K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2021

-Bạn Nam có thể chủ động bắt chuyện bố mẹ ví dụ là kể những chuyện vui cho mọi người mà bạn ấy biết hoặc bạn ấy có thể xây dựng một ý kiến hay nào đó để mọi người trong gia đình góp ý chẳng hạn                                                                                               Hk tốt

8 tháng 1 2022

mik k bt có đ k nhưng mik nghĩ là Nam có thể bắt chuyện với mn trong gia đình và kể những chuyện vui vẻ để cả nhà vui vẻ hơn

6 tháng 5

hello

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6 tháng 1 2022

c2:

 

Muốn duy trì một tình bạn bền vững phải xây dựng một nền tảng vững chắc trước đã, thiết lập một sự kết nối cho bản thân và đối phương, giải quyết bất đồng, hiểu lầm đồng thời giữ tôn trọng đối với sự hiện diện của đối phương. Hãy gấp lại những màn hình điện tử, bước ra và tạo “kết nối thật” với những người bạn của mình. 
6 tháng 1 2022

Tham khảo vào :@ sợ ai dàng hả

22 tháng 6 2018

1.từ''sai''

2.Câu:''Điều đó rồi cũng qua đi''

3.1 chữ C trong từ''Cơm''

4.1 phút suy tư bằng 1 năm không ngủ

22 tháng 6 2018

1. Từ Sai

2. Là câu nói : Điều đó rồi cũng qua đi.

~ Chúc bạn hok tốt ~

29 tháng 8 2018

Sau bữa cơm tối, tôi ngồi vào bàn và chuẩn bị học bài. Chợt tôi phát hiện những nét vẽ nguệch ngoạc. Chiều ấy chỉ có một mình em Nam của tôi  nhà. Tôi hỏi :" Có phải mày vẽ bậy lên bàn anh không?" Nam chối rằng :"Không phải em".Tôi gắt lên là :"không phải mày thì ai vào đây nữa?" Nam vẫn khăng khăng chối . Tôi chẳng buồn cãi, lặng lẽ lấy giẻ ướt lau những vết bẩn . Hình như Nam cảm thấy hối hận. Nó mon men đi lại , vừa nhìn tôi vừa lí nhí :'' em xin lỗi anh."

29 tháng 8 2018

ở thay cho ơn 

chối răng ;" ko phải em"

tôi hỏi ;"có ...............ko?"

nam chối rằng ;".ko.................em."

lí nhí ;"em.... anh"

Cuộc gọi đêm “Anh ở đâu đến cạnh em ít phút được không? Người ta đã cùng ai chẳng yêu thương riêng em nữa rồi” Tự dưng thấy buồn lây khi tưởng em vẫn đang nhiều đắm say. Thế mới hiểu có ai hay chữ đời.Vội chạy xe đến đường xưa thấy mình em cô đơn buồn tênh giữa phố, chưa nói được câu mắt em đã long lanh lệ buồn. Thì ra em chọn cách cứ lặng im bao lâu để mong ấm êm,...
Đọc tiếp

Cuộc gọi đêm “Anh ở đâu đến cạnh em ít phút được không? Người ta đã cùng ai chẳng yêu thương riêng em nữa rồi” Tự dưng thấy buồn lây khi tưởng em vẫn đang nhiều đắm say. Thế mới hiểu có ai hay chữ đời.
Vội chạy xe đến đường xưa thấy mình em cô đơn buồn tênh giữa phố, chưa nói được câu mắt em đã long lanh lệ buồn. Thì ra em chọn cách cứ lặng im bao lâu để mong ấm êm, chẳng lẽ phải nói điều này với em.
Khi biết người đổi thay đã yêu cả em với ai, phải ra đi thôi em ơi nếu anh là em. Dù cho, có thể em sẽ đau đớn nhưng tháng năm sẽ phai, còn hơn níu kéo chỉ thấy cay đắng một đời. Hãy ra khỏi người đó đi.
Vì em ơi, khi nhạt phai, nghĩ mà xem không ai cầm tay đến sáng, và em đã dành hết những yêu  

Dịch ra tiếng anh nha

1
6 tháng 10 2016

Calls night "Where are you coming with you at moments? It was the same individual who does not love you anymore "Suddenly sad transmitted when they are still a great many passionate. New world understand life one or letters.
Road vehicles rushed to see his old sad lonely child tênh between cities, let alone be the eyes were welled with tears sad. It turns out that you chose to keep silent as long to look warm and probably should not say this to me.
Knowing who loved both children change with anyone, only to leave my dear, if I were you. Although, maybe you'd painful but will fade in May, more than just bitter hook a lifetime. Get out of that person go.
Because my dear, when faded, no one thought that Cell view in the morning, and I've spent all the love

9 tháng 10 2021

- Nếu là các bạn Minh, Bình, Bảo em sẽ làm:

+ Minh: Em sẽ phụ bố mẹ trước, xong công việc e mới xin bố mẹ đi chơi với bạn.

+ Bình: Em sẽ vận động các bạn trong lớp cùng nhau chung tay giúp đỡ bạn Giang.

+ Bảo: Em sẽ từ chối lời mời của bạn Thảo và Quyền để dành số tiền đó cùng với bố mẹ ủng hộ cho các đồng bào ở vùng thiên tai lũ lụt.

- Em có thể làm để thể hiện tình yêu thương  con người ( đối với người thân trong gia đình, đối với bạn bè, đối với cộng đồng xã hội): em sẽ cố gắng học tập thật tốt để phụ giúp bố mẹ và sau này có thể giúp cho nước nhà, vâng lời thầy cô và bố mẹ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, giảng lại bài cho những bạn chưa hiểu…

26 tháng 12 2023

Em sẽ phụ mẹ nấu cơm và lấy nước cho bố uống trước, sau đó nếu còn thời gian em sẽ đi chơi cùng bạn bè để xả stress sau ngày học mệt mỏi.

. Em sẽ thể hiện sự yêu thương của mình như sau: Đối với bản thân em, em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập, rèn luyện và phát triển bản thân; đối với ông bà, bố mẹ em sẽ hiếu thảo, chăm sóc ông bà và bố mẹ khi về già, luôn là việc tốt để họ luôn tự hào về em; đối với bạn bè và thầy cô em sẽ sống chan hòa, hòa đồng giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, kính trọng thầy cô giáo; đối với xã hội em sẽ là một công dân có ích cho xã hội, chấp hành pháp luật và ủng hộ đồng bào ta nếu có xảy ra khó khăn như thiên tai, lũ lụt, hạn hán,....

Câu chuyện: Con đã lớn thật rồiCó một cô bé sang nhà dì chơi. Vì đang dỗi mẹ nên em ngồi buồn thiu. Thấy vậy, dì hỏi:- Cháu có chuyện gì buồn à? Đến bữa rồi, ăn cơm với dì nhé?- Nhưng... cháu chưa... xin phép mẹ.- Dì sẽ gọi điện cho mẹ cháu. Trưa rồi mà, cháu ăn với dì một chút cho vui!Quả thật, cô bé cũng đã thấy đói. Nhưng vừa bưng bát cơm nóng hổi, em lại nghĩ đến mẹ đang phải ngồi ăn một mình. Ăn...
Đọc tiếp

Câu chuyện: Con đã lớn thật rồi

Có một cô bé sang nhà dì chơi. Vì đang dỗi mẹ nên em ngồi buồn thiu. Thấy vậy, dì hỏi:

- Cháu có chuyện gì buồn à? Đến bữa rồi, ăn cơm với dì nhé?

- Nhưng... cháu chưa... xin phép mẹ.

- Dì sẽ gọi điện cho mẹ cháu. Trưa rồi mà, cháu ăn với dì một chút cho vui!

Quả thật, cô bé cũng đã thấy đói. Nhưng vừa bưng bát cơm nóng hổi, em lại nghĩ đến mẹ đang phải ngồi ăn một mình. Ăn xong, hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện. Cô bé không quên cảm ơn dì.

Dì dịu dàng bảo:

- Cháu ngoan lắm, biết cảm ơn dì! Những ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?

Cô bé lặng im.

- Dì đoán là cháu đang giận dỗi. Bây giờ, cháu mau về nhà đi đi! Mẹ cháu đang lo lắm đấy.

Cô bé chạy vội về. Mẹ đã đứng ngoài cửa chờ em. Cô bé chạy đến, ôm chầm lấy mẹ, vừa khóc vừa nói:

- Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ!

Người mẹ ngạc nhiên, hôn lên má con, bảo:

- Ôi, con gái của mẹ! Con đã lớn thật rồi!

Theo sách 168 câu chuyện hay nhất

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 11 2023

Người dẫn chuyện: Có một cô bé sang nhà dì chơi. Vì đang dỗi mẹ nên em ngồi buồn thiu. Thấy vậy, dì hỏi:

Dì: - Cháu có chuyện gì buồn à? Đến bữa rồi, ăn cơm với dì nhé?

Bạn nhỏ: - Nhưng…cháu chưa…xin phép mẹ.

Dì: - Dì sẽ gọi điện cho mẹ cháu. Trưa rồi mà, cháu ăn với dì một chút cho vui!

          Người dẫn chuyện: Quả thật, cô bé cũng đã thấy đói. Nhưng vừa bưng bát cơm nóng hổi, em lại nghĩ đến mẹ đang phải ngồi ăn một mình. Ăn xong, hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện. Cô bé không quên cảm ơn dì.

          Người dẫn chuyện:  Dì dịu dàng bảo:

Dì: - Cháu ngoan lắm, biết cảm ơn dì! Nhưng này nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?

          Người dẫn chuyện:  Cô bé lặng im.

Dì: - Dì đoán là cháu đang giận dỗi. Bây giờ, cháu mau về nhà đi! Mẹ cháu đang lo lắm đấy.

Người dẫn chuyện:   Cô bé vội chạy về. Mẹ đã đứng ngoài cửa chờ em. Người dẫn chuyện: Cô bé chạy đến, ôm chầm lấy mẹ, vừa khóc vừa nói:

Bạn nhỏ: - Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ!

Người dẫn chuyện:  Người mẹ ngạc nhiên, hôn lên má con, bảo:

Mẹ: - Ôi, con gái của mẹ! Con đã lớn thật rồi!

Câu 1: Thế nào là tự trọng? Biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng là gì?Câu 2: Thế nào là sống giản dị. Nêu ý nghĩa của lối sống giản dị. Theo em học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?Câu 3: Nhà Hoà rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hoà mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vậy, bạn lớp trưởng hỏi Hoà vì sao không mặc đồng...
Đọc tiếp

Câu 1: Thế nào là tự trọng? Biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng là gì?

Câu 2: Thế nào là sống giản dị. Nêu ý nghĩa của lối sống giản dị. Theo em học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?

Câu 3: Nhà Hoà rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hoà mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vậy, bạn lớp trưởng hỏi Hoà vì sao không mặc đồng phục khi đến trường, Hoà nói : “Mặc đồng phục thì không sành điệu, con nhà giàu thì phải đổi mốt liên tục chứ !”.

a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không ? Vì sao ?

b. Nếu là lớp trưởng của Hoà, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên ?

Câu 4: Trong lúc dọn nhà, Mi vô ý làm vỡ đôi tượng bằng sứ mà mẹ rất quý, Mi vô cùng lo lắng chưa biết phải nói với mẹ thế nào. Chợt Mi nghĩ: “Con mèo nhà mình thỉnh thoảng cũng làm vỡ đồ, mình sẽ nói là do mèo nhảy lên bàn làm vỡ tượng của mẹ”.

a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Mi không ? Vỉ sao ?

b. Nếu là Mi, em sẽ xử sự như thế nào?

Câu 5: Hoa và Lan chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát để chọn đội tuyển đi thi có một câu hỏi Lan không làm được. Thấy vậy, Hoa đưa bài của mình cho Lan xem nhưng Lan vẫn ngồi im, không nhìn sang bài của Hoa. Hoa rất giận và cho rằng Lan đã phụ sự giúp đỡ của mình.

a. Theo em, việc làm của Lan là đúng hay sai ? Vì sao ?

b. Nếu là Lan, em sẽ nói với Hoa thế nào để bạn hiểu và không giận mình?

Câu 6: Nhà trường phát động đợt quyên góp ủng hộ người nghèo và đồng bào bị bão lụt. Ở lớp Nam, các bạn ủng hộ tiền và rất nhiều quần áo. Riêng Nam nhà nghèo nên mặc dù rất muốn tham gia, Nam cũng chỉ đóng góp được một số ít sách vở và quần áo cũ. Các bạn trong lớp phê bình Nam làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp và cho rằng

Nam không biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Theo em, các bạn phê bình Nam như vậy có đúng không ? Vì sao?

Help me! Mai tớ phải kiểm tra rồi!

1

Câu 1: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của Con Người. Đó là đức tính luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên.

Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người mất; lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; cử chỉ đứng đắn, hiền hòa; sống gần đám lưu manh, trộm cướp, côn đồ, nghiện hút, mà không nhiễm thói xấu; ở nơi xóm phố hoặc đến nơi công cộng thì tỏ ra ý tứ, biết giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo vệ của công... Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng.
Câu 2
Giản dị được hiểu  một lối sống đơn giản, bỏ qua tất cả những sự cầu kỳ và không chạy đua theo xu hướng của xã hội. Những người giản dị họ thường sống phù hợp với hoàn cảnh mình đang phải đối mặt, không mơ màng và sống xa vời với thực tại.
Biểu hiện: Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu
Ăn mặc phù hợp với điều kiện của bạn thân
Không nên kiêu căng, kiêu ngạo
Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, đồng cảm

Có lẽ em lại kể một câu chuyện, khả năng là hơi dài, em còn chưa biết dài ngắn đến đâu và có thể viết ra những gì nữa. Thôi cứ tà tà kể đến đâu thì biết đến đó vậy. Nói chung chuyện này không phải chuyện ma, mà có nhiều thứ khác cũng tạm gọi là khó giải thích. Chuyện liên quan đến một con người, đã mất trong những năm 80, khi 24 tuổi…Người thanh niên này sống với gia đình...
Đọc tiếp

Có lẽ em lại kể một câu chuyện, khả năng là hơi dài, em còn chưa biết dài ngắn đến đâu và có thể viết ra những gì nữa. Thôi cứ tà tà kể đến đâu thì biết đến đó vậy. Nói chung chuyện này không phải chuyện ma, mà có nhiều thứ khác cũng tạm gọi là khó giải thích. Chuyện liên quan đến một con người, đã mất trong những năm 80, khi 24 tuổi…

Người thanh niên này sống với gia đình trong một khu phố buôn bán nổi tiếng ở Hà Nội, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát, ăn chơi và nghịch ngợm có tiếng ở phố. Trốn nghĩa vụ quân sự cộng với buôn bán hàng cấm (thời đấy thì cấm hầu hết các mặt hàng), nên người này bị đưa đi cải tạo lao động ở một trại trên Hòa Bình, đường đi qua dốc Bòng Bong, vào sâu hẻo lánh đến vùng chỉ còn rừng núi, nhà dân lưa thưa. Trại cải tạo này ngay cạnh một đơn vị bộ đội, cả khu vực chỉ có một con đường đất chạy men theo núi, dọc theo một con suối rất nông. Trên con đường đó chạy sâu vào núi, có một ngôi miếu nhỏ được xây từ lâu. Trước miếu có 1 cây si già, trên miếu có đắp chữ Hán, bên cạnh miếu có 1 cái hang sâu có 2 lối dẫn xuống xây bậc đá cùng gặp nhau tại một điểm, tiếp đó là hang dẫn sâu vào lòng núi. Dân địa phương gọi là miếu Mười hai cô, không ai dám vào miếu này, và cũng không ai dám đi xuống cái hang đá. Ấy là sau khi chuyện xảy ra, dân trong vùng, bộ đội và người bên trại đều cho biết như vậy. Dân ở đấy còn cấm con cái đến gần, bọn trẻ trâu cũng không dám lai vãng. Người già kể lại thì miếu đó là Trung Quốc dựng lên để canh giữ cái hang đá chôn của, chúng cũng chôn sống theo 12 cô gái để trấn hang, nên gọi là miếu Mười hai cô.

Sau này xảy chuyện, gia đình lên đó, được dân, trại, và cả bên đơn vị bộ đội rất quan tâm, nói chuyện về cái vùng đất ấy mới thấy khiếp. Các câu chuyện rất nhiều người đã gặp về buổi đêm tối, thấy nhiều tiếng nói chuyện, thấy dưới suối gần ngôi miếu có hàng chục nam nữ vừa tắm vừa chơi đùa đã làm mọi người khiếp đảm. Đơn vị bộ đội còn có vài lần tổ chức một nhóm súng ống đầy đủ ra lấy đèn pin soi kỹ mà không thấy ai, trong khi rõ ràng vừa nghe thấy tiếng nhiều người dưới suối. Còn thì đêm trăng, từ xa nhìn rõ có cả nhóm người chơi đùa ở suối là thường xuyên. Anh chỉ huy đơn vị bộ đội còn cho biết, trong doanh trại có khu bếp và nhà ăn, đêm không còn ai mà cứ thấy tiếng nồi chảo, bát đĩa loảng xoảng. Anh em lính tráng ăn đại táo dưới bếp buổi tối toàn thấy cánh tay cánh chân thò từ ngoài cửa sổ vào khua khoắng, mà chỉ có chân với tay không thôi, khiếp quá bỏ không dám ăn tối. Thấy mấy ngày lính tráng bỏ ăn tối, rồi thấy đơn vị râm ran, chỉ huy hỏi lý do. Nghe được nhưng không tin, tối chỉ huy xuống kiểm tra vào giờ ăn, thấy đúng như vậy, thế là phải chuyển khu nhà ăn đến góc khác của doanh trại.

Quay lại chuyện người thanh niên. Khi chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là hết hạn cải tạo, con người khỏe mạnh và nghịch ngợm nhất trại này thấy tình hình bất thường, xin về gặp gia đình. Về nhà anh nói, dạo này thấy lạ, cứ đi lên rừng lao động xong, chiều về thì như bị bịt mắt, không biết đường nào về trại. Đã mấy lần trại điểm danh thấy thiếu, cử vài người đi tìm, thấy vẫn loanh quanh trong rừng, phải dìu về. Rồi: Con sợ lắm, các cô ấy bắt con ở lại…

Bà mẹ không nghe (ông bố thì đừng có bao giờ nói chuyện mê tín hoang đường nhé), bảo là đừng có lý do, lên đó cho hết thời hạn đi, tránh phiền phức…Người thanh niên lại lên trại. Hai tuần nữa hết hạn, lại xin về, lại nói câu chuyện như lần trước, rồi bảo mẹ lên cùng để lo cho con về sớm. Bà mẹ bảo còn có vài ngày, lo làm gì, cố gắng chút rồi về. Lại quay lên trại.

Hôm cuối cùng, người thanh niên cùng mọi người lên rừng kiếm măng để mai làm bữa liên hoan chia tay trại. Đến tối không thấy anh ấy về, cán bộ trại lại cử người đi tìm. Mọi người thấy anh ngồi dưới con suối, nước ngập ngang thắt lưng, lưng vẫn khoác ba lô măng,2 tay vẫn giữ 2 quai ba lô ở phía trước ngực, đã chết…Anh có sức khỏe tốt, bơi giỏi (hồi ở nhà thường bơi vượt sông Hồng), nước suối chỉ ngang thắt lưng khi anh ở tư thế ngồi chân co chân duỗi dưới nước, toàn bộ phần ngực và đầu trên mặt nước, lưng thẳng.

Cái chết đó hơi khó giải thích, ứng dụng khoa học duy nhất hồi đó (và cả bây giờ) là pháp y, cũng đã được tiến hành, không có phát hiện gì. Duy có điều, người thanh niên này khi chết, và cả đến khi chôn, gương mặt vẫn bình thản, da mặt vẫn trắng trẻo, môi vẫn hồng.

Khi đó khoảng 7.30 tối, trại cho xe chạy thẳng về Hà Nội, báo gia đình là có tai nạn, rồi đưa 4 người của gia đình lên luôn. À mà ở nhà, khoảng hơn 7 giờ tối, bà mẹ bảo tao cảm thấy thằng Q nó chết rồi. Khi xe lên tới trại, pháp y đã xong, chuẩn bị ngày mai chôn cất ngay gần đấy thôi. Đây cũng là một cái chết lạ, và thanh niên này cũng được nhiều người biết, và quý, nên dân quanh đấy, bên bộ đội nữa cũng sang thăm hỏi. Mấy anh bộ đội nói: thằng này nó vui tính, nghịch lắm, mỗi lần từ trại ra rừng lao động khi đi qua cái miếu đều nhảy lên đu trên cái cành cây si trước miếu. Nhiều người sợ (chả ai dám đến gần cái miếu ấy) bảo anh đừng nghịch ở đấy, nhưng anh vẫn thường làm như vậy.

Chôn cất xong, gia đình gửi nhờ một nhà dân gần mộ trông nom giúp, sau đó hàng năm đều tổ chức lên thăm. Khoảng sau 2 năm, khi lên thăm thì được nhà dân kia nói chuyện về ngôi mộ. Đại khái ông ấy thiêng lắm, buổi tối thấy có tiếng người ở mộ, dân trong vùng cũng sợ không ai đến gần nên cây cỏ mọc um tùm hết cả. Nhà em ở đây cũng thế, được gia đình nhờ trông nom thì chỉ tuần tiết mới ra thắp hương, và ngăn trẻ trâu nó không biết nó vào thôi. Mà rất nhiều lần thắp hương trên mộ, trời mưa to mà hương cứ cháy đùng đùng, nhà em cũng hãi. Năm ngoái có 1 nhà không hiểu hoàn cảnh thế nào, đến mua đất rồi dựng nhà ngay đấy, thế rồi thấy khu ấy rậm rạp, mang dao vào phát, em đã bảo là chỗ đấy thiêng đừng có động đến, nhưng không nghe, cứ vào. Chặt được vài bụi thì ong ở đâu túa ra, đốt mù mắt luôn. Giờ nhà đấy kia kìa.

Trở lại câu chuyện, sau khi chôn cất, gia đình về. Cả nhà này lại chả có ai mê tín, thế nhưng bà chị dâu thấy không yên trong người. Hồi người thanh niên kia còn ở nhà, 2 chị em buôn bán rất hợp, quý nhau lắm. Rồi bà chị dâu quyết đi xem xem thế nào, cùng 1 bà chị chồng ở mãi Nam Định lên, và cô hàng xóm ít tuổi nữa. Tất cả xuất hành xuống Ba La gặp một bà đồng. Đặt lễ vội vàng (nhà này có biết lễ bái gì đâu) có ít trầu cau, chai rượu quê mua gần đấy, với mấy điếu thuốc lá. Rồi bà đồng bảo: về rồi đấy..rồi nhập. Bà đồng chào đủ mọi người, không sai người nào, kể cả em gái hàng xóm đúng tên tuổi, đúng hoàn cảnh, và còn gửi lời hỏi thăm mấy nhân vật nữa, chính xác. Rồi quay sang bà chị dâu: em thương chị nhất nhà, chị khổ quá, thôi từ giờ đừng đi gọi em nữa, em phải theo 12 cô rồi, nhà đừng suy nghĩ nhiều, khi nào về được thì em sẽ tự về. Mà sao chị lại mua đồ cho em thế này, ít nhất phải cho em lon bia hoặc chai rượu tây và bao ba số chứ?. Mọi người giật mình, vội quá, chứ trước ở nhà anh này ăn chơi có tiếng, trừ khi đi ngủ mới cởi giày, quần áo bò bê toàn xịn, chỉ bia lon, rượu tây và ba số. Bà chị dâu vừa khóc vừa nói:chị vội không kịp nhớ, thôi để 49 ngày em về nhé. Trả lời vâng, rồi chào, thăng luôn.

📷

Thế nhưng trong khoảng thời gian trước 49 ngày, hình như người này về nhiều lần…

Sau đó, gia đình vẫn làm ăn sinh hoạt bình thường, tất nhiên cũng vẫn đau buồn. Có vài lần vào buổi tối, cả nhà bẩy tám người nghe thấy tiếng giày chạy uỳnh uỵch từ cửa sau vào (lối cửa sau thường xuyên đóng, rồi có 1 lối hẹp mới vào đến nhà, còn cửa trước thì mở thường xuyên). Ngày đó đi giày cũng là hiếm lắm, mà tiếng chạy đó giống y như tác phong khi về nhà của người thanh niên khi còn sống, mà cũng toàn về qua cửa sau…Cả nhà chạy ra xem, không thấy gì, cửa sau vẫn đóng. Rồi trước cửa có cây bàng, nởa đêm nghe uỵch một cái, y như trước kia người đó hay đu tay lên rồi thả xuống, mấy lần người nhà ra xem thế nào thấy phố vắng tanh, chả thấy ai nửa đêm ở đó cả. Rồi thằng bé con bà chị dâu (hồi đó khoảng 3-4 tuổi, giờ hơn 30 rồi) kêu ầm trong nhà tắm, mọi người chạy vào thấy nó 2 tay che mặt, nó nói: chú Q kia kìa, chú trêu con…sau nhà phải thắp hương khấn chú đừng trêu cháu, thế mới hết.

Đến hôm gia đình làm lễ 49 ngày, hôm này có vài chuyện ai cũng thấy, và thực sự làm thay đổi quan điểm vô thần trước đó…

Vào lễ 49 ngày, gia đình mời 1 thầy cúng dưới Nam Định lên giúp, và có vài người bạn thân của người thanh niên đến nữa. Lễ cúng làm buổi tối, chiều tối thì mọi người ăn cơm. Vừa ngồi vào mâm, mọi người thấy ở phía cửa sau lại uỵch 1 cái( nhà hẹp và dài, mặt phố trước, mặt ngõ sau). Chưa ai kịp phản ứng thì anh N (công an) là bạn của người chết, đang ngồi dưới chiếu trải trên nền nhà, lưng anh quay vào ban thờ phía sau trên tường cao, tay anh đang cầm điếu ba số bỗng búng 1 cái. Thế nào mà điếu thuốc bay lên cao, vòng qua đầu anh N, rơi trúng bát hương, và bát hương bùng cháy…Mọi người hoảng hốt, tất cả sững sờ buông bát nhìn cảnh tượng ấy, rồi khi quay lại, thấy đôi mắt anh N đỏ ngầu. Rồi bỗng anh N vùng đứng dậy, chạy qua mọi người ra lối cửa sau, mở cửa chạy ra ngõ, rồi chạy vòng ra phía trước nhà, ngồi dưới gốc cây bàng. Điều kỳ lạ là tuy là bạn của anh Q, nhưng anh N rất ít khi đến nhà, và chưa bao giờ biết cái lối đi phía sau ấy. Cũng nói thêm là vì khuôn nhà hẹp, lối ra phía sau qua sân nhỏ, qua bếp, tối tăm…chỉ người nhà mới có thể thông thạo làm được như vậy…

Cả nhà chạy theo, rồi cũng vòng ra phía trước xúm quanh anh N. Hỏi han gọi tên “N” không thưa gì, bảo vào nhà ăn cơm không trả lời, mấy người lay lay thì thấy anh N ngồi cứng như đá…Một hồi chẳng chuyển, không nói năng gì, mắt đỏ ngầu. Có bà hàng xóm nói “hay thằng Q nó nhập”, một người mới hỏi “phải Q đấy không?”. Anh N trả lời: Em Q đây. Mọi người toát mồ hôi, bàng hoàng, rồi xúm vào hỏi. Anh N nói đại khái là 49 ngày thì về xem mọi người thế nào, em thì ổn thôi, đừng lo, mọi người ăn cơm đi, em có việc tí đã…rồi anh N lăn ra đất. Mọi người xốc vào nhà, anh tỉnh luôn, hỏi là vừa rồi chú làm sao thế, trả lời em không biết…

Bữa ăn tiếp tục, tuy nhiên chả ai ăn được mấy, cứ có cảm giác rợn rợn. Rồi cũng xong bữa, trời tối rồi, chuẩn bị chờ thầy cúng đến làm lễ. Bà chị chồng ở Nam Định đã đưa thầy lên từ chiều rồi…

Lễ lạt bắt đầu, ông thầy quần chúng áo dài vừa ê a chuông mõ được một tí bỗng dừng lại, nói với mọi người là tôi không làm được nữa đâu, tôi sợ lắm…Mọi người chẳng biết làm sao, động viên thầy (cả nịnh nữa) vì 49 ngày chỉ có 1 lần, mà giờ thầy không làm thì làm sao đây? Thấy nguôi nguôi thầy lại tiếp tục, mọi người ngồi quanh thấy rõ thầy tái mặt, rồi lại đỏ bừng, phát hàn phát nhiệt…rồi thầy bảo tôi không làm được đâu, tôi phải về Nam Định ngay…vân vân. Mọi người lo quá, mà trời tối hồi đó thì lấy đâu ra xe khách về Nam Định nữa. Tất cả sợ hãi không biết có chuyện gì, xúm lại gặng hỏi thầy không thấy trả lời, thầy cứ run cầm cập. Rồi bỗng thầy đứng dậy quát to: Tại sao lại bắc cầu ở nhà, người ta chết trên Hòa Bình phải lên đấy mà bắc cầu chứ; dám làm bậy à…Trời, cái cầu chuối làm cho người chết đuối là thông thường, và thầy bảo phải chuẩn bị như thế như thế. Mà giờ thầy đang quát tháo chính thầy??? Là ai quát thầy vậy???

Sau 1 hồi, thầy ngồi thụp xuống, tay vơ hết đồ đạc cho vào túi rồi chạy thẳng ra cửa…

Sau khi ông thầy chạy ra khỏi nhà, gia đình đành phải cử người đưa ông ấy đến 1 nhà trong gia đình để nghỉ. Cả đêm thầy thức bật điện, sáng tinh mơ hôm sau về luôn, chả tiền nong công xá gì.

Còn trong gia đình thì rất hoang mang, tất cả kéo vào nhà ngồi nói chuyện, tất cả tan hoang, từ cái bát hương cháy trụi đến cái đàn lễ nghiêng ngả. Mấy người đàn ông bỏ bia ra uống. Anh N cũng vào ngồi, đang bình thường tự nhiên anh với lon bia, tay mở bật nắp giống y như cách cầm bia của anh bạn đã chết. Mọi người quay sang nhìn kỹ, lại thấy 2 mắt anh đỏ ngầu. Rồi anh ngồi khoanh chân, lấy điếu ba số, cầm cái bật lửa zippo bật theo cách hệt như anh Q (cái cách bật zippo của anh Q trước đây rất đặc biệt). Tóm lại mọi tư thế, động tác, ăn nói giống y như anh Q. Anh N nói đại khái là biết tấm lòng gia đình rồi, lễ lạt cũng không cần nữa đâu, giờ em ( anh Q là út) cũng bận theo các cô nên không mấy khi về nữa…Mọi người mạnh dạn hỏi vài câu anh cũng trả lời như bình thường, đám phụ nữ thì khóc thút thít hết. Rồi anh N nói em đi nhé, mọi người chưa kịp hỏi gì thì anh N ngã ngửa ra đằng sau. Thế là anh Q đã đi.

Sau đó lâu lâu trong nhà cũng thấy vài lần có hiện tượng anh Q về.

Một lần gia đình và anh em trong phố, cả anh N công an nữa, tổ chức lên thăm mộ anh Q. Sau khi thăm mộ, toàn người cứng vía cả, bàn nhau đến cái hang đá cạnh miếu Mười hai cô xem sao. Gần chục người đàn ông đi xuống hang, từ chỗ 2 lối bậc đá gặp nhau bắt đầu đi xuống. Chỉ bước thêm được hơn chục bậc, tất cả đều thấy lạnh run người, tức ngực. Nhưng đặc biệt nhất là đuốc tắt đã đành, tất cả số đèn pin mang theo đều tắt hết. Vừa không có ánh sáng, lại vừa cảm thấy không ổn, tất cả đành quay lên. Cả dân và bộ đội ở đó đều nói là cho đến nay chưa ai biết dưới hang thế nào cả, mặc dù vẫn có bậc đá dẫn xuống sâu. Sau này một người ở Hà Nội có xây cho ngôi miếu một cái cổng phía trước, để đỡ hoang vu, nhưng đến nay người trong vùng vẫn không dám vào ngôi miếu này.

0