đầy cỏ may, không đủ lối cho hai con trâu tránh nhau. Mùa nước to,...
Đọc tiếp

AI GIÚP MIK VỚI Ạ 

Đề 4:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Giống như một con cá, làng Mả Cá của tôi lọt thỏm giữa đồng chiêm trũng. Tháng Bảy, tháng Tám nước đã mênh mông bốn phía. Chỗ nào cũng chỉ thấy nước. Từ Mả Cá muốn xuống Vượt Mới, lên Rin hoặc sang Bến Đò, Chùa Cả phải đi trên những con đường bé tí tẹo, đầy cỏ may, không đủ lối cho hai con trâu tránh nhau. Mùa nước to, muốn khỏi trượt chân xuống ruộng, cứ lần theo ngọn cỏ may ngả rũ xuống mà đi…

Ấy vậy mà hôm nào bà tôi cũng phải đi. Bà đi chợ. Thúng đội đầu, tay vung vẩy. Trong thúng, hôm thì vài chục bó rau muống, mớ cá, vài nắm chè xanh hay ít tấm cám… Bà bảo tôi: “Áo mấy đứa rách hết rồi. Bà bòn để mua vải trúc bâu may cho bền”.

Khoảng tháng mười một, nước rút dần. Đồng chiêm đầy nước giờ trắng phớ màu đất bạc, nứt nẻ những vết chân chim. Cỏ may lại mọc kín cả lối đi trên những con đường nhỏ. Gió bấc đã về, thổi hun hút. Bố tôi đi cày, mẹ đi tát nước, mỗi người mang một cái áo tơi bằng lá móc già, trông cứ như là những con nhím khổng lồ biết đi. Da mặt chúng tôi nứt nẻ, xù xì màu mốc trắng. Bà xoa đầu cái Hào em tôi, vừa cười vừa nói: “Bà sắp bòn đủ rồi…”. Con bé ngây ngô, hỏi: “Mùa này bà còn bòn rau muống vườn, hả bà? Rau chát, chả ai mua đâu, bà ạ”. “Không, bà nói bà sắp bòn đủ tiền…”. Tôi nhẩy cẫng lên, bá lấy cổ bà: “Bà may áo cho cháu nhé…” Bà cầm lấy tay tôi bảo: “Ừ. May cả cho em Hào nữa. Tết này cháu bà đẹp cứ gọi là nhất làng…”[…]

                                  Trích Truyện ngắn: “Phiên chợ tuổi thơ”- Nguyễn Quốc Văn

Câu 1: Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên?

Câu 2: Chỉ ra những nhân vật có trong đoạn trích và cho biết ai là nhân vật chính?

Câu 3: Đọc kĩ câu văn:

Bà xoa đầu cái Hào em tôi, vừa cười vừa nói: “Bà sắp bòn đủ rồi…”.

a. Cho biết dấu ngoặc kép trong câu trên có công dụng gì?

b. Em hiểu về từ “bòn” trong câu trên như thế nào?

Câu 4: Với những việc làm của bà, em thấy người bà trong đoạn trích có những phẩm chất gì?

Câu 5: Từ đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân?

1
6 tháng 2 2022

1. Ngôi thứ nhất. PTBĐ: Tự sự và miêu tả

2. Những nhân vật trong đoạn trích: Người bà, bố mẹ, người kể chuyện và em Hào.

Nhân vật người bà là nhân vật chính.

3. 

a, Dùng để dẫn lời nói của nhân vật

b, Bòn: Nghĩa là kiếm trong kiếm tiền, kiếm đồ ăn... (Cái này dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày nha em!)

4. Bà là nguời chăm chỉ, tần tảo, chịu thương chịu khó và thương các cháu hết mực...

5. Bài học rút ra: Nên biết yêu thương gia đình nhiều hơn và yêu lao động hơn... (Tùy em tìm thêm nha!)

6 tháng 2 2022

CẢM ƠN CHỊ :))

2 tháng 5 2022

Câu 1: Thể thơ bốn chữ

Câu 2: Hình ảnh đối lập là "Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy"

Câu 3: Nhấn mạnh về độ nóng của nước

Câu 4: Khẳng định "hạt gạo làng ta" có giá trị rất lớn, phải mất rất nhiều mồ hôi nước mắt của người nông dân để có được hạt gạo

Đề 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi"Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai...
Đọc tiếp

Đề 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

"Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai."

Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên:

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Thuyền xuôi giữa con sông rộng lớn hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận"

Câu 4: Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về dòng sông Năm Căn

1
23 tháng 3 2021

Câu 1:

Đoạn trích được trích từ văn bản Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi

Câu 2:

Đoạn trích làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của dòng sông Năm Căn

Câu 3:

BPTT: so sánh

Câu 4:

Tham khảo:

Qua bài văn Sông nước Cà Mau của tác giả Đoàn Giỏi, tôi rất ấn tượng về một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, sự hoang dã, phong phú và con người nơi đây. Tác giả đã miêu tả khéo léo về những con sông, ngòi, kênh rạch ở Năm Căn từng chi tiết, sự việc, sự vật. "Con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,...", tại đây, cho thấy dòng sông Năm Căn rất rộng lớn, sử dụng biện pháp phóng đại để có thể đẩy cảnh vật con sông càng to lớn.....Còn nhiều khung cảnh khác, vẽ đẹp khác mà tác giả chưa miêu tả tới, tôi còn chưa được cảm nhận. Biết vậy, nhưng tôi lại có cảm giác rất quen thuộc, cứ như tôi đã cảm nhận hết mảnh đất Cà Mau, cứ như đây chính là quê hương ruột thịt của tôi vậy. 

 

 Đề 1:    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:                   “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đên như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng . Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô...
Đọc tiếp

 

Đề 1:    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                   “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đên như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng . Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”

                                                                                (Ngữ văn 6- tập 2,  trang 19)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng một biện pháp tu từ, cho biết đó là biện pháp tu từ nào ? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần? Nêu tác dụng của phép tu từ đó.

Câu 4: Đoạn văn trên miêu tả đối tượng nào? Đối tượng ấy được miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 5: Em rút ra bài học gì từ văn bản chứa đoạn văn nói trên?

Câu 6 :Hãy viết một đoạn văn nêu nội dung, nghệ thuật  của văn bản em vừa tìm được.

Đề 2:   Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau 

…….Những dòng sông rộng hơn ngàn thước Trùng điệp một màu xanh lá đước Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! 

…..Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau 

 

                                                                               (Ngữ văn 6- tập 2,  trang 23)

Câu 1:Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2? Văn bản ấy được trích ra từ tác phẩm nào? Thể loại?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Câu 3:Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau và nêu tác dụng:

Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! 

Câu 4: Hình ảnh “Dòng sộng rộng hơn ngàn thước” gợi cho em liên tưởng tới dòng sông nào? Trong văn bản em vừa tìm được, dòng sông ấy được miêu tả như thế nào?

Câu 5: Tìm, xác định kiểusắp xếp vào mô hình các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên

Câu 6 : Dựa vào kiến thức đã học, hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về vùng đất được nói đến trong đoạn thơ nói trên.

ĐỀ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung qunh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối”

                                                 (Ngữ văn 6- tập 2,  trang 18)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ văn bản đó.

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3: Liệt kê một số chi tiết có liên quan đến màu xanh trong đoạn văn trên.

 Câu 4: Đoạn văn trên có sử dụng  các biện pháp tu từ nào?

Câu 5 : Những chi tiết liên quan đến màu xanh của vùng sông nước Cà Mau đem đến cho em những cảm nhận gì? Hãy trình bày bằng một đoạn văn.

 

2
28 tháng 2 2021

giúp mình với

1 tháng 3 2021

Đề 1 :

Câu 1 : 

Câu 1, 

-Đoạn văn trên được trích từ văn bản"Sông nước Cà Mau"

-Trích trong tác phẩm "Đất rừng Phương Nam"-Tác giả:Đoàn Giỏi

Câu 2,

-Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt miêu tả

Câu 3, 

Biện pháp tu từ: so sánh .

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng 

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. ( lần 3 )

=> Tác dụng : Miêu tả cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông ,bao la. Qua đó làm cho cảnh dòng sông thêm hấp dẫn, thu hút người đọc

Câu 4 : Hình ảnh "Dòng sông rộng hơn ngàn thước" gợi cho em liên tưởng tới dòng sông Năm Căn ở Cà Mau.

- Dòng sông Năm Căn được tác giả miêu tả là dòng sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

Câu 5 : 

 Kiểu so sánh ngang bằng : Tổ quốc tôi như một con tàu

- Vế A: Tổ quốc

- Từ ngữ so sánh : như

- Vế B : một con tàu

Câu 6 : 

" Sông nước Cà Mau" đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nnhiên và cuộc sống con người nơi đây.Đây là một vùng sông ngòi kenh rạch rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện, có một màu xanh riêng biệt cùng âm thanh rì rào của sóng, gió, rừng vỗ triễn miên. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó, dân dã, mộc mạc, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của con người. Cảnh chợ, cảnh sinh hoạt của con người ở vùng sông nước vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Đề 2 : 

Câu 1 : 

- Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản SÔng nước Cà Mau, được trích từ tập Đất rùng phương Nam

- Thể loại truyện dài

Câu 2 : PTBĐ: miêu tảCâu 3 : 

BPTT: Nhân hóa: ôm

=> tác dụng: làm cho câu thơ trở nên sự vật hiện tượng sinh động hơn

Câu 4 : 

Hình ảnh "Dòng sông rộng hơn ngàn thước" gợi cho em liên tưởng tới dòng sông Năm Căn ở Cà Mau.

- Dòng sông Năm Căn được tác giả miêu tả là dòng sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

Câu 5 và Câu 6 như bên trên nhé

Đề 3: 

Câu 1 :

-Đoạn trích trên trích từ văn bản sông nước cà mau 

-Văn bản thuộc tác phẩm đất rừng phương nam

Câu 2 : 

-Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là miêu tả

Câu 3: những chi tiết có màu xanh là:

+ trên thì trời xanh

+ dưới thì nước xanh

+ chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá

Câu 4 : 

-Những hình ảnh so sánh đó là: 

+ Càng đổ dần về hướng mũi cà mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện

=>Tác dụng: giúp cho câu văn thêm sinh động và hấp dẫn hơn

Câu 5 : Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

 

 

20 tháng 11 2021

Tham khảo!

3:

 

. So sánh, Phóng đại

Tăng sức gợi hình gợi cảm cho bài thơ đồng thời khẳng định, nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân trong quá trình tạo ra hạt gạo.

4,

Đoạn thơ trên đã sư dụng những hình ảnh rất đặc sắc để chỉ nỗi vất vả của những người làm ra hạt gạo. Họ đã phải đới mặt với rất nhiều những thiên tai, khó khăn về thời tiết để làm ra những hạt lúa vàng và những hạt gạo trắng gần. Từ việc hiểu được nỗi vất vả của những người nông dân ta càng thêm trân trọng sản phẩm lao động của họ đã tạo nên.

21 tháng 11 2021

 So sánh, Phóng đại

Tăng sức gợi hình gợi cảm cho bài thơ đồng thời khẳng định, nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân trong quá trình tạo ra hạt gạo.

4,

Đoạn thơ trên đã sư dụng những hình ảnh rất đặc sắc để chỉ nỗi vất vả của những người làm ra hạt gạo. Họ đã phải đới mặt với rất nhiều những thiên tai, khó khăn về thời tiết để làm ra những hạt lúa vàng và những hạt gạo trắng gần. Từ việc hiểu được nỗi vất vả của những người nông dân ta càng thêm trân trọng sản phẩm lao động của họ đã tạo nên.

20 tháng 11 2021

 

Hai phương thức biểu đạt của đoạn thơ:

- Tự sự;

- Miêu tả

 

 

 

20 tháng 11 2021

tk

Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vịphù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chícòn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắngcay.Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vấtvã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa củacon sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánhđồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì cònphải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hèoi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đếncác con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Tronghoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ởđây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắcnghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cựccủa nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ranhững hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dướiThuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

                              (Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi)

a.Nêu hai phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên? (0,5 điểm)

b. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong đoạn văn trên? (1,5 điểm)

d. Từ vẻ đẹp của cảnh sông nước Cà Mau, hãy viết một đoạn văn (5-10 câu) về sự cần thiết phải giữ gìn môi trường sinh thái. (2,0 điểm)

0