K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2020

Trong vật lý học, sự tương đương khối lượng–năng lượng là khái niệm nói về việc khối lượng của vật thể được đo bằng lượng năng lượng của nó. Năng lượng nội tại toàn phần E của vật thể ở trạng thái nghỉ bằng tích khối lượng nghỉ của nó m với một hệ số bảo toàn phù hợp để biến đổi đơn vị của khối lượng thành đơn vị của năng lượng. Nếu vật thể không đứng im tương đối với quan sát viên thì lúc đó ta phải tính đến hiệu ứng tương đối tính. Trong trường hợp đó, m được tính theo khối lượng tương đối tính và E trở thành năng lượng tương đối tính của vật thể. Albert Einstein đề xuất công thức tương đương khối lượng-năng lượng vào năm 1905 trong những bài báo của Năm Kỳ diệu với tiêu đề Quán tính của một vật có phụ thuộc vào năng lượng trong nó? ("Does the inertia of a body depend upon its energy-content?")[1] Sự tương đương được miêu tả bởi phương trình nổi tiếng

{\displaystyle E=mc^{2}\,\!}{\displaystyle E=mc^{2}\,\!}

Với E là năng lượng, m là khối lượng, và c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Hai vế của công thức có thứ nguyên bằng nhau và không phụ thuộc vào hệ thống đo lường. Ví dụ, trong nhiều hệ đơn vị tự nhiên, tốc độ của ánh sáng (vô hướng) được đặt bằng 1 ('khoảng cách'/'thời gian'), và công thức trở thành đồng nhất thức E = m ('khoảng cách'^2/'thời gian'^2)'; và từ đây có thuật ngữ "sự tương đương khối lượng-năng lượng".[2]

Phương trình E = mc2 cho thấy năng lượng luôn luôn thể hiện được bằng khối lượng cho dù năng lượng đó ở dưới dạng nào đi chăng nữa.[3] sự tương đương khối lượng–năng lượng cũng cho thấy cần phải phát biểu lại định luật bảo toàn khối lượng, hay hoàn chỉnh hơn đó là định luật bảo toàn năng lượng, nó là định luật thứ nhất của nhiệt động lực học. Các lý thuyết hiện nay cho thấy khối lượng hay năng lượng không bị phá hủy, chúng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

30 tháng 10 2020

Muốn biết vũ trụ nặng bao nhiêu á?

Xem Vfact đi chứ còn j nữa

Link video đây : https://www.youtube.com/watch?v=k_K6-Hcg-Jo

30 tháng 1 2017

a. Ta có: A = P.t = U.I.t

b. Các dụng cụ điện có tác dụng biến đổi chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác

Chẳng hạn:

- Bóng đèn dây tóc nóng sáng biến đổi phần lớn điện năng thành nhiệt năng và một phần nhỏ thành năng lượng ánh sáng

- Bếp điện, nồi cơm điện, bàn là điện, mỏ hàn điện…biến đổi hầu hết điện năng thành nhiệt năng

Bài 1 : Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất ? cho biết tên gọi và đơn vị các đại lượng có trong công thức trên.Một tảng đá có thể tích 1,2 mét3 . cho khối lượng riêng của đá là 2650 kg/m3 .tính khối lượng và trọng lượng của tảng đá.Bài 2 : Một bình tràn có thể tích chứa được nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước...
Đọc tiếp

Bài 1 : Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất ? cho biết tên gọi và đơn vị các đại lượng có trong công thức trên.

Một tảng đá có thể tích 1,2 mét3 . cho khối lượng riêng của đá là 2650 kg/m3 .tính khối lượng và trọng lượng của tảng đá.

Bài 2 : Một bình tràn có thể tích chứa được nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3 . Tính thể tích vật rắn đó.

Bài 3 : Một  Quyển sách nằm yên trên mặt bàn. Hãy cho biết những lực nào đã tác dụng lên quyển sách .nêu rõ phương và chiều của lực này. Nhận xét về những lực đó.

Các bạn thông cảm nhé Đây là môn vật lý nhưng trong chọn môn không có vật lý lên mình phải chọn ngôn ngữ văn vậy

 

0
13 tháng 12 2016

Câu 1 : thước, ....

Câu 2 : Bình chia độ, bình tràn, ....

Câu 3 : d = \(\frac{P}{V}\)

P : Trọng lượng ( N )

V : Thể tích ( m3 )

d : Trọng lượng riêng ( N/m3 )

Câu 4 : giải

a ) 3dm3 = 0,003m3

Trọng lượng của vật là :

P = m.10 = 15.10 = 150 ( N )

Trọng lượng riêng của chất làm vật là :

d = \(\frac{P}{V}\) = \(\frac{150}{0,003}\) = 50000 ( N/m3 )

Đáp số : a ) 150N

b ) 50000N/m3

Tham khảo nhé Đinh Mạc Trung

13 tháng 12 2016

ukm cảm ơn nhé

 

19 tháng 4 2021

C2:

Trọng lượng là độ lớn của lực hút Trái Đất

CT:

P = 10m

m = P/10

Trong đó:

P : trọng lượng (N)

m : khối lượng (m)

C3:

Sự nở vì nhiệt của các chất: các chất rắn, lỏng và khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 

So sánh khả năng nở vì nhiệt của 3 chất rắn, lỏng và khí là:

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn và chất lỏng

- Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

- Các chất rắn và lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau còn các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

C4:

+ Nhiệt kế y tế: dùng để đo nhiệt độ cơ thể người

+ Nhiệt kế thủy ngân: dùng để đo nhiệt độ của các thí nghiệm

+ Nhiệt kế rượu: dùng để đo nhiệt độ không khí 

C5:

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là thể đông đặc.

- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau

- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

C6:

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

Tốc độ bay hơi của chất lỏng được phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là gió, nhiệt độ và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

VD: nước từ biển được đưa vào các ruộng muối, dưới ánh nắng sau một thời gian nước sẽ bốc hơi chỉ còn lại muối.

Câu 1: Đơn vị và dụng cụ đo độ dài là gì? Thế nào là GHĐ và ĐCNN của thước?Câu 2: Đơn vị và dụng cụ dùng để đo thể tích là gì? Nếu cách dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước?Câu 3: Lực là gì? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì? Cho VD.Thế nào gọi là hai lực cân bằng? Nêu VD về vật đứng yên dưới tác dụng của hai...
Đọc tiếp

Câu 1: Đơn vị và dụng cụ đo độ dài là gì? Thế nào là GHĐ và ĐCNN của thước?

Câu 2: Đơn vị và dụng cụ dùng để đo thể tích là gì? Nếu cách dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước?

Câu 3: Lực là gì? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì? Cho VD.

Thế nào gọi là hai lực cân bằng? Nêu VD về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra phương, chiều, độ lớn của hai lực đó.

Câu 4: Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực? Viết công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của một vật?

Câu 5: Lực đàn hồi là gì? Kể tên một số vật có tính chất đàn hồi.

Đặc điểm của lực đàn hồi?

Câu 6: Khối lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị đó khối lượng riêng? Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất?

Câu 7: Trọng lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị đo trọng lượng riêng? Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất?

Viết công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng của một chất?

Câu 8: Nêu các máy cơ đơn giản thường gặp? Cho VD sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống?

2
8 tháng 12 2016

Câu 1:

- Đơn bị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (kí hiệu: m)

- Dụng cụ đo độ dài là thước.

- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 2:

- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (kí hiệu: m3) và lít (l)

- Dụng cụ đo thể tích là bình chia độ, ca đong,...

- Cách dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước:

1. Thả chìm vật rắn đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

2. Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.

 

6 tháng 12 2016

câu 1: Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước đo.

- Giới hạn đo của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạnh chia liên tiếp trên thước.

 

29 tháng 8 2017

- Qua sơ đồ hình 32-1, sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm 2 quá trình: đồng hóa và dị hóa.

- Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng:

+ Trao đổi chất ở tế bào là sự tế bào nhận chất dinh dưỡng và khí Oxi từ máu và nước mô; đồng thời thải các chất thải ra môi trường ngoài

    + Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng là biểu hiện bên trong của quá trình trao đổi chất. Nó gồm 2 quá trình: tổng hợp chất, tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra quá trình oxi hóa để phân giải chất và giải phóng năng lượng.

- Năng lượng được giải phóng dùng để thực hiện các hoạt động sống của tế bào như sinh công, tổng hợp chất mới và sinh ra nhiệt…