K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2017
Bản đồ thời Lê Vẽ năm Gia Long thứ 9 (1810)  -nguồn: khampha.vietnam.vn

Bản đồ thời Lê Vẽ năm Gia Long thứ 9 (1810) -nguồn: khampha.vietnam.vn

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hình như do quá phấn khởi trước kết quả khai quật khảo cổ gần 20.000m2 ở khu dự định xây nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới ở 18 Hoàng Diệu mà nhiều người tin rằng vấn đề thành Thăng Long coi như đã được giải quyết thỏa đáng. Thành quả khai quật khu 18 Hoàng Diệu là quá lớn, thậm chí còn vượt ra ngoài cả tầm suy nghĩ và ao ước bấy lâu nay của cả giới khoa học ở trong và ngoài nước về một tòa thành Thăng Long cổ kính và huyền bí, hướng tới Kỷ niệm tròn một thiên niên kỷ tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là chúng ta đã biết tất cả. Chỉ có một câu hỏi hết sức cơ bản là phạm vi của Hoàng thành Thăng Long thời Lê tương đương với những vị trí cụ thể nào ở khu vực Hà Nội hiện nay thì cũng vẫn còn những quan niệm không giống nhau và chắc chắn còn phải nghiên cứu và thảo luận nhiều thêm nữa thì mới có câu trả lời thỏa đáng.

Khu khai quật 18 Hoàng Diệu nằm trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê thì có lẽ không cần phải nói thêm nữa, nhưng nó nằm ở trung tâm Hoàng thành hay chỉ là khu vực phía Tây Hoàng thành như nhiều văn bản công bố lâu nay? Trong khu vực được coi là Hoàng thành Thăng Long, nói như PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ vào thời Lý – Trần không thể có khái niệm Hoàng thành, vậy thì tòa thành hiện hữu ấy phải được gọi là thành gì?. Chắc chắn ngay từ khi mới định đô, Lý Công Uẩn đã cho xây dựng hay cải tạo (hoặc vừa xây dựng vừa cải tạo) tòa thành Đại La của Cao Biền làm Thăng Long kinh thành, mở bốn cửa Tường Phù ở phía Đông, Quảng Phúc ở phía Tây, Đại Hưng ở phía Nam và Diệu Đức ở phía Bắc[1]. Vậy tòa thành Thăng Long kinh thành này có phải là tòa thành Thăng Long thời mới định đô không? Cũng vào đầu thời Lý sử còn chép đến các tòa thành như thành đất ở 4 mặt kinh thành Thăng Long (1014)[2], Đại Nội (1024, 1055, 1224)[3], Thăng Long thành[4], Long thành (1028)[5], Cấm thành (1028, 1029, 1213)[6], Đại La thành (1028, 1078)[7], mà sách Việt sử thông giám Cương mục cho rằng đấy cũng chính là thành Thăng Long[8], Phượng Thành (1049)[9]. Sang thời Trần sách chép nhiều đến Phượng thành, thậm chí còn xác định Phượng thành nằm trong thành Thăng Long[10] và đến năm 1243 có thêm thành Long Phượng[11]. Sang thời Lê đến năm 1463, xuất hiện tên Hoàng thành[12] và sau đó 4 năm, năm 1467, lại thấy sử chép đến việc đốc thúc xây Hoàng thành và ngừng việc xây Cung thành[13].

Theo chúng tôi, muốn tìm hiểu về thành Thăng Long thì điều trước hết phải lý giải cho được chức năng của các tòa thành trên. Đại La thành trong một vài trường hợp cụ thể được gọi là thành Thăng Long, còn trong thực tế và trong quan niệm phổ biến thì chỉ là một tòa thành bao ngoài. Long thành có tài liệu chép là Cấm thành, nhưng cũng có tư liệu chép phân biệt nó với Cấm thành (Chẳng hạn ghi chép về sự biến năm 1028, trong một mạch văn, sử chép phân biệt Cấm thành và Long thành[14], nhưng chỉ ngay năm sau, năm 1029 sử lại chép tòa thành bao quanh các cung điện Càn Nguyên, Thiên An… là Long thành[15], có nghĩa là Cấm thành). Chúng tôi xin xếp riêng Đại La thành ra một bên, còn các tòa thành kể ra ở trên có mối quan hệ với nhau như thế nào, vấn đề không thể không tập trung giải quyết. Chẳng hạn Kinh thành Thăng Long gắn với sự kiện định đô được chép xây dựng được chép vào năm 1010 (nhưng thật ra năm 1010 Lý Thái Tổ chưa kịp xây dựng thành, mãi đến năm 1014 mới đắp thành đất ở 4 mặt kinh thành[16], nên sử chép kinh thành buổi đầu định đô vào năm 1010 và thành đất năm 1014 chỉ là một) với Đại Nội, Thăng Long thành liệu có được xem là cùng loại với Hoàng thành năm 1467 hay không?. Mối quan hệ giữa Cấm thành (năm 1028, 1029, 1213) với Phượng thành (1049), Long thành (1029), Long Phượng thành (1243) và cả Cung thành (1476) như thế nào?. Chúng tôi cho rằng trên đại thể có thể coi Kinh thành, Đại Nội, Thăng Long thành là các tên gọi và tên gọi trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của Hoàng thành; còn Phượng thành, Long thành, Long Phượng thành, Cung thành, Cấm thành tuy có lúc mở rộng, có lúc thu hẹp nhưng đều là chỉ vòng thành ở phía trong Hoàng thành ngăn cách và bảo vệ khu trung tâm chính trị đầu não của vương triều. Thật ra giữa hai khu Hoàng thành và Cung thành không phải ngay từ đầu và cũng không hẳn bất cứ lúc nào cũng có sự ngăn cách rạch ròi, nhưng sự phân biệt này hiển nhiên và thiết nghĩ cũng không phải bàn thên nữa. Vấn đề đặt ra chỉ là phạm vi của Hoàng thành và Cung thành qua các thời kỳ là như thế nào và quan trọng hơn là khu vực chúng ta đang tiến hành khai quật khảo cổ ở 18 Hoàng Diệu là thuộc Hoàng thành hay Cung thành của các vương triều hay các thời kỳ lịch sử chúng ta quan tâm?. Để làm công việc này chúng tôi cho rằng công việc có ý nghĩa quan trọng đầu tiên là không thể không nghiên cứu, phân tích hệ thống bản đồ cổ về thành Thăng Long.

Điều có thể dễ dàng nhận thấy là tất cả các thế hệ bản đồ thành Thăng Long đều vẽ Thăng Long thành là vòng thành ngoài, tương đối thuần nhất và khép kín, trong đó các cạnh phía Bắc và phía Tây đều bám sát hoặc nương theo dòng sông Tô Lịch. Các bản đồ như Hồng Đức bản đồ (A2499, VHt41), Toản tập Thiên Nam lộ đồ (A1081), Trung Đô đồ (A2351), An Nam hình thắng chi đồ (A3034), Thiên tải nhàn đàm (A2716, A2006), Trung Đô Thăng Long thành nhất phủ, nhị huyện đồ (A2716)… đều chú rất rõ vòng thành ngoài bám theo sông Tô Lịch là Thăng Long thành. Đặc biệt Thiên hạ bản đồ (A1362) lại vẽ hết sức giản lược, chỉ có một vòng thành tương đương với vòng thành ngoài chúng tôi vừa nói ở trên và chú chữ Thăng Long không phải ở cạnh sông Tô Lịch mà gần khu vực Thủ Lệ – Vạn Phúc. Vậy thì tất cả các bản đồ đều thống nhất xác định thành Thăng Long (hay Hoàng thành Thăng Long) thời Lê, hay chí ít là thời Lê – Trịnh bao lấy toàn bộ không chỉ khu vực thành nhà Nguyễn và một số phố phường xung quanh mà còn mở rộng ra toàn bộ khu vực Thập tam trại.

Nghiên cứu các tấm bản đồ thành Thăng Long, bất cứ ai cũng có thể nhận ra một tòa thành nhỏ, hình chữ nhật nằm ở bên trong và lệch hẳn về cạnh phía Đông Hoàng thành. Tòa thành ở phía Đông rất gần Đông Môn hay Đông Hoa Môn của Hoàng thành; cửa Nam là Đoan Môn; cửa Tây là Tây Môn (hơi thiên về góc phía Tây Bắc, cạnh đường Hoàng thành và nhìn ra chùa Khán Sơn). Trong thành có các địa danh Kính Thiên (điện), Vạn Thọ (điện), Càn Thọ (điện), Chí Kính (điện), Thị Triều (điện), Triều Nguyên, Đông Cung… và được chia ra thành các ô nhỏ. Hoàn toàn có thể khẳng định đây là Cung thành hay Cấm thành. Cũng có đủ cơ sở để tin rằng đây còn được gọi là Phượng thành hay Long Phượng thành (thậm chí cả Long thành nữa). Phạm vi của tòa thành này có thể xác định được tương đối chính xác với cạnh Đông là cửa Long Môn, ở bên trong của Đông Hoa, cách không xa Hoàng thành phía Đông; cạnh Nam được giới hạn bởi Đoan Môn; cạnh Bắc gần sát Hoàng thành phía Bắc và đương nhiên cũng gần sông Tô Lịch; còn cạnh Tây nằm ở bên trong chùa Khán Sơn, gần vườn Tây Cấm (khu vực chùa Một Cột ngày nay), tức là chưa tới đường Hùng Vương. Tòa thành lâu nay được nhiều người quan niệm là Hoàng thành, nhưng tư liệu bản đồ và tư liệu thư tịch cổ xác nhận đây là tòa thành nằm trong Hoàng thành, Cung thành, Long Phượng thành hay Phượng thành là tùy từng thời kỳ và hoàn cảnh cụ thể. Vì quan niệm như vậy nên chúng tôi cho rằng khu di tích khảo cổ học chúng ta đang khai quật ở 18 Hoàng Diệu nằm gọn ở bên trong Cung thành hay Cấm thành. Đương nhiên một khu di tích đã nằm trong Cấm thành thì cũng có nghĩa là nó nằm trong Hoàng thành, nhưng chắc chắn phải là trung tâm của Hoàng thành, chứ không thể gọi là phía Tây Hoàng thành như nhiều nhà nghiên cứu xác định lâu nay. Kết quả khai quật khảo cổ học với sự phát lộ của những công trình kiến trúc đồ sộ, bộ sưu tập hiện vật hết sức phong phú, độc đáo, nhất là một tập hợp các đồ ngự dụng là cơ sở xác thực xác nhận khu vực khai quật 18 Hoàng Diệu nằm trong Cung thành hay Cấm thành Thăng Long các thời Lý, Trần, Lê.

Đây là vấn đề tưởng như hết sức gay cấn[17], nhưng thật ra đã được các nhà địa lý học lịch sử đời Nguyễn nghiên cứu kỹ lưỡng, đưa ra những kiến giải khá thống nhất và theo chúng tôi là có sức thuyết phục. Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872), người Hà Nội gốc trong sách Đại Việt địa dư toàn biên từng chỉ rõ: “Căn cứ vào bản đồ thành Thăng Long đời Hồng Đức, thì thành này hình như thước thợ mộc. Ba mặt Đông, Nam, Bắc vuông vắn, mặt Tây và Nam dài bằng một nửa. Cửa Đông bắt đầu từ thôn Đức Môn (trước là thôn Đông Môn) tổng Đồng Môn theo hướng Bắc đến sông Tô Lịch đi bờ bên Tả qua cửa Bắc về phía Tây đối với phường Nhật Chiêu, theo về phía Nam là cửa Bảo Khánh, theo hướng Nam đến phía trước bên Hữu Văn Miếu, lại đến phía sau qua sang bên Tả là Cửa Nam, đi thẳng về phía Đông. Đấy là dấu cũ thành Thăng Long. Ở giữa là Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu điện Kính Thiên là điện Chí Kính, bên Tả là điện Vạn Thọ. Bên Hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên Tả là Đông Trường An. Trong có suối Ngọc. Ngoài Cung thành là Hoàng thành. Về bên Đông phía trước là Thái Miếu, phía sau là Đông Cung. Bên Tây qua núi Khán Sơn là điện Giảng Võ. Lại về phía Tây là đền thờ Linh Lang. Trường thi hội đều ở đấy. Hoàng thành, Cung thành đều xây bằng gạch”[18].

Tư liệu thư tịch và tư liệu khảo cổ học cũng góp phần xác định thêm là khu vực Cung thành, Cấm thành hay Phượng thành Thăng Long suốt thời Lý – Trần cho đến Lê hầu như không có sự thay đổi thật đáng kể. Chỉ có vào năm 1490 vua Lê Thánh Tông cho đắp rộng thêm Phượng thành, mở rộng 8 dặm ra phía ngoài trường Đấu Võ[19]. Tấm bia Trùng tu Huy Văn điện Dục Khánh tự bi do Dương Bá Cung soạn năm Tự Đức thứ 17 (1864) đặt ở chùa Huy Văn cho biết khu vực Ngọc Hà hiện nay là chỗ luyện tập võ nghệ xưa (Ngọc Hà diễn xứ cố võ)[20]. Vua Lê Thánh Tông thuở sinh thời thường lên Khán Đài trên núi Khán Sơn để xem diễn võ nên mới có tên núi và tên chùa Khán Sơn. Khán Sơn nằm ở khu vực đường Hùng Vương, trước cổng Phủ Chủ tịch hiện nay thì trước năm 1490, Phượng thành nằm ở phía trong đường Hùng Vương, còn sau năm 1490 Phượng thành mới được mở rộng về phía Tây (có nghĩa là sau năm 1490 Phượng thành đã được mở rộng ra phía ngoài đường Hùng Vương). Phượng thành năm 1490 được mở rộng đến đâu và như thế nào cũng còn là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên cũng có thể tin như những giải thích gần đây của một số chuyên gia nghiên cứu về Hà Nội rằng “đoạn tường thành mới đắp thêm (dang dở hoặc đã hoàn thành) nối Phượng thành với thành Thăng Long về phía Tây, có lẽ đã thể hiện sự mở rộng này”[21]. Đấy là đoạn thành (hay một hệ thống gò) chạy từ Thủ Lệ cho đến Kim Mã. Nếu giả thiết này đúng và tấm bản đồ Thiên hạ bản đồ (A1362) chú thích đấy là thành Thăng Long là chính xác, thì cũng có thể tin là đoạn thành này chỉ là cải tạo đoạn thành đã có từ thời Lý – Trần, vì sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết khá cụ thể rằng việc Lê Thánh Tông cho mở rộng Phượng thành là dựa theo quy mô thời Lý – Trần (Quảng trúc Phượng thành nhân Lý Trần chi chế dã)[22]. Nhiều tư liệu khác cũng cho phép dự đoán thành Thăng Long thời Lý – Trần chỉ chạy đến khu vực này mà không bao gồm cả Giảng Võ, Ngọc Khánh.

Điều cần phải giải thích rõ là kể từ sau năm 1490, tuy Phượng thành được mở rộng về phía Tây nhưng trung tâm chính trị của triều đình Lê Thánh Tông hầu như vẫn không có sự chuyển dịch. Tại khu vực mới được mở rộng Lê Thánh Tông cho xây thêm điện Danh Bảo (hay Thạch Thất) và lập vườn Thượng Lâm phục vụ cho nhu cầu ăn chơi, thưởng ngoạn. Việc mở rộng thêm Phượng thành của Lê Thánh Tông đã được sử sách chép rất rõ, hoàn toàn không phải là để chuyển trung tâm chính trị sang đấy mà chủ yếu là quy gọn lại trường Đấu Võ vào khu vực Giảng Võ hiện nay và tạo ra một khu đệm, bảo vệ an toàn cho khu trung tâm chính trị đầu não của vương triều. Hình như thế cho nên khu này không được tập trung xây dựng và bước sang đầu thế kỷ XVI, chế độ Trung ương tập quyền của nhà Lê nghiêng ngả và sụp đổ, thì khu vực này lại càng ít được quan tâm hơn. Có lẽ vì lý do này mà phía Tây Phượng thành mặc dù có mấy chục năm được tích hợp vào Phượng thành mà không để lại được dấu ấn gì đáng kể.

Cũng không thể không quan tâm đến sự kiện vào năm 1514 – 1416 vua Lê Tương Dực cho “đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Trấn Vũ chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ; từ phía Đông đến phía Tây Bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp Hoàng thành dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang”[23]. Đoạn thành này nằm phía ngoài sông Tô Lịch mà dấu tích còn lại là các đường Thụy Khê, Quán Thánh… Sự kiện này xác định rõ phạm vi và vị trí của Hoàng thành Thăng Long trước năm 1514, mà nó cũng đồng thời là cái mốc đánh dấu sự tàn lụi của Hoàng thành Thăng Long. Cũng ngay trong năm Hoàng thành vừa được đắp mới thì vua Lê Tương Dực bị giết chết, Trần Cảo chiếm kinh thành, triều đình biến loạn triền miên và Mạc Đăng Dung đã lợi dụng cơ hội đó phế bỏ nhà Lê lập ra nhà Mạc. Chế độ Trung ương tập quyền sụp đổ, hỗn chiến phong kiến triền miên… Thành Thăng Long vì thế mà ngày một điêu tàn.

Hoàng thành Thăng Long kể cả từ thời Lý, Trần cho đến Lê đều được chia thành hai khu tương đối độc lập là khu Chính trị và khu Quân sự. Khu Chính trị là khu đặc biệt quan trọng của triều đình được bảo vệ nghiêm ngặt và mức độ nghiêm ngặt càng ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của chế độ Trung ương tập quyền. Khu Quân sự đương nhiên phải lấy các hoạt động học hành, luyện tập, thao diễn quân sự của quân đội là chính, nhưng cũng có các cung điện, lầu gác, hành cung, chùa quán, vườn Thượng uyển, danh lam thắng cảnh, kho tàng của nhà nước… phục vụ cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, thưởng ngoạn của hoàng đế, hoàng gia và triều đình. Trong khu này chắc chắn có các dinh thự của quan lại, có khu gia binh, thậm chí có cả khu vực sinh sống và sản xuất của những người làm việc và phục dịch trong kinh thành. Tài liệu thư tịch nói đến những phường phố hay tài liệu khảo cổ học, tư liệu điều tra điền dã xác nhận có không ít những dấu tích của cuộc sống và sinh hoạt bình dân trong khu vực Hoàng thành phía Tây cũng không phải là điều khó hiểu. Đó là chưa nói đến tình trạng khu vực này bị bỏ hoang phế từ lâu và cũng từ rất sớm đã bị gạt hẳn ra khỏi vùng Hoàng thành.

Công việc khảo sát thực địa của chúng tôi được triển khai trên cơ sở những phân tích và đoán định này và may thay kết quả khảo sát không những không mâu thuẫn mà lại hoàn toàn thống nhất, đã làm rõ ràng hơn, cụ thể hơn về vị trí, diện mạo của một vùng Hoàng thành và Cung thành Thăng Long trong lịch sử[24].

Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển, các nhà thiết kế và thi công tòa thành Thăng Long dần dần cũng hướng tới mô hình “tam trùng thành quách”, nhưng hoàn toàn không phải là sự sao chép hay rập khuôn theo nguyên mẫu của Trung Quốc, mà là sự tận dụng, thích ứng và nương theo địa hình gò bãi, sông nước, đầm hồ của vũng ngã ba Nhị Hà – Tô Lịch. Mục đích nhất quán của Lý Thái Tổ và các vương triều Lý, Trần, Lê là tạo dựng kinh thành tầm thế, thoáng rộng, đủ làm chỗ ở của đế vương giữa trung tâm đất nước, làm nơi “thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long không chỉ là vòng thành bao lấy Cung thành, tạo độ nghiêm cẩn và bảo vệ cho Cung thành ở bên trong, mà Hoàng thành còn bao lấy cả các khu luyện quân, giảng võ, khu đền, đài, cung, quán, kho tàng, khu vườn Thượng uyển với các danh lam thắng cảnh phục vụ nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng cung đình. Hoàng thành Thăng Long vì thế cần phải được nhìn nhận một cách thực tế và linh hoạt, không nên gò bó theo mô hình “tam trùng thành quách” một cách cứng nhắc hay quy về các mẫu tiêu biểu như thành Bắc Kinh thời nhà Minh ở Trung Quốc hay thành Huế thời Nguyễn ở Việt Nam. Nghiên cứu thành Thăng Long, theo chúng tôi không thể không nhận diện một cách rõ ràng hai khu vực Hoàng thành và Cung thành với những chức năng cụ thể của chúng, trong đó khu vực Cung thành bao giờ cũng là trung tâm chính trị đầu não quan trọng nhất. Cung thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê tuy cũng có mở rộng hay thu hẹp qua từng thời kỳ, nhưng về cơ bản vẫn là thành nhà Nguyễn sau này. Có thể nói là thành Hà Nội thời Nguyễn được xây dựng trên khu vực Cung thành hay Cấm thành, Long thành, Phượng thành, Long Phượng thành các thời Lý – Trần – Lê. Vì thế khu vực 18 Hoàng Diệu mà chúng ta đang tiến hành khai quật khảo cổ học không phải là khu vực phía Tây Hoàng thành như một số tài liệu đã công bố, mà chính là Cung thành/Cấm thành, hay có thể nói cụ thể hơn là khu vực phía Tây ở bên trong Cung thành/Cấm thành. Đấy là khu vực không thể không giữ bằng mọi giá.

Bài in trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2/2005, tr.10-15.

[1] Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,1993, Tập I, tr.141.
[2] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.244.
[3] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.247, 271; Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb. Khoa học xã hôi, Hà Nội, 1997, tr.311.
[4] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.241.
[5] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.248.
[6] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.248.
[7] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.251.
[8] Việt sử thông giám Cương mục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tập I, tr.303.
[9] Việt sử lược, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1960, tr.89.
[10] Sách chép rõ “Thăng Long Phượng thành” (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.12).
[11] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.19.
[12] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.399.
[13] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.430-432.
[14] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập I, tr.248.
[15] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập I, tr.254.
[16] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.244.
[17] Vì gần đây có quá nhiều ý kiến xung quanh vấn đề phạm vi và vị trí của Hoàng thành Thăng Long.
[18] Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, Đại Việt địa dư toàn biên, Viện Sử học và Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1997, tr.177-178. Sách Đại Nam nhất thống chí và nhiều bộ sách lịch sử thời Nguyễn cũng đồng quan niệm về tòa thành Thăng Long với Phương Đình Nguyễn Văn Siêu.
[19] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.508.
[20] Tuyển tập văn bia Hà Nội, Quyển II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tr.10.
[21] Nguyễn Thừa Hỷ, Về phức hợp thành Thăng Long, Bài viết tham gia nghiên cứu thành Thăng Long, 2004. PGS.TS Đỗ Văn Ninh cũng có kiến giải tương tự PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ về đoạn thành này.
[22] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.508.
[23] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.79.
[24] Xin tham khảo các bài viết của Nguyễn Ngọc Phúc, Phạm Đức Anh (về khu vực phía Tây), Tống Văn Lợi, Hà Duy Biển (về khu vực phía Nam), Vũ Đường Luân (về khu vực phía Đông) và Nguyễn Thị Bình (về khu vực phía Bắc) đã trình bày trong Hội thảo tổ chức tại Viện Khảo cổ học các ngày 27 và 28 tháng 7 năm 2004.

15 tháng 10 2017

Kiến trúc phát triển mạnh dưới thời nhà Lý và chịu ảnh hưởng của Phật Giáo rất sâu đậm .cung điện , lâu đài ,thành quách và chùa tháp được xây dựng với quy mô lớn . Thành Thăng Long là một công trình xây dựng lớn trong các triều đại phong kiến .Thành gồm hai vòng dài khoảng 25km .Trong hoàng thành có những cung điện cao đến bốn tầng

Lý Công Uẩn lên ngôi vua , sáng lập vương triều Lý(1009-1225) tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ngày 2-11 Kỷ Dậu(21-11-1009) .Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La đổi tên là Thăng Long. Ngay trong mùa thu năm đó , nhà Lý đã khẩn trương xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của vua , triều đình và hoàng gia .Trung tâm là điện Càn nguyên , nơi thiết triều của nhà vua, hai bên là điện Tập Hiền và Giảng Võ , phía sau là điện Long An , long Thụy làm nơi vua nghỉ . Đến cuối năm 1010 , 8 điện 3 cung đã hoàn thành .Những năm sau , một số cung điện và chùa tháp được xây dựng thêm . Một vòng thành được bao quanh các cung điện cũng xây đắp trong năm đầu , gọi là Long Thành hay Phượng Thành .Đó chính là Hoàng Thành theo cách gọi phổ biến về sau này . Thành đắp bằng đất , phía ngoài có hào , mở 4 cửa : Tường Phù ở phía đông , Quảng Phúc ở phía tây , Đại hưng ở phía nam , Diệu Đức ở phía bắc .Trong Long Thành có một khu vực được đặc biệt bảo vệ gọi là Cấm Thành là nơi ở và nghỉ ngơi của vua và hoàng gia . Trong đời Lý , các kiến trúc trong Hoàng Thành còn qua nhiều lần tu sửa và xây dựng thêm .Long Thành và Cấm Thành là trung tâm chính trị của kinh thành .Phía ngoài cùng với một số cung điện và chùa tháp là khu vực cư trú , buôn bán , làm ăn của dân chúng gốm các bến chợ , phố phường và thôn trại nông nghiệp . Một vòng thành bao bọc toàn bộ khu vực này bắt đầu được xây đắp từ năm 1014, gọi là thành Đại la hay La Thành . Trong những biến loan cuối thời Lý , Hoàng Thành bị tàn phá nặng nề . sau khi thành lập , nhà Trần phải đắp lại thành , xây lại các cung điện , nhưng vị trí qui mô của Hoàng Thành , thường gọi là Long Phượng Thành không thay đổi .

Thời Lê sơ,Hoàng Thành nhiều lần được tu bổ và mở rộng thêm mà trung tâm điểm là điện Kính Thiên dựng năm 1428 xây dựng lại năm 1465 với lan can bằng đá chạm rồng năm 1467 nay vẫn còn trong thành Hà Nội . Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) , vua Lê Thánh Tông định bản đồ cả nước gồm 13 thừa tuyên Và phủ Trung Đô tức thành Đông Kinh thời Lê sơ. Tập bản đồ thời Hồng Đức thứ 21 (1490), vua Lê Thánh Tông định bản đồ Hống Đức còn lại đến nay đã qua nhiều lấn sao chép lại về sau ,nhưng vẫn là tập bản đồ xưa nhất của nước Đại Việt sang thời Nguyễn , thành Hà Nội do vua Gia Long xây năm 1805 theo kiểu Vauban không những hạ thấp độ cao mà còn thu nhỏ qui mô so với Hoàng Thành của Thăng Long xưa . Tuy nhiên trục trung tâm Đoan Môn Kính Thiên của Hoàng Thành Thăng Long thời Lê vẫn không thay đổi và trên trục này thêm cột cờ, Cửa bắc thời Nguyễn

Kiến trúc thời Lý phục vụ Phật Giáo , rất nhiều Quốc Tự được xây dựng .Phong cách thống soái là hoành tráng , đồ sộ.Chùa một cột ( Chùa Diên Hựu)được xây dựng ở Thăng Long với quy mô lớn hơn ngôi chùa đã có trước đó ở Hoa Lư và với sự cách điệu tuyệt diệu . Việc xây dựng các chùa tháp rất được coi trọng . Năm 1031 Lý Thái Tông cho xây dựng 950 ngôi chùa .Năm 1056 Lý Thánh Tông lập chùa Sùng Khánh ở phường Báo Thiên, phải dùng 11 ngàn cân đồng để đúc chuông chùa , năm sau lại dựng Tư Thiên Bảo Tháp trước chùa Báo Thiên ,cao vài chục trượng (khoảng 50-60 m)và có 30 tầng . Ngoài ra còn có nhiều chùa tháp khác cũng đồ sộ và huy hoàng không kém .

Chùa Báo Ân và tháp Báo Thiên cao khoảng 70m .Chùa Phật Tích- Bắc Ninh , chùa Long Đọi –Hà nam , Chùa Bà Tấm – hà Nội ,chùa Quảng Giáo –Quảng Ninh đều là những chùa lớn .

Kiến trúc chùa tháp thời Lý đều to lớn , cao . Các chùa thường nằm trên đỉnh núi cao .cấu trúc và bố cục chùa tháp đơn giản , chỉ gồm một ngôi chùa chính và một ngọn tháp lớn có đáy vuông .Điều này phản ánh tư tưởng giản dị , phóng khoáng của người thời Lý .Trang trí tháp chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Chăm , với các hình chim thần ( Garuda ), nữ thần đầu người mình chim , có lẽ do việc bắt những tù binh Chăm sau cuộc nam chinh của Lý Thánh Tông. Vì thế ấn tượng của ngọi chùa Lý rất độc đáo : Vùa tôn nghiêm , hùng vĩ , đường bệ bởi không gian và đường sống kiến trúc , vùa phóng khoáng lãng mạn bởi gần thiên nhiên, vừa sinh động , lý thú với các trng trí mang hơi hướng Chăm .

Chùa Một Cột hay chùa Mật ( gọi theo Hán Việt là Nhất Trụ Tháp ) còn có tên khác là Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài ( Đài hoa sen ) , là môt ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội .Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam .

Chùa được khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm 1049 .Chùa chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa Hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen . Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý thái Tông (1028-1054)và theo gợi ý của nhà sư Thiền Tuệ .vào năm 1049 vua đã mơ thấy được Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa . Khi tỉnh dậy,nhà vua kể chuyện đó lại cho bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa , dựng cột đá như trong chiêm bao , làm tòa sen của Phật Bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ , vì thế chùa mang tên Diên Hựu .

Đến năm 1105 , vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai tháp lợp sứ trắng . Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ lan sai bày tôi đúc một cái chuông rát to ,nặng đến môt vạn hai nghìn cân , đặt tên là Giác Thế Chung ( quả chuông thức tỉnh người đời ).Đây được xem là một trong tứ đại khí- bốn công trình lớn của Việt nam thời đól là : Tháp Báo Thiên ,chuông Qui Điền , vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm . Giác Thế Chung đúc xong nặng quá không treo lên được , để dưới mặt đất thì đánh không kêu .Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ , ruộng này có nhiều rùa , do đó có tên là La Quy Điền chuông (chuông ruộng rùa ).

Đến thế kỷ 15 , giặc Minh xâm lược , chiếm thành Đông Quan ( Hà Nội ).Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân lam Sơn ra đánh ,vây thành rất gấp .quân Minh thiếu thốn vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn sai người đem phá chuông Quy Điền lấy đồng .Quân Minh thua trận , nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa .

Đến thời nhà Trần , chùa đã không phải là ngôi chùa nhà Lý nữa vì sách cũ đã ghi : Năm 1249 :”…mùa xuân , tháng giêng , sửa lại chùa Diên Hưu ,xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ…” chùa đã qua nhiều đợt tu sửa .Đợt tu sửa chữa lớn vào năm Thiên Ứng Chính Bình 18 ( 1249 ) gần như phải làm lại toàn bộ. Thời Lê ,triều đình nhiều lần cho tu sửa , thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá . Năm 1838, tổng đốc Hà Ninh Đặng Văn Hòa tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường , hành lang tả hữu ,gác chuông và cửa tam quan . Năm 1852, bố chính Tôn Thất Giáo xin đúc chuông mới . Năm 1864 , tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu , làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ tòa sen , chạm trổ thêm công phu tráng lệ . năm 1954 ,trước khi rút khỏi Hà Nội , quân Pháp đã đặt mìn phá đổ chùa . Sau ngày tiếp quản thủ đô , Bộ văn hóa đã cho tu sửa chùa một cột theo đúng kiểu mẫu cũ để lại từ thời Nguyễn .

Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan , với ba chữ “:Diên Hựu Tự “ , là một ngôi chùa mới được xây dựng phụ vào với chùa Một Cột , xây khoảng đầu thế kỷ 18 .

Chùa Phật Tích ( Phật Tích Tự ) còn gọi là chùa Vạn Phúc ( Vạn Phúc Tự ) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía nam núi Phật Tích ( còn gọi núi Lạn Kha , non tiên ), xã Phật Tích , huyện Tiên Du , tỉnh Bắc Ninh . Trong chùa có tượng Đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích được công nhận là di tích Lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia .

Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ tư ( 1057 ) với nhiều tòa ngang dãy dọc . Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý . Ngôi chùa vào thời nhà Lý hiện nay không còn nữa .

Năm 1066 , vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một ngôi tháo cao . sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó có bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng . để ghi nhận sự xuát hiện kỳ diệu của bức tượng này , xóm Hỏa Kê ( cạnh chùa ) đổi tên thành thôn Phật Tích .

Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ bảy ( 1686 )ca ngợi vẻ đẹp của cạnh chùa :” Đoái trông danh thắng đất Tiên Du , danh sơn Phật Tích , ứng thế ở Càn Phương( hướng Nam ) có núi Phượng Lĩnh bao bọc , phía tả Thanh Long nước chảy vòng quanh . Phía Hữu Bạch Hổ núi ôm , trên đỉnh nhà khai bàn đá …”

Năm 1071 , vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ “Phật” dài tới 5m , sai khắc vào đá đặt trên sườn núi . Bà Nguyên Phi Ỷ lan có đóng góp quan trọng trong bưởi đầu xây dựng chùa Phật Tích .

Vào thời nhà Lê , năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông , năm 1686 , chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn , có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc Tự .

Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại su đó được gần 300 năm .kháng chiến thực dân Pháp bùng nổ và Chùa bị tàn phá nhiều . Chùa đã bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947 .

Khi hòa bình lập lại (1954)đến nay , Chùa Phật Tích được khôi phục dần . năm 1959 , bộ văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A Di Đà bằng đá quý giá .Tháng 4 năm 1962 , nhà nước công nhận chùa Phật tích là Di tích Lịch Sủ văn hóa .

Chùa được kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc“ , sân chùa là cả một vườn hoa mẫu Đơn rực rỡ . Bên phải Chùa là miếu thờ Đức Chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này .

Cho tới nay , Chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách , 5 gian bảo thờ Phật , Đức A Di Đà cùng các vị Tam Thế Phật , 8 gian nhà tổ , và 7 gian nhà thồ Thánh Mẫu .

Ngôi Chùa có kiến trúc của thời Lý , thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi .các nền hình chữ nhật dài khoảng 60m rộng khoảng 33m , mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật .

Chùa Dạm căn cứ vào các thư tịch cổ , Chùa Dạm được Vua Lý Nhân Tông (1072-1127 ) cho xây dựng vào năm Quang Hựu thứ hai ( 1086 ).Để tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công trình , vua cho đào ngòi Con Tên từ chân núi Lãm Sơn chạy thẳng ra sôngĐuống .Năm 1087 , “Vua ngự đến chùa Lãm Sơn , đến đêm ban yến cho các quan .Vua làm 2 bài Lãm Sơn dạ yến” công trình làm trong 9 năm mới xong .Vua ban tên Chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, lại thân đề biển bằng chữ triện .

Năm long phù nguyên hóa thứ 5 (1105) , Vua Lý Nhân Tông cho xây thêm ba tháp đá nữa .Chùa làm xong(1094), vua ban 300mẫu ruộng tự điền để nhà chùa có hoa lợi hương khói và 7 gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng mở cửa chùa.

Chùa đặt ở sườn núi phía nam của dãy Lãm Sơn , chính giữa ngọn cao nhất .Núi Rùa làm tiền án , ngòi Con Tên làm Minh Đường bên tả có thanh Long ,bên hữu có Bạch Hổ chầu về .Chùa Dạm hội tụ đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy . Chùa dựa hẳn vào sườn núi và 4 lớp nền đá trườn theo sườn núi vừa tôn tầm cao công trình vừa tạo dáng vẻ uy nghi êm hài hòa với cảnh quan thiên nhiên chung quanh . hơn nữa tránh được nạn lụt lội ở vùng “rốn nước “ Quế Võ lắm đồng sâu ruộng trũng . chiều dài của lớp nền 120m , chiều rộng 70m ( Chùa Phật Tích là 100m và 60m ).Tổng cộng diện tích gần 8000m vuông ,Bốn lớp nền được bó ghép bằng đá tảng (mỗi viên có kích thước 50×60 cm) các lớp đá được cấu tạo choãi chân đế ,chếch khoảng 70 độ ,và có độ cao 5-6m .

Chùa Long Đọi Sơn còn có tên chữ là Diên Linh Tự do Vua lý Thánh Tông và Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 .Đến đời Lý Nhân Tông nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121.

Sau ba trăm đứng vững thì đến đầu thế kỷ XV , khi giặc Minh xâm lược nước ta , chùa và tháp bị phá hủy hoàn toàn .Riên bia thì không phá nổi , chúng đả lật đổ xuống bên cạnh núi , ngôi chùa đã trở nên hoang phế hoàn toàn . Mãi đến năm Tự Đức thứ 13 ( 1860 ) nghĩa là 170 năm sau khi giặc Minh tàn phá nhân dân trong vùng mới cho sửa sang lại Thượng Điện , Tiền Điện , gác chuông , nhà tổ …đến năm 1864 , chùa lại tiếp tục sửa hành lang , đúc tượng Di Lặc , đúc khánh đồng và đúc khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ trì xây dựng hoàn chỉnh 125 gian , từ đó trở thành trường Bắc Kỳ Phật Giáo .Ngôi chùa này được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc . Tại tiền đường, thượng điện tượng Phật rất nhiều .hai bên Chùa là 18 gian hành lang thờ Thập bát La Hán .

Chùa Bà Tấm ( Dương Xá – Gia Lâm –Hà Nội )

Cụm di tích đền – Chùa Bà Tấm thuộc địa phận xã Dương Xá huyện Gia Lâm , ngoại thành Hà Nội . Di tích nằm ở phía đông và cách khu vực nội thành Hà Nội gần 20km .Từ trung tâm thành phố , qua cầu Chương Dương , theo quốc lộ 5 đi Hải Phòng khoảng 8km thì đến địa phận xã Dương Xá .Di tích nằm bên trái , liền kề đường quốc lộ . Theo sử sách và truyền thuyết dân gian , cụm di tích đền – chùa Bà tấm được xây dựng từ thời Lý , sự ra đời của di tích gắn liền với Nguyên Phi , Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan – một nhân vật kiệt xuất của vương triều nhà Lý .Sử cũ cho biết Nguyên Phi Ỷ lan giỏi việc trị nước ( hai lần nhiếp chính ), khiến nhân tâm hòa hợp , đất nước thanh bình , dân gian sùng phật , tôn bà là Phật Bà Quan Âm .

Cụm di tích chùa – đền Bà Tấm vốn được xây dựng trên một gò đất cao, rộng, nằm bên hữu ngạn dòng sông Thiên Đức nổi tiếng(phía bên tả ngạn là chùa Báo Ân thời Trần ,gắn liền với cuộc đời tu hành của vua Trần Nhân Tông ) . Trải qua quá trình tồn tại , mặt bằng di tích có nhiều thay đổi , hiện nay còn có chùa , đền và nhà thờ Mẫu cùng một số đơn nguyên kiến trúc kề cận .

31 tháng 10 2017

Đế quốc Mông Cổ từng tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người. Khởi đầu trên các thảo nguyên Trung Á, đế quốc cuối cùng đã trải dài từ Đông Âu đến biển Nhật Bản, bao gồm nhiều phần rộng lớn của Siberi ở phía bắc và khuếch trương về phía nam đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran, và Trung Đông. Ở thời điểm tối cường, đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km (6.000 mi), diện tích lãnh thổ lên tới 24.000.000 km2 (9.300.000 sq mi), tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất, và thống trị 100 triệu thần dân.

Đế quốc Mông Cổ xuất hiện khi các bộ lạc Mông Cổ và Đột Quyết trên khu vực Mông Cổ lịch sử thống nhất đưới quyền lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn đã được tuyên bố là người cai trị của toàn thể người Mông Cổ vào năm 1206. Đế quốc phát triển nhanh chóng dưới quyền cai trị của ông cùng các hậu duệ vào sau này, họ đã tiến hành các cuộc xâm lược theo mọi hướng. Đế quốc liên lục địa rộng lớn này đã kết nối phương Đông và phương Tây với việc thi hành hòa bình kiểu Mông Cổ, cho phép mậu dịch, công nghệ, hàng hóa, ý thức hệ trở nên phổ biến và được trao đổi khắp lục địa Á-Âu.

Đế quốc bắt đầu phân liệt do hậu quả của các cuộc chiến tranh kế vị, khi các cháu nội của Thành Cát Tư Hãn tranh chấp về việc liệu dòng Đại hãn nên theo dòng của vị con trai kế vị Oa Khoát Đài (Ögedei), hay theo dòng của một trong số những người con trai khác của Thành Cát Tư Hãn như Đà Lôi (Tolui), Sát Hợp Đài (Chagatai), hay Truật Xích (Jochi). Dòng hậu duệ của Đà Lôi đã thắng thế sau một cuộc thanh trừng đẫm máu bè phái dòng hậu duệ của Oa Khoát Đài và dòng hậu duệ của Sát Hợp Đài, song tranh chấp đã tiếp diễn và thậm chí diễn ra ngay trong dòng hậu duệ của Đà Lôi. Khi một vị Đại hãn băng hà, các đại hội Hốt lý lặc thai(kurultai) kình địch có thể đồng thời bầu lên những người kế vị khác nhau, như trường hợp hai huynh đệ A Lý Bất Ca (Ariq Böke) và Hốt Tất Liệt (Kublai), họ đều được bầu làm Đại hãn và sau đó đã không những chỉ phải đối phó với nhau, mà còn đối diện với những thách thức từ những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn. Hốt Tất Liệt đã thành công trong việc đoạt lấy quyền lực, song nội chiến đã xảy ra sau đó khi Hốt Tất Liệt tìm cách giành lại quyền kiểm soát đối với hai dòng hậu duệ của Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài, song đã không thành công.

Vào thời điểm Hốt Tất Liệt băng hà năm 1294, Đế quốc Mông Cổ đã bị tan vỡ thành bốn hãn quốc hay đế quốc riêng biệt, mỗi một hãn quốc lại theo đuổi lợi ích và mục tiêu riêng của mình: Kim Trướng hãn quốc ở phía Tây Bắc, Sát Hợp Đài hãn quốc ở Trung Á, Y Nhi hãn quốc ở phía Tây Nam, và triều Nguyên ở khu vực Đông Á tương đương Trung Quốc ngày nay. Nhà Nguyên định đô tại khu vực Bắc Kinh ngày nay. Năm 1304, ba hãn quốc phía tây trong một thời gian ngắn đã chấp nhận quyền bá chủ của triều Nguyên, song đến khi triều đại này bị triều Minh của người Hán lật đổ vào năm 1368, đế quốc Mông Cổ đã chính thức tan rã.

2 tháng 4 2017

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

17 tháng 10 2016

a)  phong châu phú thọ: 2000TCN 
cổ loa: 257-208TCN 
phiên ngung: 207-111TCN 
mê linh: 40-43 
long biên: 541-602 
đại la: thế kỷ 8- 937 
loa thành: 939-967 
hoa lư: 968-1010 
thăng long: 1010-1400 

Kinh đô Thăng Long từ 1010-1400 là gồm có nhà trần và nhà lý, nhà lý kết thúc năm 1225.

b) B, Thăng Long là nơi thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.

     D, Thăng Long có địa thế hiểm yếu, thuận lợi cho việc bảo vệ đất nước.

17 tháng 10 2016

a) Tên các kinh đô của nước ta theo thứ tự thời gian từ thời Văn Lang đến thời nhà Lý là:

1.Phong Châu (Văn Lang)

2. Cổ Loa (Âu Lạc)

3. Hoa Lư (Đại Cồ Việt)

4. Thăng Long (Đại Việt)

b) Đáp án đúng là D. Thăng Long có địa thế hiểm yếu, thuận lợi cho việc bảo vệ đất nước.

4 tháng 9 2018

Phương Đông bước vào xã hội chiếm hữu nô lệ - xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại - tương đối sớm. Điều này cũng dễ hiểu. Như trên đã nói, nông nghiệp ở phương Đông ra đời sớm và giữ vai trò chủ đạo. Khi nông nghiệp phát triển thì tổ chức xã hội cũng phát triển, dẫn đến việc xã hội sớm phân hoá thành giai cấp và hệ quả là nhà nước sớm ra đời. Thời gian xuất hiện nhà nước phương Đông cổ đại sớm nhất (dưới hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ) là vào khoảng thế kỉ thứ IV TCN. Dĩ nhiên các nhà nước chiếm hữu nô lệ không ra đời cùng một lúc và cũng không chấm dứt cùng một lúc. Ra đời sớm nhất là nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập và Lưỡng Hà (thế kỉ thứ IV TCN), sau đó mới đến các nhà nước ở khu vực sông Ấn, sông Hằng và Hoàng Hà, Dương Tử (thế kỉ thứ III TCN). Về sự “lụi tàn” của các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông cũng tương tự. Nếu như đế quốc Ba Tư ở vùng Trung Cận Đông sụp đổ ngay từ thế kỉ thứ IV TCN thì nhà nước cổ đại Ấn Độ còn kéo dài mãi đến tận những thế kỉ đầu công nguyên.

31 tháng 8 2017

Trả lời:

Phương Đông bước vào xã hội chiếm hữu nô lệ - xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại - tương đối sớm. Điều này cũng dễ hiểu. Như trên đã nói, nông nghiệp ở phương Đông ra đời sớm và giữ vai trò chủ đạo. Khi nông nghiệp phát triển thì tổ chức xã hội cũng phát triển, dẫn đến việc xã hội sớm phân hoá thành giai cấp và hệ quả là nhà nước sớm ra đời. Thời gian xuất hiện nhà nước phương Đông cổ đại sớm nhất (dưới hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ) là vào khoảng thế kỉ thứ IV TCN. Dĩ nhiên các nhà nước chiếm hữu nô lệ không ra đời cùng một lúc và cũng không chấm dứt cùng một lúc. Ra đời sớm nhất là nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập và Lưỡng Hà (thế kỉ thứ IV TCN), sau đó mới đến các nhà nước ở khu vực sông Ấn, sông Hằng và Hoàng Hà, Dương Tử (thế kỉ thứ III TCN). Về sự “lụi tàn” của các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông cũng tương tự. Nếu như đế quốc Ba Tư ở vùng Trung Cận Đông sụp đổ ngay từ thế kỉ thứ IV TCN thì nhà nước cổ đại Ấn Độ còn kéo dài mãi đến tận những thế kỉ đầu công nguyên.

Chúc bạn học tốt!!!

31 tháng 8 2017

thanks bn nhìu nhavui

30 tháng 10 2016

undefinedundefinedundefinedundefined

mình chỉ được thế thôi

23 tháng 8 2017

Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả-rập độc chiếm. Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

Vào thời điểm đó, khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.

Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất. Người ta đã vẽ được nhiểu bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân. Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá ra những miền đất mới.

Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 - 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

Tháng 8 -1492, C. Cô-lôm-bô (1451 ? - 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã dẫn dến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

Tháng 7—1497, Va-xcô đơ Ga-ma ( 1469 ? - 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 -1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

Ph. Ma-gien-lan (1480 — 1521) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha.

Phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch loài người. Nó đã khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Tuy nhiên cùng với những yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lí đã nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.


30 tháng 8 2017

là đảo Bão Tố bạn nhéhihi