K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2019

Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Một người Hà Nội là một người lính, một người họ hàng xa của cô Hiền. Nhân vật “tôi” ở đây còn là hóa thân của chính tác giả, một người biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa như cô Hiền.

Đáp án cần chọn là: B

22 tháng 12 2018

Nhân vật trung tâm là cô Hiền:

- Xuất thân từ gia đình giàu có, lương thiện: mẹ buôn nước mắm, cha đỗ tú tài, rèn rũa con cái khuôn phép

- Ngoại hình: xinh đẹp, khuôn mặt tư sản, thông minh, yêu văn thơ

- Tính cách và phẩm chất của cô Hiền

    + Cô cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách con người, chân thật, thẳng thắn

    + Trong hôn nhân: chọn người chồng chăm chỉ, hiền lành

    + Chuyện sinh con: dừng lại ở tuổi 40 khi sinh được 5 đứa con để có thể chăm lo cho con chu đáo

    + Việc dạy con: dạy từ cái nhỏ nhất, dạy từ cái ăn uống hằng ngày, dạy cách lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ phẩm chất của con người Hà thành

    + Chiêm nghiệm lẽ đời: vui vẻ hơi nhiều, nói hơi nhiều

    + Cô Hiền là người thức thời khi biết cách cư xử hợp lí với tình hình đất nước.

    + Cô khuyên con nhập ngũ, dạy con sống không phải xấu hổ.

    + Sau khi đất nước thống nhất cô mở tiệm hàng lưu niệm, cô chỉ làm những điều có lợi cho đất nước

→ Cô Hiền với nhân cách thanh lịch, là hạt bụi vàng của Hà Nội với bao thăng trầm vẫn sống có ý nghĩa cho đất nước

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

Những chi tiết để có thể xác định được phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội là:

- Thời trẻ cô Hiền là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.

- Cô có nếp sống và nếp nghĩ độc đáo, khác lạ với mọi người.

 

+ Thời chống Pháp: gia đình cô vẫn sống ở Hà Nội, vẫn giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.

+ Thời kì Hà Nội giải phóng: vẫn duy trì lối sống tốt đẹp đó.

+ Thời chống Mỹ: cho con tự quyết định việc tòng quân của mình, không khuyến khích cũng không ngăn cản, hết mực ủng hộ con cái.

+ Sau 1975: vẫn duy trì lối sống tốt đẹp đó, ngoài ra còn tổ chức bữa cơm bạn bè mỗi tháng một lần.

+ Nếp nghĩ: Không chạy theo xu hướng, vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình.

- Tính cách của cô cũng rất thú vị:

+ Là một người phụ nữ sắc sảo và tinh tế, dám thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình mà không sợ điều gì

+ Coi người giúp việc như người nhà.

- Là người quyết đoán và biết suy nghĩ: Làm mọi việc đều có sự tính toán trước. đã tính thì chắc chắn  sẽ làm.

- Ngoài ra, cô còn là một người hết lòng yêu thương gia đình.

- Là một người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm, luôn giữ gìn những nét đẹp của người Hà Nội.

→ Qua các chi tiết trên, có thể thấy cô Hiền là người có phẩm chất tốt đẹp, là một công dân gương mẫu, luôn ý thức mình là người Hà Nội - thủ đô của đất nước, từ đó luôn giữ gìn và phát huy những tinh hoa và nét đẹp đó. Cũng vì lý do đó mà cô được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng" của Hà Nội.

1 tháng 2

* Phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội: sắc sảo, khôn ngoan, thực tế, quyết đoán, thanh lịch đậm chất người Hà Nội.
* Những chi tiết xác định được điều đó:
- Xuất thân: Cô Hiền là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.
- Tính cách và phẩm chất:
+ Cô cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn giữ vẹn nguyên cốt cách người Hà Nội thanh lịch, chân thành, thẳng thắn.
+ Trong hôn nhân:  Gần 30 tuổi cô chọn lập gia đình với ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ. Sinh con đến năm 40 tuổi là dừng hẳn vì cô muốn chăm lo chu đáo cho con đến tuổi trưởng thành để tự lập.
+ Việc dạy con: Cô tỉ mỉ dạy con từ cái nhỏ nhất như cách ăn uống, nói năng, khuôn phép lịch sử, tế nhị, giữ gìn phẩm chất của người Hà Nội. Để con tự quyết định việc tòng quân để con sống hiên ngang, có lòng tự trọng.
+ Qua mỗi giai đoạn lịch sử đất nước, cô đều biết thức thời, khôn ngoan trong cách ứng xử với tình hình đất nước.
+ Nếp nghĩ: Thẳng thắn, thực tế, không ganh đua thời thượng, vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình.
+ Là người quyết đoán và biết suy nghĩ: Làm mọi việc đều có sự tính toán trước. đã tính thì chắc chắn sẽ làm.
+ Là một người hết lòng yêu thương gia đình.
+ Là một người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm, luôn giữ gìn những nét đẹp của người Hà Nội.
→ Cô Hiền được coi là “hạt bụi vàng” của Hà Nội vì cô là người có phẩm chất tốt đẹp, là một công dân gương mẫu, luôn ý thức mình là người Hà Nội - thủ đô của đất nước, luôn giữ gìn và phát huy những tinh hoa và nét đẹp đó.

2 tháng 6 2019

Chọn a, b, c

Xem Bài ĐọcMỘT CON CHÓ HIỀNCó một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.         Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ...
Đọc tiếp

Xem Bài Đọc

MỘT CON CHÓ HIỀN

Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.         

Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày.         

Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo... Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy. (Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc)

Tìm những chi tiết trong bài Một con chó hiền nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ?

A.   Là một cô gái mồ côi may mắn được vợ chồng ông chủ quán trọ cưu mang, giúp đỡ

B.   Là một cô gái quê nghèo, từ nhỏ đã phải đi hành khất kiếm sống

C.   Bị mọi người đánh đập, đuổi đi

D.   Buổi tối ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán

E.    Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ có thể kết bạn với con chó của chủ quán

1
9 tháng 11 2018

Những chi tiết trong bài nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ đó là:

- Là một cô gái quê nghèo, từ nhỏ đã phải đi hành khất kiếm sống

- Buổi tối ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán

- Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ có thể kết bạn với con chó của chủ quán

3 tháng 12 2018

Trong những câu đã cho, câu thuộc kiểu câu Ai thế nào? đó là:

- Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người

- Cả cô Phô-xơ và con chó nhỏ đều rất đáng thương.

- Cô Phô-xơ tốt bụng và nhân hậu.

Xưng hô khi nói chuyện với người khác:Tôi (cho phái nam)= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già)Tôi (cho phái nữ) = Tại hạ/Tiểu nữ/Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ) Anh/Bạn (ý chỉ người khác) = Các...
Đọc tiếp

Xưng hô khi nói chuyện với người khác:
Tôi (cho phái nam)= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già)
Tôi (cho phái nữ) = Tại hạ/Tiểu nữ/Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ) 
Anh/Bạn (ý chỉ người khác) = Các hạ/Huynh đài/Công tử/Cô nương/Tiểu tử/Đại sư (nếu nói chuyện với nhà sư)/Chân nhân (nếu nói chuyện với đạo sĩ)
Anh = Huynh/Ca ca/Sư huynh (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Anh (gọi thân mật)= Hiền huynh
Em trai = Đệ/Đệ đệ/Sư đệ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Em trai (gọi thân mật) = Hiền đệ
Chị = Tỷ/Tỷ tỷ/Sư tỷ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Chị (gọi thân mật) = Hiền tỷ
Em gái = Muội/Sư muội (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Em gái (gọi thân mật) = Hiền muội
Chú = Thúc thúc/Sư thúc (nếu người đó là em trai hoặc sư đệ của sư phụ)
Bác = Bá bá/Sư bá (Nếu người đó là anh hoặc sư huynh của sư phụ)
Cô/dì = A di (Nếu gọi cô ba thì là tam di, cô tư thì gọi là tứ di….)
Dượng (chồng của chị/em gái cha/mẹ) = Cô trượng
Thím/mợ (vợ của chú/cậu) = Thẩm thẩm (Nếu gọi thím ba thì là tam thẩm, thím tư thì gọi là tứ thẩm…)
Ông nội/ngoại = Gia gia
Ông nội = Nội tổ
Bà nội = Nội tổ mẫu
Ông ngoại = Ngoại tổ
Bà ngoại = Ngoại tổ mẫu
Cha = Phụ thân
Mẹ = Mẫu thân
Anh trai kết nghĩa = Nghĩa huynh
Em trai kết nghĩa = Nghĩa đệ
Chị gái kết nghĩa = Nghĩa tỷ
Em gái kết nghĩa = Nghĩa muội
Cha nuôi = Nghĩa phụ
Mẹ nuôi = Nghĩa mẫu
Anh họ = Biểu ca
Chị họ = Biểu tỷ
Em trai họ = Biểu đệ
Em gái họ = Biểu muội
Gọi vợ = Hiền thê/Ái thê/Nương tử
Gọi chồng = Tướng công/Lang quân
Anh rể/Em rể = Tỷ phu/Muội phu
Chị dâu = Tẩu tẩu
Cha mẹ gọi con cái = Hài tử/Hài nhi hoặc tên
Gọi vợ chồng người khác = hiền khang lệ (cách nói lịch sự)
=======================================
Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của mình:
Cha mình thì gọi là gia phụ
Mẹ mình thì gọi là gia mẫu
Anh trai ruột của mình thì gọi là gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường)
Em trai ruột của mình thì gọi là gia đệ/xá đệ
Chị gái ruột của mình thì gọi là gia tỷ
Em gái ruột của mình thì gọi là gia muội
Ông nội/ngoại của mình thì gọi là gia tổ
Vợ của mình thì gọi là tệ nội/tiện nội
Chồng của mình thì gọi là tệ phu/tiện phu
Con của mình thì gọi là tệ nhi
=======================================
Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của họ:
Sư phụ người đó thì gọi là lệnh sư
Cha người đó là lệnh tôn
Mẹ người đó là lệnh đường
Cha lẫn mẹ người đó một lúc là lệnh huyên đường
Con trai người đó là lệnh lang/lệnh công tử
Con gái người đó là lệnh ái/lệnh thiên kim
Anh trai người đó thì gọi là lệnh huynh
Em trai người đó thì gọi là lệnh đệ
Chị gái người đó thì gọi là lệnh tỷ
Em gái người đó thì gọi là lệnh muội
=======================================
Một số từ khác:
Gọi nhà của mình theo cách khiêm nhường lúc nói chuyện với người khác thì gọi là tệ xá/hàn xá
Đứa bé thì gọi là tiểu hài nhi… bé gái thì gọi là nữ hài nhi… bé trai thì gọi là nam hài nhi

4
11 tháng 5 2018

dài dữ đọc mà mỏi cả mắt lun

11 tháng 5 2018

Gửi làm cái quái gì mà ko thấy câu hỏi lại còn mất công chép?

16 tháng 3 2016

a. 12 quả ngô là tá ngô(vì 12 là một tá)

đọc ngược tá ngô là Tố Nga

b. Tam giác là tác giam 

tác là đánh,giam là nhốt

Đánh nhốt là đốt nhánh 

Đốt là thiêu,Nhánh là cành

thiêu cành là Thanh Kiều 

c.VÌ một người anh có một người em nên đó là em út hay có 7 đứa con

thêm với bố mẹ là 9 người

d.chẳng hirnf thì ác=> gà ác

16 tháng 3 2016

a/ Tố Nga

17 tháng 8 2023

Số tiền cô Hiền phải thanh toán khi được khuyến mãi 10% là :

\(42.\left(100\%-10\%\right)=37,8\left(triệu\right)\)

Số tiền cô Hiền phải thanh toán cuối cùng là :

\(37,8.\left(100\%-2\%\right)=37,044\left(triệu\right)\)

17 tháng 8 2023

Do siêu thị khuyến mãi 10 % thì giá của chiếc tủ lạnh sẽ giảm đi số tiền là: 42000000 × 10 % = 4200000 (đồng)

Sau khi siêu thị giảm giá thì chiếc tủ lạnh giảm đi số tiền là: 42000000 − 4200000 = 37800000 (đồng)

Cô Hiền được siêu thị giảm giá 2 % thì số tiền mà cô Hiền phải trả là: 37800000 − 37800000 × 2 % = 35784000 (đồng)

Vậy cô Hiền phải thanh toán cho cửa hàng là 35784000 đồng.