K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2017

Các bước tóm tắt một văn bản thuyết minh:

- Đọc kĩ văn bản gốc, tìm dữ liệu, gạch dưới những ý quan trọng, lướt qua những tư liệu, số liệu không quan trọng

- Diễn đạt nội dung tóm tắt thành câu, đoạn, đáp ứng yêu cầu của văn bản

20 tháng 11 2019

Chọn đáp án: D

8 tháng 11 2021

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.

 

Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

8 tháng 11 2021

Mình gửi bạn đáp án bài tóm tắt nhé!

12 tháng 5 2017

- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự:

    + Yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự là kể lại hoặc viết lại một cách ngắn gọn những chuyện cơ bản xảy ra với nhân vật chính. Tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.

- Cách thức tóm tắt văn bản tự sự:

    + Đọc kĩ văn bản, nắm được kết cấu, nhân vật, mâu thuẫn, xung đột, ...

    + Kể lại các chi tiết chính dựa theo kết cấu, bố cục, sao cho bật ra mâu thuẫn, xung đột.

Với yêu cầu tóm tắt nhân vật chính nhưng không theo điểm nhìn của truyện, phải xây dựng kết cấu mới, theo điểm nhìn mới.

- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh:

    + Yêu cầu: Tóm tắt phải rõ ràng, chính xác, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.

    + Muốn tóm tắt một văn bản thuyết minh ta cần xác định mục đích yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục văn bản. Từ đó, tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.

31 tháng 3 2017

Chọn đáp án: B

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Thể loại

Những điểm cần lưu ý khi đọc

Thần thoại

- Hiểu được khái niệm và đặc điểm của truyện thần thoại.

- Chú ý những yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

Sử thi

- Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản sử thi.

- Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi.

- Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của các nhân vật anh hùng.

Chèo (tuồng)

- Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng).

- Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất hiện nhiều dị bản.

- Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách, con người họ.

Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép)

- Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin.

- Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất.

Thơ

- Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, phách, gieo vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật.

30 tháng 4 2019

Chọn đáp án: D

3 tháng 6 2018

Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba- sô: tiểu sử, sự nghiệp của Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư

b, Bố cục 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu... M.Si- ki (1867- 1902): Tóm tắt tiểu sử, giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô

- Phần 2 (còn lại): thuyết minh về đặc điểm thơ Hai –cư

c, Phần tóm tắt

Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm- 7 âm- 5 âm. Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đến khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng nét chám phá, chừa ra nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc. Thơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

22 tháng 8 2018

- Giống nhau:

Văn bản tóm tắt tiểu sử, điếu văn, sơ yếu lí lịch, giới thiệu, thuyết minh để viết nhân vật nào đó.

- Khác nhau:

+ Tiểu sử tóm tắt điếu văn: khác nhau về mục đích, hoàn cảnh giao tiếp

+ Điếu văn được đọc trong lễ truy điệu bên ngoài nội dung tiểu sử của người mất còn có: lời chia buồn với gia quyến, tiếc thương người đã qua đời…

+ Sơ yếu lí lịch:

+ Sơ yếu lí lịch do chính bản thân viết, tiểu sử do người khác viết

+ Văn bản hành chính, thường có mẫu cố định, nội dung thường nhấn mạnh đến nhân thân, các mối quan hệ

+ Bản lí lịch cần có sự xác nhận của cơ quan thẩm quyền

+ Tiểu sử tóm tắt và lời giới thiệu, thuyết minh: văn bản giới thiệu, thuyết minh, có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam…)

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Chọn một trong hai đề.

- Tóm tắt các văn bản đã học.

Lời giải chi tiết:

- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi:

Tóm tắt sử thi Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây:

     Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn đã cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình. Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây thách đọ đao. Lúc đầu, Mtao Mxây vẫn giữ thái độ hống hách, ngạo mạn nhưng sau khi thấy thái độ quyết liệt cùng những lời dọa nạt sẽ phá nhà thì Mtao Mxây dần trở nên sợ hãi. Cuộc chiến giữa hai người bắt đầu diễn ra và có thể thấy rõ sự đối lập giữa hai người. Mtao Mxây rung khiên múa, tiếng kêu lạch xạch như quả mướp khô, bước thấp bước cao. Ngược lại, Đăm Săn mỗi lần rung khiên thì vượt một đồi tranh, chạy nhanh vun vút. Cảm thấy tình thế không ổn, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho miếng trầu nhưng Đăm Săn đã đớp được nó và sức mạnh tăng lên gấp bội. Cuộc chiến lại tiếp tục. Cây giáo của Đăm Săn nhắm thẳng vào đùi và người Mtao Mxây nhưng không thủng. Lúc này, chàng đã thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ thì mơ thấy ông Trời bày cho cách lấy một cái chày mòn ném vào vành tai Mtao Mxây. Đăm Săn bừng tỉnh, làm theo đúng lời dặn của ông Trời và kết quả chàng đã giành chiến thắng. Sau chiến thắng đó, Đăm Săn càng trở nên giàu có, tiếng tăm vang lừng và cùng mọi người trong làng mở tiệc liên hoan kéo dài suốt cả mùa khô.

- Một văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghéo yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Tóm tắt văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

1. Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh

     Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò,...; những góc khuất của đời sống nông thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức tranh Đông Hồ.

2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp

- Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để quét lên.

- Màu sắc: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang; ... => 4 gam màu chủ đạo.

3. Chế tác khéo léo, công phu

- Vẽ mẫu.

- Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.

- Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.

- Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.

4. Rộn ràng tranh Tết

- Khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm là dịp để chuẩn bị cho mùa tranh Tết.

- Chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26.

5. Lưu giữ và phục chế

- Vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX là thời kì hưng thịnh. Xu thế thương mại hóa thời kinh tế thị trường đã làm chúng dần mai một, thất truyền.

- Ở Đông Hồ vẫn có những nghệ nhân tâm huyết với nghề, cố gắng để duy trì, nuôi dưỡng nghề tranh Đông Hồ này.