Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Chính sách giáo dục của Trung Quốc:
+ Trung Quốc rất chú ý đến giáo dục và phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo cán bộ kĩ thuật và quản lí. Nhà nước Trung Quốc đề ra nhiều biện pháp chính sách để nhằm phát huy tài năng của đất nước, coi trọng chất xám. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với lao động phức tạp.
+ Đến nay Trung Quốc có khoảng 10 triệu sinh viên, 4 vạn tiến sĩ, 40 vạn thạc sĩ, số người làm công tác khoa học là 3 triệu người. Ngoài ra Trung Quốc còn cử rất nhiều chuyên gia ra nước ngoài học tập để tiếp cận và nâng cao tay nghề cho người lao động ở những chuyên ngành sản xuất mới, đòi hỏi hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.
- Mối quan hệ của Việt Nam - Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục:
+ Quan điểm của Việt Nam là tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, khuyến khích sinh viên Việt Nam du học Trung Quốc.
+ Hiện nay, có khoảng 10 nghìn lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc, và có khoảng 3 nghìn lưu học sinh Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam.
+ Các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng, do có nhiều nét tương đồng nên việc đẩy mạnh giao lưu sâu rộng giữa hai nước Việt - Trung về giáo dục đào tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hai nước.
+ Thực tiễn phát triển nền giáo dục, đào tạo ở Việt Nam cho thấy, dù bối cảnh khu vực và thế giới luôn thay đổi, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt - Trung có lúc thăng trầm, nhưng trong sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giảng dạy văn học, văn hóa phương Đông, tư tưởng phương Đông cho các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, thì nền văn hóa, văn học, triết học Trung Quốc cổ, cận, hiện đại luôn luôn được đề cập xứng đáng.
Câu 1 :
a,
- Nông nghiệp:
+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm.
+ Phát canh thu tô.
- Công nghiệp: khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm...
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế.
=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.
b, Các chính sách văn hóa giáo dục không để khai hóa văn minh vì :
+ Thông qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.
+ Triệt để sử dụng chính quyền phong kiến, dùng người Việt trị người Việt.
+ Thực hiện chính sách ngu dân: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.
a,Trình bày chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Nông nghiệp:
+ Đẩy mạnh việc cướp ruộng đất
+ Bọn chủ đất mới áp dụng phương pháp bọc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô như địa chủ Việt Nam
- Công nghiệp:
+ Tập trung vào khai thác than và kim loại
+ Sản xuất xi măng,gạch ngói,điện nước,chế biến gỗ,xay xát gạo,giấy,diêm,rượu,đường,vải sợi,..
- Giao thông vận tải:
+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải \(\rightarrow\)để bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
- Thương nghiệp và thị trường:
+ Độc quyền nắm giữ thị trường Việt Nam
+ Tiến hành đánh các thứ thuế mới,chồng lên thuế cũ đã có từ trước khi Pháp tới
b, Theo em, chính sách văn hóa giáo dục của Pháp thực hiện ở nước ta không phải để khai hóa văn minh cho người Việt Nam.Bởi:
- Thông qua giáo dục chúng muốn biến nhân dân ta thành tầng lớp nô dịch chỉ biết phục từng
- Qua việc mở trường lớp để tuyên truyền những thứ xấu xa,duy trì thói hư tật xấu đồng thời kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt,lạc hậu
- Dùng người Việt để đánh người Việt