Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
+ Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.
+ Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.
b, Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.
+ Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.
+ Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.
c, Phương pháp nêu ra ví dụ
- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.
+ Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.
d, Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.
e, Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.
f, Phương pháp phân loại, phân tích
- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.
a, Các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) sử dụng tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…
b, Để có được những tri thức đó chúng ta phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.
+ Quan sát không đơn thuần là nhìn mà chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về nội dung và hình thức). Biết cách phân tích đặc điểm của sự vật đó.
+ Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy là để làm cơ sở, tiền đề cho việc làm bài văn thuyết minh. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới trở nên thuyết phục, hấp dẫn.
c, Không thể dùng tưởng tượng, suy luận thuần túy để làm bài văn thuyết minh.
Câu 1 : Vai trò : giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Câu 2 : Văn thuyêt minh chủ yếu là giới thiệu. Không chủ yếu kể như văn tự sự, không bộc lộ cảm xúc như văn biểu cảm, không miêu tả sự vật như văn miêu tả, không dùng lí lẽ, dẫn chứng,đánh giá hay nhận xét như văn nghị luận.
Câu 3 : Muốn làm tốt bài văn thuyết minh thì cần tìm hiểu về đối tượng, sự vật cần thuyết minh. Bài văn thuyết minh làm nổi bật về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Câu 4 : Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng : nêu định nghĩa,giải thích,liệt kê,nêu ví dụ,dùng số liệu,so sánh,phân tích,phân loại,...
Câu 5 : Dàn ý
`-` Mở bài : giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh
`- ` Thân bài :
`+` Thời gian, hoàn cảnh ra đời của đối tương (đối với các sự vật)
`+` Nó như thế nào (nêu đặc điểm)
`+` Cấu tạo
`+` Tác dụng
`-` Kết bài: Nêu suy nghĩ của mình và rút ra bài học.
Mục đích chính của văn bản trên là gì?
A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt
B. Giới thiệu về hiện tượng chim bồ câu ngày xưa có trí thông minh tuyệt vời
C. Thuyết minh cách thức đưa thư bằng việc sử dụng chim bồ câu
D. Giới thiệu về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho về chim bồ câu
A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hằng ngày, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo:
+ Trình bày tri thức một cách khách quan, trung thực, hữu ích tới người đọc.
+ Diễn đạt rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn.
- Một số văn bản thuyết minh thường gặp:
+ Giới thiệu một sản phẩm mới
+ Giới thiệu một đặc sản địa phương
+ Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử
+ Giới thiệu tiểu sử danh nhân, nhà văn…
+ Giới thiệu một tác phẩm