Cổ kim hận sự thiên nan vấn,(phiên âm)
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi(dịch thơ)
Cụm từ “nỗi hờn kim cổ” trong câu thơ thứ 5 của bản dịch thơ đã biểu đạt được sắc thái ý nghĩa của “cổ kim hận sự” trong bản phiên âm chưa? Vì sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nỗi hờn kim cổ: mối hận của người xưa và người thời nay (cùng thời với Nguyễn Du) những người phụ nữ hồng nhan thường hay bạc mệnh
+ Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú như tác giả
- Tác giả nêu ra một thông lệ rằng: những người tài hoa thường hay bạc mệnh ( chữ tài gần với chữ tai một vần)
+ Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du…
+ Nỗi hận kép dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời.
- Thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời
→ Sự suy tư của tác giả về sự ngang trái trong cuộc đời: những người tài hoa thường bạc mệnh.
"Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư"
Hai câu này tuy được dịch khác nhau, nhưng đại để gặp nhau:
- Nhóm Bùi Kỷ: “Sự oán hận xưa nay khó mà hỏi trời được. Nỗi oan phong vận lạ kia, tự mình ta buộc lấy mình”.
- Đào Duy Anh: “Mối hận cổ kim khó hỏi trời. Oan lạ của người phong vận ta cũng tự thấy có mình ở trong ấy”.
- Vũ Tam Tập: “Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được. Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc lỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”.
Đây là cặp câu “luận” bàn về sự đời, nhà thơ nói tới sự khó hiểu, vô lí của số phận. Đáng chú ý là câu sáu nhà thơ nói: Ta cũng tự coi như rơi vào cái oan lạ lùng của kiếp phong nhã (như của nàng). Hiểu theo ý trên thì Nguyễn Du hẳn phải có oan trái gì sâu sắc lắm, hiểu theo ý dưới thì tấm lòng nhà thơ hoàn toàn đồng cảm với Tiểu Thanh. Câu này với sự xuất hiện từ “ta” (ngã) báo hiệu chuyển mạch, nói tới “Tố Như” trong câu kết.
Nguyễn Du ông là một Đại thi hào của dân tộc Việt Nam ngoài truyện Kiều- một kiệt tác văn học ông còn có một tác phẩm nổi tiếng viết về số phận của những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh viết bằng chữ hán đc thể hiện qua tác phẩm 'Độc tiểu Thanh Kí'. Trong bài thơ có câu" Cổ kim hận sự thiên nan vấn / Phong vận kì oan ngã tự cư" Hai câu thơ này là câu luận được dịch sang thơ nghĩa " Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi / Cái án phong lưu khác tự mang'. Người xưa là Tiểu Thanh , người nay Nguyễn Du , lại người nay khóc thương người xưa thương cho phận phụ nữ ' Tài hoa nhưng bạc mệnh ' giống trong câu thơ của Nguyễn Du có viết" Cái tài đi với cái tai một vần" người như Tiểu Thanh vừa thông minh vừa xinh đẹp , có tài lẫn sắc phải chịu số phận hẩm hiu . Hai câu thơ cho thấy sự bất lực bế tắc ko tìm thấy câu trả lời cho những nỗi oan khuất của những con người đã và đang gặp phải trong cuộc sống . Nguyễn Du một thiên tài văn học con người đa cảm như thấy mình cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc oan vì nét phong nhã qua Tiểu Thanh ta lại liên tưởng đến nàng Kiều âu cũng vì nét " phong nhã" mà số phận hẩm hiu.
- Học sinh viết đúng phần phiên âm và dịch thơ bài thơ “Tỏ lòng”.
- Tác giả Phạm Ngũ Lão thẹn vì:
+ Chưa có tài năng, trí tuệ như Gia Cát Lượng (Khổng Minh- đời Hán) để giúp dân, cứu nước.
+ Trí và lực có hạn mà trách nhiệm dựng xây giang sơn còn bộn bề.
→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão thể hiện ông là người ý thức được trách nhiệm với dân tộc, đất nước. Đó cũng chính là nỗi thẹn tôn cao nhân cách của con người luôn hướng tới sự tận trung với quốc gia.
I. Mở bài:
- Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương)
- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
II. Thân bài:
1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần
a. Hình tượng con người thời Trần
- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo → Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/phan-tich-bai-tho-to-long-cua-pham-ngu-lao
“Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san”
(Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu)
Từ vua đến vương hầu, từ tướng sĩ đến toàn dân, ai cũng phải "tu trí lực", đồng lòng gắng sức đem tài năng, công sức, của cải để tái thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, làm cho giang san ta, đất nước ta được độc lập, thái bình bền vững đến muôn đời, mãi mãi. Nghĩa vụ công dân được đặt ra một cách nghiêm trang, nhẹ nhàng và thấm thía. Câu thơ không có chủ ngữ (chủ ngữ ẩn), nhưng ai cũng cảm thấy mình đang được nhà thơ nhắc đến. Ngòi bút của tác giả rất thâm hậu. Tư tưởng “tu trí lực” mà Trần Quang Khải nêu lên từ thế kỉ 13 thế mà hơn 700 năm sau, mỗi công dân Việt Nam vẫn thấy mới mẻ, lay động.
“Tụng giá hoàn kinh Sư” mang ý nghĩa và giá trị lịch sử như một kí sự chiến trường của thời đại anh hùng ba lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông, đồng thời nêu lên sự nghiệp tái thiết, phục hưng đất nước. Câu thơ “Vạn cổ thừ giang san" biểu thị cao độ niềm tin tưởng mãnh liệt vào tiền đồ tươi sáng của đất nước và dân tộc. Hàm súc, anh hùng ca, trữ tình là vẻ đẹp “Tụng giá hoàn kỉnh sư” những vần thơ “sâu xa lý thú” làm rung động hồn người.
Dòng thơ | Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ | Tác dụng thể hiện cảm xúc |
1 | Cảnh đẹp (Tây Hồ) hóa gò/ bãi hoang. | Hình ảnh gợi nỗi buồn thương trước sự đổi thay, phai tàn của cái đẹp. |
2 | Nhất chỉ thư: tập sách giấy mỏng. Độc điếu: một mình (ta) thương khóc. | - Hình ảnh gợi niềm thương xót, ái ngại trước thân phận bé mọn của nàng Tiểu Thanh. - Từ ngữ vừa trực tiếp biểu lộ tình cảm, vừa cho thấy số phận hẩm hiu, cô độc của Tiểu Thanh. |
3 | Son phấn có thần. | Biểu tượng thể hiện thái độ trân trọng, niềm tin sẽ tìm gặp được tri âm ở hậu thế. |
4 | Tập thơ bị đốt dở | Hình ảnh gợi niềm thương xót cho những ai không có mệnh tốt như Tiểu Thanh hay khách văn nhân. |
5 - 6 | Mối hận cổ kim (cổ kim hận sự)… | Từ ngữ, biện pháp tu từ đối thể hiện nỗi đau đời và tiếng kêu thương cho số phận của những ai tài hoa mà bạc mệnh. |
5 - 6 | … trời khôn hỏi (thiên nan vấn) … ngã tự cư | Từ ngữ, biện pháp tu từ đối thể hiện sự ai oán, tự đồng nhất mình với những kẻ tài hoa mà bạc mệnh (điều này chuẩn bị cho tình ý sẽ thể hiện tiếp theo ở hai dòng thơ 7 – 8). |