K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi: Người thầy đạo cao đức trọng Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi,...
Đọc tiếp

Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Người thầy đạo cao đức trọng

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm quan to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.

Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2: Em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì? Chủ đề ấy được tác giả thể hiện như thế nào? (Gợi ý: Nhan đề, nhiệm vụ (mối quan hệ) giữa các tác phẩm)

0
Cho văn bản sau:NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNGÔng Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới...
Đọc tiếp

Cho văn bản sau:

NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNG

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

Học trò của ông, từ người làm qua to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất,mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

(Theo Phan Huy Chú)

Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó.

A. 3 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.


- Phần 3 (kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

B. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài. Thầy lại là bậc trung thần, đức trọng


- Phần 2 ( kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

C. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.

D. Cả A, B, C đều sai.

1
10 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A

Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi:                                                       Người thầy  đạo cao đức trọngÔng Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra...
Đọc tiếp

Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi:

                                                       Người thầy  đạo cao đức trọng

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm quan to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.

Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

câu 1: Xác định phương thức  biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2: Em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì? Chủ đề ấy được tác giả thể hiện như thế nào? (Gợi ý: Nhan đề, nhiệm vụ (mối quan hệ) giữa các tác phẩm)   

0
14 tháng 12 2017

Văn bản trên có thể chia thành 3 phần:

- Phần 1 ( Từ đầu…không màng danh lợi)

- Phần 2 ( tiếp… không cho vào thăm)

- Phần 3 ( còn lại)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:                     HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài. Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

                    HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN

đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài. Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền, làm cậu ta phát chán. Lúc bấy giờ thầy mới hỏi: “Em nên biết rằng, một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dáng khác. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu!”.Thầy Vê-rô-ki-ô còn nói, vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. Khi nào mắt tinh, tay dẻo thì mới vẽ được mọi thứ. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng. Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Và cũng chỉ những ông thầy lớn mơi biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

(Theo Xuân Yên)

Bài văn trên có phải là bài văn nghị luận không?

A. Có 

B. Không

1
16 tháng 5 2018

Đáp án: A

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...Người thầy giáo già hoảng hốt:- Thưa ngài, ngài là...- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là...

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...

(Theo sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1)

Câu 1. Em hãy phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của vị danh tướng trong câu chuyện trên.

Câu 2. Nêu tác dụng của dấu hai chấm và dấu chấm lửng được sử dụng trong câu chuyện.

Câu 3. Từ cách xưng hô và thái độ của vị danh tướng-người học trò cũ trong câu chuyện trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau “Một ngàn lời cảm ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ”. (Trình bày trong một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi).


 

0
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : Người học trò của Chu Văn An Tương truyền rằng khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hàng ngày có một thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng kinh sách rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, có đạo đức gương mẫu, rất được thầy thương bạn mến. Điều khó hiểu ở chàng là người ta không rõ tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người đi dò la, biết rằng...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :

Người học trò của Chu Văn An

Tương truyền rằng khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hàng ngày có một thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng kinh sách rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, có đạo đức gương mẫu, rất được thầy thương bạn mến. Điều khó hiểu ở chàng là người ta không rõ tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người đi dò la, biết rằng cứ đến đầm Cung Hoàng là chàng biến mất. Nhờ vậy Chu Văn An biết người học trò đó là Thủy thần.

Năm ấy đại hạn, khắp vùng đều khô cạn, cây cối màu mỡ úa vàng, dân tình nhôn nhao đói khổ. Vốn giàu lòng nhân đạo, Chu Văn An ngày đêm lo lắng cho nhân dân. Ông nghĩ đến chàng học sinh khôi ngô ham học của mình, hi vọng chàng có thể cứu vớt được nhân dân.

Chu Văn An gọi người học trò ấy đến và bảo rằng:

– Năm nay trời làm hạn hán, nhân dân khắp vùng khổ cực. Cảnh nghèo đói diễn ra rất thương tâm, ta vẫn băn khoăn tìm phương cứu vớt, nhưng chưa có cách nào. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không?

Vốn là Thủy thần vì ngưỡng mộ đạo học của Chu Văn An mà hiện thân thành người học trò đến theo học, hàng ngày chàng vẫn được nghe thầy giảng đạo đức nhân nghĩa của thánh hiền; nay chàng lại được chính thầy sai tìm cách cứu vớt muôn dân thì còn nhân nghĩa đạo đức nào bằng. Nhưng, khó nghĩ làm sao! Tuân lệnh thiên đình hay nghe lời dạy của thầy? Chàng xin cho được suy nghĩ. Sau một đêm trằn trọc, sáng hôm sau chàng tìm đến Chu Văn An vái chào và hứa sẽ làm theo lời dạy đúng đắn của thầy, xin vì thầy sẵn sàng chịu đựng mọi hình phạt.

Chàng bèn lấy nước lã mài mực, dùng bút dúng mực vẩy lên trời rồi tung nghiên bút mỗi thứ đi một phía. Lập tức mây đen nổi lên, trời mưa như trút, nước đen màu mực chảy ngập ruộng đồng. Bút của chàng rơi xuống là Tả Thanh Oai, còn nghiên thì rơi xuống cánh đồng làng Quỳnh Đô và biến thành khu đầm nước màu đen nên gọi là đầm Mực.

Thấy trời mưa to, nhân dân khắp nơi đều vui mừng. Chu Văn An vô cùng sung sướng. Nhưng chàng học sinh trẻ tuổi từ ngày đó không thấy có mặt ở trường học nữa. Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên ở giữa đầm Cung Hoàng. Chu Văn An biết đó là hiện thân của anh học trò vô cùng yêu quý của ông đã bị trừng phạt vì chống lại lệnh của thiên đình. Chu Văn An buồn rầu đau xót, tiếc thương người đã bỏ mình vì việc nghĩa. Tình nghĩa thầy trò lại càng làm cho nỗi xót thương ấy tăng lên vô hạn. Chu Văn An sai học trò vớt xác con thuồng luồng đó lên và đem chôn cất tử tế…

Câu 1 : Người học trò đã làm thế nào để giúp dân làng ?

Câu 2 : Vì sao người học trò làm theo lời thầy, dù phải chịu mọi hình phạt của thiên đình ?

Câu 3 : Tìm những miêu tả tâm trạng của thầy Chu Văn An trong câu chuyện khi :

- Trước khi người học trò giúp dân làng :

- Sau khi người học trò giúp dân làng :

- Khi biết người học trò bỏ mình v

ì việc nghĩa :

0
III. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vi giáo sĩ để biết điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người. Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự như thế với một cô gái và được trả lời: Tình yêu là điều đẹp nhất trần...
Đọc tiếp

III. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vi giáo sĩ để biết điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người. Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự như thế với một cô gái và được trả lời: Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều nhỏ bé trở nên cao trọng. Cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu. Cuối cùng họa sĩ gặp một chiến binh từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp. Và họa sĩ tự hỏi mình: Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bình và tình yêu? … Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn đầy hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn tất tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”. (Theo Phép mầu cuộc đời – NXB trẻ TP.HCM, 2004) Câu 9: Hãy ghi lại câu văn khái quát chủ đề của văn bản trên. Câu 10: Nội dung chính của văn bản trên là gì? Hãy đặt tên cho văn bản. Câu 11: Câu chuyện trên gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? ( Viết đoạn văn từ 6 đến 10 câu)

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là... Người thấy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là... - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là... Người thấy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là... - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...” Trả lời các câu hỏi 1:xác định quan hệ xã hội của người tham giá hội thoại 2:trong cuộc hội thoại đó mỗi nhân vật nói mấy lượt lời.Từ lời nói của mỗi nhân vật em thấy tính cách của mỗi nhân vật như thế nào 3:em rút ra bài học gì khi đọc hội thoại trên 4:em hãy đặt tên cho nhân vậy trên 5:cả 2 nhân vật khi tham gia hội thoại đều cắt lời người đối thoại như thế có bất lịch sự khoing?vì sao 6:viết 1 đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra từ câu nói của vị tướng trong câu chuyện”với thầy con vẫn là đứa học trò cũ.con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào”

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào cũng chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật thoải mái, nhẹ nhàng trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”. Câu 1: Nêu PTBĐ chính của văn bản trên. Câu 2: Em hiểu thế nào về câu nói của người thầy : “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng." Câu 3 :Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau :"Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”. Câu 4 :Bài học em rút ra cho bản thân qua văn bản trên .

1
3 tháng 3 2022

1. PTBĐ: tự sự

2. Câu nói của người thầy có ý nghĩa rằng khi ta oán hận, căm ghét người khác ta chỉ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, làm bản thân ta trở nên xấu đi. Chính vì vậy hãy vị tha, bỏ qua lỗi lầm cho người khác để bản thân ta cảm thấy nhẹ nhõm, vui vẻ hơn.

3. BPTT so sánh: so sánh lòng vị tha, sự cảm thông với món quà quý giá

=> Tác dụng của BPTT: biện pháp so sánh để làm rõ ý nghĩa của lòng vị tha, sự cảm thông. Nó chính là điều tốt đẹp ta dành cho mọi người và cho chính bản thân mình.

4. Bài học tôi rút ra cho bản thân: hãy tha thứ, cảm thông với những lỗi lầm của người khác.