Trong bài thơ Đàn bò vàng trên đồng cỏ hoàng hôn , nhà thơ NGUYỄN ĐỨC MẬU viết :
Đàn bò trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn , gặm buổi chiều sót lại .
Đọc 2 câu thơ trên , em thấy có gì lạ ? Có gì hay ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo mik :
:Lạ ở chỗ :
Một đàn bò , thì chỉ toàn gặm cỏ nhưng ở đây tác giả đã
Nói răng đàn bò gặm cả hoàng hôn , gặm cả buổi chiều . Cho ta thấy , tác giả
đã sử dụng biện pháp nhân hóa .
Hay : Làm cho câu thơ trở nên hay và sinh động hơn . Làm cho buổi chiều và
hoàng hôn trong mắt ng đọc trở nên đẹp hơn .
mik chỉ có thể lm đc như vậy thôi !
có hình ảnh nhân hóa làm cho câu thơ thêm sinh động và đẹp hơn cho thấy vẻ đẹp của 1 buổi chiều tà thân quên
êm đềm chìm trong khoảng trời im lặng của 1 buổi xế chiều thơ mộng
Điền danh từ vào chỗ trống:
"Đàn bò vàng trên ..đồng cỏ... xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại."
[ Đàn bò vàng trên đồng cỏ hoàng hôn - Nguyễn Đức Mậu ]
chúc bn hoc tốt !
a) Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.
b) Trong làn nắng ửng : khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí.Bóng xuân sang.
a) s hay x
Đàn bò vàng trên đồng cỏ ..x.anh ..x.anh
Gặm cả hoàng hôn , gặm buổi chiều ..x.ót lại .
b, t hay c
Trong làn nắng ửng : khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột sọa.t.. gió trêu tà áo biế.c..
Trên giàn thiên lí . Bóng xuân sang .
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thơ Nguyễn Đức Mậu thường thiên về đề tài tình cảm thấm thía giữa con người với con người. Tình gia đình, làng xóm, tình đồng đội, đồng bào và bao giờ cũng chân thật, cảm động. Anh cảm nhận vẻ đẹp tình cảm vốn có trong hiện thực rồi bưng nó vào thơ. Vẫn bình dị chân thực như ta vẫn thấy, nhưng sâu sắc hơn, ám ảnh hơn. Đấy là những chỗ thành công của anh, làm nên phẩm chất thơ anh.
Bài thơ Đàn bò vàng trên đồng cỏ hoàng hôn này có hơi khác cách làm quen thuộc ấy. Về mặt đề tài, nó thuộc loại “không có gì”. Nhưng trong bài thơ lại tràn đầy chất thơ. Làm cách nào để biến được từ không đến có như thế. Nguyên liệu, ba thứ, như đã thấy ở đầu đề bài thơ: bò, cỏ, hoàng hôn. Ba thứ riêng rẽ quả là chưa mang biểu hiện tình cảm hoặc một thông điệp tư tưởng gì. Nó là những điều thường thấy, rất hàng ngày ở chốn thôn quê. Nhưng hội tụ lại trong tâm hồn nhà thơ, với chất xúc tác của tâm hồn anh, chúng cộng hưởng vào nhau mà âm vang lên chất thơ, tạo thành một phẩm chất thẩm mỹ cao hơn, tinh hơn rất nhiều so với nguyên liệu “đầu vào”. Thơ nói cảnh nhưng người đọc lại nhận ra hồn tác giả. Người ta thường khen chất thi sĩ ở các bài thơ loại này là vì thế.
Cái hay, cái độc đáo ở đây chính là chi tiết đàn bò mà lại gặm được cả hoàng hôn, cả buổi chiều sót lại. THật là 1 hình ảnh độc đáo, mới lạ. ở đây, em thấy được tác giả là một nhà văn rất tinh tế. trên cánh đồng vào buổi chiều, đàn bò đang chậm rãi nhai từng ngọn cỏ ngon lành như đang gặm hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại bào hiệu là đàn bò đã sắp đến lúc phải từ biệt với đồng cỏ và chúng đang gặm nốt buổi chiều còn lại.
Bài trên mạng (anh khuyên em chỉ nên tham khảo vì đề này có trên mạng nên cô em sẽ biết bài này rồi!:
Cái mới lạ, đồng thời là cái hay của 2 dòng thơ chủ yếu được biểu hiện ở cách nói "gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại". Cảnh thực mà nhà thơ miêu tả ở đây là : chiều muộn hoàng hôn buông xuống, những đàn bò vẫn mải miết gặm cỏ trong cảnh hoàng hôn, cảnh chiều muộn. Cảnh thực đó được tái hiện qua sự liên tưởng của nhà thơ: Ở đây, đàn bò dường như không chỉ gặm cỏ, mà còn "gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại" đang trùm lên đồng cỏ, gặm cả những tia nắng sót lại. Cảnh vật như hòa quyện vào nhau thật thơ mộng.