Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết đoạn văn theo phương pháp diễn dịch nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên (kieeif ở lầu ngưng bích , 8 câu giữa) . Trong đoạn có sử dụng câu phủ định, 1 câu dẫn trực tiếp.
Kiều một mình trơ trọi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng thì nỗi cô đơn của Kiều càng lúc càng dâng cao, và tâm trạng thương nhớ người yêu và người thân khắc khoải, da diết.
- Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng: Kiều luôn day dứt vì không thể đáp lại tình cảm và tấm lòng của Kim Trọng.
+ Nỗi nhớ về cảnh thề nguyền khiến Kiều thấy thương thân tủi phận, nàng thấy lại kỉ niệm thiêng liêng trong niềm nuối tiếc.
+ Thương xót, đau đớn nghĩ rằng Kim Trọng sẽ ngóng đợi khi không thấy Kiều.
+ Tấm lòng son sắt của nàng bị vùi dập, hoen ố không biết bao giờ gột rửa cho được.
→ Nỗi nhớ chàng Kim là nỗi nhớ da diết, đau đớn tới dày xé tâm can.
- Nỗi nhớ cha mẹ: thấy “xót” khi tưởng tượng cha mẹ vẫn ngóng đợi nàng.
+ Kiều tưởng tượng cha mẹ nơi quê nhà già yếu đi, không biết có ai chăm sóc chu đáo.
+ Mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ.
→ Nỗi nhớ thương của Kiều nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng thật xót xa, đau đớn. Nàng đã quên đi nỗi khổ, thực trạng của bản thân để hướng về người thân. Trái tim của nàng giàu tình yêu thương và đức hi sinh.
⇒ Kiều là người chung thủy, người con hiếu thảo, một người giàu đức hi sinh, lòng vị tha cao cả, đáng trân trọng.
Tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ và những người thân, nhưng ý nghĩ đó càng làm cho nàng xót xa hơn.Nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng đỉnh ninh hai mặt một lời song song và thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ. Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không: Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà nàng đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình.
Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của nàng. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của nàng hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nàng là người con gái sắc sảo, mặn mà bán mình để chuộc cha và em, nàng rơi vào thế đường cùng không lối thoát. Bên cạnh đó, nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi giập.
Trong truyện " Kiều ở lầu ngưng bích ", Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ thương người yêu và cha mẹ của Kiều.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng: “đinh ninh hai miệng một lời song song”. Kiều thương nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn đang ngày đêm trông chờ nàng một cách uổng công. Hết thương Kim Trọng, Kiều lại thương mình.
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Một mình nàng bơ vơ nơi chân trời góc bể nafgn nhó về Kim Trọng nỗi nhớ đau đớn, tình cảm của nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ phai nhạt. Câu thơ " tấm son gột rửa bao giờ cho phai " vừa sử dụng nghệ thuật ẩn dụ vừa là câu hỏi tu từ. Từ " tấm son " nghĩa là luôn giữ tấm lòng chung thủy, son sắc.
Xót người tựa cửa hôm mai…
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ?
Nàng sót thương cha mẹ khi sáng chiều " tựa cửa " ngóng tin con, nàng không khỏi day dứt khôn nguôi vì cha mẹ đã tuổi già sức yếu mà nàng không thể tự tay chăm sóc. Tác giả sử dụng thành ngữ " Quạt nồng ấp lạnh" để nói lên tâm trạng nhớ thương cha mẹ của Kiều.
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Cụm từ " Sân lai, gốc tử " thể hiện tâm trạng xót xa, lo lắng của Kiều. Hình ảnh " cách mấy nắng mưa " vừa gợi sự xa cách vừa gợi sức mạnh tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật. Trong cảnh ngộ như vật Kiều là một người vô cùng đáng thương nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về người yêu, nhớ về cha mẹ không biết giờ này họ ra sao. Nàng là một người chung thủy, một người con hiếu thảo, một người phụ nữ có tấm lòng vị tha và đáng trân trọng. Trong bài thơ, còn có một chi tiết vô cùng quan trọng đó là Kiều ẫ bày tỏ nỗi nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau bởi trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Với Kim Trọng , Kiều luôn canh cánh bên mình vì cảm thấy đã phụ tình chàng và có lỗi với chàng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Thúy Kiều khiến Thúy Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. Đọc đoạn thơ, chúng ta không chỉ hiểu được tâm trạng Kiều, mà còn thấy ở Kiều những phẩm chất tốt đẹp. Đó là một con người đầy lòng vị tha. Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm của nhà thơ đối với nhân vật. Và nhất là thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
* đây là mình có tham khảo một chút ở trên mạng ạ *
Chúc bạn học tốt !!!
Kiều một mình trơ trọi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng thì nỗi cô đơn của Kiều càng lúc càng dâng cao, và tâm trạng thương nhớ người yêu và người thân khắc khoải, da diết.
- Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng: Kiều luôn day dứt vì không thể đáp lại tình cảm và tấm lòng của Kim Trọng.
+ Nỗi nhớ về cảnh thề nguyền khiến Kiều thấy thương thân tủi phận, nàng thấy lại kỉ niệm thiêng liêng trong niềm nuối tiếc.
+ Thương xót, đau đớn nghĩ rằng Kim Trọng sẽ ngóng đợi khi không thấy Kiều.
+ Tấm lòng son sắt của nàng bị vùi dập, hoen ố không biết bao giờ gột rửa cho được.
→ Nỗi nhớ chàng Kim là nỗi nhớ da diết, đau đớn tới dày xé tâm can.
- Nỗi nhớ cha mẹ: thấy “xót” khi tưởng tượng cha mẹ vẫn ngóng đợi nàng.
+ Kiều tưởng tượng cha mẹ nơi quê nhà già yếu đi, không biết có ai chăm sóc chu đáo.
+ Mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ.
→ Nỗi nhớ thương của Kiều nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng thật xót xa, đau đớn. Nàng đã quên đi nỗi khổ, thực trạng của bản thân để hướng về người thân. Trái tim của nàng giàu tình yêu thương và đức hi sinh.
⇒ Kiều là người chung thủy, người con hiếu thảo, một người giàu đức hi sinh, lòng vị tha cao cả, đáng trân trọng.
copy bên vietjack nhanh nhỉ c