văn hóa đông sơn là của ai
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 13: Nhận định nào nói đúng về nền Văn hóa Đông Sơn?
A. Văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa mở đầu thời đại kim khí
B. Văn hóa Đông Sơn mở đầu thời kì xã hội có nhà nước
C. Văn hóa Đông Sơn chấm dứt thời kì cổ đại
D. Văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa phát triển nhất thời đại kim khí?
Đáp án B
- Công cụ lao động:
+ Đông Sơn: chế tác chủ yếu từ đồng, kĩ thuật luyện kim phát triển cao
+ Hòa Bình- Bắc Sơn: chế tác chủ yếu từ đã cuội, xuất hiện kĩ thuật mài
- Đặc điểm kinh tế:
+ Đông Sơn: trồng trọt, chăn nuôi
+ Hòa Bình- Bắc Sơn: săn bắt- hái lượm và đã xuất hiện nền nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi sơ khai
- Mối quan hệ cộng đồng
+ Đông Sơn: quan hệ địa vực của cư dân sống trong chiềng chạ là chủ yếu
+ Hòa Bình- Bắc Sơn: quan hệ huyết thống của cư dân sống trong chế độ thị tộc mẫu hệ
=> Đặc điểm kinh tế trồng trọt chăn nuôi không phải là điểm khác biệt giữa văn hóa Đông Sơn và Hòa Bình- Bắc Sơn
Dong Son bronze drum
Our legitimate pride in the Dong Son culture is the very rich collection of bronze drums. Dong Son bronze drums are diverse not only in shape and size but also in decorative style and pattern arrangement. In the middle of the drum, there is always a multi-pointed star radiating around. Next are concentric circles, dancing dancers, rowing boats, flying birds, deer with antlers,... Prominent on the bronze drum pattern is the image of people in harmony with nature. The laborer holds weapons to defend his homeland and jubilantly dances to celebrate the feat or to thank the gods, etc. It is a pure, gentle, deeply humane person. Next to and around that master-conscious man are storks flying, Lac birds, Red birds, schools of fish swimming around,... Here and there, the image of the animal pairing, male and female. Women also spoke about the people's longing for a peaceful and prosperous life.
Đáp án B
Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là người Lạc Việt. Cuộc sống của cư dân Đông Sơn thời kì này đã có phần ổn định
Chọn đáp án: B. người Lạc Việt.
Giải thích: Cuộc sống của người Lạc Việt ở thời văn hóa Đông Sơn đã có phần ổn định hơn trước.
Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam và bắc trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Nền văn hóa này được đặt tên theo địa phương nơi các dấu tích đầu tiên của nó được phát hiện, gần sông Mã, Thanh Hóa. Nhiều dấu tích đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn cũng được tìm thấy ở một số vùng lân cận Việt Nam như ở Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc, ở Làohay ở Thái Lan...
Có những nghiên cứu cho rằng trên cơ sở văn hóa Đông Sơn nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng và nối tiếp là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương đã phát triển, trước khi bị ảnh hưởng của nền văn minh Hán. Theo đánh giá của các nhà khoa học, thì nền Văn hóa Đông Sơn là sự phát triển liên tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun.
Năm 1924, một người câu cá tên Nguyễn Văn Lắm đã ngẫu nhiên tìm được một số đồ đồng ở làng Đông Sơn (thành phố Thanh Hóa) ven sông Mã, thuộc địa phận Thanh Hóa. Tiếp đó là những cuộc khai quật của một viên thuế quan Pháp yêu khảo cổ tên là L. Paijot, người đầu tiên khai quật thấy các hiện vật thuộc một nền văn hóa lớn mà 10 năm sau đó, năm 1934, đã được định danh là Văn hóa Đông Sơn. Tên của ngôi làng nhỏ nhắc tới ở trên đã trở thành tên của cả một nền văn hóa rực rỡ thuộc thời đại kim khí cách đây 2000-3000 năm.
Sau 80 năm kể từ khi được khám phá, đã có hơn 200 di tích và hàng vạn di vật Đông Sơn được phát hiện và nghiên cứu.
Người nói đến danh từ "Văn hóa Đông Sơn" đầu tiên là học giả R. Heine-Geldern. Năm đó là năm 1934.
Tuy nhiên, không như nữ học giả Madelène Colani (người đầu tiên dùng danh từ Văn hóa Hòa Bình), Heine-Geldern đã định nghĩa về nền Văn hóa Đông Sơn như là một nền văn hóa du nhập từ văn hóa Hán và xa nữa từ Tây phương, thường được gọi là nền văn minh Hallstatt hay là nền văn minh La Tène của Châu Âu. Những học giả kế tiếp học giả Geldern, khi nghiên cứu về Văn hóa Đông Sơn cũng có một cái nhìn tương tự giống Geldern—như V. Goloubew, E. Karlgren và nhất là O. Jansé. Những học giả này đều có những tác phẩm lớn; vì vậy không những có ảnh hưởng đến các học giả quốc tế, mà còn ảnh hưởng đến những học giả Việt Nam.
Tuy nhiên tất cả các lập luận đầu tiên đều cho thấy sự đánh giá sai lầm khi mà văn hóa Phùng Nguyên có niên đại sớm hơn 1000 năm hé lộ, văn hóa Đông SƠn là văn hóa bản địa và có sự kế thừa từ Phùng Nguyên.
Tất cả những giả thuyết trên đây đã vô tình đẩy các nhà khoa học đi xa trong các lập luận sau này. Nhưng hiện nay việc nhìn nhận lại nguồn gốc của các cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn đã hé mở các khả năng mới: người dân ở Đông Sơn cách ngày nay trên 3.000 năm là thuộc một chủng tộc gọi là Mongoloid mà về mặt nhân chủng học thì họ có một vùng cư trú rộng lớn bao gồm cả miền Nam Trung Quốc - lãnh thổ của nước Nam Việt sau khi Triệu Đà chiến thắng Vương quốc Âu Lạc.
Văn hóa Đông Sơn có mối liên hệ mật thiết với các nền văn hóa phát triển cùng thời ven biển Đông như văn hóa Sa Huỳnh (ở Trung Nam Bộ) và văn hóa Đồng Nai (ở lưu vực sông Đồng Nai).