CHUYÊN MỤC - HỎI ĐÁP SINH HỌC - SỐ THỨ NHẤT (#1)
Câu hỏi đặt ra ngày hôm nay với chuyên mục này: Tại sao ngành Chân khớp lại có hệ tuần hoàn hở mặc dù trước đó Giun đốt lại có hệ tuần hoàn kín?
Chúc các bạn học tập tốt với những chuyên mục mới. Có ai đề xuất chuyên mục gì không nhỉ?
Tuy Chân khớp xuất hiện sau Giun đốt nhưng lại có hệ tuần hoàn kín bởi:
+ Ở chân khớp, do có lớp kitin đã hình thành bộ xương ngoài đã vô hiệu hóa tác động của bao cơ khi di chuyển, hơn nữa tim chưa chuyên hóa đủ mạnh nên không đủ lực để đẩy máu đi theo còn đường mao mạch nên đã bảo vệ nhu cầu tuận hoàn máu bằng cách phá vỡ thành mao quản, hình thành hệ tuận hoàn hở.
+ Ở giun đốt, hệ tuần hoàn kín nhưng còn rất đơn giản. Do không có lớp kitin ngoài kết hợp sự hỗ trợ của bao cơ khi di chuyển, sự co bóp của các mạch bên trong cơ thể (nhiều đốt) đã đủ sức thắng lực ma sát của hệ thống mao mạch rất dày nên vẫn hình thành nên hệ tuần hoàn kín.
Vì cơ thể của động vật ngành chân khớp có lớp vỏ ki tin rắn chắc, có tính co dãn và đàn hồi kém vì vậy nếu muốn lớn lên thì phải lột lớp vỏ cũ đi để tránh gây tổn thương cho cơ thể.