Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngược dòng lịch sử – Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long: Kỳ 2 “Hệ thống thành lũy”
19/05/2017 4,577 Xem
1. Thành của Lý Bí:
Năm 542, Lý Bí – một hào trưởng ở đất Thái Bình (Sơn Tây) tập hợp nhân dân nổi dậy chống ách đô hộ của nhà Lương. Sau khởi nghĩa thắng lợi (544) Lý Bí xưng đế (Lý Nam Đế), lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng Hà Nội[1], dựng chùa Khai Quốc – tiền thân của chùa Trấn Quốc ngày nay. Năm 545 nhà Lương đem quân sang đàn áp. Để chống lại quân Lương, Lý Bí đã cho “dựng thành luỹ bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch” (Lương thư); “Tháng 6 năm Đại Đồng thứ 11 (545)… quân Lý Bí có vài vạn người lập thành sách ở cửa sông Tô Lịch để chống lại quan quân” (Trần thư)[2]. Tòa thành này cùng vài vạn quân của Lý Bí không chặn được bước tiến của quân địch. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Khi (quan của Trần Bá Tiên) đến Giao Châu, vua đem ba vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch, vua chạy về Gia Ninh…”[3].
Về vị trí của tòa thành do Lý Bí đắp để chống lại quân Lương, không có tài liệu nào chép cụ thể. Đoạn ghi chép trong Lương thư, Trần thư nhắc tới ở trên chỉ cho biết ở cửa sông Tô Lịch. Vậy cửa sông Tô Lịch (lưu ý, đây là tài liệu đầu tiên nhắc đến con sông này) vào giữa thế kỷ VI nằm ở đâu? Trần Quốc Vượng trong bài khảo cứu Địa lý lịch sử miền Hà Nội (trước thế kỷ XI) nhận xét: “Hiện nay, ở cạnh làng Yên Thái (Bưởi), bên bờ Hồ Tây có một làng tên là Hồ Khẩu. Tên làng chứng tỏ rằng ngày xưa đầu sông Tô Lịch ở phía đó (sông Tô Lịch lấy nước từ Hồ Tây, chẩy về phía Cầu Giấy, Ngã Tư Sở rồi chảy mãi về nam). Nơi đó có thể là chỗ Lý Nam Đế xây dựng thành trì chống quân Lương. Nhưng thành trì đó nhất định không có quy mô to lớn và chắc chắn lắm vì Lý Bí xây dựng trong lúc rút quân vội vàng từ Chu Diên về, và sau đó lại rút ngay lên giữ thành Gia Ninh (Bạch Hạc, Việt Trì…”[4]. Sáu năm sau, trong bài Bàn thêm về thành Thăng Long thời Lý (Trần Quốc Vượng viết chung với Vũ Tuấn Sán) các tác giả lại xác định cửa sông Tô Lịch là khu vực phố Hàng Buồm – Chợ Gạo hiện nay[5] (thời Trần khu vực này có phường Giang Khẩu, cuối tháng 5 năm 1285 mũi thọc sâu của quân nhà Trần do Trung Thành Vương chỉ huy tập kích quân Nguyên ở đây, sau đổi thành Hà Khẩu).
Chúng ta đều biết sông Tô Lịch có hai cửa. Một cửa thông với sông Hồng mà chỗ hợp lưu vào khoảng phố Hàng Buồm – Chợ Gạo hiện nay, chảy về phía đông ven theo mặt nam Hồ Tây đến Bưởi (đoạn sông này đã được nhắc đến trong Giao Châu ký, không phải là đoạn sông mới được đào từ thời Lý – Trần như có người chủ trương). Một cửa thông với Hồ Tây tại Hồ Khẩu khu vực gần Bưởi hiện nay. Vì thế thật khó xác định thành do Lý Nam Đế đắp ở cửa sông Tô Lịch là thuộc cửa nào, Hồ Khẩu hay Giang Khẩu – Hà Khẩu? Với tình hình tư liệu hiện có thì câu hỏi này còn phải bỏ ngỏ.
2. Tử Thành của Khâu Hòa:
Năm 602 nhà Tùy phát đại quân xâm lược Vạn Xuân. Cuộc kháng chiến của Lý Phật Tử – Hậu Lý Nam Đế mau chóng thất bại, đất nước một lần nữa lại rơi vào ách cai trị của phong kiến Trung Hoa. Nhà Tùy khôi phục lại quận Giao Chỉ vốn được đặt từ thời Hán (tương đương vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày nay) và chuyển trung tâm từ Long Biên về Tống Bình (năm 607). Năm 618 nhà Đường thay thế nhà Tùy thống trị đất nước ta, khôi phục lại hệ thống châu, đặt Giao Châu tổng quản phủ kiêm quản mười châu, trong đó có Tống Châu là miền nội thành Hà Nội hiện nay. Thái thú Giao Châu là Khâu Hòa thần phục nhà Đường, được phong Giao Châu đại tổng quản. Năm 621 Đại tổng quản Khâu Hòa đắp Tử Thành (thành con) bên sông Tô Lịch chu vi 900 bộ – khoảng 1.674 mét (mỗi bộ tương đương 6 thước, mỗi thước bằng 31 cm).
Gạch “Giang Tây quân” – thời kỳ Đại La, thế kỷ VIII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Về vị trí của Tử Thành cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. C.L.Madrolle trong Guides Madrolle, Indochine du Nord xác định ở vùng Thủ Lệ, Quần Ngựa ngày nay. Nguyễn Khắc Đạm cũng xác định vị trí của ngôi thành này có nhiều khả năng ở vùng núi Cung vì vùng này cho đến nay vẫn được bao về ba mặt tây, bắc và đông bằng con đường hào còn dấu vết đứt quãng dưới dạng những đầm ao sát nhau liên tục. Mặt khác kích thước của vùng này cũng tương đối phù hợp với kích thước của Tử Thành[6].
Tử Thành tồn tại cho đến mãi sau này. Hơn hai thế kỷ sau, vào năm Hàm Thông thứ 3 (863) quân Nam Chiếu tấn công Tống Bình, tướng là Dương Tử Tấn đóng quân ở Tử Thành[7].
3. La Thành của Trương Bá Nghi:
Sau Tử Thành do Khâu Hòa đắp năm 621, nhiều người cho rằng không có toà thành nào khác được xây dựng mãi cho đến năm 767 khi Kinh lược sứ Trương Bá Nghi đắp La Thành. Gần đây (2000) Phạm Văn Kính chứng minh thực ra thì Trương Bá Nghi chỉ là người sửa sang thêm, còn La Thành đã phải có từ trước đó, cụ thể là vào năm 756 căn cứ vào ghi chép của Phan Huy Chú: “Đầu đời Chí Đức (756 – 757) đổi làm Trấn Nam đô hộ phủ, đắp La Thành, sau đổi làm An Nam đô hộ phủ”[8]. Theo Phạm Văn Kính điều này phù hợp với ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Trương Bá Nghi đắp lại La Thành” (nguyên văn: phục bồi trúc La Thành) hay Việt sử thông giám cương mục: “Trương Bá Nghi lại đắp La Thành” (nguyên văn: cánh bồi trúc La Thành), đều có nghĩa là đắp lại hoặc đắp thêm[9]. Tuy nhiên, dù thực tế có phải là như vậy thì một điều chắc chắn là La Thành phải đến Trương Bá Nghi mới thực sự là tòa thành để lại dấu ấn rõ rệt trong kiến trúc thành lũy Hà Nội thời Bắc thuộc.
La Thành ban đầu chỉ cao vài thước, nhỏ hẹp và không chắc chắn[10]. Năm 791 và 801 Đô hộ Triệu Xương và Bùi Thái sửa sang thêm La Thành. Năm 808 Trương Châu sửa lại La Thành, gọi là An Nam la thành cao 22 thước (6,82 mét), có ba cửa, trên có lầu; cửa Đông và cửa Tây có lầu ba gian, cửa Nam (là cửa chính) có lầu 5 gian; trong thành có 10 cung, hai bên tả hữu đại sảnh dựng lầu giáp trượng 40 gian để chứa vũ khí. Đây là toà thành đầu tiên có quy mô tương đối lớn.
Vị trí của tòa thành do Trương Bá Nghi đắp (hoặc sửa đắp) và sau này được sửa chữa nhiều lần nằm ở đâu? Đại La thành chí (do Phương dư kỷ yếu q.112 dẫn) nói rằng thành cũ do Trương Bá Nghi đắp và do Trương Châu sửa vốn ở phía nam sông[11]. Nhưng là sông nào? Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán theo Nguyên Hòa quận huyện chí (q.38, 3b-4a )[12] và nhiều tài liệu khác xác định đó là sông Tô Lịch. Nhưng cụ thể ở về phía nào thì chưa đưa ra kết luận dứt khoát. H. Maspero ngờ rằng di tích những luỹ đất còn sót lại cho đến nay ở miền đền Voi Phục là di tích “thành cũ Tô Lịch” (tức thành do Trương Bá Nghi đắp)[13]. Nguyễn Khắc Đạm, dựa vào địa thế sông Tô Lịch, vào hình thế đầm ao hiện đại và bản đồ Hồng Đức đoán định La Thành có giới hạn như sau: mặt tây cách sông Tô Lịch 360 mét, mặt bắc theo sát sông Tô Lịch, mặt đông gồm Ngọc Hà, mặt nam đại khái theo đường Đội Cấn (rất có thể con đường này đại khái được xây dựng theo tường thành phía nam của La Thành còn lại rồi san đi[14]. Tuy có những sai lệch nhất định nhưng các ý kiến đều cơ bản thống nhất La Thành nằm dịch về phía tây quận Ba Đình hiện nay.
La Thành được đắp để bao lấy Tử Thành. Danh từ La Thành vốn không phải là danh từ riêng như hầu hết các nhà Hà Nội học xác nhận. La có nghĩa là bao bọc, la thành là thành bao (ôm lấy) Tử Thành, rồi dần trở thành La Thành như một danh từ riêng.
4. Giao Châu thành của Lý Nguyên Hỷ:
Theo Giao Châu ký do Việt điện u linh tập dẫn, năm 824 Đô hộ Lý Nguyên Hỉ thấy ở phía bắc thành có dòng nước chảy ngược nên sai bói chọn đất để dời phủ trị. Cựu đường thư chép năm 825 Lý Nguyên Hỷ xin dời thành sang bờ bắc, nhưng được ít lâu lại trở lại chỗ cũ[15]. Con sông có dòng nước ngược chép ở trên chính là sông Tô Lịch (sử sách nhắc nhiều đến hiện tượng chảy ngược dòng của sông Tô Lịch). Về sau đô hộ Điền Trang hàng năm bắt dân nộp tiền làm lũy gỗ ở quanh thành. Năm 858 Đô hộ Vương Thức lấy tiền thuế một năm mua tre gỗ trồng quanh 12 dặm thành, đào hào, rào lũy, ngoài lại trồng tre gai. Vì vậy thành đó còn mang tên là thành Lặc Trúc[16]. Thành này còn có các tên gọi là thành Giao Châu hay thành Giao Chỉ và theo Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán thì đây chính là phủ thành đô hộ. Trong một số bộ sử phân biệt tòa thành do Trương Bá Nghi đắp là thành cũ, còn thành này là thành hiện tại – kim thành. Ông Nguyễn Khắc Đạm sử dụng thuật ngữ Kim Thành như một danh từ riêng.
Đĩa đèn dầu lạc men nâu – thời Đường, thế kỷ VIII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Về vị trí của tòa thành này, Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán xác định: Phía bắc thành là sông Tô Lịch; phía đông thành ở gần sông Hồng. Như thế, thành này nằm dịch hẳn về phía đông. Nguyễn Khắc Đạm cũng có ý kiến tương tự.
Như vậy, cho đến khoảng giữa thế kỷ IX tại khu vực nội thành Hà Nội hiện nay có tới ba tòa thành cùng đồng thời tồn tại. Đó là Tử Thành đắp từ thời Khâu Hoà (621), La Thành đắp từ thời Trương Bá Nghi (767) và Giao Châu thành đắp từ thời Lý Nguyên Hỉ (825). Tử Thành không thấy có tên gọi nào khác. La Thành do Trương Bá Nghi đắp các tài liệu về sau thường gọi là thành cũ sông Tô Lịch, Giao Châu thành hay Giao Chỉ thành gọi là Kim thành – thành hiện tại. Các nhà nghiên cứu lịch sử Hà Nội nhắc nhiều đến Tử Thành của Khâu Hòa và La Thành của Trương Bá Nghi, ít nhắc đến Giao Châu hay Giao Chỉ thành. Tuy nhiên, nhiều sử liệu đương thời xác nhận sự tồn tại của cả ba tòa thành. Sách Man thư chép về cuộc tấn công của quân Nam Chiếu năm 863 nhắc đến cả ba tòa thành này. Phàn Xước, người giúp việc văn thư cho Kinh lược sứ phủ An Nam đô hộ Thái Tập, tác giả sách Man thư mô tả khá kỹ về các sự kiện trên:
“Năm Hàm thống thứ 3, tháng Chạp, ngày 27 (đầu 863) giặc Man (Nam Chiếu) đến sát thành trì Giao Châu… Quân Hà Man đặt doanh trại ở thành cũ sông Tô Lịch…”
“Năm Hàm Thông thứ 4, tháng Giêng, ngày 23 (864), Thái Tập đứng trên thành dùng nỏ bắn được 200 tên… Ngày 7 tháng 2 thành bị hãm… Thái Tập bị trúng tên… những người tay chân đều chết hết cả… Kiện tướng Kinh Nam, Giang Tây, Ngạc, Nhạc, Tương Châu ước hơn 400 người mang mạch đao, cưỡi ngựa chạy đến ven bờ sông phía Đông thành. Đô ngu hậu Kinh Nam Nguyên Duy Đức, Quản đô hầu Đàm Khả Ngôn, Phán quan Giang Tây quân Truyền Môn bảo tướng sĩ rằng: “Các ngươi! Bến sông không có thuyền, xuống nước tất chết, cùng với anh em mỗi người giết được hai tên giặc Man chúng ta cũng được lợi rồi”. Bèn cùng đốc xuất nhau vào đông La thành, xúm vây ở cổng, một bên bày trường đao, một bên bày trường mã đánh bất ngờ, quân Man đang từ bên sông ngoài thành cưỡi ngựa vào cổng không phòng bị gì… khoảng hai ba nghìn tên giặc và vài ba trăm cỗ ngựa bị giết. Man tặc Dương Tư Tấn ở trong Tử Thành lúc canh một mới biết và ra cứu”.
Sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời Tống (cuối IX) cũng chép tương tự:
“Năm Hàm Thông thứ 4 (863), mùa Xuân, tháng Giêng, ngày Canh ngọ, quân Nam Chiếu vây hãm Giao Chỉ. Những người tay chân của Thái Tập đều chết… Kẻ liêu thuộc là Phàn Xước mang ấn vượt qua sông. Tướng sĩ Kinh Man, Giang Tây, Ngạc, Nhạc, Tương Châu hơn 400 trăm người đều đều chạy đến bến nước ở phía đông thành. Ngu hầu Kinh Nam là Nguyên Duy Đức bảo đám đông: “Chúng ta không có thuyền, xuống nước tất chết, chẳng thà quay lại về thành đánh quân Man, lấy một mạng đổi hai mạng giặc Man cũng còn có lợi”. Bèn quay lại thành vào cửa Đông La. Quân Man không phòng bị. Bọn Duy Đức thả binh lính giết hơn hai nghìn giặc. Đến đêm tướng Man là Dương Tư Tấn mới từ Tử Thành ra cứu. Bọn Duy Đức đều bị giết. Quân Nam Chiếu hai lần vây hãm Giao Chỉ vừa giết vừa bắt làm tù binh đến 15 vạn người. Chúng lưu lại 2 vạn quân, sai Dương Tư Tấn đóng ở Giao Chỉ thành”[17].
5. Đại La thành của Cao Biền:
Sử sách Trung Quốc có chép về sự kiện Cao Biền đắp La Thành (như Tân Đường thư (q.224 hạ), Tự trị thông giám (q.250, 25b) và cho biết thêm chu vi thành là 3.000 bộ (khoảng 5,58 km), trong có 40 vạn gian nhà. Việt sử lược chép cụ thể: “Biền đắp lại La Thành chu vi 1980 trượng 5 thước (6,139 km), cao 2 trượng 6 thước (8,06 m), chân thành rộng 2 trượng 6 thước (8,06 m), bốn mặt xây nữ tường (tường nhỏ xây trên thành lớn) cao 5 thước 5 tấc (1,7 m), 55 địch lâu (lầu vọng địch), 5 môn lâu (lầu xây trên cửa thành), 6 ủng môn (cửa tò vò, cửa nách), 3 ngòi nước, 34 con đường; lại đắp đê chu vi 2125 trượng 8 thước (6,589 km), cao 1 trượng 5 thước ( (4,65 m), chân đê rộng 3 trượng (9,3 m), lại dựng hơn 5 gian nhà”[18]. Đại Việt sử ký toàn thư về cơ bản chép như Việt sử lược, chỉ có khác biệt đôi chút.
Tượng đầu linh thú trang trí góc mái – thời kỳ Đại La, thế kỷ VIII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Về vị trí của thành Đại La, từng có nhiều ý kiến không thống nhất. Các nhà nghiên cứu phương Tây như Pelliot, CL.Madrolle, một số tác giả Việt Nam như Đào Duy Anh, Trần Huy Bá và tập thể tác giả sách Lịch sử thủ đô Hà Nội đều cho vị trí của thành Đại La do Cao Biền đắp là ở khu vực Quần Ngựa phía nam đường Hoàng Hoa Thám ngày nay. Quan điểm này trái ngược với ý kiến của Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán. Phủ định ý kiến của các tác giả trên Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán đưa ra bốn cơ sở:
– Nếu Cao Biền chỉ đắp lại An Nam la thành thì vị trí của thành đó về phía đông đã ở sát sông Hồng mà chu vi chỉ có hơn 6 km, cho nên không thể bao quanh cả một vùng từ bờ sông Hồng ở phía đông đến vùng Quần Ngựa ở phía tây được
– Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm hiện nay là do Cao Biền dựng ở cửa Đông ngoài thành bên bờ sông Hồng. Thần tích đền Bạch Mã, sách Việt điện u linh (viết đầu thế kỷ XIV), Lĩnh Nam chích quái đều khẳng định như vậy. Bấy giờ sông Hồng còn ăn sâu vào vào sát đền Bạch Mã hiện nay.
– Theo Hoàng Việt địa dư thì quán Huyền Thiên ở phường Đồng Xuân xưa (nay ở số 54 phố Hàng Khoai gần chợ Đồng Xuân) thờ Huyền Thiên Đại Đế, quán này lập từ thời thuộc Đường ở trong phủ thành.
Như vậy La Thành hay Đại La thành thời thuộc Đường về phía đông bao gồm một phần khu chợ Đồng Xuân và khu Hàng Buồm hiện nay và ở sát ngay bờ sông Hồng. Điều đó cũng phù hợp với sự kiện Lý Thái Tổ từ Hoa Lư dời đô ra thành Đại La đã đỗ thuyền ở dưới chân thành.
Ngói ống có đầu trang trí văn nhũ đinh, thời Đại La, thế kỷ VII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
– Theo truyền thuyết, vị thần xuất hiện ra cho Cao Biền thấy tự xưng là “thần khí thiêng đất Long Đỗ”. Long Đỗ chính là một tên khác của núi Nùng trên đó có điện Kính Thiên thời Lê hiện còn dấu vết ở trong thành Hà Nội ngày nay[19]
Nguyễn Khắc Đạm cũng cùng quan điểm với Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán, đồng thời chỉ định rõ thêm: mặt đông của thành Đại La sát với sông Hồng (sông Hồng lúc này còn ăn sát tới khoảng phố Hàng Ngang, Hàng Đào), theo sông Tô Lịch ở phía bắc, bao lấy núi Nùng ở phía tây (nhưng không cách xa quá núi Nùng), rồi quặt sang phía sông Hồng để nối với mặt đông. Tường thành phía tây có thể là tương đương với đường Hoàng Diệu hiện nay.
Đại La thành do Cao Biền đắp là để bao lấy Kim Thành (như trên đã nói Nguyễn Khắc Đạm dùng như danh từ riêng, trong khi Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán dịch nghĩa là thành hiện nay, còn tên gọi được nhắc đến trong sử sách là thành Giao Châu hay thành Giao Chỉ).
Như vậy, cho đến cuối thế kỷ IX, khu vực trung tâm Hà Nội hiện nay có hai hệ thống thành luỹ: hệ thống phía tây với Tử Thành (621) được bao bởi La Thành (767); hệ thống phía đông với Kim Thành hay Giao Châu thành, Giao Chỉ thành (825) được bao bởi Đại La Thành (866).
Gạch lát trang trí nổi hoa văn hình cá sấu bơi trong sóng nước, thời Đại La, thế kỷ VII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Những ý kiến trên gần như không có cứ liệu thực tế (thành luỹ) để chứng minh. Tuy nhiên, những lập luận trên cơ sở thư tịch cổ và vị trí một số kiến trúc cổ có thể đã có từ thời Đường cũng tỏ ra tương đối có sức thuyết phục. Việc thể hiện các thành luỹ này trên bản đồ vì thế vừa mang ý nghĩa phỏng đoán – mặt khác việc xác định vị trí và phạm vi của nó cũng mang tính tương đối.
Ngược dòng lịch sử – Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long: Kỳ 1 “Vài nét về vùng đất Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long”
12/05/2017 6,419 Xem
Vùng đất Hà Nội hiện nay nói chung, khu vực các quận nội thành nói riêng, là một trung tâm tụ cư sớm của người Việt cổ. Trên địa bàn Hà Nội các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều di chỉ văn hóa thời đại đồng thau, từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Tại khu vực các quận nội thành, tìm thấy ở vùng Quần Ngựa (Ba Đình), hồ Bẩy Mẫu (Hai Bà Trưng) các di chỉ thuộc thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên (sơ kỳ đồng thau, cách ngày nay 3.500 đến 4000 năm); ở vùng ven Hồ Tây (quận Tây Hồ), Ngọc Hà (quận Ba Đình) các di chỉ và hiện vật thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn (sơ kỳ sắt, cách ngày nay trên dưới 2.000 năm cho đến gần 3.000 năm).
Các loại Rìu đá – di chỉ Đình Tràng, xã Cổ Loa (khai quật khảo cổ năm 2010)
Khu vực trung tâm Hà Nội hiện nay thời vua Hùng, vua Thục thuộc về bộ Tây Vu[1]; thời thuộc Hán là huyện Tây Vu (do bộ Tây Vu thời dựng nước – nhà Hán chuyển thành) và huyện Phong Khê; thời thuộc Ngô – Tấn là huyện Vũ An và Nam Định đều thuộc quận (có khi đổi thành châu) Giao Chỉ, Giao Châu. Cho đến khoảng giữa thế kỷ V vùng trung tâm Hà Nội mới được đặt thành một đơn vị hành chính (khoảng đời Hiếu Vũ Đế nhà Lưu Tống (454 – 456), đó là huyện Tống Bình (sau đó đổi là quận). Quận Tống Bình ở thế kỷ V, VI gồm các huyện là Nghĩa Hoài, Tuy Ninh… Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung Quốc và tiến hành một số thay đổi hành chính trên vùng đất nước ta: đặt 5 quận, trong đó có quận Giao Chỉ – tức vùng Bắc Bộ gồm 9 huyện, trong đó có huyện Tống Bình. Năm 618 nhà Đường thay thế nhà Tùy cai trị Trung Quốc, đặt Giao Châu tổng quản phủ kiêm quản 10 châu, trong đó có châu Tống Bình (năm 621); năm 679 đặt An Nam đô hộ phủ gồm 12 châu, 59 huyện do chức Kinh lược sứ (sau đổi làm Tiết độ sứ) đứng đầu, bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ Đèo Ngang ra và thêm cả phần phía Nam hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc.
Ngói chữ nhật lợp góc mái trang trí mặt linh thú – thời kỳ Đại La, thế kỷ VIII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Đầu thế kỷ VII (năm 607) chính quyền đô hộ nhà Tùy chuyển trị sở của quận Giao Chỉ từ Long Biên (Bắc Ninh) về huyện Tống Bình. Huyện Tống Bình, trị sở của quận Giao Chỉ đời Tùy, tới năm 621 nhà Đường đổi là Tống Châu gồm ba huyện: Tống Bình (là châu trị), Hoằng Giáo (hay Hoằng Nghĩa), Nam Định. Đến năm 622 nhà Đường lại chia huyện Tống Bình, đặt thành hai huyện Giao Chỉ, Hoài Đức. Vậy huyện Giao Chỉ mà Tân Đường thư cho là trị sở của Giao Châu chính là một phần huyện Tống Bình cũ. Năm 623, Tống Châu gọi là Nam Tống Châu. Năm đầu hiệu Trinh Quán (627) nhà Đường bỏ Nam Tống Châu, cả ba huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức, Giao Chỉ lại nhập lại thành huyện Tống Bình, lúc này thuộc Giao Châu và là trị sở của Giao Châu. Còn tên huyện Giao Chỉ từ năm 627 trở đi lại được đặt cho đất Nam Từ Châu cũ (gồm ba huyện Từ Liêm, Ô Diên, Vũ Lập nay nhập thành huyện Giao Chỉ)[2]. Phương dư kỷ yếu cho rằng huyện Giao Chỉ đời Tùy là đất huyện Luy Lâu đời Hán, năm 621 đặt Giao Châu ở đó, lại tách đặt ba huyện Từ Liêm, Ô Diên, Vũ Lập đặt Từ Châu. Năm 623 gọi là Nam Từ Châu, năm 627 bỏ châu, ba huyện sáp nhập vào huyện Giao Chỉ. Năm 628 “dời huyện trị (Giao Chỉ) đến thành Giao Chỉ cũ nhà Hán, vẫn là trị sở Giao Châu. Năm đầu hiệu Bảo Lịch (825) dời châu trị đến huyện Tống Bình” [3]. Điều này sai. Trong hành trình từ Bắc Bộ nước ta sang Ấn Độ mà Giả Đam ghi lại đời Trinh Nguyên (785 – 805) có chép “Từ (phủ trị) An Nam đi qua Giao Chỉ, Thái Bình, hơn 100 dặm thì đến Phong Châu[4] (từ Hà Nội qua Hoài Đức sang sông đến Yên Lãng rồi đến Việt Trì (Gia Ninh, trị sở Phong Châu) – TQV). Vậy Giao Chỉ cuối thế kỷ thứ VIII không phải là trị sở Đô hộ phủ. Còn huyện Nam Định thì vốn có từ đời Ngô, đến đời Tùy bị sáp nhập vào huyện Tống Bình rồi đến năm 621 tách khỏi huyện Tống Bình làm thành một huyện thuộc Tống Châu, đến năm 627 Tống Châu bị bỏ thì Nam Định thành một huyện riêng thuộc Giao Châu, đất đai đại để ở dọc sông đào Phủ Lý (Hà Nam) và miền hữu ngạn sông Hồng[5]. (Đầu đời Nguyễn, Hà Nam còn là một bộ phận của Hà Đông và Hà Nội). Địa phận của huyện Tống Bình xưa là khá rộng lớn. Nó bao gồm một phần đất của các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên và đa phần Hà Nội (trừ hai huyện Sóc Sơn và Từ Liêm) bây giờ.
Giếng nước, thời Đại La – thế kỷ IX và được tái sử dụng vào thời Lý – thế kỷ XI (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Bình men xanh 4 quai thời Đường, thế kỷ VII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)
Năm 679 nhà Đường lập An Nam đô hộ phủ thì Tống Bình trở thành trung tâm của phủ An Nam đô hộ rộng lớn cho đến ngày Khúc Thừa Dụ khôi phục nền tự chủ. Họ Khúc, họ Dương đóng thủ phủ ở đây. Từ Ngô Quyền – nhà Ngô (939 – 965), qua Đinh (968 – 980) đến Tiền Lê (981 – 1009) kinh đô của quốc gia độc lập người Việt chuyển về Cổ Loa (Ngô), hay xây dựng đô thành mới Hoa Lư (Đinh, Tiền Lê) và vì thế thủ phủ Tống Bình có phần suy giảm. Tuy nhiên, nó vẫn đã là một thành thị và sẽ sống dậy, phát triển về chất, ở một tầm cao mới sau ngày Lý Công Uẩn định đô trở thành một trung tâm đầu não hành chính (quận, phủ) việc thiết lập các cơ sở làm việc (dinh thự) và bảo vệ nó (thành luỹ) cũng được tiến hành.
Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."
Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.
Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.
Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.
Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.
Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.
Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.
Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.
Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.
Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.
Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.
Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.
Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.
Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.
Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.
Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.
Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.
Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...
Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).
Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.
Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.
Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.
Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...
Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).
Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...
Mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa ra vào và cửa sổ. Phố xá yên tĩnh hơn. Sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối, sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da...). Dân cư ở khu phố cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một.
Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.
Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.
dài quá nhưng hay đấy bạn chắc bạn giỏi văn lắm !! ~^v^~
Nhân vật lịch sử tiêu biểu nào thời Bắc thuộc có quê hương ở Sơn Tây - Hà Nội là:
- Ngô Quyền
- Lý Bí (Lý Nam Đế)
Tham Khao
Mỗi chúng ta sinh ra đều có sứ mệnh của riêng mình. Ta sinh ra là một công chúa được vua cha hết mực yêu thương, dân chúng kính mến. Thế nhưng ta lại không hoàn thành sứ mệnh của mình, đẩy dân chúng và cảnh khốn khổ lầm than, trở thành kẻ tội đồ của cả đất nước. Ta là Mị Châu - con gái vua An Dương Vương. Sai lầm của ta chính là câu chuyện của vua cha, ta và Trọng Thủy.
Kế thừa sự nghiệp dựng nước và giữ nước của 18 vị Hùng vương, cha ta đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc rồi dời đô tới Phong Khê. Cha nhanh chóng bắt đầu xây thành, nhưng kỳ lạ là ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Ông sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xỉn thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, cha nói mình nhìn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đỉ tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!”. Mừng rỡ, cha rước cụ già vào điện, kính cẩn hỏi nguyên cớ xây thành bị đổ và được cụ hồi đáp “Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thì mới thành công”.
Sáng hôm sau, một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo rằng muốn xây được thành thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu xung quanh. Rùa Vàng giúp cha ta diệt trừ yêu quái, đến khi xây xong thành ở lại ba năm rồi rời đi. Cha luôn lo lắng thái bình cho nhân dân, vì vậy lúc chia tay, ông cảm tạ: “Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho cha ta, dặn lấy làm lẫy nỏ, giặc đến, cứ nhằm bắn thì sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Cha theo lời dặn, sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy gọi là nỏ thần Kim Quy.
Lúc bấy giờ ở đất Nam Hải, có Triệu Đà làm chúa, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng cha có nỏ thần, quân Nam Hải bị thất bại rất nhiều. Triệu Đà chợt không động tĩnh một thời gian. Sau đó, ta thấy hắn xin giảng hòa với cha, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân ta. Mãi sau này, khi quân Đà kéo sang mà nỏ thần mất đi công hiệu, ta mới hiểu mục đích của hắn là hủy đi nỏ thần.
Trọng Thủy gặp ta, khi ấy là một thiếu nữ mắt phượng mày ngài. Trọng Thủy đem lòng yêu ta, dần dần ta cũng xiêu lòng. Chúng ta dần trở nên thân thiết, ta dẫn chàng tới mọi nơi trong Loa thành. Cha ta không nghi kỵ gì cả. Sau một thời gian, vua cha liền gả ta cho Trọng Thủy. Chàng sang ở trong cung điện của cha mà không quay lại nước mình, cùng chung sống. Một đêm, Trọng Thủy chợt hỏi ta:
- Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được?
Ta không để ý nhiều, vô tư đáp:
- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được!
Thấy chàng ngạc nhiên, ngỏ ý muốn xem, ta cho rằng chàng chưa nghe danh nỏ thần bao giờ nên ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, nhìn cái lẫy và khuôn khổ nó hồi lâu, rồi đưa cho ta cất đi.
Sau đó ít lâu, Trọng Thủy xin phép cha ta về Nam Hải. Khi Trọng Thủy quay lại, tôi vui mừng khôn xiết. Thấy vậy, cha liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn cha và ta thì say túy lúy. Hôm sau, thấy chàng bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, ta hỏi:
- Chàng như có gì lo lắng phải không?
Trọng Thủy đáp:
- Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ.
Nghe vậy, ta buồn rầu lặng thinh. Trọng Thủy nói tiếp:
- Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?
Ta tin lời chàng, đau đớn đáp lại:
- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.
Nói xong, nghĩ đến việc không được gặp lại nhau tôi bật khóc nức nở.
Chỉ ít ngày sau khi Trọng Thủy đi, Triệu Đà bất ngờ đem quân sang đánh. Nghe tin báo, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Quân giặc đã đến sát chân thành, cha mới đem nỏ thần ra bắn, nhưng không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để ta ngồi sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, ta nhớ lời hứa với Trọng Thủy, bứt lông ngỗng ở áo rải khắp dọc đường chạy trốn.
Đường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy suốt mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con ta định xuống ngựa ngồi nghỉ một lát thì quân giặc đã gần đến. Nhưng đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biến, khấn thần Kim Quy phù hộ. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:
- Giặc ở sau lưng nhà vua đấy!
Cha quay đầu nhìn ta. Ngay lúc đó, ta cũng chợt đau đớn hiểu ra sự tình. Hóa ra cầu thân là có âm mưu. Trọng Thủy đã tráo nỏ thần nên nỏ của cha mới không còn hiệu nghiệm. Chàng trở về là để báo cho cha mình đem quân sang đánh Âu Lạc. Bao uấn khúc bấy giờ mới vỡ lẽ. Nhưng tất cả đều đã muộn, cha tuốt gươm, chém ta. Sự đau đớn trên cơ thể không lớn bằng nỗi dằn vặt trong tim. Ta nhìn theo bóng cha đang đi xuống biển, lòng ngập tràn ân hận về tội nghiệt mình gây ra cho ông, cho dân chúng vô tội. Ta thầm cầu mong cha được bình yên mọi sai lầm ta đã gây ra, ta nguyện chịu tất cả sự trừng phạt. Còn Trọng Thuỷ chỉ là một mảnh tình duyên ngang trái, lầm lạc.
HT
hơi dài sorry
Đắk Lắk là một vùng đất cổ. Dấu vết của con người trên vùng đất này được tìm thấy thuộc thời kì đổ đá cũ, cách đây hàng vạn năm.
Trên địa bàn Đắk Lắk, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều di chỉ thuộc thời hậu kì đồ đá cũ. Tại buôn Păn Lăm (thành phố Buôn Ma Thuột), một số viên cuội có dấu vết tạo tác của con người đã được phát hiện. Những công cụ này về hình dáng và kĩ thuật chế tạo tương tự công cụ thuộc nền văn hoá Sơn Vi - văn hoá thời hậu kì đồ đá cũ, phân bố chủ yếu ở Trung du và tiền núi các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Những công cụ lao động này cho thấy chủ nhân của nó sống dựa vào săn bắt và hái lượm.
Vào năm 2002, tại Ea Đar ( huyện Ea Kar ), các nhà khảo cổ đã phát hiện được chiếc rìu làm từ đá cứng, tương đối thô, trên thân còn nhiều vết ghè đẽo nhỏ, có vết mài nhẵn ở hai mặt sát rìa lưỡi. Công cụ có đặc điểm, hình dáng và kĩ thuật gần với lưỡi rìu mài Hoà Bình - Bắc Sơn, niên đại sơ kì đá mới, cách đây khoảng một vạn năm. Căn cứ vào loại hình công cụ lao động, ta thấy hoạt động kinh tế của cư dân nơi đây vẫn là săn bắt, hái lượm.
Sang thời đại đá mới, cư dân nơi đây đã chủ động hơn trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Nguồn lương thực, thức ăn dồi dào, phong phú hơn đã cho phép họ định cư khá lâu dài ở một khu vực nhất định. Sự phong phú, đa dạng về loại hình công cụ lao động và đồ dùng trong gia đình đã chứng tỏ sự phát triển của nghề thủ công đương thời, nhất là nghề chế tác đá và nghề làm gốm.
Hình 3. Cuốc chuôi nhọn (thôn 3, Ea Kao, Buôn Ma Thuột)
Vào cuối thời kì đồ đá mới, cư dân sống trên địa bàn Đắk Lắk đã có những bước tiến dài trong kĩ thuật chế tác đá, phát triển nghề làm gốm. Họ cũng biết sử dụng nguyên liệu đồng, thiếc và thuật luyện kim (đồng thau cùng với một ít đồ sắt). Các di chỉ khảo cổ thuộc thời đại đồng thau và sắt sớm được phát hiện ở Đắk Lắk chủ yếu là trống đồng, rìu đồng. Những hiện vật này được tìm thấy ở Ea H'ning (Cư Kuin), Phú Xuân (Krông Năng), Ea Riêng (M'Đrắk), Ea Pắc (Ea Kar) Bản Đôn (Buôn Đôn). Ea Kênh (Krông Pắc). Trong đó, trống đồng phát hiện tại Ea Kênh (Krông Pắc) được xác định thuộc dòng trống đồng Đông Sơn. Điều này cho thấy mối quan hệ văn hoá giữa các tộc người Việt ở đồng bằng và các tộc người Thượng ở cao nguyên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã xuất hiện từ khá sớm.
Hình 4. Mặt trống đồng Ea Kênh (Krông Pắc)
II. Khái quát lịch sử Đắk Lắk từ đầu công nguyên đến cuối thế kỉ XIX
Từ đầu công nguyên đến thế kỉ XV, vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã trải qua nhiều xáo trộn vì chiến tranh, là nơi tranh chấp liên miên giữa các quốc gia cổ Phù Nam, Chân Lạp và Chăm - pa. Từ năm 1150, Chăm-pa đã chiếm đóng một phần Tây Nguyên. Kết quả của những đợt khai quật khảo cổ học cho thấy người Chăm có nhiều ảnh hưởng ở Đắk Lắk. Người Chăm đã để lại ở các vùng cư trú của người Ê - đê những dấu vết như thành Ea H'Leo (Yang Prông) tại Bắc Buôn Đôn, Rasungbatau (thùng lớn đựng nước) ở thành phố Buôn Ma Thuột. Tại xã Ea Rốc, huyện Ea Súp vẫn còn một ngôi tháp Chăm được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII.
Hình 5. Tháp Chăm Yang Prông (xã Ea Rốc, huyện Ea Súp)
Bên cạnh đó, khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV, trong những cộng đồng thị tộc của người Gia - rai, Ê - đê đã hình thành tổ chức nhà nước sơ khai. Người đứng đầu nhà nước sơ khai lúc bấy giờ là vua Lửa – Hoả Xá và vua Nước - Thuỷ Xá.
Vua Nước, vua Lừa ban đầu chỉ là những vị tù trưởng kiêm thầy phù thuỷ. Do sự phát triển của các tộc người, do nhu cầu bảo vệ nơi cư trú, lãnh thổ của mình, họ đã liên minh nhiều làng với nhau và trở thành thủ lĩnh của cả một vùng. Sách Đại Nam liệt truyện chép: “Trong nước không đặt quan chức, cũng không có bắt lính, đặt hình pháp. Dân không biết chữ, có vay mượn thì lấy dây thắt nút làm ghi, cách sinh nhai thì chặt cây, đào đất trồng cây, không cỏ cày bừa... ”. Có thể nói, trước thế kỉ XV, vùng đất Đắk Lắk chưa có hệ thống hành chính, chưa có một nhà nước hoàn chỉnh; về cơ bản, địa bàn, lãnh thổ của các tộc người vẫn được vận hành theo luật tục cua buôn làng.
Năm 1471, hai nước Đại Việt và Chăm - pa xảy ra chiến tranh, Chăm - pa thất bại.
Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Sau khi Trà Toàn (vua Chăm-pa lúc bấy giờ) bị bắt, tướng của hắn là Bổ Trì Trì chạy đến Phiên Lung (tức vùng Phan Rang) chiếm cứ đất ấy xưng là chúa Chiêm Thành, Bồ Trì Trì lấy được 1 phần 5 đất của nước Chiêm, sai sứ sang xưng thần, nộp cống, được phong làm vương. Vua lại phong cho cả Hoa Anh và Nam Bàn gồm 3 nước để ràng buộc”. Nam Bàn chính là vùng đất Tây Nguyên ngày nay, đứng đầu là hai vị Hoả Xá và Thuỷ Xá (người Gia - rai), có hơn 12 làng. Theo Việt sử thông giám cương mục: “Nam Bàn là đất của Thuỷ Xá, Hoả Xá (nay là vùng đất Tây Nguyên). Còn Hoa Anh là vùng đất từ Cù Mông đến Đại Lãnh (nay là vùng đất thuộc tỉnh Phú Yên)". Đối với các bộ tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các vua Đại Việt tôn trọng và giữ nguyên tập tục truyền thống của họ. Một mặt, nhà Lê tôn trọng đường ranh giới giữa nơi cư trú của các bộ tộc người thiểu số với người ở đồng bằng miền Trung, tôn trọng và giữ nguyên tập tục truyền thống của họ; mặt khác, từng bước tạo lập mối quan hệ giữa người Kinh và các dân tộc ở Tây Nguyên.
Như vậy, sau năm 1471, vùng đất do các vị tù trưởng Thuỷ Xá, Hoả Xá cai quản đã chịu sự quản lí của quốc gia Đại Việt. Họ chấp nhận thần phục, trở thành chư hầu của Đại Việt và cứ ba năm triều cống một lần. Từ đây, Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã trở thành một bộ phận của nhà nước phong kiến Đại Việt.
Năm 1545, vua Lê Trang Tông cử Bùi Tá Hán làm Trấn thủ Quảng Nam (tương đương với tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên ngày nay), đồng thời cai quản toàn bộ Tây Nguyên. Bùi Tá Hán đã có công lớn trong việc củng cố mối quan hệ thuận hoà giữa người Kinh và các dân tộc Tây Nguyên, giữa miền đồng bằng với miền núi phía tây.
Đến thế kỉ XVII, mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn và các tộc người Thượng tại Tây Nguyên vẫn được duy trì thường xuyên. Dưới triều Nguyễn, khu vực Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng được xem là “ miền Thượng du Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và Bình Thuận ”. Nhà Nguyễn thiết lập đồn Trấn Man, Nha Sơn phòng Nghĩa Định để quản lí.
Giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước xác lập chế độ cai trị trên đất nước ta. Đến cuối những năm 90 của thế kỉ XIX, sau khi cơ bản bình định được vùng đồng bằng, thực dân Pháp mới bắt đầu tiến quân xâm lược vùng cao nguyên và miền núi.
Như vậy, từ sau cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông (năm 1471) cho đến cuối thế kỉ XIX (khi nước ta bị thực dân Pháp đô hộ), các triều đại phong kiến Việt Nam luôn thực thi chính sách “nhu viễn” đối với các dân tộc Tây Nguyên, tôn trọng và giúp đỡ họ trên tinh thần thân ái, đoàn kết nhằm củng cố và tăng cường nền thống nhất quốc gia.
Hình 5. Tháp Chăm Yang Prông (xã Ea Rốc, huyện Ea Súp)
Bên cạnh đó, khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV, trong những cộng đồng thị tộc của người Gia - rai, Ê - đê đã hình thành tổ chức nhà nước sơ khai. Người đứng đầu nhà nước sơ khai lúc bấy giờ là vua Lửa – Hoả Xá và vua Nước - Thuỷ Xá.
Vua Nước, vua Lừa ban đầu chỉ là những vị tù trưởng kiêm thầy phù thuỷ. Do sự phát triển của các tộc người, do nhu cầu bảo vệ nơi cư trú, lãnh thổ của mình, họ đã liên minh nhiều làng với nhau và trở thành thủ lĩnh của cả một vùng. Sách Đại Nam liệt truyện chép: “Trong nước không đặt quan chức, cũng không có bắt lính, đặt hình pháp. Dân không biết chữ, có vay mượn thì lấy dây thắt nút làm ghi, cách sinh nhai thì chặt cây, đào đất trồng cây, không cỏ cày bừa... ”. Có thể nói, trước thế kỉ XV, vùng đất Đắk Lắk chưa có hệ thống hành chính, chưa có một nhà nước hoàn chỉnh; về cơ bản, địa bàn, lãnh thổ của các tộc người vẫn được vận hành theo luật tục cua buôn làng.
Năm 1471, hai nước Đại Việt và Chăm - pa xảy ra chiến tranh, Chăm - pa thất bại.
Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Sau khi Trà Toàn (vua Chăm-pa lúc bấy giờ) bị bắt, tướng của hắn là Bổ Trì Trì chạy đến Phiên Lung (tức vùng Phan Rang) chiếm cứ đất ấy xưng là chúa Chiêm Thành, Bồ Trì Trì lấy được 1 phần 5 đất của nước Chiêm, sai sứ sang xưng thần, nộp cống, được phong làm vương. Vua lại phong cho cả Hoa Anh và Nam Bàn gồm 3 nước để ràng buộc”. Nam Bàn chính là vùng đất Tây Nguyên ngày nay, đứng đầu là hai vị Hoả Xá và Thuỷ Xá (người Gia - rai), có hơn 12 làng. Theo Việt sử thông giám cương mục: “Nam Bàn là đất của Thuỷ Xá, Hoả Xá (nay là vùng đất Tây Nguyên). Còn Hoa Anh là vùng đất từ Cù Mông đến Đại Lãnh (nay là vùng đất thuộc tỉnh Phú Yên)". Đối với các bộ tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các vua Đại Việt tôn trọng và giữ nguyên tập tục truyền thống của họ. Một mặt, nhà Lê tôn trọng đường ranh giới giữa nơi cư trú của các bộ tộc người thiểu số với người ở đồng bằng miền Trung, tôn trọng và giữ nguyên tập tục truyền thống của họ; mặt khác, từng bước tạo lập mối quan hệ giữa người Kinh và các dân tộc ở Tây Nguyên.
Như vậy, sau năm 1471, vùng đất do các vị tù trưởng Thuỷ Xá, Hoả Xá cai quản đã chịu sự quản lí của quốc gia Đại Việt. Họ chấp nhận thần phục, trở thành chư hầu của Đại Việt và cứ ba năm triều cống một lần. Từ đây, Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã trở thành một bộ phận của nhà nước phong kiến Đại Việt.
Năm 1545, vua Lê Trang Tông cử Bùi Tá Hán làm Trấn thủ Quảng Nam (tương đương với tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên ngày nay), đồng thời cai quản toàn bộ Tây Nguyên. Bùi Tá Hán đã có công lớn trong việc củng cố mối quan hệ thuận hoà giữa người Kinh và các dân tộc Tây Nguyên, giữa miền đồng bằng với miền núi phía tây.
Đến thế kỉ XVII, mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn và các tộc người Thượng tại Tây Nguyên vẫn được duy trì thường xuyên. Dưới triều Nguyễn, khu vực Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng được xem là “ miền Thượng du Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và Bình Thuận ”. Nhà Nguyễn thiết lập đồn Trấn Man, Nha Sơn phòng Nghĩa Định để quản lí.
Giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước xác lập chế độ cai trị trên đất nước ta. Đến cuối những năm 90 của thế kỉ XIX, sau khi cơ bản bình định được vùng đồng bằng, thực dân Pháp mới bắt đầu tiến quân xâm lược vùng cao nguyên và miền núi.
Như vậy, từ sau cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông (năm 1471) cho đến cuối thế kỉ XIX (khi nước ta bị thực dân Pháp đô hộ), các triều đại phong kiến Việt Nam luôn thực thi chính sách “nhu viễn” đối với các dân tộc Tây Nguyên, tôn trọng và giúp đỡ họ trên tinh thần thân ái, đoàn kết nhằm củng cố và tăng cường nền thống nhất quốc gia
dạ em cảm ơn chị,không có cái này thì sát định ở lại lớp,mà học xong lớp này là bắt đầu chương trình mới
Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:
nhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu)
Chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541-602).
Một số tài liệu khác chia thành ba thời kì. Cách chia này gộp hai thời kỳ đầu (với gián đoạn là khởi nghĩa Hai Bà Trưng) thành thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất. Bài này sử dụng cách chia làm bốn thời kì.
Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.
Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đứng đắn, nhưng số này ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam một cách có hệ thống, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam.
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 1
Dấu mốc xác định thời Bắc thuộc đầu tiên chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và nhà Triệu.
Triệu Đà sau khi diệt Âu Lạc chia làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán diệt nhà Triệu, chiếm được Nam Việt và chia làm 6 quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, đồng thời lập thêm 3 quận mới là Chu Nhai, Đạm Nhĩ, Nhật Nam. Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu-Nam Việt, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định). Quận Nhật Nam chỉ hình thành sau khi các quan cai trị bộ Giao Chỉ người Hán tiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn
Năm 39, thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định tàn ác, giết chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa và đã giành được 65 thành ở Lĩnh Nam. Hai Bà lên ngôi vua, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 2
Năm 43, nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện đem quân sang tái chiếm, Hai Bà Trưng chống không nổi phải rút về giữ Cấm Khê rồi tự vẫn ở sông Hát. Dân địa phương lập đền thờ ở Hát Giang.
Sự cai trị của Đông Hán tại bộ Giao Chỉ tương đối ổn định đến cuối thế kỷ 2. Nhà Hán suy yếu, năm 192 dân huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở phía nam theo Khu Liên nổi dậy ly khai, lập ra nước Chăm Pa (Lâm Ấp).
Trong lúc nhà Hán suy yếu, thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp dùng người nhà trấn trị các quận, trở thành người cai trị tại đây, dù sau đó trên danh nghĩa, họ Sĩ vẫn chấp nhận các thứ sử do nhà Hán rồi Đông Ngô cử sang. Một dấu mốc quan trọng thời kỳ này là việc bộ Giao Chỉ được đổi gọi là Giao Châu, trở thành 1 châu ngang hàng như các châu khác của Trung Quốc theo đề nghị của Sĩ Nhiếp và thứ sử Trương Tân.
Năm 226, Sĩ Nhiếp qua đời, nhà Đông Ngô đánh chiếm Giao Châu và chính thức cai trị. Trong chiến tranh Tam Quốc, các nước thay nhau giành quyền quản lý Giao Châu. Năm 263, Lã Hưng giết quan cai trị Đông Ngô, theo về Tào Ngụy. Tại trung nguyên năm 265 nhà Tấn diệt Ngụy, Giao Châu lại thuộc Tấn. Năm 271 Đông Ngô chiếm lại Giao Châu. Năm 280 Tấn diệt Ngô, Giao Châu trở lại thuộc Tấn.
Sau thời Tam Quốc, Giao Châu không có biến động về chủ quyền quản lý cho tới khi chấm dứt thời Bắc thuộc thứ hai.
Một số cuộc nổi dậy của người Việt thời kỳ này đều bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất năm 248, ở quận Cửu Chân của anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh, sau bị Lục Dận là thứ sử Giao Châu đàn áp phải chịu thất bại. Một số cuộc nổi dậy khác của các thủ lĩnh người Việt như Lương Thạc, Lý Trường Nhân duy trì được quyền cai quản của người Việt trong vài năm.
Thời Bắc thuộc lần thứ 2 chấm dứt năm 541 khi Lý Bí khởi binh chống nhà Lương và chính thức thành lập nhà Tiền Lý cùng nước Vạn Xuân năm 544.
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 3
Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn Xuân, Lý Phật Tử chưa đánh đã hàng, bị bắt về phương bắc rồi chết ở đó.
Năm 605, nhà Tùy đổi Giao châu thành quận Giao Chỉ và Phủ Đô hộ Giao Chỉ để cai trị Việt Nam.
Nhà Đường thay nhà Tùy bãi bỏ các quận do nhà Tùy lập ra, khôi phục lại chế độ các châu nhỏ thời Nam Bắc triều. Năm 622, nhà Đường lập Giao châu đô hộ phủ. Năm 679, nhà Đường đổi quận Giao Chỉ trở lại thành châu Giao, đặt ra Phủ Đô hộ Giao Châu.
Sau đó, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ Giao Châu thành Phủ Đô hộ An Nam. Tên gọi An Nam trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời điểm này. Chức quan đứng đầu Phủ Đô hộ An Nam lúc đầu gọi là kinh lược sứ, sau đổi thành Tiết độ sứ. Nhà Đường lại chia Giao Châu làm 12 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Thang, Trường, Chi, Vũ Nga, Vũ An, Ái, Hoan, Diễn.
Sau nhiều lần điều chỉnh, năm 866, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ An Nam thành Tĩnh Hải quân. Tên gọi này duy trì qua thời Tự chủ của Việt Nam.
Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường, người Việt nhiều lần nổi dậy chống nhà Đường. Tiêu biểu nhất là các cuộc nổi dậy của Lý Tự Tiên và Ðinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776-791) và Dương Thanh (819-820), song đều thất bại.
Đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu nghiêm trọng vì nạn phiên trấn cát cứ (kéo dài từ sau loạn An Sử giữa thế kỷ 8) và quyền thần. Nhân lúc Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị điều đi chưa có người thay năm 905, hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã vào làm chủ thủ phủ Đại La và xác lập quyền tự chủ cho người Việt.
Người Việt tự chủ chống sự xâm chiếm của Nam Hán[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay tiếp tục thực hiệnTiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay.
Năm 923/930, vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về nước, Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu.
Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La, lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện, giết Trần Bảo và tự xưng là Tiết độ sứ.
Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để chiếm ngôi.
Tranh giả đồng tái hiện trận Bạch Đằng 938
Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo dẫn đầu trên sông Bạch Đằng sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô. Từ đó bắt đầu thời kỳ độc lập ổn định của Việt Nam.
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 4
Sau thời nhà Ngô đến thời nhà Đinh, Việt Nam chính thức có quốc hiệu sau ngàn năm Bắc thuộc là Đại Cồ Việt. Sang thời Lý, quốc hiệu được đổi là Đại Việt. Trong hơn 400 năm qua các triều đại Tiền Lê, Lý và Trần, Đại Việt đều đánh thắng các cuộc xâm lăng của các triều đại Trung Quốc.
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Năm 1406, nhà Minh đem quân sang, lấy lý do là để khôi phục nhà Trần, nhưng thực chất đã sáp nhập Việt Nam thành quận huyện của Trung Quốc và cử quan lại người Hán sang cai trị.
Năm 1407, Giản Định vương, con thứ của vua Trần Nghệ Tông xưng làm Giản Định Đế (1407-1409) để nối nghiệp nhà Trần (thành nhà Hậu Trần) và bắt đầu một cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, đến năm 1413 thì hoàn toàn thất bại.
Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa tại Lam Sơn, Thanh Hóa.
Năm 1427, cuộc khởi nghĩa thành công, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư, và mở đầu một triều đại mới của Việt Nam: nhà Hậu Lê. Theo truyền thuyết, Lê Lợi thắng do nhờ có kiếm thần của Long Quân.
So với giai đoạn một nghìn năm Bắc thuộc, thời kỳ Bắc thuộc này tuy không dài bằng, nhưng chính sách đồng hóa và bóc lột được thực hiện mạnh mẽ hơn. Nhà Minh bắt người Việt phải theo kiểu người Trung Quốc, từ cách ăn mặc, học hành, đến việc cúng tế. Các tài sản quý như người tài, sách vở, báu vật đều bị đem về Trung Quốc. Trong số đó có các cuốn sách văn học, lịch sử, binh pháp,... có giá trị và đã được truyền lại từ nhiều đời, hầu hết đã trở thành thất truyền ở Đại Việt kể từ đó. Khoảng 7600 thương gia và nghệ nhân Đại Việt (trong đó có nghệ nhân chế tạo súng Hồ Nguyên Trừng, nghệ nhân kiến trúc Nguyễn An) đã bị bắt đưa sang Nam Kinh, thủ đô Trung Quốc thời bấy giờ. Ngoài ra, nhà Minh còn áp dụng hệ thống sưu cao thuế nặng (bao gồm cả thuế muối) cùng với việc đẩy mạnh khai thác các sản vật quý phục vụ việc cống nộp.
NGẮN THÔI NHÉ