K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2022

Câu 1: Thể thơ bốn chữ

Câu 2: Hình ảnh đối lập là "Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy"

Câu 3: Nhấn mạnh về độ nóng của nước

Câu 4: Khẳng định "hạt gạo làng ta" có giá trị rất lớn, phải mất rất nhiều mồ hôi nước mắt của người nông dân để có được hạt gạo

PHẦN 1: VĂN HỌCCâu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ...
Đọc tiếp

PHẦN 1: VĂN HỌC

Câu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.

Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

Câu 5: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam) được viết theo thể loại nào? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“... Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu

quả của nó.

2
30 tháng 3 2020

 Tác giả Lý Bạch

- (701-762)

- Nhà thơ nổi tiếng thời Đường.

- Được tôn vinh là Thi tiên.

- Phong cách: tự do, phóng khoáng.

30 tháng 3 2020

5. 

- Thể loại: tùy bút

+ Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)

+ Thiên về bộc lộ cảm xúc

+ Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình 

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

6. Đoạn văn trích từ văn bản Mùa xuân của tôi

Biện pháp liệt kê -> khẳng định tình yêu vời mùa xuân là lẽ hiển nhiên.

Câu 1: Cho đoạn trích sau: Từ đầu đến Tình cảnh trông thật là thảm ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74 )* Trả lời câu hỏi sau:a) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê.c) Em hiểu thế nào về nhan đề "Sống chết mặc bay"?Câu 2: Cho đoạn trích sau: Từ Tuy trống đánh liên thanh... đến ...Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Văn...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho đoạn trích sau: Từ đầu đến Tình cảnh trông thật là thảm ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.

b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê.

c) Em hiểu thế nào về nhan đề "Sống chết mặc bay"?

Câu 2: Cho đoạn trích sau: Từ Tuy trống đánh liên thanh... đến ...Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Văn bản Sống chết mặc baySGK Ngữ Văn 7, tr.74+75 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Tìm những câu đặc biệt và nêu tác dụng của nó.

b) Đoạn trích trên có gì về mặt nghệ thuật? Cho biết hiệu quả diễn đạt của nghệ thuật ở đoạn trích đó.

c) Nêu nội dung chính trong đoạn văn trên.

Câu 3: Cho đoạn trích sau: Từ Bấy giờ ai nấy ở trong đình... đến ...Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm... 

( Văn bản Sống chết mặc baySGK Ngữ Văn 7, tr.78 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

b) Tìm câu rút gọn được sử dụng trong trích đoạn.

c) Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu gạch ngang được sử dụng trong trích đoạn.

d) Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

1
2 tháng 5 2021
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên bài sống chết mặc bay từ đầu ... tình cảnh trông thật là thảm
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0

Bài làm:

Sau khi đọc bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em có cảm nhận rằng: Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuỡ. "Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần".

              Nếu đồng ý với câu trả lời của mình thì tặng giúp mk một dấu k V nhé!!!~~~Cảm ơn nhiều!!!^-^

12 tháng 5 2018

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Giữa trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ?
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
Đúng là cậu bé TRẦN ĐĂNG KHOA có cảm nhận về người nông dân VN,đặc biệt là người mẹ một nắng hai sương đang đi cấy vào buổi trưa để làm ra< hạt gạo làng ta đó bạn >
Thành quả lao động là hạt gạo,tác giả chỉ ra cái quả là hạt gạo đựoc gieo trồng bằng cái nhân ,cái nhân đó chính là những ngày nắng nóng oi bức của tháng tháng sáu,vựot qua những ngày bão gió tháng bảy,những ngày mưa phùn gió bắc tháng ba.
Người lao động là< mẹ em >,vẫn lặn lội cấy trồng mặc cho thời tiết như nào để < ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả > ,đã ra sản phẩm< dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần >,tác giả chỉ hình ảnh con cua con cá đều bị chết ngạt bởi cái nắng nóng như thiêu như đốt mà mẹ tác giả vẫn gieo trồng cấy lúa để lấy hạt gạo .Mấy câu sau này tác giả đã pha trộn tình thương của mình vào người mẹ VN,có phần cảm ơn mẹ đã nuôi dạy tác giả bằng một nắng hai sưogn,mồ hôi của mẹ rụng xuống như mưa ruộng cày mới làm ra đựoc sản phẩm nông nghiệp vậy !

12 tháng 5 2018

Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

0
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

0
Câu 1 Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:“Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ.”( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.Câu 2Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy...
Đọc tiếp

Câu 1 

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 2

Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.

Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó

Câu 3

Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống”

(Lep Tôn- xtôi).

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.

Câu 4

· "Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

· (Trích bài thơ "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)

· Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.

Câu 5

· Trong văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô - đê (SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...".

· Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn

· Câu 6

· "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".

· (Vũ Tú Nam)

· Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.

· Câu 7

· Mưa sông
Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh
Trên đường cát bụi vùng theo gió
Nón mới cô kia lật nửa vành
Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao
Đò ngang vội vã chèo vô bến
Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Loang loáng chân trời chớp xé mây
Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác
Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy

· (Nguyễn Bính)

· Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.

0
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Bố em đi cày về.Đội sấmĐội chớpĐội cả trời mưa...”(Mưa – Trần Đăng Khoa)a, Xác định câu rút gọn có trong đoạn thơ trên?b, Khôi phục lại thành phần câu được rút gọn?Câu 2: Trong các tình huống sau, theo em tình huống nào không nên sử dụng câu rút gọn? Vì sao?a, - Mai: Bao giờ lớp mình đi lao động?- Nam: Ngày mai.b, - Cô giáo: Em làm...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Bố em đi cày về.

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...”

(Mưa – Trần Đăng Khoa)

a, Xác định câu rút gọn có trong đoạn thơ trên?

b, Khôi phục lại thành phần câu được rút gọn?

Câu 2: Trong các tình huống sau, theo em tình huống nào không nên sử dụng câu rút gọn? Vì sao?

a, - Mai: Bao giờ lớp mình đi lao động?

- Nam: Ngày mai.

b, - Cô giáo: Em làm bài tập về nhà chưa?

- Học sinh: Chưa.

c, - Mẹ: Con ơi! sắp muộn giờ học rồi, nhanh lên.

- Con: Hôm nay được nghỉ học.

Câu 3: Tìm câu đặc biệt có trong các đoạn văn sau và cho biết tác dụng:

Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê hỏng mất…”

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

b. Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung.

(Lê Minh Khuê)

c. Muốn no thì phải chăm làm

Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi.

(Tục ngữ)

d. Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm.

(Khẩu hiệu)

Câu 4: Hãy cho biết cấu tạo của các câu đặc biệt in đậm dưới đây và nêu tác dụng của chúng.

a. Có thói quen tốt và thói quen xấu.

(Băng Sơn)

b. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong biển Chết...

(Quà tặng cuộc sống)

c. Trong lòng tôi, tiếng lá lao xao như không bao giờ tắt. Giá buốt quá!

(Nguyên Hồng)

d. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.

(Thép Mới)

----------Giúp mình nhé------Cần gấp--------

-------mơn trước--------

1
27 tháng 3 2020

Câu 1:

a, - Câu rút gọn: Đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa

b, Bố em đội sấm

Bố em đội chớp

Bố em đội cả trời mưa

Câu 2:

Trường hợp b,c vì khi trả lời người lớn phải lễ phép 

Câu 3: 

Câu đặc biệt: Than ôi!, Lo thay!, Nguy thay!

Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc

Câu 4: 

a. Không có câu đặc biệt. 

b. Không có câu đặc biệt. 

c. Câu đặc biệt: Gía buốt quá! 

Cấu tạo: vị ngữ 

Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc 

d. Câu đặc biệt: Cây tre Việt Nam! 

Cấu tạo: chủ ngữ 

Tác dụng: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

_k me_

@Min_ngu_ngục

_copy is not fun_