Có ai cần viết thư UPU thì lấy nha
Vào ngày 01/01/2017, ông Antonio Guterres (cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha) chính thức nhậm chức trở thành tân Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) thay ông Ban Ki-moon. Ngay khi ngồi vào chiếc ghế nóng này ông sẽ phải ứng phó với vô vàn khó khăn vì những vấn đề khủng hoảng nghiêm trọng mà thế giới đang đối mặt.
- Vấn đề thứ nhất là cuộc nội chiến kéo dài gần 6 năm ở Syria:
Cuộc nội chiến kéo dài đã cướp đi sinh mạng của hơn 330.000 người, khoảng 13 triệu người bị thương và rời bỏ nhà cửa từ khi nội chiến bắt đầu năm 2011. Người dân Syria bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tàn khốc, nên bắt buộc phải rời bỏ quê hương đi tìm vùng đất mới an toàn hơn. Họ vô tình trở thành những người tị nạn đáng thương, liên tiếp gặp nạn trên biển Địa Trung Hải khi cố gắng vượt biển để đến châu Âu.
Sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) với những vụ khủng bố toàn cầu, làm thế giới phải sống trong lo sợ, ám ảnh. IS chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq và Syria, liên tiếp gây ra những hành động giết người ghê rợn đối với những ai phản đối quan điểm cực đoan của chúng. Điều này đã kéo Nga, Mỹ vào cuộc xung đột với một bên bảo vệ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và một bên muốn xoá bỏ chế độ này, khiến thế giới không có được một ngày yên ổn.
- Vấn đề thứ hai là giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại lâu nay như: cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine; giám sát chặt chẽ thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và I-ran; giải pháp cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên; vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường, di cư và kiểm soát biên giới đòi hỏi LHQ phải có biện pháp quyết liệt hiệu quả để ổn định lâu dài.
- Vấn đề thứ ba là xây dựng lại khối đoàn kết trong nội bộ LHQ. Sau 71 năm hoạt động chưa bao giờ cơ quan đa phương lớn nhất toàn cầu này lại rơi vào tình trạng thiếu đoàn kết như hiện nay. Tổng thư ký LHQ cần“hành động với sự khiêm nhường để cố gắng tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên có thể đến với nhau và vượt qua những khác biệt”.
- Vấn đề thứ tư là thâm hụt ngân sách LHQ, Ban Thư ký LHQ với khoảng 40.000 người cùng ngân sách hằng năm là 13 tỷ USD, nhưng hoạt động còn quan liêu và chưa hiệu quả. Điều này làm xoá mòn lòng tin của các nước thành viên về sự công bằng và thực thi pháp luật quốc tế.
Với nhiệm kỳ 10 năm, hi vọng ông Antonio có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Thực thi 17 mục tiêu mà LHQ đề ra trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030 hướng đến một thế giới an ninh, thịnh vượng. Tuy nhiên để làm được điều này trước hết ông Antonio phải tạo được tiếng nói chung giữa 05 ủy viên thường trực (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh) có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an.
Đáp án A
- (sgk 12 trang 46): Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cho thấy nước Mĩ cùng rất dễ bị tổn thương và là nhân tố đưa đến sự thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.
- (sgk 12 trang 64): Xu thế chung của thế giới sau Chiến tranh lạnh là hòa bình, hợp tác và phát triển nhưng cuộc tấn công bất ngờ của chủ nghĩa khủng bố của nước Mĩ đã làm cho thế giới phải kinh hoàng -> Đặt các quốc gia – dân tộc đứng trước những thách thức lớn, nó gây tác động to lớn đến tình hình thế giới và trong quan hệ quốc tế.
=> Chủ nghĩa khủng bố không chỉ là vấn đề riêng của nước Mĩ mà còn là vấn đề chung của toàn thế giới.