K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2017

Chọn đáp án: C

17 tháng 6 2018

Chọn đáp án: A

14 tháng 1 2022

ủa seo mik lớp 6 mà mik chưa đc học ta

14 tháng 1 2022

Tham khảo :

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hóa – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

 

Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa hơn xưa. Các hình thức văn hóa truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hóa dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hóa giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hòa, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hóa vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

 

Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

22 tháng 10 2021

Toàn bộ kiến thức được trình bày trong văn thuyết minh đòi hỏi tính chính xác, khách quan không xuất phát từ ý kiến chủ quan của con người. Vì thế mà người viết cần có sự tìm hiểu về sự vật, hiện tượng đó trước khi trình bày. Đem lại kiến thức bổ ích cho người nghe như dạng trang bị thêm thông tin.

Thể loại văn này khác với văn nghị luận, miêu tả, tự sự, toàn bộ thông tin phải được cung cấp đúng sự thật, không mang tính chất hư cấu. Bởi vậy mọi người khi có nhu cầu đọc văn này sẽ nhận được thông tin mà mình mong muốn chuẩn nhất. Tránh trường hợp hiểu sai dẫn tới nhiều việc sai lầm. Con người sẽ vận dụng kiến thức này vào cuộc sống để thực hiện công việc có lợi cho mình.

Văn bản này gắn liền với tư duy khoa học ở trình độ sâu, đòi hỏi sự chính xác. Người làm văn bản phải trải qua quá trình tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, học hỏi kiến thức để thể hiện cụ thể, rõ ràng nhất. Thông dụng nhất chúng ta thường thấy văn bản thuyết minh trình bày cấu tạo, chức năng, cách dùng,…để con người hiểu.

Các văn bản thuyết minh quan trọng là yếu tố xác thực luôn được đặt lên hàng đầu để đánh giá chất lượng. Phân tích kỹ nghĩa của từ thuyết minh, trong đó thuyết là thuyết phục, minh là chứng minh. Đó chính là dùng lập luận, lý lẽ dẫn chứng để giải thích cụ thể, làm sáng tỏ vấn đề.

Tính chất của thể loại này là độ chính xác cần cao độ, người viết có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình viết và trình bày. Số liệu tìm hiểu chuẩn, không ước chừng hay vay mượn ở nơi khác.

Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự. Không viết kiểu văn dài dòng, mơ hồ hay văn vẻ, trừu tượng trong thể loại thuyết minh này.

Văn bản thuyết minh là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích.

Thảm khảo ạ. Em chọn thuyết minh về lễ hội đền Trần: 

Từ bao đời nay, lễ hội đã trở thành một điểm tựa tinh thần, ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống Việt Nam. Xuân về, trăm hoa đua nở, hòa chung trong bầu không khí căng tràn sức sống là sự xuất hiện của nhiều lễ hội. Nhắc tới lễ hội ngày xuân, không thể không nhắc lễ hội đền Trần - một trong những lễ hội nổi tiếng của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội đền Trần gồm lễ khai ấn và lễ hội lớn. Lễ hội đền Trần ngày xuân được nhiều người biết đến cùng với Lễ hội khai ấn đền Trần, là một trong những lễ hội được tổ chức với mục đích tri ân các vị vua Trần. Nguồn gốc ra đời của lễ hội đền Trần gắn liền với lịch sử của đền Trần. Đền Trần tọa lạc ở đường Trần Thừa, thành phố Nam Định, là nơi thờ các vị vua Trần cùng các quan lại phò tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng năm 1965 trên nền Thái Miếu cũ, tuy nhiên đền đã bị phá hủy bởi giặc Minh vào thế kỉ XV. Đền Trần có 3 công trình kiến trúc chính gồm: đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Đến năm 1705, đền chính thức gọi là Trần Miếu (miếu nhà Trần).

Lễ khai ấn đền Trần đầu tiên được tổ chức vào năm năm 1239. Đây là nghi lễ triều đại nhà Trần thực hiện tế tiên tổ. Những năm chống giặc Nguyên Mông, nhà Trần thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" nên rút toàn bộ quân về Thiên Trường, lễ khai ấn bị gián đoạn tới năm 1262 mới được mở lại. Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm lịch sử, ấn cũ của triều Trần bị thất lạc. Mãi đến năm 1822, vua Minh Mạng ghé thăm Thiên Trường biết được, cho khắc lại ấn. Ấn cũ khắc "Trần triều chi bảo", ấn mới khắc "Trần triều điển cố" ngụ ý nhắc lại tích cũ, dưới đó có thêm câu "Tích phúc vô cương".

Nhân dân duy trì nhiều năm, đến nay lễ khai ấn Đền Trần vẫn được duy trì, phát triển. Lễ khai ấn được cố định tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, lúc 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15. Khai ấn vào thời điểm này mang ý nghĩa như tín hiệu đánh dấu kết thúc những ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc nhở nhân dân tiếp tục công cuộc lao động sản xuất. Ngoài ra, lễ hội đền Trần còn có cả lễ hội lớn được mở vào 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hằng năm với nghi thức lễ rước từ các đền xung quanh về dâng hương và tề tựu ở đền Thiên Trường và Cố Trạch.

 

Nghi lễ trong lễ hội đền Trần rất thú vị. Trước tiên, nói về nghi lễ khai ấn, các bậc bô lão truyền lại rằng vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đúng rằm tháng giêng, trước sân đền Thượng tổ chức nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc. Tại đền Cố Trạch, thế hệ lão ông, lão bà khoác lên mình áo dài khăn xếp cùng dân làng tề tựu đông đủ để tham dự lễ tế thánh rồi dự lễ khai ấn. Hòm ấn được đặt trang trọng trên bàn thờ, bên trong có 2 con dấu bằng đồng. Phía trên mặt ẩn nhỏ có hai chữ "Trần Miếu", còn trên mặt ấn lớn có chữ "Trần triều tự điển tích phúc vô cương".

Đến đúng giờ Tý (khoảng 23 giờ - 1 giờ đêm), tiếng pháo vang lên báo hiệu buổi lễ bắt đầu. Một cụ già cao tuổi sẽ đứng lên thay mắt dân làng làm lễ, xin rước ấn lên kiệu. Đoàn người rước hòm ấn theo nhịp trống chiêng cùng đèn nến sáng lung linh tiến sang đền Thiên Trường tiếp tục làm lễ. Trước tiên là lễ dâng hương lên bàn thờ Trung Thiên sau đó rước ấn và làm lễ xin khai ấn. Người bồi tế đặt 1 loại giấy dân gian của Việt Nam lên trước tế chính, chiêng trống nổi lên. Chủ tế trịnh trọng đóng ấn mực đỏ vào tờ giấy, cạnh đó ghi rõ ngày, tháng, năm, viết làm sao tính đúng đến cuối phải là chữ sinh. Giấy có dấu son được chia phát cho những người có mặt trong buổi lễ, đem về treo trong nhà để lấy may và xua đuổi rủi ro, tà ám.

Sang tới sáng ngày 15 tháng Giêng, dân làng sẽ tổ chức rước nước. Trước khi bắt đầu, người tế chính vào lễ xin 1 nén hương ở bát hương tổ và 14 nén hương ở các bát hương Hoàng đế. Sau đó cắm vào bát nhang công đồng trên kiệu 8 chân. Cả đoàn rước lễ phục trang nghiêm, nghênh kiệu ra cổng đền, rồi dừng lại làm lễ tế trời đất sau đó mới tiếp tục ra bến sông Hồng.

Tại bến Hữu Bị cách đền khoảng 3km, kiệu dừng lại. Người dân gióng trống khua thuyền đã trang trí cờ hoa ra giữa sông, người tế chính múc nước trong vào bình sẵn. Khi nước đầy bình thì được rước kiệu về theo đường cũ. Nước trong bình sẽ được cho vào các bát và đặt lên bàn thờ làm lễ tế nước. Tế xong thì đưa cho con cháu họ Trần uống ghi nhớ cội nguồn tổ tiên. Đến ngày 16 buổi sáng, lễ tế cá sẽ diễn ra tại đền Thiên Trường. Cá quả, cá chép ứng với hai vị tổ họ Trần là Trần Kinh và Trần Lý được đựng trong thúng sơn đỏ. Làm lễ tế xong thì rước thả ra sông Hồng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như chọi gà, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn,... Không khí náo nhiệt, vui tươi, ngập tràn màu sắc và hơi thở truyền thống dân tộc.

Cũng giống như những lễ hội khác của dân tộc, lễ hội đền Trần không chỉ mang giá trị vật thể mà còn có giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc. Nó là chứng nhân lịch sử hào hùng của dân tộc đồng thời cũng là nơi ghi dấu công lao, gửi gắm lòng tri ân thành kính của bao thế hệ người Việt với thế hệ đi trước. Hiện nay, lễ hội đền Trần còn trở thành một nét đẹp văn hóa độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước. Mỗi năm vào đầu xuân, đền Trần đón tiếp hàng nghìn du khách thập phương về dự đêm khai ấn, bày tỏ lòng thành kính biết ơn và cầu mong những điều tốt đẹp.

Lễ hội đền Trần từ đó đã trở thành một hoạt động văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc. Góp phần thể hiện truyền thống yêu nước và đạo lý "uống nước nhớ nguồn" cao đẹp của nhân dân ta. Không chỉ là một lễ hội ngày xuân nổi tiếng, Lễ hội Đền Trần còn là niềm tự hào của người con Nam Định và cả dân tộc Việt Nam.

22 tháng 12 2023

Tham khảo
        "Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

6 tháng 9 2016

(1) Tự sự → (e) trình bày diễn biến sự việc 

(2) Miêu tả → (d) tái hiện trạng thái sự vật, hiện tượng, con người

(3) Biểu cảm → (a) bày tỏ cảm xúc

(4) Nghị luận → (b) nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

(5) Thuyết minh → (c) giới thiệu đặc điểm, tính chất

(6) Hành chính, công vụ → (g) trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.

 

 

6 tháng 9 2016

 

Nối tên mỗi kiểu văn bản, phương thức biểu đạt ở cột trái với mục đích giao tiếp thích hợp ở cột bên phải

Kiểu văn bản , phương thức biểu đạt

Mục đích giao tiếp
(1) tự sự(a) bày tỏ cảm xúc
(2) miêu tả (b) nêu ý kiến đánh giá bàn luận
(3) biểu cảm(c) giới thiệu đặc điểm tính chất
(4) nghị luận(d)tái hiện trạng thái sự vật, hiện tượng, con người
(5) thuyết minh(e) trình bày diễn biến sự việc
(6) hành chính, công vụ(g) trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiễm giữa người và người

1 - e

2 - c

3 - a

4 - b

5 - d

6 - g

Văn nghị luận là:A. Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.B. Dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề...
Đọc tiếp

Văn nghị luận là:

A. Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.

B. Dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng, thái thộ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lí, còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém gì giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí nữa.

C. Là phương thức trình bày chuỗi các sự việc , hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự việc, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc và thể hiện một ý nghĩa.

D. Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.

1
28 tháng 10 2021

hình như là A

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Về hình thức, văn bản là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ và cũng không có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng.

Bài thơ có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt là biểu cảm và tự sự, miêu tả.

13 tháng 9 2023

Mục đích chính của văn bản trên là gì?

A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt

B. Giới thiệu về hiện tượng chim bồ câu ngày xưa có trí thông minh tuyệt vời

C. Thuyết minh cách thức đưa thư bằng việc sử dụng chim bồ câu

D. Giới thiệu về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho về chim bồ câu

A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt

câu1: hãy khoanh vào đáp án đúng yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh? A. Có tính chính xác và biểu cảm. B. Có nhịp điệu. C. Có tính hình tượng. D. Có tính khái quát. câu 2 :Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B để được đáp án đúng. A B 1. Văn bản thuyết minh có vai trò như thế nào? a. Là văn bản có tính tri thức, khách quan, cung cấp tri thức chính xác,...
Đọc tiếp

câu1: hãy khoanh vào đáp án đúng yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một
danh lam thắng cảnh?
A. Có tính chính xác và biểu cảm.
B. Có nhịp điệu.
C. Có tính hình tượng.
D. Có tính khái quát.

câu 2 :Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B để được đáp án đúng.

A B
1. Văn bản thuyết minh có vai trò
như thế nào?
a. Là văn bản có tính tri thức, khách quan,
cung cấp tri thức chính xác, hữu ích.
2. Văn bản thuyết minh có tác dụng
gì?
b. Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu
ví dụ, so sánh, dùng số liệu...
3. Văn bản thuyết minh có những
tính chất nào?
c. Là văn bản thông dụng trong mọi lĩnh
vực của đời sống.
4. Những phương pháp thuyết minh
cơ bản nào được sử dụng khi giới
thiệu, trình bày, giải thích?
d. Nhằm cung cấp tri thức về các hiện
tượng, sự vật trong đời sống tự nhiên và
xã hội.
e. Nhằm cung cấp tri thức bằng phương
thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Câu 3: Em hãy lập lại bố cục bài giới thiệu “Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn”
(Sách giáo khoa /33,34) một cách hợp lí

Câu 4: Nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với đề bài: Giới thiệu một danh lam thắng
cảnh ở địa phương em.

0