Cho đoạn thơ sau:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giaays đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
a) Trong các từ sau đây, những từ nào cùng trường từ vựng: giấy, buồn, thắm, mực, nghiên?
b) Xác định và phân tích ngắn gọn giá trị của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở hai dòng thơ cuối
a, Những từ cùng trường từ vựng là: giấy, mực, nghiên.
b, Biện pháp tu từ: nhân hoá.
Giá trị của hai dòng thơ cuối: Từ việc nhân hoá các vật dụng dùng để viết câu đối mà tác giả đã phản ánh lên sự thương cảm, thương tiếc của mình với ông đồ.
Làm lại ý (b)
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Hai câu thơ cuối sử dụng biện pháp nhân hoá, và Vũ Đình Liên đã thành công miêu tả cảnh vật thê lương, sự buồn tủi của ông đồ già thấm sang cả những đồ vật vô tri vô giác. " Giấy đỏ không thắm, mực trong nghiên sầu" , cảnh vật thật xơ xác. Nếu trong quá khứ, ông đồ chính là một chiếc lá xanh non mơn mởn, rung rinh đón chào sự ngưỡng mộ, lời khen của những chiếc lá khác, thì hiện tại, ông như một phiến lá già khô, héo ủa, bị lu mờ trong khung cảnh thê lương, phải cố gắng níu giữ cành cây với chút hơi sống tàn.