K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2021

 

Trong truyện " Kiều ở lầu ngưng bích ",  Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ thương người yêu và cha mẹ của Kiều. 

                      Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

                   Tin sương luống những rày trông mai chờ

Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng: “đinh ninh hai miệng một lời song song”. Kiều thương nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn đang ngày đêm trông chờ nàng một cách uổng công. Hết thương Kim Trọng, Kiều lại thương mình. 

                            Bên trời góc bể bơ vơ

                Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Một mình nàng bơ vơ nơi chân trời góc bể nafgn nhó về Kim Trọng nỗi nhớ đau đớn, tình cảm của nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ phai nhạt. Câu thơ " tấm son gột rửa bao giờ cho phai " vừa sử dụng nghệ thuật ẩn dụ vừa là câu hỏi tu từ. Từ " tấm son " nghĩa là luôn giữ tấm lòng chung thủy, son sắc. 

                      Xót người tựa cửa hôm mai…

              Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ?

Nàng sót thương cha mẹ khi sáng chiều " tựa cửa " ngóng tin con, nàng không khỏi day dứt khôn nguôi vì cha mẹ đã tuổi già sức yếu mà nàng không thể tự tay chăm sóc. Tác giả sử dụng thành ngữ " Quạt nồng ấp lạnh" để nói lên tâm trạng nhớ thương cha mẹ của Kiều.

                       Sân Lai cách mấy nắng mưa 

                    Có khi gốc tử đã vừa người ôm 

Cụm từ " Sân lai, gốc tử " thể hiện tâm trạng xót xa, lo lắng của Kiều. Hình ảnh " cách mấy nắng mưa " vừa gợi sự xa cách vừa gợi sức mạnh tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật. Trong cảnh ngộ như vật Kiều là một người vô cùng đáng thương nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về người yêu, nhớ về cha mẹ không biết giờ này họ ra sao. Nàng là một người chung thủy, một người con hiếu thảo, một người phụ nữ có tấm lòng vị tha và đáng trân trọng. Trong bài thơ, còn có một chi tiết vô cùng quan trọng đó là Kiều ẫ bày tỏ nỗi nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau bởi trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Với Kim Trọng , Kiều luôn canh cánh bên mình vì cảm thấy đã phụ tình chàng và có lỗi với chàng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Thúy Kiều khiến Thúy Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. Đọc đoạn thơ, chúng ta không chỉ hiểu được tâm trạng Kiều, mà còn thấy ở Kiều những phẩm chất tốt đẹp. Đó là một con người đầy lòng vị tha. Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm của nhà thơ đối với nhân vật. Và nhất là thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

 

* đây là mình có tham khảo một chút ở trên mạng ạ * 

Chúc bạn học tốt !!! yeu

 

23 tháng 5 2021

Đoạn văn trên là đoạn nào vậy bạn?

 

22 tháng 10 2021

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

2 tháng 6 2018

Kiều một mình trơ trọi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng thì nỗi cô đơn của Kiều càng lúc càng dâng cao, và tâm trạng thương nhớ người yêu và người thân khắc khoải, da diết.

- Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng: Kiều luôn day dứt vì không thể đáp lại tình cảm và tấm lòng của Kim Trọng.

   + Nỗi nhớ về cảnh thề nguyền khiến Kiều thấy thương thân tủi phận, nàng thấy lại kỉ niệm thiêng liêng trong niềm nuối tiếc.

   + Thương xót, đau đớn nghĩ rằng Kim Trọng sẽ ngóng đợi khi không thấy Kiều.

   + Tấm lòng son sắt của nàng bị vùi dập, hoen ố không biết bao giờ gột rửa cho được.

→ Nỗi nhớ chàng Kim là nỗi nhớ da diết, đau đớn tới dày xé tâm can.

- Nỗi nhớ cha mẹ: thấy “xót” khi tưởng tượng cha mẹ vẫn ngóng đợi nàng.

   + Kiều tưởng tượng cha mẹ nơi quê nhà già yếu đi, không biết có ai chăm sóc chu đáo.

   + Mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ.

→ Nỗi nhớ thương của Kiều nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng thật xót xa, đau đớn. Nàng đã quên đi nỗi khổ, thực trạng của bản thân để hướng về người thân. Trái tim của nàng giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

⇒ Kiều là người chung thủy, người con hiếu thảo, một người giàu đức hi sinh, lòng vị tha cao cả, đáng trân trọng.

6 tháng 8 2023

copy bên vietjack nhanh nhỉ c

1 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh chính là câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của ông đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình trong trẻo mà sinh động về ngày đầu tiên đi học. Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” được truyền tải theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; lại cảm thấy ngơ ngác khi nghe ông đốc gọi đến tên mình và cuối cùng là cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Đó là một chút lạ lẫm nhưng cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Thật xúc động! Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người và cũng chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay. 

Câu đặc biệt: In đậm nghiêng

16 tháng 10 2021

lấy trên mạng à

30 tháng 8 2023

Tham khảo:

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện ngắn đã khai thác diễn biến tâm trạng tinh tế của nhân vật, từ đó làm nổi bật chủ đề của truyện: những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc, những khung cảnh bình dị, thân quen vẫn luôn đủ sức nâng đỡ tâm hồn của con người. Đứng trước sự tĩnh lặng của gian nhà, trong lòng Thanh như trào dâng bao nỗi niềm, khiến anh “trở nên nghẹn họng”. Thanh nhận ra từ khi mình lên tỉnh làm việc thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Nhưng, ngôi nhà ấy vẫn mang lại cảm giác thân quen, bởi dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà và những ký ức trong trẻo ngày xưa vẫn luôn nguyên vẹn: “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một sự gắn bó tha thiết với quê hương và với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

“Dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam đã gửi gắm câu chuyện tình yêu trong sáng, đẹp đẽ giữa Thanh và Nga. Khi trở về quê, gặp lại những người mình yêu thương, Thanh cảm thấy hạnh phúc, yên bình bên bà và người bạn thời thơ ấu. Thế nhưng, thời gian gặp gỡ ngắn ngủi khiến Thanh và Nga nhanh chóng phải một lần nữa chia xa. Khi rời đi, Thanh đã nhắn gửi lời chào Nga mà không dám nói lời trực tiếp. Có lẽ chàng sợ mình sẽ lưu luyến mà không làm chủ được cảm xúc. Chàng bước đi mà nửa buồn nửa vui. Thanh nghĩa đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Có lẽ đó chính là tổ ấm hạnh phúc mà Thanh hằng ao ước. Và Thanh cũng tin rằng Nga sẽ luôn đợi chàng và mong chàng trở về. Đó chính là động lực để Thanh sớm trở về đoàn tụ và đem đến cho Nga một hạnh phúc viên mãn.