Viết Tư liệu về thời kì Tiền Thăng Long
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngược dòng lịch sử – Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long: Kỳ 2 “Hệ thống thành lũy”
19/05/2017 4,577 Xem
1. Thành của Lý Bí:
Năm 542, Lý Bí – một hào trưởng ở đất Thái Bình (Sơn Tây) tập hợp nhân dân nổi dậy chống ách đô hộ của nhà Lương. Sau khởi nghĩa thắng lợi (544) Lý Bí xưng đế (Lý Nam Đế), lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng Hà Nội[1], dựng chùa Khai Quốc – tiền thân của chùa Trấn Quốc ngày nay. Năm 545 nhà Lương đem quân sang đàn áp. Để chống lại quân Lương, Lý Bí đã cho “dựng thành luỹ bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch” (Lương thư); “Tháng 6 năm Đại Đồng thứ 11 (545)… quân Lý Bí có vài vạn người lập thành sách ở cửa sông Tô Lịch để chống lại quan quân” (Trần thư)[2]. Tòa thành này cùng vài vạn quân của Lý Bí không chặn được bước tiến của quân địch. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Khi (quan của Trần Bá Tiên) đến Giao Châu, vua đem ba vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch, vua chạy về Gia Ninh…”[3].
Về vị trí của tòa thành do Lý Bí đắp để chống lại quân Lương, không có tài liệu nào chép cụ thể. Đoạn ghi chép trong Lương thư, Trần thư nhắc tới ở trên chỉ cho biết ở cửa sông Tô Lịch. Vậy cửa sông Tô Lịch (lưu ý, đây là tài liệu đầu tiên nhắc đến con sông này) vào giữa thế kỷ VI nằm ở đâu? Trần Quốc Vượng trong bài khảo cứu Địa lý lịch sử miền Hà Nội (trước thế kỷ XI) nhận xét: “Hiện nay, ở cạnh làng Yên Thái (Bưởi), bên bờ Hồ Tây có một làng tên là Hồ Khẩu. Tên làng chứng tỏ rằng ngày xưa đầu sông Tô Lịch ở phía đó (sông Tô Lịch lấy nước từ Hồ Tây, chẩy về phía Cầu Giấy, Ngã Tư Sở rồi chảy mãi về nam). Nơi đó có thể là chỗ Lý Nam Đế xây dựng thành trì chống quân Lương. Nhưng thành trì đó nhất định không có quy mô to lớn và chắc chắn lắm vì Lý Bí xây dựng trong lúc rút quân vội vàng từ Chu Diên về, và sau đó lại rút ngay lên giữ thành Gia Ninh (Bạch Hạc, Việt Trì…”[4]. Sáu năm sau, trong bài Bàn thêm về thành Thăng Long thời Lý (Trần Quốc Vượng viết chung với Vũ Tuấn Sán) các tác giả lại xác định cửa sông Tô Lịch là khu vực phố Hàng Buồm – Chợ Gạo hiện nay[5] (thời Trần khu vực này có phường Giang Khẩu, cuối tháng 5 năm 1285 mũi thọc sâu của quân nhà Trần do Trung Thành Vương chỉ huy tập kích quân Nguyên ở đây, sau đổi thành Hà Khẩu).
Chúng ta đều biết sông Tô Lịch có hai cửa. Một cửa thông với sông Hồng mà chỗ hợp lưu vào khoảng phố Hàng Buồm – Chợ Gạo hiện nay, chảy về phía đông ven theo mặt nam Hồ Tây đến Bưởi (đoạn sông này đã được nhắc đến trong Giao Châu ký, không phải là đoạn sông mới được đào từ thời Lý – Trần như có người chủ trương). Một cửa thông với Hồ Tây tại Hồ Khẩu khu vực gần Bưởi hiện nay. Vì thế thật khó xác định thành do Lý Nam Đế đắp ở cửa sông Tô Lịch là thuộc cửa nào, Hồ Khẩu hay Giang Khẩu – Hà Khẩu? Với tình hình tư liệu hiện có thì câu hỏi này còn phải bỏ ngỏ.
2. Tử Thành của Khâu Hòa:
Năm 602 nhà Tùy phát đại quân xâm lược Vạn Xuân. Cuộc kháng chiến của Lý Phật Tử – Hậu Lý Nam Đế mau chóng thất bại, đất nước một lần nữa lại rơi vào ách cai trị của phong kiến Trung Hoa. Nhà Tùy khôi phục lại quận Giao Chỉ vốn được đặt từ thời Hán (tương đương vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày nay) và chuyển trung tâm từ Long Biên về Tống Bình (năm 607). Năm 618 nhà Đường thay thế nhà Tùy thống trị đất nước ta, khôi phục lại hệ thống châu, đặt Giao Châu tổng quản phủ kiêm quản mười châu, trong đó có Tống Châu là miền nội thành Hà Nội hiện nay. Thái thú Giao Châu là Khâu Hòa thần phục nhà Đường, được phong Giao Châu đại tổng quản. Năm 621 Đại tổng quản Khâu Hòa đắp Tử Thành (thành con) bên sông Tô Lịch chu vi 900 bộ – khoảng 1.674 mét (mỗi bộ tương đương 6 thước, mỗi thước bằng 31 cm).
Gạch “Giang Tây quân” – thời kỳ Đại La, thế kỷ VIII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Về vị trí của Tử Thành cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. C.L.Madrolle trong Guides Madrolle, Indochine du Nord xác định ở vùng Thủ Lệ, Quần Ngựa ngày nay. Nguyễn Khắc Đạm cũng xác định vị trí của ngôi thành này có nhiều khả năng ở vùng núi Cung vì vùng này cho đến nay vẫn được bao về ba mặt tây, bắc và đông bằng con đường hào còn dấu vết đứt quãng dưới dạng những đầm ao sát nhau liên tục. Mặt khác kích thước của vùng này cũng tương đối phù hợp với kích thước của Tử Thành[6].
Tử Thành tồn tại cho đến mãi sau này. Hơn hai thế kỷ sau, vào năm Hàm Thông thứ 3 (863) quân Nam Chiếu tấn công Tống Bình, tướng là Dương Tử Tấn đóng quân ở Tử Thành[7].
3. La Thành của Trương Bá Nghi:
Sau Tử Thành do Khâu Hòa đắp năm 621, nhiều người cho rằng không có toà thành nào khác được xây dựng mãi cho đến năm 767 khi Kinh lược sứ Trương Bá Nghi đắp La Thành. Gần đây (2000) Phạm Văn Kính chứng minh thực ra thì Trương Bá Nghi chỉ là người sửa sang thêm, còn La Thành đã phải có từ trước đó, cụ thể là vào năm 756 căn cứ vào ghi chép của Phan Huy Chú: “Đầu đời Chí Đức (756 – 757) đổi làm Trấn Nam đô hộ phủ, đắp La Thành, sau đổi làm An Nam đô hộ phủ”[8]. Theo Phạm Văn Kính điều này phù hợp với ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Trương Bá Nghi đắp lại La Thành” (nguyên văn: phục bồi trúc La Thành) hay Việt sử thông giám cương mục: “Trương Bá Nghi lại đắp La Thành” (nguyên văn: cánh bồi trúc La Thành), đều có nghĩa là đắp lại hoặc đắp thêm[9]. Tuy nhiên, dù thực tế có phải là như vậy thì một điều chắc chắn là La Thành phải đến Trương Bá Nghi mới thực sự là tòa thành để lại dấu ấn rõ rệt trong kiến trúc thành lũy Hà Nội thời Bắc thuộc.
La Thành ban đầu chỉ cao vài thước, nhỏ hẹp và không chắc chắn[10]. Năm 791 và 801 Đô hộ Triệu Xương và Bùi Thái sửa sang thêm La Thành. Năm 808 Trương Châu sửa lại La Thành, gọi là An Nam la thành cao 22 thước (6,82 mét), có ba cửa, trên có lầu; cửa Đông và cửa Tây có lầu ba gian, cửa Nam (là cửa chính) có lầu 5 gian; trong thành có 10 cung, hai bên tả hữu đại sảnh dựng lầu giáp trượng 40 gian để chứa vũ khí. Đây là toà thành đầu tiên có quy mô tương đối lớn.
Vị trí của tòa thành do Trương Bá Nghi đắp (hoặc sửa đắp) và sau này được sửa chữa nhiều lần nằm ở đâu? Đại La thành chí (do Phương dư kỷ yếu q.112 dẫn) nói rằng thành cũ do Trương Bá Nghi đắp và do Trương Châu sửa vốn ở phía nam sông[11]. Nhưng là sông nào? Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán theo Nguyên Hòa quận huyện chí (q.38, 3b-4a )[12] và nhiều tài liệu khác xác định đó là sông Tô Lịch. Nhưng cụ thể ở về phía nào thì chưa đưa ra kết luận dứt khoát. H. Maspero ngờ rằng di tích những luỹ đất còn sót lại cho đến nay ở miền đền Voi Phục là di tích “thành cũ Tô Lịch” (tức thành do Trương Bá Nghi đắp)[13]. Nguyễn Khắc Đạm, dựa vào địa thế sông Tô Lịch, vào hình thế đầm ao hiện đại và bản đồ Hồng Đức đoán định La Thành có giới hạn như sau: mặt tây cách sông Tô Lịch 360 mét, mặt bắc theo sát sông Tô Lịch, mặt đông gồm Ngọc Hà, mặt nam đại khái theo đường Đội Cấn (rất có thể con đường này đại khái được xây dựng theo tường thành phía nam của La Thành còn lại rồi san đi[14]. Tuy có những sai lệch nhất định nhưng các ý kiến đều cơ bản thống nhất La Thành nằm dịch về phía tây quận Ba Đình hiện nay.
La Thành được đắp để bao lấy Tử Thành. Danh từ La Thành vốn không phải là danh từ riêng như hầu hết các nhà Hà Nội học xác nhận. La có nghĩa là bao bọc, la thành là thành bao (ôm lấy) Tử Thành, rồi dần trở thành La Thành như một danh từ riêng.
4. Giao Châu thành của Lý Nguyên Hỷ:
Theo Giao Châu ký do Việt điện u linh tập dẫn, năm 824 Đô hộ Lý Nguyên Hỉ thấy ở phía bắc thành có dòng nước chảy ngược nên sai bói chọn đất để dời phủ trị. Cựu đường thư chép năm 825 Lý Nguyên Hỷ xin dời thành sang bờ bắc, nhưng được ít lâu lại trở lại chỗ cũ[15]. Con sông có dòng nước ngược chép ở trên chính là sông Tô Lịch (sử sách nhắc nhiều đến hiện tượng chảy ngược dòng của sông Tô Lịch). Về sau đô hộ Điền Trang hàng năm bắt dân nộp tiền làm lũy gỗ ở quanh thành. Năm 858 Đô hộ Vương Thức lấy tiền thuế một năm mua tre gỗ trồng quanh 12 dặm thành, đào hào, rào lũy, ngoài lại trồng tre gai. Vì vậy thành đó còn mang tên là thành Lặc Trúc[16]. Thành này còn có các tên gọi là thành Giao Châu hay thành Giao Chỉ và theo Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán thì đây chính là phủ thành đô hộ. Trong một số bộ sử phân biệt tòa thành do Trương Bá Nghi đắp là thành cũ, còn thành này là thành hiện tại – kim thành. Ông Nguyễn Khắc Đạm sử dụng thuật ngữ Kim Thành như một danh từ riêng.
Đĩa đèn dầu lạc men nâu – thời Đường, thế kỷ VIII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Về vị trí của tòa thành này, Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán xác định: Phía bắc thành là sông Tô Lịch; phía đông thành ở gần sông Hồng. Như thế, thành này nằm dịch hẳn về phía đông. Nguyễn Khắc Đạm cũng có ý kiến tương tự.
Như vậy, cho đến khoảng giữa thế kỷ IX tại khu vực nội thành Hà Nội hiện nay có tới ba tòa thành cùng đồng thời tồn tại. Đó là Tử Thành đắp từ thời Khâu Hoà (621), La Thành đắp từ thời Trương Bá Nghi (767) và Giao Châu thành đắp từ thời Lý Nguyên Hỉ (825). Tử Thành không thấy có tên gọi nào khác. La Thành do Trương Bá Nghi đắp các tài liệu về sau thường gọi là thành cũ sông Tô Lịch, Giao Châu thành hay Giao Chỉ thành gọi là Kim thành – thành hiện tại. Các nhà nghiên cứu lịch sử Hà Nội nhắc nhiều đến Tử Thành của Khâu Hòa và La Thành của Trương Bá Nghi, ít nhắc đến Giao Châu hay Giao Chỉ thành. Tuy nhiên, nhiều sử liệu đương thời xác nhận sự tồn tại của cả ba tòa thành. Sách Man thư chép về cuộc tấn công của quân Nam Chiếu năm 863 nhắc đến cả ba tòa thành này. Phàn Xước, người giúp việc văn thư cho Kinh lược sứ phủ An Nam đô hộ Thái Tập, tác giả sách Man thư mô tả khá kỹ về các sự kiện trên:
“Năm Hàm thống thứ 3, tháng Chạp, ngày 27 (đầu 863) giặc Man (Nam Chiếu) đến sát thành trì Giao Châu… Quân Hà Man đặt doanh trại ở thành cũ sông Tô Lịch…”
“Năm Hàm Thông thứ 4, tháng Giêng, ngày 23 (864), Thái Tập đứng trên thành dùng nỏ bắn được 200 tên… Ngày 7 tháng 2 thành bị hãm… Thái Tập bị trúng tên… những người tay chân đều chết hết cả… Kiện tướng Kinh Nam, Giang Tây, Ngạc, Nhạc, Tương Châu ước hơn 400 người mang mạch đao, cưỡi ngựa chạy đến ven bờ sông phía Đông thành. Đô ngu hậu Kinh Nam Nguyên Duy Đức, Quản đô hầu Đàm Khả Ngôn, Phán quan Giang Tây quân Truyền Môn bảo tướng sĩ rằng: “Các ngươi! Bến sông không có thuyền, xuống nước tất chết, cùng với anh em mỗi người giết được hai tên giặc Man chúng ta cũng được lợi rồi”. Bèn cùng đốc xuất nhau vào đông La thành, xúm vây ở cổng, một bên bày trường đao, một bên bày trường mã đánh bất ngờ, quân Man đang từ bên sông ngoài thành cưỡi ngựa vào cổng không phòng bị gì… khoảng hai ba nghìn tên giặc và vài ba trăm cỗ ngựa bị giết. Man tặc Dương Tư Tấn ở trong Tử Thành lúc canh một mới biết và ra cứu”.
Sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời Tống (cuối IX) cũng chép tương tự:
“Năm Hàm Thông thứ 4 (863), mùa Xuân, tháng Giêng, ngày Canh ngọ, quân Nam Chiếu vây hãm Giao Chỉ. Những người tay chân của Thái Tập đều chết… Kẻ liêu thuộc là Phàn Xước mang ấn vượt qua sông. Tướng sĩ Kinh Man, Giang Tây, Ngạc, Nhạc, Tương Châu hơn 400 trăm người đều đều chạy đến bến nước ở phía đông thành. Ngu hầu Kinh Nam là Nguyên Duy Đức bảo đám đông: “Chúng ta không có thuyền, xuống nước tất chết, chẳng thà quay lại về thành đánh quân Man, lấy một mạng đổi hai mạng giặc Man cũng còn có lợi”. Bèn quay lại thành vào cửa Đông La. Quân Man không phòng bị. Bọn Duy Đức thả binh lính giết hơn hai nghìn giặc. Đến đêm tướng Man là Dương Tư Tấn mới từ Tử Thành ra cứu. Bọn Duy Đức đều bị giết. Quân Nam Chiếu hai lần vây hãm Giao Chỉ vừa giết vừa bắt làm tù binh đến 15 vạn người. Chúng lưu lại 2 vạn quân, sai Dương Tư Tấn đóng ở Giao Chỉ thành”[17].
5. Đại La thành của Cao Biền:
Sử sách Trung Quốc có chép về sự kiện Cao Biền đắp La Thành (như Tân Đường thư (q.224 hạ), Tự trị thông giám (q.250, 25b) và cho biết thêm chu vi thành là 3.000 bộ (khoảng 5,58 km), trong có 40 vạn gian nhà. Việt sử lược chép cụ thể: “Biền đắp lại La Thành chu vi 1980 trượng 5 thước (6,139 km), cao 2 trượng 6 thước (8,06 m), chân thành rộng 2 trượng 6 thước (8,06 m), bốn mặt xây nữ tường (tường nhỏ xây trên thành lớn) cao 5 thước 5 tấc (1,7 m), 55 địch lâu (lầu vọng địch), 5 môn lâu (lầu xây trên cửa thành), 6 ủng môn (cửa tò vò, cửa nách), 3 ngòi nước, 34 con đường; lại đắp đê chu vi 2125 trượng 8 thước (6,589 km), cao 1 trượng 5 thước ( (4,65 m), chân đê rộng 3 trượng (9,3 m), lại dựng hơn 5 gian nhà”[18]. Đại Việt sử ký toàn thư về cơ bản chép như Việt sử lược, chỉ có khác biệt đôi chút.
Tượng đầu linh thú trang trí góc mái – thời kỳ Đại La, thế kỷ VIII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Về vị trí của thành Đại La, từng có nhiều ý kiến không thống nhất. Các nhà nghiên cứu phương Tây như Pelliot, CL.Madrolle, một số tác giả Việt Nam như Đào Duy Anh, Trần Huy Bá và tập thể tác giả sách Lịch sử thủ đô Hà Nội đều cho vị trí của thành Đại La do Cao Biền đắp là ở khu vực Quần Ngựa phía nam đường Hoàng Hoa Thám ngày nay. Quan điểm này trái ngược với ý kiến của Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán. Phủ định ý kiến của các tác giả trên Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán đưa ra bốn cơ sở:
– Nếu Cao Biền chỉ đắp lại An Nam la thành thì vị trí của thành đó về phía đông đã ở sát sông Hồng mà chu vi chỉ có hơn 6 km, cho nên không thể bao quanh cả một vùng từ bờ sông Hồng ở phía đông đến vùng Quần Ngựa ở phía tây được
– Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm hiện nay là do Cao Biền dựng ở cửa Đông ngoài thành bên bờ sông Hồng. Thần tích đền Bạch Mã, sách Việt điện u linh (viết đầu thế kỷ XIV), Lĩnh Nam chích quái đều khẳng định như vậy. Bấy giờ sông Hồng còn ăn sâu vào vào sát đền Bạch Mã hiện nay.
– Theo Hoàng Việt địa dư thì quán Huyền Thiên ở phường Đồng Xuân xưa (nay ở số 54 phố Hàng Khoai gần chợ Đồng Xuân) thờ Huyền Thiên Đại Đế, quán này lập từ thời thuộc Đường ở trong phủ thành.
Như vậy La Thành hay Đại La thành thời thuộc Đường về phía đông bao gồm một phần khu chợ Đồng Xuân và khu Hàng Buồm hiện nay và ở sát ngay bờ sông Hồng. Điều đó cũng phù hợp với sự kiện Lý Thái Tổ từ Hoa Lư dời đô ra thành Đại La đã đỗ thuyền ở dưới chân thành.
Ngói ống có đầu trang trí văn nhũ đinh, thời Đại La, thế kỷ VII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
– Theo truyền thuyết, vị thần xuất hiện ra cho Cao Biền thấy tự xưng là “thần khí thiêng đất Long Đỗ”. Long Đỗ chính là một tên khác của núi Nùng trên đó có điện Kính Thiên thời Lê hiện còn dấu vết ở trong thành Hà Nội ngày nay[19]
Nguyễn Khắc Đạm cũng cùng quan điểm với Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán, đồng thời chỉ định rõ thêm: mặt đông của thành Đại La sát với sông Hồng (sông Hồng lúc này còn ăn sát tới khoảng phố Hàng Ngang, Hàng Đào), theo sông Tô Lịch ở phía bắc, bao lấy núi Nùng ở phía tây (nhưng không cách xa quá núi Nùng), rồi quặt sang phía sông Hồng để nối với mặt đông. Tường thành phía tây có thể là tương đương với đường Hoàng Diệu hiện nay.
Đại La thành do Cao Biền đắp là để bao lấy Kim Thành (như trên đã nói Nguyễn Khắc Đạm dùng như danh từ riêng, trong khi Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán dịch nghĩa là thành hiện nay, còn tên gọi được nhắc đến trong sử sách là thành Giao Châu hay thành Giao Chỉ).
Như vậy, cho đến cuối thế kỷ IX, khu vực trung tâm Hà Nội hiện nay có hai hệ thống thành luỹ: hệ thống phía tây với Tử Thành (621) được bao bởi La Thành (767); hệ thống phía đông với Kim Thành hay Giao Châu thành, Giao Chỉ thành (825) được bao bởi Đại La Thành (866).
Gạch lát trang trí nổi hoa văn hình cá sấu bơi trong sóng nước, thời Đại La, thế kỷ VII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Những ý kiến trên gần như không có cứ liệu thực tế (thành luỹ) để chứng minh. Tuy nhiên, những lập luận trên cơ sở thư tịch cổ và vị trí một số kiến trúc cổ có thể đã có từ thời Đường cũng tỏ ra tương đối có sức thuyết phục. Việc thể hiện các thành luỹ này trên bản đồ vì thế vừa mang ý nghĩa phỏng đoán – mặt khác việc xác định vị trí và phạm vi của nó cũng mang tính tương đối.
Ngược dòng lịch sử – Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long: Kỳ 1 “Vài nét về vùng đất Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long”
12/05/2017 6,419 Xem
Vùng đất Hà Nội hiện nay nói chung, khu vực các quận nội thành nói riêng, là một trung tâm tụ cư sớm của người Việt cổ. Trên địa bàn Hà Nội các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều di chỉ văn hóa thời đại đồng thau, từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Tại khu vực các quận nội thành, tìm thấy ở vùng Quần Ngựa (Ba Đình), hồ Bẩy Mẫu (Hai Bà Trưng) các di chỉ thuộc thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên (sơ kỳ đồng thau, cách ngày nay 3.500 đến 4000 năm); ở vùng ven Hồ Tây (quận Tây Hồ), Ngọc Hà (quận Ba Đình) các di chỉ và hiện vật thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn (sơ kỳ sắt, cách ngày nay trên dưới 2.000 năm cho đến gần 3.000 năm).
Các loại Rìu đá – di chỉ Đình Tràng, xã Cổ Loa (khai quật khảo cổ năm 2010)
Khu vực trung tâm Hà Nội hiện nay thời vua Hùng, vua Thục thuộc về bộ Tây Vu[1]; thời thuộc Hán là huyện Tây Vu (do bộ Tây Vu thời dựng nước – nhà Hán chuyển thành) và huyện Phong Khê; thời thuộc Ngô – Tấn là huyện Vũ An và Nam Định đều thuộc quận (có khi đổi thành châu) Giao Chỉ, Giao Châu. Cho đến khoảng giữa thế kỷ V vùng trung tâm Hà Nội mới được đặt thành một đơn vị hành chính (khoảng đời Hiếu Vũ Đế nhà Lưu Tống (454 – 456), đó là huyện Tống Bình (sau đó đổi là quận). Quận Tống Bình ở thế kỷ V, VI gồm các huyện là Nghĩa Hoài, Tuy Ninh… Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung Quốc và tiến hành một số thay đổi hành chính trên vùng đất nước ta: đặt 5 quận, trong đó có quận Giao Chỉ – tức vùng Bắc Bộ gồm 9 huyện, trong đó có huyện Tống Bình. Năm 618 nhà Đường thay thế nhà Tùy cai trị Trung Quốc, đặt Giao Châu tổng quản phủ kiêm quản 10 châu, trong đó có châu Tống Bình (năm 621); năm 679 đặt An Nam đô hộ phủ gồm 12 châu, 59 huyện do chức Kinh lược sứ (sau đổi làm Tiết độ sứ) đứng đầu, bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ Đèo Ngang ra và thêm cả phần phía Nam hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc.
Ngói chữ nhật lợp góc mái trang trí mặt linh thú – thời kỳ Đại La, thế kỷ VIII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Đầu thế kỷ VII (năm 607) chính quyền đô hộ nhà Tùy chuyển trị sở của quận Giao Chỉ từ Long Biên (Bắc Ninh) về huyện Tống Bình. Huyện Tống Bình, trị sở của quận Giao Chỉ đời Tùy, tới năm 621 nhà Đường đổi là Tống Châu gồm ba huyện: Tống Bình (là châu trị), Hoằng Giáo (hay Hoằng Nghĩa), Nam Định. Đến năm 622 nhà Đường lại chia huyện Tống Bình, đặt thành hai huyện Giao Chỉ, Hoài Đức. Vậy huyện Giao Chỉ mà Tân Đường thư cho là trị sở của Giao Châu chính là một phần huyện Tống Bình cũ. Năm 623, Tống Châu gọi là Nam Tống Châu. Năm đầu hiệu Trinh Quán (627) nhà Đường bỏ Nam Tống Châu, cả ba huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức, Giao Chỉ lại nhập lại thành huyện Tống Bình, lúc này thuộc Giao Châu và là trị sở của Giao Châu. Còn tên huyện Giao Chỉ từ năm 627 trở đi lại được đặt cho đất Nam Từ Châu cũ (gồm ba huyện Từ Liêm, Ô Diên, Vũ Lập nay nhập thành huyện Giao Chỉ)[2]. Phương dư kỷ yếu cho rằng huyện Giao Chỉ đời Tùy là đất huyện Luy Lâu đời Hán, năm 621 đặt Giao Châu ở đó, lại tách đặt ba huyện Từ Liêm, Ô Diên, Vũ Lập đặt Từ Châu. Năm 623 gọi là Nam Từ Châu, năm 627 bỏ châu, ba huyện sáp nhập vào huyện Giao Chỉ. Năm 628 “dời huyện trị (Giao Chỉ) đến thành Giao Chỉ cũ nhà Hán, vẫn là trị sở Giao Châu. Năm đầu hiệu Bảo Lịch (825) dời châu trị đến huyện Tống Bình” [3]. Điều này sai. Trong hành trình từ Bắc Bộ nước ta sang Ấn Độ mà Giả Đam ghi lại đời Trinh Nguyên (785 – 805) có chép “Từ (phủ trị) An Nam đi qua Giao Chỉ, Thái Bình, hơn 100 dặm thì đến Phong Châu[4] (từ Hà Nội qua Hoài Đức sang sông đến Yên Lãng rồi đến Việt Trì (Gia Ninh, trị sở Phong Châu) – TQV). Vậy Giao Chỉ cuối thế kỷ thứ VIII không phải là trị sở Đô hộ phủ. Còn huyện Nam Định thì vốn có từ đời Ngô, đến đời Tùy bị sáp nhập vào huyện Tống Bình rồi đến năm 621 tách khỏi huyện Tống Bình làm thành một huyện thuộc Tống Châu, đến năm 627 Tống Châu bị bỏ thì Nam Định thành một huyện riêng thuộc Giao Châu, đất đai đại để ở dọc sông đào Phủ Lý (Hà Nam) và miền hữu ngạn sông Hồng[5]. (Đầu đời Nguyễn, Hà Nam còn là một bộ phận của Hà Đông và Hà Nội). Địa phận của huyện Tống Bình xưa là khá rộng lớn. Nó bao gồm một phần đất của các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên và đa phần Hà Nội (trừ hai huyện Sóc Sơn và Từ Liêm) bây giờ.
Giếng nước, thời Đại La – thế kỷ IX và được tái sử dụng vào thời Lý – thế kỷ XI (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Bình men xanh 4 quai thời Đường, thế kỷ VII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Năm 679 nhà Đường lập An Nam đô hộ phủ thì Tống Bình trở thành trung tâm của phủ An Nam đô hộ rộng lớn cho đến ngày Khúc Thừa Dụ khôi phục nền tự chủ. Họ Khúc, họ Dương đóng thủ phủ ở đây. Từ Ngô Quyền – nhà Ngô (939 – 965), qua Đinh (968 – 980) đến Tiền Lê (981 – 1009) kinh đô của quốc gia độc lập người Việt chuyển về Cổ Loa (Ngô), hay xây dựng đô thành mới Hoa Lư (Đinh, Tiền Lê) và vì thế thủ phủ Tống Bình có phần suy giảm. Tuy nhiên, nó vẫn đã là một thành thị và sẽ sống dậy, phát triển về chất, ở một tầm cao mới sau ngày Lý Công Uẩn định đô trở thành một trung tâm đầu não hành chính (quận, phủ) việc thiết lập các cơ sở làm việc (dinh thự) và bảo vệ nó (thành luỹ) cũng được tiến hành.
Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:
- Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán
nhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu)
- Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương
- Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.
Chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541-602).
Một số tài liệu khác chia thành ba thời kì. Cách chia này gộp hai thời kỳ đầu (với gián đoạn là khởi nghĩa Hai Bà Trưng) thành thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất. Bài này sử dụng cách chia làm bốn thời kì.
Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.
Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đứng đắn, nhưng số này ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam một cách có hệ thống, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam.
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 1
Dấu mốc xác định thời Bắc thuộc đầu tiên chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và nhà Triệu.
- Quan điểm thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN là lúc bắt đầu thời Bắc thuộc.
- Quan điểm không thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt Âu Lạc của An Dương Vương.
- Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị diệt năm 207 TCN
- Sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt[cần dẫn nguồn] phía Tây nước Âu Lạc "sau khi Lã hậu mất", tức là khoảng năm 179 TCN.
Triệu Đà sau khi diệt Âu Lạc chia làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán diệt nhà Triệu, chiếm được Nam Việt và chia làm 6 quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, đồng thời lập thêm 3 quận mới là Chu Nhai, Đạm Nhĩ, Nhật Nam. Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu-Nam Việt, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định). Quận Nhật Nam chỉ hình thành sau khi các quan cai trị bộ Giao Chỉ người Hán tiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn
Năm 39, thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định tàn ác, giết chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa và đã giành được 65 thành ở Lĩnh Nam. Hai Bà lên ngôi vua, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 2
Năm 43, nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện đem quân sang tái chiếm, Hai Bà Trưng chống không nổi phải rút về giữ Cấm Khê rồi tự vẫn ở sông Hát. Dân địa phương lập đền thờ ở Hát Giang.
Sự cai trị của Đông Hán tại bộ Giao Chỉ tương đối ổn định đến cuối thế kỷ 2. Nhà Hán suy yếu, năm 192 dân huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở phía nam theo Khu Liên nổi dậy ly khai, lập ra nước Chăm Pa (Lâm Ấp).
Trong lúc nhà Hán suy yếu, thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp dùng người nhà trấn trị các quận, trở thành người cai trị tại đây, dù sau đó trên danh nghĩa, họ Sĩ vẫn chấp nhận các thứ sử do nhà Hán rồi Đông Ngô cử sang. Một dấu mốc quan trọng thời kỳ này là việc bộ Giao Chỉ được đổi gọi là Giao Châu, trở thành 1 châu ngang hàng như các châu khác của Trung Quốc theo đề nghị của Sĩ Nhiếp và thứ sử Trương Tân.
Năm 226, Sĩ Nhiếp qua đời, nhà Đông Ngô đánh chiếm Giao Châu và chính thức cai trị. Trong chiến tranh Tam Quốc, các nước thay nhau giành quyền quản lý Giao Châu. Năm 263, Lã Hưng giết quan cai trị Đông Ngô, theo về Tào Ngụy. Tại trung nguyên năm 265 nhà Tấn diệt Ngụy, Giao Châu lại thuộc Tấn. Năm 271 Đông Ngô chiếm lại Giao Châu. Năm 280 Tấn diệt Ngô, Giao Châu trở lại thuộc Tấn.
Sau thời Tam Quốc, Giao Châu không có biến động về chủ quyền quản lý cho tới khi chấm dứt thời Bắc thuộc thứ hai.
Một số cuộc nổi dậy của người Việt thời kỳ này đều bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất năm 248, ở quận Cửu Chân của anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh, sau bị Lục Dận là thứ sử Giao Châu đàn áp phải chịu thất bại. Một số cuộc nổi dậy khác của các thủ lĩnh người Việt như Lương Thạc, Lý Trường Nhân duy trì được quyền cai quản của người Việt trong vài năm.
Thời Bắc thuộc lần thứ 2 chấm dứt năm 541 khi Lý Bí khởi binh chống nhà Lương và chính thức thành lập nhà Tiền Lý cùng nước Vạn Xuân năm 544.
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 3
Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn Xuân, Lý Phật Tử chưa đánh đã hàng, bị bắt về phương bắc rồi chết ở đó.
Năm 605, nhà Tùy đổi Giao châu thành quận Giao Chỉ và Phủ Đô hộ Giao Chỉ để cai trị Việt Nam.
Nhà Đường thay nhà Tùy bãi bỏ các quận do nhà Tùy lập ra, khôi phục lại chế độ các châu nhỏ thời Nam Bắc triều. Năm 622, nhà Đường lập Giao châu đô hộ phủ. Năm 679, nhà Đường đổi quận Giao Chỉ trở lại thành châu Giao, đặt ra Phủ Đô hộ Giao Châu.
Sau đó, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ Giao Châu thành Phủ Đô hộ An Nam. Tên gọi An Nam trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời điểm này. Chức quan đứng đầu Phủ Đô hộ An Nam lúc đầu gọi là kinh lược sứ, sau đổi thành Tiết độ sứ. Nhà Đường lại chia Giao Châu làm 12 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Thang, Trường, Chi, Vũ Nga, Vũ An, Ái, Hoan, Diễn.
Sau nhiều lần điều chỉnh, năm 866, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ An Nam thành Tĩnh Hải quân. Tên gọi này duy trì qua thời Tự chủ của Việt Nam.
Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường, người Việt nhiều lần nổi dậy chống nhà Đường. Tiêu biểu nhất là các cuộc nổi dậy của Lý Tự Tiên và Ðinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776-791) và Dương Thanh (819-820), song đều thất bại.
Đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu nghiêm trọng vì nạn phiên trấn cát cứ (kéo dài từ sau loạn An Sử giữa thế kỷ 8) và quyền thần. Nhân lúc Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị điều đi chưa có người thay năm 905, hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã vào làm chủ thủ phủ Đại La và xác lập quyền tự chủ cho người Việt.
Người Việt tự chủ chống sự xâm chiếm của Nam Hán[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay tiếp tục thực hiệnTiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay.
Năm 923/930, vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về nước, Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu.
Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La, lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện, giết Trần Bảo và tự xưng là Tiết độ sứ.
Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để chiếm ngôi.
Tranh giả đồng tái hiện trận Bạch Đằng 938
Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo dẫn đầu trên sông Bạch Đằng sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô. Từ đó bắt đầu thời kỳ độc lập ổn định của Việt Nam.
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 4
Sau thời nhà Ngô đến thời nhà Đinh, Việt Nam chính thức có quốc hiệu sau ngàn năm Bắc thuộc là Đại Cồ Việt. Sang thời Lý, quốc hiệu được đổi là Đại Việt. Trong hơn 400 năm qua các triều đại Tiền Lê, Lý và Trần, Đại Việt đều đánh thắng các cuộc xâm lăng của các triều đại Trung Quốc.
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Năm 1406, nhà Minh đem quân sang, lấy lý do là để khôi phục nhà Trần, nhưng thực chất đã sáp nhập Việt Nam thành quận huyện của Trung Quốc và cử quan lại người Hán sang cai trị.
Năm 1407, Giản Định vương, con thứ của vua Trần Nghệ Tông xưng làm Giản Định Đế (1407-1409) để nối nghiệp nhà Trần (thành nhà Hậu Trần) và bắt đầu một cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, đến năm 1413 thì hoàn toàn thất bại.
Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa tại Lam Sơn, Thanh Hóa.
Năm 1427, cuộc khởi nghĩa thành công, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư, và mở đầu một triều đại mới của Việt Nam: nhà Hậu Lê. Theo truyền thuyết, Lê Lợi thắng do nhờ có kiếm thần của Long Quân.
So với giai đoạn một nghìn năm Bắc thuộc, thời kỳ Bắc thuộc này tuy không dài bằng, nhưng chính sách đồng hóa và bóc lột được thực hiện mạnh mẽ hơn. Nhà Minh bắt người Việt phải theo kiểu người Trung Quốc, từ cách ăn mặc, học hành, đến việc cúng tế. Các tài sản quý như người tài, sách vở, báu vật đều bị đem về Trung Quốc. Trong số đó có các cuốn sách văn học, lịch sử, binh pháp,... có giá trị và đã được truyền lại từ nhiều đời, hầu hết đã trở thành thất truyền ở Đại Việt kể từ đó. Khoảng 7600 thương gia và nghệ nhân Đại Việt (trong đó có nghệ nhân chế tạo súng Hồ Nguyên Trừng, nghệ nhân kiến trúc Nguyễn An) đã bị bắt đưa sang Nam Kinh, thủ đô Trung Quốc thời bấy giờ. Ngoài ra, nhà Minh còn áp dụng hệ thống sưu cao thuế nặng (bao gồm cả thuế muối) cùng với việc đẩy mạnh khai thác các sản vật quý phục vụ việc cống nộp.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình như do quá phấn khởi trước kết quả khai quật khảo cổ gần 20.000m2 ở khu dự định xây nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới ở 18 Hoàng Diệu mà nhiều người tin rằng vấn đề thành Thăng Long coi như đã được giải quyết thỏa đáng. Thành quả khai quật khu 18 Hoàng Diệu là quá lớn, thậm chí còn vượt ra ngoài cả tầm suy nghĩ và ao ước bấy lâu nay của cả giới khoa học ở trong và ngoài nước về một tòa thành Thăng Long cổ kính và huyền bí, hướng tới Kỷ niệm tròn một thiên niên kỷ tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là chúng ta đã biết tất cả. Chỉ có một câu hỏi hết sức cơ bản là phạm vi của Hoàng thành Thăng Long thời Lê tương đương với những vị trí cụ thể nào ở khu vực Hà Nội hiện nay thì cũng vẫn còn những quan niệm không giống nhau và chắc chắn còn phải nghiên cứu và thảo luận nhiều thêm nữa thì mới có câu trả lời thỏa đáng.
Khu khai quật 18 Hoàng Diệu nằm trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê thì có lẽ không cần phải nói thêm nữa, nhưng nó nằm ở trung tâm Hoàng thành hay chỉ là khu vực phía Tây Hoàng thành như nhiều văn bản công bố lâu nay? Trong khu vực được coi là Hoàng thành Thăng Long, nói như PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ vào thời Lý – Trần không thể có khái niệm Hoàng thành, vậy thì tòa thành hiện hữu ấy phải được gọi là thành gì?. Chắc chắn ngay từ khi mới định đô, Lý Công Uẩn đã cho xây dựng hay cải tạo (hoặc vừa xây dựng vừa cải tạo) tòa thành Đại La của Cao Biền làm Thăng Long kinh thành, mở bốn cửa Tường Phù ở phía Đông, Quảng Phúc ở phía Tây, Đại Hưng ở phía Nam và Diệu Đức ở phía Bắc[1]. Vậy tòa thành Thăng Long kinh thành này có phải là tòa thành Thăng Long thời mới định đô không? Cũng vào đầu thời Lý sử còn chép đến các tòa thành như thành đất ở 4 mặt kinh thành Thăng Long (1014)[2], Đại Nội (1024, 1055, 1224)[3], Thăng Long thành[4], Long thành (1028)[5], Cấm thành (1028, 1029, 1213)[6], Đại La thành (1028, 1078)[7], mà sách Việt sử thông giám Cương mục cho rằng đấy cũng chính là thành Thăng Long[8], Phượng Thành (1049)[9]. Sang thời Trần sách chép nhiều đến Phượng thành, thậm chí còn xác định Phượng thành nằm trong thành Thăng Long[10] và đến năm 1243 có thêm thành Long Phượng[11]. Sang thời Lê đến năm 1463, xuất hiện tên Hoàng thành[12] và sau đó 4 năm, năm 1467, lại thấy sử chép đến việc đốc thúc xây Hoàng thành và ngừng việc xây Cung thành[13].
Theo chúng tôi, muốn tìm hiểu về thành Thăng Long thì điều trước hết phải lý giải cho được chức năng của các tòa thành trên. Đại La thành trong một vài trường hợp cụ thể được gọi là thành Thăng Long, còn trong thực tế và trong quan niệm phổ biến thì chỉ là một tòa thành bao ngoài. Long thành có tài liệu chép là Cấm thành, nhưng cũng có tư liệu chép phân biệt nó với Cấm thành (Chẳng hạn ghi chép về sự biến năm 1028, trong một mạch văn, sử chép phân biệt Cấm thành và Long thành[14], nhưng chỉ ngay năm sau, năm 1029 sử lại chép tòa thành bao quanh các cung điện Càn Nguyên, Thiên An… là Long thành[15], có nghĩa là Cấm thành). Chúng tôi xin xếp riêng Đại La thành ra một bên, còn các tòa thành kể ra ở trên có mối quan hệ với nhau như thế nào, vấn đề không thể không tập trung giải quyết. Chẳng hạn Kinh thành Thăng Long gắn với sự kiện định đô được chép xây dựng được chép vào năm 1010 (nhưng thật ra năm 1010 Lý Thái Tổ chưa kịp xây dựng thành, mãi đến năm 1014 mới đắp thành đất ở 4 mặt kinh thành[16], nên sử chép kinh thành buổi đầu định đô vào năm 1010 và thành đất năm 1014 chỉ là một) với Đại Nội, Thăng Long thành liệu có được xem là cùng loại với Hoàng thành năm 1467 hay không?. Mối quan hệ giữa Cấm thành (năm 1028, 1029, 1213) với Phượng thành (1049), Long thành (1029), Long Phượng thành (1243) và cả Cung thành (1476) như thế nào?. Chúng tôi cho rằng trên đại thể có thể coi Kinh thành, Đại Nội, Thăng Long thành là các tên gọi và tên gọi trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của Hoàng thành; còn Phượng thành, Long thành, Long Phượng thành, Cung thành, Cấm thành tuy có lúc mở rộng, có lúc thu hẹp nhưng đều là chỉ vòng thành ở phía trong Hoàng thành ngăn cách và bảo vệ khu trung tâm chính trị đầu não của vương triều. Thật ra giữa hai khu Hoàng thành và Cung thành không phải ngay từ đầu và cũng không hẳn bất cứ lúc nào cũng có sự ngăn cách rạch ròi, nhưng sự phân biệt này hiển nhiên và thiết nghĩ cũng không phải bàn thên nữa. Vấn đề đặt ra chỉ là phạm vi của Hoàng thành và Cung thành qua các thời kỳ là như thế nào và quan trọng hơn là khu vực chúng ta đang tiến hành khai quật khảo cổ ở 18 Hoàng Diệu là thuộc Hoàng thành hay Cung thành của các vương triều hay các thời kỳ lịch sử chúng ta quan tâm?. Để làm công việc này chúng tôi cho rằng công việc có ý nghĩa quan trọng đầu tiên là không thể không nghiên cứu, phân tích hệ thống bản đồ cổ về thành Thăng Long.
Điều có thể dễ dàng nhận thấy là tất cả các thế hệ bản đồ thành Thăng Long đều vẽ Thăng Long thành là vòng thành ngoài, tương đối thuần nhất và khép kín, trong đó các cạnh phía Bắc và phía Tây đều bám sát hoặc nương theo dòng sông Tô Lịch. Các bản đồ như Hồng Đức bản đồ (A2499, VHt41), Toản tập Thiên Nam lộ đồ (A1081), Trung Đô đồ (A2351), An Nam hình thắng chi đồ (A3034), Thiên tải nhàn đàm (A2716, A2006), Trung Đô Thăng Long thành nhất phủ, nhị huyện đồ (A2716)… đều chú rất rõ vòng thành ngoài bám theo sông Tô Lịch là Thăng Long thành. Đặc biệt Thiên hạ bản đồ (A1362) lại vẽ hết sức giản lược, chỉ có một vòng thành tương đương với vòng thành ngoài chúng tôi vừa nói ở trên và chú chữ Thăng Long không phải ở cạnh sông Tô Lịch mà gần khu vực Thủ Lệ – Vạn Phúc. Vậy thì tất cả các bản đồ đều thống nhất xác định thành Thăng Long (hay Hoàng thành Thăng Long) thời Lê, hay chí ít là thời Lê – Trịnh bao lấy toàn bộ không chỉ khu vực thành nhà Nguyễn và một số phố phường xung quanh mà còn mở rộng ra toàn bộ khu vực Thập tam trại.
Nghiên cứu các tấm bản đồ thành Thăng Long, bất cứ ai cũng có thể nhận ra một tòa thành nhỏ, hình chữ nhật nằm ở bên trong và lệch hẳn về cạnh phía Đông Hoàng thành. Tòa thành ở phía Đông rất gần Đông Môn hay Đông Hoa Môn của Hoàng thành; cửa Nam là Đoan Môn; cửa Tây là Tây Môn (hơi thiên về góc phía Tây Bắc, cạnh đường Hoàng thành và nhìn ra chùa Khán Sơn). Trong thành có các địa danh Kính Thiên (điện), Vạn Thọ (điện), Càn Thọ (điện), Chí Kính (điện), Thị Triều (điện), Triều Nguyên, Đông Cung… và được chia ra thành các ô nhỏ. Hoàn toàn có thể khẳng định đây là Cung thành hay Cấm thành. Cũng có đủ cơ sở để tin rằng đây còn được gọi là Phượng thành hay Long Phượng thành (thậm chí cả Long thành nữa). Phạm vi của tòa thành này có thể xác định được tương đối chính xác với cạnh Đông là cửa Long Môn, ở bên trong của Đông Hoa, cách không xa Hoàng thành phía Đông; cạnh Nam được giới hạn bởi Đoan Môn; cạnh Bắc gần sát Hoàng thành phía Bắc và đương nhiên cũng gần sông Tô Lịch; còn cạnh Tây nằm ở bên trong chùa Khán Sơn, gần vườn Tây Cấm (khu vực chùa Một Cột ngày nay), tức là chưa tới đường Hùng Vương. Tòa thành lâu nay được nhiều người quan niệm là Hoàng thành, nhưng tư liệu bản đồ và tư liệu thư tịch cổ xác nhận đây là tòa thành nằm trong Hoàng thành, Cung thành, Long Phượng thành hay Phượng thành là tùy từng thời kỳ và hoàn cảnh cụ thể. Vì quan niệm như vậy nên chúng tôi cho rằng khu di tích khảo cổ học chúng ta đang khai quật ở 18 Hoàng Diệu nằm gọn ở bên trong Cung thành hay Cấm thành. Đương nhiên một khu di tích đã nằm trong Cấm thành thì cũng có nghĩa là nó nằm trong Hoàng thành, nhưng chắc chắn phải là trung tâm của Hoàng thành, chứ không thể gọi là phía Tây Hoàng thành như nhiều nhà nghiên cứu xác định lâu nay. Kết quả khai quật khảo cổ học với sự phát lộ của những công trình kiến trúc đồ sộ, bộ sưu tập hiện vật hết sức phong phú, độc đáo, nhất là một tập hợp các đồ ngự dụng là cơ sở xác thực xác nhận khu vực khai quật 18 Hoàng Diệu nằm trong Cung thành hay Cấm thành Thăng Long các thời Lý, Trần, Lê.
Đây là vấn đề tưởng như hết sức gay cấn[17], nhưng thật ra đã được các nhà địa lý học lịch sử đời Nguyễn nghiên cứu kỹ lưỡng, đưa ra những kiến giải khá thống nhất và theo chúng tôi là có sức thuyết phục. Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872), người Hà Nội gốc trong sách Đại Việt địa dư toàn biên từng chỉ rõ: “Căn cứ vào bản đồ thành Thăng Long đời Hồng Đức, thì thành này hình như thước thợ mộc. Ba mặt Đông, Nam, Bắc vuông vắn, mặt Tây và Nam dài bằng một nửa. Cửa Đông bắt đầu từ thôn Đức Môn (trước là thôn Đông Môn) tổng Đồng Môn theo hướng Bắc đến sông Tô Lịch đi bờ bên Tả qua cửa Bắc về phía Tây đối với phường Nhật Chiêu, theo về phía Nam là cửa Bảo Khánh, theo hướng Nam đến phía trước bên Hữu Văn Miếu, lại đến phía sau qua sang bên Tả là Cửa Nam, đi thẳng về phía Đông. Đấy là dấu cũ thành Thăng Long. Ở giữa là Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu điện Kính Thiên là điện Chí Kính, bên Tả là điện Vạn Thọ. Bên Hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên Tả là Đông Trường An. Trong có suối Ngọc. Ngoài Cung thành là Hoàng thành. Về bên Đông phía trước là Thái Miếu, phía sau là Đông Cung. Bên Tây qua núi Khán Sơn là điện Giảng Võ. Lại về phía Tây là đền thờ Linh Lang. Trường thi hội đều ở đấy. Hoàng thành, Cung thành đều xây bằng gạch”[18].
Tư liệu thư tịch và tư liệu khảo cổ học cũng góp phần xác định thêm là khu vực Cung thành, Cấm thành hay Phượng thành Thăng Long suốt thời Lý – Trần cho đến Lê hầu như không có sự thay đổi thật đáng kể. Chỉ có vào năm 1490 vua Lê Thánh Tông cho đắp rộng thêm Phượng thành, mở rộng 8 dặm ra phía ngoài trường Đấu Võ[19]. Tấm bia Trùng tu Huy Văn điện Dục Khánh tự bi do Dương Bá Cung soạn năm Tự Đức thứ 17 (1864) đặt ở chùa Huy Văn cho biết khu vực Ngọc Hà hiện nay là chỗ luyện tập võ nghệ xưa (Ngọc Hà diễn xứ cố võ)[20]. Vua Lê Thánh Tông thuở sinh thời thường lên Khán Đài trên núi Khán Sơn để xem diễn võ nên mới có tên núi và tên chùa Khán Sơn. Khán Sơn nằm ở khu vực đường Hùng Vương, trước cổng Phủ Chủ tịch hiện nay thì trước năm 1490, Phượng thành nằm ở phía trong đường Hùng Vương, còn sau năm 1490 Phượng thành mới được mở rộng về phía Tây (có nghĩa là sau năm 1490 Phượng thành đã được mở rộng ra phía ngoài đường Hùng Vương). Phượng thành năm 1490 được mở rộng đến đâu và như thế nào cũng còn là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên cũng có thể tin như những giải thích gần đây của một số chuyên gia nghiên cứu về Hà Nội rằng “đoạn tường thành mới đắp thêm (dang dở hoặc đã hoàn thành) nối Phượng thành với thành Thăng Long về phía Tây, có lẽ đã thể hiện sự mở rộng này”[21]. Đấy là đoạn thành (hay một hệ thống gò) chạy từ Thủ Lệ cho đến Kim Mã. Nếu giả thiết này đúng và tấm bản đồ Thiên hạ bản đồ (A1362) chú thích đấy là thành Thăng Long là chính xác, thì cũng có thể tin là đoạn thành này chỉ là cải tạo đoạn thành đã có từ thời Lý – Trần, vì sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết khá cụ thể rằng việc Lê Thánh Tông cho mở rộng Phượng thành là dựa theo quy mô thời Lý – Trần (Quảng trúc Phượng thành nhân Lý Trần chi chế dã)[22]. Nhiều tư liệu khác cũng cho phép dự đoán thành Thăng Long thời Lý – Trần chỉ chạy đến khu vực này mà không bao gồm cả Giảng Võ, Ngọc Khánh.
Điều cần phải giải thích rõ là kể từ sau năm 1490, tuy Phượng thành được mở rộng về phía Tây nhưng trung tâm chính trị của triều đình Lê Thánh Tông hầu như vẫn không có sự chuyển dịch. Tại khu vực mới được mở rộng Lê Thánh Tông cho xây thêm điện Danh Bảo (hay Thạch Thất) và lập vườn Thượng Lâm phục vụ cho nhu cầu ăn chơi, thưởng ngoạn. Việc mở rộng thêm Phượng thành của Lê Thánh Tông đã được sử sách chép rất rõ, hoàn toàn không phải là để chuyển trung tâm chính trị sang đấy mà chủ yếu là quy gọn lại trường Đấu Võ vào khu vực Giảng Võ hiện nay và tạo ra một khu đệm, bảo vệ an toàn cho khu trung tâm chính trị đầu não của vương triều. Hình như thế cho nên khu này không được tập trung xây dựng và bước sang đầu thế kỷ XVI, chế độ Trung ương tập quyền của nhà Lê nghiêng ngả và sụp đổ, thì khu vực này lại càng ít được quan tâm hơn. Có lẽ vì lý do này mà phía Tây Phượng thành mặc dù có mấy chục năm được tích hợp vào Phượng thành mà không để lại được dấu ấn gì đáng kể.
Cũng không thể không quan tâm đến sự kiện vào năm 1514 – 1416 vua Lê Tương Dực cho “đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Trấn Vũ chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ; từ phía Đông đến phía Tây Bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp Hoàng thành dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang”[23]. Đoạn thành này nằm phía ngoài sông Tô Lịch mà dấu tích còn lại là các đường Thụy Khê, Quán Thánh… Sự kiện này xác định rõ phạm vi và vị trí của Hoàng thành Thăng Long trước năm 1514, mà nó cũng đồng thời là cái mốc đánh dấu sự tàn lụi của Hoàng thành Thăng Long. Cũng ngay trong năm Hoàng thành vừa được đắp mới thì vua Lê Tương Dực bị giết chết, Trần Cảo chiếm kinh thành, triều đình biến loạn triền miên và Mạc Đăng Dung đã lợi dụng cơ hội đó phế bỏ nhà Lê lập ra nhà Mạc. Chế độ Trung ương tập quyền sụp đổ, hỗn chiến phong kiến triền miên… Thành Thăng Long vì thế mà ngày một điêu tàn.
Hoàng thành Thăng Long kể cả từ thời Lý, Trần cho đến Lê đều được chia thành hai khu tương đối độc lập là khu Chính trị và khu Quân sự. Khu Chính trị là khu đặc biệt quan trọng của triều đình được bảo vệ nghiêm ngặt và mức độ nghiêm ngặt càng ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của chế độ Trung ương tập quyền. Khu Quân sự đương nhiên phải lấy các hoạt động học hành, luyện tập, thao diễn quân sự của quân đội là chính, nhưng cũng có các cung điện, lầu gác, hành cung, chùa quán, vườn Thượng uyển, danh lam thắng cảnh, kho tàng của nhà nước… phục vụ cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, thưởng ngoạn của hoàng đế, hoàng gia và triều đình. Trong khu này chắc chắn có các dinh thự của quan lại, có khu gia binh, thậm chí có cả khu vực sinh sống và sản xuất của những người làm việc và phục dịch trong kinh thành. Tài liệu thư tịch nói đến những phường phố hay tài liệu khảo cổ học, tư liệu điều tra điền dã xác nhận có không ít những dấu tích của cuộc sống và sinh hoạt bình dân trong khu vực Hoàng thành phía Tây cũng không phải là điều khó hiểu. Đó là chưa nói đến tình trạng khu vực này bị bỏ hoang phế từ lâu và cũng từ rất sớm đã bị gạt hẳn ra khỏi vùng Hoàng thành.
Công việc khảo sát thực địa của chúng tôi được triển khai trên cơ sở những phân tích và đoán định này và may thay kết quả khảo sát không những không mâu thuẫn mà lại hoàn toàn thống nhất, đã làm rõ ràng hơn, cụ thể hơn về vị trí, diện mạo của một vùng Hoàng thành và Cung thành Thăng Long trong lịch sử[24].
Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển, các nhà thiết kế và thi công tòa thành Thăng Long dần dần cũng hướng tới mô hình “tam trùng thành quách”, nhưng hoàn toàn không phải là sự sao chép hay rập khuôn theo nguyên mẫu của Trung Quốc, mà là sự tận dụng, thích ứng và nương theo địa hình gò bãi, sông nước, đầm hồ của vũng ngã ba Nhị Hà – Tô Lịch. Mục đích nhất quán của Lý Thái Tổ và các vương triều Lý, Trần, Lê là tạo dựng kinh thành tầm thế, thoáng rộng, đủ làm chỗ ở của đế vương giữa trung tâm đất nước, làm nơi “thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long không chỉ là vòng thành bao lấy Cung thành, tạo độ nghiêm cẩn và bảo vệ cho Cung thành ở bên trong, mà Hoàng thành còn bao lấy cả các khu luyện quân, giảng võ, khu đền, đài, cung, quán, kho tàng, khu vườn Thượng uyển với các danh lam thắng cảnh phục vụ nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng cung đình. Hoàng thành Thăng Long vì thế cần phải được nhìn nhận một cách thực tế và linh hoạt, không nên gò bó theo mô hình “tam trùng thành quách” một cách cứng nhắc hay quy về các mẫu tiêu biểu như thành Bắc Kinh thời nhà Minh ở Trung Quốc hay thành Huế thời Nguyễn ở Việt Nam. Nghiên cứu thành Thăng Long, theo chúng tôi không thể không nhận diện một cách rõ ràng hai khu vực Hoàng thành và Cung thành với những chức năng cụ thể của chúng, trong đó khu vực Cung thành bao giờ cũng là trung tâm chính trị đầu não quan trọng nhất. Cung thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê tuy cũng có mở rộng hay thu hẹp qua từng thời kỳ, nhưng về cơ bản vẫn là thành nhà Nguyễn sau này. Có thể nói là thành Hà Nội thời Nguyễn được xây dựng trên khu vực Cung thành hay Cấm thành, Long thành, Phượng thành, Long Phượng thành các thời Lý – Trần – Lê. Vì thế khu vực 18 Hoàng Diệu mà chúng ta đang tiến hành khai quật khảo cổ học không phải là khu vực phía Tây Hoàng thành như một số tài liệu đã công bố, mà chính là Cung thành/Cấm thành, hay có thể nói cụ thể hơn là khu vực phía Tây ở bên trong Cung thành/Cấm thành. Đấy là khu vực không thể không giữ bằng mọi giá.
Bài in trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2/2005, tr.10-15.
[1] Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,1993, Tập I, tr.141.
[2] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.244.
[3] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.247, 271; Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb. Khoa học xã hôi, Hà Nội, 1997, tr.311.
[4] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.241.
[5] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.248.
[6] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.248.
[7] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.251.
[8] Việt sử thông giám Cương mục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tập I, tr.303.
[9] Việt sử lược, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1960, tr.89.
[10] Sách chép rõ “Thăng Long Phượng thành” (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.12).
[11] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.19.
[12] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.399.
[13] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.430-432.
[14] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập I, tr.248.
[15] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập I, tr.254.
[16] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.244.
[17] Vì gần đây có quá nhiều ý kiến xung quanh vấn đề phạm vi và vị trí của Hoàng thành Thăng Long.
[18] Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, Đại Việt địa dư toàn biên, Viện Sử học và Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1997, tr.177-178. Sách Đại Nam nhất thống chí và nhiều bộ sách lịch sử thời Nguyễn cũng đồng quan niệm về tòa thành Thăng Long với Phương Đình Nguyễn Văn Siêu.
[19] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.508.
[20] Tuyển tập văn bia Hà Nội, Quyển II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tr.10.
[21] Nguyễn Thừa Hỷ, Về phức hợp thành Thăng Long, Bài viết tham gia nghiên cứu thành Thăng Long, 2004. PGS.TS Đỗ Văn Ninh cũng có kiến giải tương tự PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ về đoạn thành này.
[22] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.508.
[23] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.79.
[24] Xin tham khảo các bài viết của Nguyễn Ngọc Phúc, Phạm Đức Anh (về khu vực phía Tây), Tống Văn Lợi, Hà Duy Biển (về khu vực phía Nam), Vũ Đường Luân (về khu vực phía Đông) và Nguyễn Thị Bình (về khu vực phía Bắc) đã trình bày trong Hội thảo tổ chức tại Viện Khảo cổ học các ngày 27 và 28 tháng 7 năm 2004.
Kiến trúc phát triển mạnh dưới thời nhà Lý và chịu ảnh hưởng của Phật Giáo rất sâu đậm .cung điện , lâu đài ,thành quách và chùa tháp được xây dựng với quy mô lớn . Thành Thăng Long là một công trình xây dựng lớn trong các triều đại phong kiến .Thành gồm hai vòng dài khoảng 25km .Trong hoàng thành có những cung điện cao đến bốn tầng
Lý Công Uẩn lên ngôi vua , sáng lập vương triều Lý(1009-1225) tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ngày 2-11 Kỷ Dậu(21-11-1009) .Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La đổi tên là Thăng Long. Ngay trong mùa thu năm đó , nhà Lý đã khẩn trương xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của vua , triều đình và hoàng gia .Trung tâm là điện Càn nguyên , nơi thiết triều của nhà vua, hai bên là điện Tập Hiền và Giảng Võ , phía sau là điện Long An , long Thụy làm nơi vua nghỉ . Đến cuối năm 1010 , 8 điện 3 cung đã hoàn thành .Những năm sau , một số cung điện và chùa tháp được xây dựng thêm . Một vòng thành được bao quanh các cung điện cũng xây đắp trong năm đầu , gọi là Long Thành hay Phượng Thành .Đó chính là Hoàng Thành theo cách gọi phổ biến về sau này . Thành đắp bằng đất , phía ngoài có hào , mở 4 cửa : Tường Phù ở phía đông , Quảng Phúc ở phía tây , Đại hưng ở phía nam , Diệu Đức ở phía bắc .Trong Long Thành có một khu vực được đặc biệt bảo vệ gọi là Cấm Thành là nơi ở và nghỉ ngơi của vua và hoàng gia . Trong đời Lý , các kiến trúc trong Hoàng Thành còn qua nhiều lần tu sửa và xây dựng thêm .Long Thành và Cấm Thành là trung tâm chính trị của kinh thành .Phía ngoài cùng với một số cung điện và chùa tháp là khu vực cư trú , buôn bán , làm ăn của dân chúng gốm các bến chợ , phố phường và thôn trại nông nghiệp . Một vòng thành bao bọc toàn bộ khu vực này bắt đầu được xây đắp từ năm 1014, gọi là thành Đại la hay La Thành . Trong những biến loan cuối thời Lý , Hoàng Thành bị tàn phá nặng nề . sau khi thành lập , nhà Trần phải đắp lại thành , xây lại các cung điện , nhưng vị trí qui mô của Hoàng Thành , thường gọi là Long Phượng Thành không thay đổi .
Thời Lê sơ,Hoàng Thành nhiều lần được tu bổ và mở rộng thêm mà trung tâm điểm là điện Kính Thiên dựng năm 1428 xây dựng lại năm 1465 với lan can bằng đá chạm rồng năm 1467 nay vẫn còn trong thành Hà Nội . Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) , vua Lê Thánh Tông định bản đồ cả nước gồm 13 thừa tuyên Và phủ Trung Đô tức thành Đông Kinh thời Lê sơ. Tập bản đồ thời Hồng Đức thứ 21 (1490), vua Lê Thánh Tông định bản đồ Hống Đức còn lại đến nay đã qua nhiều lấn sao chép lại về sau ,nhưng vẫn là tập bản đồ xưa nhất của nước Đại Việt sang thời Nguyễn , thành Hà Nội do vua Gia Long xây năm 1805 theo kiểu Vauban không những hạ thấp độ cao mà còn thu nhỏ qui mô so với Hoàng Thành của Thăng Long xưa . Tuy nhiên trục trung tâm Đoan Môn Kính Thiên của Hoàng Thành Thăng Long thời Lê vẫn không thay đổi và trên trục này thêm cột cờ, Cửa bắc thời Nguyễn
Kiến trúc thời Lý phục vụ Phật Giáo , rất nhiều Quốc Tự được xây dựng .Phong cách thống soái là hoành tráng , đồ sộ.Chùa một cột ( Chùa Diên Hựu)được xây dựng ở Thăng Long với quy mô lớn hơn ngôi chùa đã có trước đó ở Hoa Lư và với sự cách điệu tuyệt diệu . Việc xây dựng các chùa tháp rất được coi trọng . Năm 1031 Lý Thái Tông cho xây dựng 950 ngôi chùa .Năm 1056 Lý Thánh Tông lập chùa Sùng Khánh ở phường Báo Thiên, phải dùng 11 ngàn cân đồng để đúc chuông chùa , năm sau lại dựng Tư Thiên Bảo Tháp trước chùa Báo Thiên ,cao vài chục trượng (khoảng 50-60 m)và có 30 tầng . Ngoài ra còn có nhiều chùa tháp khác cũng đồ sộ và huy hoàng không kém .
Chùa Báo Ân và tháp Báo Thiên cao khoảng 70m .Chùa Phật Tích- Bắc Ninh , chùa Long Đọi –Hà nam , Chùa Bà Tấm – hà Nội ,chùa Quảng Giáo –Quảng Ninh đều là những chùa lớn .
Kiến trúc chùa tháp thời Lý đều to lớn , cao . Các chùa thường nằm trên đỉnh núi cao .cấu trúc và bố cục chùa tháp đơn giản , chỉ gồm một ngôi chùa chính và một ngọn tháp lớn có đáy vuông .Điều này phản ánh tư tưởng giản dị , phóng khoáng của người thời Lý .Trang trí tháp chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Chăm , với các hình chim thần ( Garuda ), nữ thần đầu người mình chim , có lẽ do việc bắt những tù binh Chăm sau cuộc nam chinh của Lý Thánh Tông. Vì thế ấn tượng của ngọi chùa Lý rất độc đáo : Vùa tôn nghiêm , hùng vĩ , đường bệ bởi không gian và đường sống kiến trúc , vùa phóng khoáng lãng mạn bởi gần thiên nhiên, vừa sinh động , lý thú với các trng trí mang hơi hướng Chăm .
Chùa Một Cột hay chùa Mật ( gọi theo Hán Việt là Nhất Trụ Tháp ) còn có tên khác là Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài ( Đài hoa sen ) , là môt ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội .Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam .
Chùa được khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm 1049 .Chùa chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa Hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen . Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý thái Tông (1028-1054)và theo gợi ý của nhà sư Thiền Tuệ .vào năm 1049 vua đã mơ thấy được Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa . Khi tỉnh dậy,nhà vua kể chuyện đó lại cho bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa , dựng cột đá như trong chiêm bao , làm tòa sen của Phật Bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ , vì thế chùa mang tên Diên Hựu .
Đến năm 1105 , vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai tháp lợp sứ trắng . Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ lan sai bày tôi đúc một cái chuông rát to ,nặng đến môt vạn hai nghìn cân , đặt tên là Giác Thế Chung ( quả chuông thức tỉnh người đời ).Đây được xem là một trong tứ đại khí- bốn công trình lớn của Việt nam thời đól là : Tháp Báo Thiên ,chuông Qui Điền , vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm . Giác Thế Chung đúc xong nặng quá không treo lên được , để dưới mặt đất thì đánh không kêu .Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ , ruộng này có nhiều rùa , do đó có tên là La Quy Điền chuông (chuông ruộng rùa ).
Đến thế kỷ 15 , giặc Minh xâm lược , chiếm thành Đông Quan ( Hà Nội ).Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân lam Sơn ra đánh ,vây thành rất gấp .quân Minh thiếu thốn vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn sai người đem phá chuông Quy Điền lấy đồng .Quân Minh thua trận , nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa .
Đến thời nhà Trần , chùa đã không phải là ngôi chùa nhà Lý nữa vì sách cũ đã ghi : Năm 1249 :”…mùa xuân , tháng giêng , sửa lại chùa Diên Hưu ,xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ…” chùa đã qua nhiều đợt tu sửa .Đợt tu sửa chữa lớn vào năm Thiên Ứng Chính Bình 18 ( 1249 ) gần như phải làm lại toàn bộ. Thời Lê ,triều đình nhiều lần cho tu sửa , thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá . Năm 1838, tổng đốc Hà Ninh Đặng Văn Hòa tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường , hành lang tả hữu ,gác chuông và cửa tam quan . Năm 1852, bố chính Tôn Thất Giáo xin đúc chuông mới . Năm 1864 , tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu , làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ tòa sen , chạm trổ thêm công phu tráng lệ . năm 1954 ,trước khi rút khỏi Hà Nội , quân Pháp đã đặt mìn phá đổ chùa . Sau ngày tiếp quản thủ đô , Bộ văn hóa đã cho tu sửa chùa một cột theo đúng kiểu mẫu cũ để lại từ thời Nguyễn .
Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan , với ba chữ “:Diên Hựu Tự “ , là một ngôi chùa mới được xây dựng phụ vào với chùa Một Cột , xây khoảng đầu thế kỷ 18 .
Chùa Phật Tích ( Phật Tích Tự ) còn gọi là chùa Vạn Phúc ( Vạn Phúc Tự ) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía nam núi Phật Tích ( còn gọi núi Lạn Kha , non tiên ), xã Phật Tích , huyện Tiên Du , tỉnh Bắc Ninh . Trong chùa có tượng Đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích được công nhận là di tích Lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia .
Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ tư ( 1057 ) với nhiều tòa ngang dãy dọc . Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý . Ngôi chùa vào thời nhà Lý hiện nay không còn nữa .
Năm 1066 , vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một ngôi tháo cao . sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó có bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng . để ghi nhận sự xuát hiện kỳ diệu của bức tượng này , xóm Hỏa Kê ( cạnh chùa ) đổi tên thành thôn Phật Tích .
Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ bảy ( 1686 )ca ngợi vẻ đẹp của cạnh chùa :” Đoái trông danh thắng đất Tiên Du , danh sơn Phật Tích , ứng thế ở Càn Phương( hướng Nam ) có núi Phượng Lĩnh bao bọc , phía tả Thanh Long nước chảy vòng quanh . Phía Hữu Bạch Hổ núi ôm , trên đỉnh nhà khai bàn đá …”
Năm 1071 , vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ “Phật” dài tới 5m , sai khắc vào đá đặt trên sườn núi . Bà Nguyên Phi Ỷ lan có đóng góp quan trọng trong bưởi đầu xây dựng chùa Phật Tích .
Vào thời nhà Lê , năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông , năm 1686 , chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn , có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc Tự .
Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại su đó được gần 300 năm .kháng chiến thực dân Pháp bùng nổ và Chùa bị tàn phá nhiều . Chùa đã bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947 .
Khi hòa bình lập lại (1954)đến nay , Chùa Phật Tích được khôi phục dần . năm 1959 , bộ văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A Di Đà bằng đá quý giá .Tháng 4 năm 1962 , nhà nước công nhận chùa Phật tích là Di tích Lịch Sủ văn hóa .
Chùa được kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc“ , sân chùa là cả một vườn hoa mẫu Đơn rực rỡ . Bên phải Chùa là miếu thờ Đức Chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này .
Cho tới nay , Chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách , 5 gian bảo thờ Phật , Đức A Di Đà cùng các vị Tam Thế Phật , 8 gian nhà tổ , và 7 gian nhà thồ Thánh Mẫu .
Ngôi Chùa có kiến trúc của thời Lý , thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi .các nền hình chữ nhật dài khoảng 60m rộng khoảng 33m , mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật .
Chùa Dạm căn cứ vào các thư tịch cổ , Chùa Dạm được Vua Lý Nhân Tông (1072-1127 ) cho xây dựng vào năm Quang Hựu thứ hai ( 1086 ).Để tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công trình , vua cho đào ngòi Con Tên từ chân núi Lãm Sơn chạy thẳng ra sôngĐuống .Năm 1087 , “Vua ngự đến chùa Lãm Sơn , đến đêm ban yến cho các quan .Vua làm 2 bài Lãm Sơn dạ yến” công trình làm trong 9 năm mới xong .Vua ban tên Chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, lại thân đề biển bằng chữ triện .
Năm long phù nguyên hóa thứ 5 (1105) , Vua Lý Nhân Tông cho xây thêm ba tháp đá nữa .Chùa làm xong(1094), vua ban 300mẫu ruộng tự điền để nhà chùa có hoa lợi hương khói và 7 gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng mở cửa chùa.
Chùa đặt ở sườn núi phía nam của dãy Lãm Sơn , chính giữa ngọn cao nhất .Núi Rùa làm tiền án , ngòi Con Tên làm Minh Đường bên tả có thanh Long ,bên hữu có Bạch Hổ chầu về .Chùa Dạm hội tụ đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy . Chùa dựa hẳn vào sườn núi và 4 lớp nền đá trườn theo sườn núi vừa tôn tầm cao công trình vừa tạo dáng vẻ uy nghi êm hài hòa với cảnh quan thiên nhiên chung quanh . hơn nữa tránh được nạn lụt lội ở vùng “rốn nước “ Quế Võ lắm đồng sâu ruộng trũng . chiều dài của lớp nền 120m , chiều rộng 70m ( Chùa Phật Tích là 100m và 60m ).Tổng cộng diện tích gần 8000m vuông ,Bốn lớp nền được bó ghép bằng đá tảng (mỗi viên có kích thước 50×60 cm) các lớp đá được cấu tạo choãi chân đế ,chếch khoảng 70 độ ,và có độ cao 5-6m .
Chùa Long Đọi Sơn còn có tên chữ là Diên Linh Tự do Vua lý Thánh Tông và Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 .Đến đời Lý Nhân Tông nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121.
Sau ba trăm đứng vững thì đến đầu thế kỷ XV , khi giặc Minh xâm lược nước ta , chùa và tháp bị phá hủy hoàn toàn .Riên bia thì không phá nổi , chúng đả lật đổ xuống bên cạnh núi , ngôi chùa đã trở nên hoang phế hoàn toàn . Mãi đến năm Tự Đức thứ 13 ( 1860 ) nghĩa là 170 năm sau khi giặc Minh tàn phá nhân dân trong vùng mới cho sửa sang lại Thượng Điện , Tiền Điện , gác chuông , nhà tổ …đến năm 1864 , chùa lại tiếp tục sửa hành lang , đúc tượng Di Lặc , đúc khánh đồng và đúc khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ trì xây dựng hoàn chỉnh 125 gian , từ đó trở thành trường Bắc Kỳ Phật Giáo .Ngôi chùa này được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc . Tại tiền đường, thượng điện tượng Phật rất nhiều .hai bên Chùa là 18 gian hành lang thờ Thập bát La Hán .
Chùa Bà Tấm ( Dương Xá – Gia Lâm –Hà Nội )
Cụm di tích đền – Chùa Bà Tấm thuộc địa phận xã Dương Xá huyện Gia Lâm , ngoại thành Hà Nội . Di tích nằm ở phía đông và cách khu vực nội thành Hà Nội gần 20km .Từ trung tâm thành phố , qua cầu Chương Dương , theo quốc lộ 5 đi Hải Phòng khoảng 8km thì đến địa phận xã Dương Xá .Di tích nằm bên trái , liền kề đường quốc lộ . Theo sử sách và truyền thuyết dân gian , cụm di tích đền – chùa Bà tấm được xây dựng từ thời Lý , sự ra đời của di tích gắn liền với Nguyên Phi , Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan – một nhân vật kiệt xuất của vương triều nhà Lý .Sử cũ cho biết Nguyên Phi Ỷ lan giỏi việc trị nước ( hai lần nhiếp chính ), khiến nhân tâm hòa hợp , đất nước thanh bình , dân gian sùng phật , tôn bà là Phật Bà Quan Âm .
Cụm di tích chùa – đền Bà Tấm vốn được xây dựng trên một gò đất cao, rộng, nằm bên hữu ngạn dòng sông Thiên Đức nổi tiếng(phía bên tả ngạn là chùa Báo Ân thời Trần ,gắn liền với cuộc đời tu hành của vua Trần Nhân Tông ) . Trải qua quá trình tồn tại , mặt bằng di tích có nhiều thay đổi , hiện nay còn có chùa , đền và nhà thờ Mẫu cùng một số đơn nguyên kiến trúc kề cận .
Tham khảo
Men theo dòng chảy lịch sử, "Thăng Long Kinh Kỳ- Kẻ Chợ" đã phác họa bức tranh sống động về văn hóa, phong tục, lịch sử, con người của Hà Nội xưa trong những biến thiên của thời cuộc.
Nằm trong các hoạt động chào mừng Ngày Sách Việt Nam 21/4, Nhà Xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt ấn phẩm Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ do hai tác giả Nguyễn Quốc Tín và Nguyễn Huy Thắng biên soạn.
Đây là tựa sách mới nhất trong Tủ sách kiến thức di sản của NXB Kim Đồng về Hà Nội, gồm 300 trang, chia thành hai cuốn Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ (Thời Lê - Trịnh) và Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ (thời Tây Sơn và nhà Nguyễn). Tác phẩm phác họa bức tranh sống động về văn hóa, phong tục, lịch sử, con người của Hà Nội xưa, trong hai giai đoạn ấn tượng này.
Thời Lê Trung Hưng là thời kỳ đặc biệt khi đất nước vừa có vua, vừa có chúa. Không chỉ là trung tâm chính trị và văn hóa, Thăng Long còn là trung tâm kinh tế của đất nước, nơi tập trung 30 ngành sản xuất thủ công và là đầu mối thương nghiệp của cả nước, giao thương với các nước phương Tây lớn như Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha... nên được gọi là Kẻ Chợ hoặc Thăng Long - Kẻ Chợ.
Đến thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, Thăng Long mang diện mạo mới với tên mới là Hà Nội nhưng vẫn gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống trước đây.
Trong ấn phẩm này, các tác giả không chỉ biên soạn, tổng hợp nội dung từ các nguồn tư liệu về Thăng Long - Hà Nội xưa, mà vận dụng nhiều điểm nhìn để soi chiếu vùng đất này. Hai tác giả sử dụng lối viết ngắn gọn, ưu tiên đặc tả các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử gắn với Thăng Long - Hà Nội giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, kèm theo những bình luận hóm hỉnh, qua đó phục dựng bức tranh Hà Nội xưa sống động, dễ hiểu.
Ngoài các bài ngắn về con người, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật..., Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ còn có phần niên biểu tóm lược các mốc thời gian quan trọng, gắn với các sự kiện nổi bật của Thăng Long - Hà Nội để bạn đọc tiện theo dõi và tra cứu.
Nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa Hà Nội Nguyễn Trương Quý tại buổi ra mắt sách.
Chia sẻ tại buổi ra mắt sách, nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa Hà Nội Nguyễn Trương Quý cho biết anh đánh giá cao 2 cuốn sách mỏng này ở góc nhìn rất cởi mở về lịch sử, viết về những nhân vật lịch sử không đơn giản, một chiều mà phản ánh thú vị, sinh động, có những mặt sáng, mặt tối.
Ví dụ như các chúa Trịnh trong cuốn sách này được phác họa tuy chuyên quyền với các vua Lê, tàn bạo với những người khác ý họ nhưng mặt khác họ cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách mở cửa đón các thương nhân nước ngoài, mở các thương điếm ở Hà Nội…
"Cuốn sách bắt đầu thoát ly dần khỏi cách diễn đạt sử thi theo hướng diễm lệ hóa lịch sử như trước đây mà bắt đầu đi theo hướng viết sử gần với những khảo sát nhân học, gần với con người, hành trạng, số phận. Lịch sử được làm nên từ những mảnh nhỏ như thế chứ không phải chỉ có những đại tự sự, những cảm hứng sử thi trùm lớp cuồn cuộn", nhà văn Trương Quý nói.
THAM KHẢO
Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. - Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội. - Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000. - Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học). - Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.
- Thăng Long có thể so với nhiều thành thị ở Á châu, nhưng lại đông dân hơn.
- Những ngày phiên chợ, dân ở các làng lân cận kĩu kịt gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được.
- Các con đường rộng bây giờ đều trở thành chật chội.
- Phường Hàng Ngang và phường Hàng Đào là nơi bán áo, bán các thứ tơ, lụa, vóc, nhiễu,... Hàng Buồm cũng là một phố buôn bán rất huyên náo.
Cầu Long Biên qua điểm nhìn của tác giả, người đọc thấy được:
+ Lịch sử tên của cầu: cầu Đu- me
+ Chiều dài: 2290 m
+ Nặng 17 nghìn tấn
+ Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
+ Kĩ thuật: Sản phẩm của văn minh cầu sắt và bằng mồ hôi của bao người.
Quy mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn cầu Thăng Long và Chương Dương, song xét về mặt lịch sử thì cây cầu này có mặt trong suốt gần 100 năm trước.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở xã Cổ Loa những viên đá cuội có dấu vết bàn tay con người ghè đẽo cùng loại với những hòn cuội tìm thấy từ Lào Cai đến Nghệ Tĩnh, là những công cụ chặt, nạo của người nguyên thủy sống cuối thời đá cũ cách ngày nay từ 2 vạn năm. Đó là giai đoạn Sơn Vi.
Nhưng rồi đến thời băng tan, biển tiến. Đợt biển tiến cuối cùng xảy ra cách nay 17 nghìn năm. Đất Hà Nội nếu không nằm trong biển thì cũng là mấp mé biển. Các động vật lùi vào lục địa. Con người cũng lùi lên miền chân núi. Như thế, vùng Hà Nội không có người ở gần như trong suốt thời đại đá mới, từ khoảng một vạn năm đến khoảng sáu bẩy nghìn năm cách ngày nay. Vào thời điểm này bắt đầu biển lùi. Hà Nội từ vùng biển thành vùng đầm lầy, rừng rậm. Các nhóm cư dân từ miền núi đổ về đây. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di tích nối tiếp nhau, hình thành một chuỗi dày lịch sử liên tục từ đầu thời đại đồng đến đầu thời đại sắt trên chặng đường 20 thế kỷ trước Công nguyên. Theo thuật ngữ khảo cổ, Hà Nội có mặt ở cả bốn thời đại văn hóa: Phùng Nguyên (4000 – 3000 năm cách ngày nay), Đồng Đậu (3500 – 3000 năm cách ngày nay), Gò Mun (đầu thiên niên kỉ 1 trước Công nguyên) và Đông Sơn (giữa thiên niên kỉ 1 đến đầu Công nguyên).
Người Hà Nội ngày ấy trồng trọt, chăn nuôi và chài lưới, chủ yếu là trồng lúa, rồi đậu và khoai lang, trồng cây ăn quả như: na, trám, trồng mía… chăn nuôi trâu, lợn, gà, dê, chó, đánh cá và săn bắn. Trong các di chỉ đã tìm thấy, có lưỡi cày, mai, liềm đều bằng đồng, có hạt na, hạt trám, có hạt gạo cháy và vỏ trấu, có rìu đá, rìu đồng, dao và mũi tên đồng, có cả hòn chì lưới bằng đá và đất nung. Thời tiền sử đó ứng với thời đại các vua Hùng theo truyền thuyết. Vua Hùng là truyền thuyết nhưng Thục Phán chống Tần là hiện thực lịch sử. Khoảng năm 218 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng phái 50 vạn quân tiến đánh miền Bách Việt. Người Việt đứng đầu là Thục Phán dựa vào núi rừng tổ chức kháng chiến. Sau 10 năm bị thiệt hại nặng, quân Tần phải rút. Thục Phán thay Vua Hùng dựng nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội 15 km về phía Bắc) xây tòa thành ốc. Hà Nội với tòa thành đó bắt đầu đi vào lịch sử với tư cách một trung tâm chính trị – xã hội.