K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2018

Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba- sô: tiểu sử, sự nghiệp của Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư

b, Bố cục 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu... M.Si- ki (1867- 1902): Tóm tắt tiểu sử, giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô

- Phần 2 (còn lại): thuyết minh về đặc điểm thơ Hai –cư

c, Phần tóm tắt

Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm- 7 âm- 5 âm. Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đến khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng nét chám phá, chừa ra nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc. Thơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

23 tháng 5 2017

a, Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” thuyết minh về một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội- đền Ngọc Sơn. So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, văn bản này vừa khác ở đối tượng, vừa khác ở nội dung (tập trung vào đặc điểm kiến trúc và ngợi ca vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với di sản văn hóa)

b, Tóm tắt cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên:

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháo có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ: “tả thanh thien” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là “Đài Nghiên” bởi cổng mang hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” được tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với ý “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi tọa lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

31 tháng 10 2018

a, Xác định đối tượng, mục đích thuyết minh của từng văn bản:

b, Ý chính văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn:

- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội

- Diễn biến lễ hội:

   + Thi nấu cơm: thủ tục bắt đầu, lấy lửa trên ngọn chuối, nấu cơm

   + Chấm thi: Các tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm đảm bảo chính xác, công bằng

Ý chính trong văn bản bưởi Phúc Trạch

- Hình dáng

- Hương vị

- Danh tiếng

c, Cách sắp xếp ý của hai văn bản:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:

- Kết cấu theo trình tự thời gian, xen kể với tả

Văn bản Bưởi Phúc Trạch tổ chức kết cấu theo trình tự thời gian, xen lẫn kể và tả

- Quan hệ trình tự logic và quan hệ nhân quả

d, Kết cấu của văn bản thuyết minh

   + Kết cấu theo trình tự thời gian

   + Kết cấu theo trình tự không gian

   + Kết cấu theo trình tự logic

   + Kết cấu theo trình tự hỗn hợp

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Thể loại

Những điểm cần lưu ý khi đọc

Thần thoại

- Hiểu được khái niệm và đặc điểm của truyện thần thoại.

- Chú ý những yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

Sử thi

- Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản sử thi.

- Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi.

- Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của các nhân vật anh hùng.

Chèo (tuồng)

- Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng).

- Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất hiện nhiều dị bản.

- Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách, con người họ.

Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép)

- Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin.

- Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất.

Thơ

- Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, phách, gieo vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Đặc điểm chung:

+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc

+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc

- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ

+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.

+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.

+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.

- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm

+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Ôn tập lại lý thuyết của các thể loại trên.

- Đưa ra những điểm cần lưu ý.

Lời giải chi tiết:

Thể loại

Những điểm cần lưu ý khi đọc

Thần thoại

- Hiểu được khái niệm và đặc điểm của truyện thần thoại.

- Chú ý những yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

Sử thi

- Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản sử thi.

- Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi.

- Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của các nhân vật anh hùng.

Chèo (tuồng)

- Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng).

- Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất hiện nhiều dị bản.

- Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách, con người họ.

Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép)

- Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin.

- Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất.

Thơ

- Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, phách, gieo vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật.

5 tháng 3 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề a

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

II. Thân bài

1. Nội dung

Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa

- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.

- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.

b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu

- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.

- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.

- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.

c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời

- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.

- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.

- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.

III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề b

I. Mở bài

- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

II. Thân bài

a. Tóm tắt truyện

b. Nội dung

- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.

c. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.

III. Kết bài

- Kết luận lại vấn đề.